Đề Xuất 6/2023 # Ý Nghĩa Biểu Tượng Của Hình Tượng Con Cá Kiếm Trong Truyện Ông Già Và Biển Cả Của Nhà Văn Hê # Top 10 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Ý Nghĩa Biểu Tượng Của Hình Tượng Con Cá Kiếm Trong Truyện Ông Già Và Biển Cả Của Nhà Văn Hê # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Biểu Tượng Của Hình Tượng Con Cá Kiếm Trong Truyện Ông Già Và Biển Cả Của Nhà Văn Hê mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961), nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ. Tác phẩm ông già và biển cả (1952) là một trong nhừng tác phẩm có độ phổ biến sâu rộng của ông.

Truyện kể về hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ống già trên biển cả, nhưng cuối cùng con cá khổng lổ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương.

Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

2. Thân bài

Hình ảnh con cá kiếm

Đó là 1 con cá lớn:

Đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm.

Dài hơn thân hình lão 4 tấc, thân hình đồ sộ, bộ vây to sụ, nặng hơn nửa tấn.

Có một sức mạnh ghê gớm: thể hiện qua các vòng lượn của nó:

“Vòng tròn rất lớn”

“Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”

“Bắt đầu lượn lại vòng chầm chậm”.

Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm giữa biển thể hiện

Con cá kiếm trong tác phẩm không chỉ là 1 sinh vật bình thường, là đối tượng đi săn thông thường của những người đánh cá mà là “hình tượng văn học mang tính người”. Nó toát lên vẻ đẹp cao thượng, uy dũng, hiên ngang, bất khuất trước hiểm nguy đe doạ tính mạng. Ngay đến chết cũng phải chết 1 cách đàng hoàng. Xây dựng hình tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao thượng trong cuộc đời.

Cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên vẫn có quan hệ “anh em”, dù đôi khi thiên nhiên là kẻ thù số 1 của con người. Con người chinh phục tự nhiên cũng không quên yêu mến và sống hài hoà với nó. Cần phải tôn trọng tự nhiên cũng như tôn trọng kẻ thù.

Ở góc nhìn thiên nhiên: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên.

Ở góc nhìn cuộc sống con người: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho những chông gai, thử thách của cuộc đời.

Ở góc nhìn nghệ thuật: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho ước mơ sáng tạo không ngừng nghỉ.

3. Kết bài

Đoạn trích trên tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê: ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lối kể chuyện thông qua việc sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật cùng với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.

Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, người đã đóng góp một phần quan trọng vào việc đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết. Dù viết về đề tài nào, Hê-minh-uê cũng kiên trì quan niệm nghệ thuật: Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ông già biển cả (1952) là tác phẩm kết tinh tiêu biểu những nét mới mẻ trong lối viết truyện của Hê-minh-uê.

Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả như một nhân vật đặc biệt bởi những nét rất khác thường. Ở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng tròn rất lớn. Nó gợi sự ám ảnh về một hình tượng cụ thể mặc dù con cá chưa xuất hiện – ông lão chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn. Sự lặp lại của những vòng lượn của con cá kiếm gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần của con cá. Vì vậy, mặc dù chưa nhìn thấy con cá nhưng ông cũng đoán biết được đối thủ của mình. Hơn nữa, những vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá, cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ: nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.

Nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những vòng lượn ấy. Điều này làm cho mỗi người có hình dung khác nhau về nó. Phải đến khi cái bóng của nó xuất hiện thì Xan-ti-a-gô, một người lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc: một cái bóng đen vượt dài qua dưới thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.

Hê-minh-uê tập trung tô đậm những chi tiết về sự khôn ngoan của nó. Nó không hề cắn câu ngay mà còn thử lượn vòng. Ngay cả khi ăn mồi rồi, nó cùng không dễ dàng chấp nhận và phản ứng dữ dội: nó bơi đi, nhào người qua lại như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó. Cái chết của con cá kiếm cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết mà phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Đó là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Khi sức cùng lực kiệt nhưng con cá vẫn có phong thái hiên ngang và đầy uy dũng. Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.

Đoạn trích trên tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê: ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lối kể chuyện thông qua việc sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật cùng với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Sự lặp đi, lặp lại những chi tiết theo kiểu kết cấu vòng tròn xoắn trôn ốc giúp người đọc có thể bóc dần từng lớp vỏ ngôn ngữ để khám phá ra ý nghĩa và giá trị thực sự của tác phẩm. Đoạn trích còn cho thấy khả năng quan sát nhạy bén và trí tưởng tượng phong phú của Hê-minh-uê – nhà văn bậc thầy về tiểu thuyết.

Phân Tích Ý Nghĩa Hình Tượng Ông Bụt Trong Truyện Tấm Cám

Sự xuất hiện của Bụt trong “Tấm Cám” là 1 chi tiết nghệ thuật. Bụt không có thật, trong các câu truyện cổ tích thì thường thấy sự xuất hiện của Bụt để giúp đỡ cho nhân vật chính.Trong truyện “Tấm Cám” cũng vậy. Bụt là một sự sáng tạo của nhân dân ta. Đó thường được miêu tả có hình dạng giống một ông cụ già, râu tóc bạc phơ , hiền lành, tốt bụng, luôn giúp đỡ kẻ yếu, người gặp khó khăn. Ông Bụt đã hiện lên 4 lần để giúp đỡ nhân vật chính: lần 1 giúp cô nuôi con cá bống, lần 2 cá bống chết Bụt mách Tấm đem xương chôn chân giường, lần 3 là giúp Tấm nhặt gạo với thóc để Tấm đi dự hội, lần 4 là giúp Tấm có quần áo đẹp để đi hội. Hình tượng ông Bụt có thể nói là đại diện cho quan niệm của nhân dân ta. Dân ta thường tín nhiệm người già. Các cụ già, già làng thường có kinh nghiệm, có kiến thức được mọi người tín nhiệm xin ý kiến và cho những lời khuyên. Hình ảnh ông cụ già đẹp lão, phúc hậu luôn đem đến vận may. Do vậy, ông Bụt là sáng tạo riêng của nhân dân lao động Việt Nam ta. [ không như thần bên phương Tây hay tiên, mụ phù thủy… chứa đầy phép thuật trong các câu truyện dân gian của các quốc gia khác].

Truyện cổ tích nói chung và hình ảnh ông Bụt nói riêng đều là những câu truyện, những hình ảnh không có thật mà đều do trí tưởng tượng của nhân dân ta. Nó đại diện cho mơ ước , khát vọng về 1 xã hội công bình của nhân dân. [ Điều này cũng gần giống như “cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945 – 1975, văn học luôn hướng đến tương lai, luôn lấy những điều ước mơ để nói về những điều không như mơ ước, để quên đi thực tại , cổ vũ toàn dân tiếp tục cố gắng để có được tương lai tốt đẹp đó, mà hiếm thấy những dòng tả thực đau thương về chiến tranh] .

Bụt là 1 sáng tạo riêng của nhân dân, đại diện cho mơ ước , cho quan niệm, cho trí tưởng tượng,cho tín ngưỡng, cho khát vọng của nhân dân… vì thế nó là 1 chi tiết đầy tính nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”

Đăng bài 01-03-13 04:58 PM

Từ Nhiều Nghĩa Và Hiện Tượng Chuyển Nghĩa Của Từ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I TỪ NHIỀU NGHĨA

1. Đọc bài thơ (tr.55 SGK Ngữ văn 6, tập 1): ” Những cái chân “

2. Nghĩa của từ chân trong từ điển:

– Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

– Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn…)

– Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng…)

3. Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân:

– Bộ phận của cơ thể con người hoặc động vật, có đỉnh nhọn : mũi người, mũi hổ,…

– Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủy: mũi tàu, mũi thuyền,…

– Bộ phận nhọn sắc của vũ khí hoặc dụng cụ: mũi dao, mũi kéo,…

– Bộ phận hoạt động: vung tay, nắm tay,…

– Nơi tay người tiếp xúc với sự vật: tay ghế, tay vịn cầu thang,…

4. Từ chỉ có một nghĩa: com-pa, kiềng, xe đạp, xe máy, hoa hồng, Ngữ văn…

Phần II HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

1. Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân:

Từ nghĩa đầu tiên của từ ” chân ” (Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng) sau đó, dựa vào đặc điểm, tính chất, thuộc tính của nghĩa gốc tìm ra sự tương đồng về vị trí giữa nơi tiếp xúc với đất của cơ thể người với các sự vật, hiện tượng khác nói chung.

2. Trong một câu nhất định, một từ thường chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ được hiểu cả ở nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

3. Trong bài thơ ” Những cái chân“, từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng muốn hiểu được nghĩa chuyển ta phải dựa vào nghĩa gốc.

⟹ Tác giả đã sử dụng đồng thời cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên những liên tưởng thú vị đặc biệt là hình ảnh chiếc võng dù không có chân nhưng vẫn đi khắp nơi.

– Nghĩa chuyển:

+ Chỉ bộ phận của đồ dùng: mũi dao, mũi kéo, mũi kim,…

+ Chỉ bộ phận của phương tiện: mũi tàu, mũi thuyền,…

+ Chỉ bộ phận của vũ khí: mũi giáo, mũi gươm, mũi tên,…

+ Chỉ bộ phận của lãnh thổ: Mũi Né, mũi Cà Mau,…

* Đầu:

– Nghĩa gốc: bộ phận chứa não bộ ở trên cùng: đầu người, đầu cá,…

– Nghĩa chuyển:

+ Bộ phận ở trên cùng, đầu tiên: đầu bảng, đầu danh sách, đầu sổ,…

+ Bộ phận quan trọng nhất: đầu đàn, đầu ngành, đầu đảng,…

* Cổ:

– Nghĩa gốc: bộ phận giữa đầu và chân: cổ cò, cổ hươu,…

– Nghĩa chuyển:

+ Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ,…

+ Chỉ sự sợ hãi: rụt cổ rùa, so vai rụt cổ,…

+ Chỉ sự mong đợi: nghển cổ.

– Lá: lá phổi, lá gan, lá mỡ,…

– Quả: quả tim, quả thận.

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đang bó lúa – gánh hai bó lúa, đang nắm cơm – hai nắm cơm, đang gói bánh – ba gói bánh…

a) Từ bụng có 2 nghĩa:

(1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.

(2) Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung.

Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân. (3)

b)

– Ăn no cho ấm bụng: nghĩa (1)

– Anh ấy tốt bụng: nghĩa (2)

– Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa (3).

Nghe – viết: Sọ Dừa (từ Một hôm, cô út vừa mang cơm đến giấu đem cho chàng).

Dàn Ý Phân Tích Hình Tượng Bà Cụ Tứ Trong Truyện Vợ Nhặt

Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

– : nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống.

– Bà cụ Tứ là đại diện cho vẻ đẹp của những người nông dân, người mẹ Việt Nam.

1. Giới thiệu nhân vật

+ Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.

+ Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.

2. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

– Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch “bà lão phấp phỏng”.

– Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên: “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”

– Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”:

+ Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi … còn con mình thì …”.

+ Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.

+ Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: ” Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được … “

– Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: ” các con đã phải duyên … u cũng mừng lòng“, ” cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên ” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.

– Bà cụ Tứ dần lo lắng cho cuộc sống các con sau này: ” chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”

– Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng:

+ Ân cần quan tâm con: ” Con ngồi đây … đỡ mỏi chân “,

+ Nói về tương lai với niềm lạc quan ” biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”

+ Bảo ban các con làm ăn: ” khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

– Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.

– Cảm nhận riêng về hình tượng bà cụ Tứ.

– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

– Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

Bài văn phân tích hay về nhân vật bà cụ Tứ dành cho học sinh tham khảo

Vợ nhặt một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tảo tần, chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân vật này, Kim Lân không chú ý vào hành động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng nhân vật, qua đó khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

Diện mạo của bà cụ Tứ chỉ được tác giả phác họa bằng vài chi tiết “dáng đi lọng khọng, đôi mắt nghèn dử, vừa đi vừa húng hắng ho”. Nhưng chừng ấy cũng đã đủ để cho người đọc hình dung về một bà mẹ nhân dân lam lũ, vất vả đã bị cái đói cái nghèo đeo bám suốt cả cuộc đời.

Nhưng ngòi bút tập trung đi sâu miêu tả tâm lí bà cụ Tứ, đặc biệt là ở hai thời điểm: trong buổi tối cô vợ nhặt về nhà và buổi sáng hôm sau. Qua hai thời điểm đó đã cho thấy tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của Kim Lân.

Khi bà cụ Tứ nhìn thấy cô con dâu, bà ngạc nhiên đến mức ngỡ ngàng vì chưa bao giờ bà thấy con trai bà mong ngóng bà về đến vậy. Sự ngạc nhiên tạo nên tâm lí phấp phỏng khi bà theo anh cu Tràng vào nhà và thấy một người đàn bà lạ ngồi trong nhà. Đến lúc này sự ngạc nhiên của bà đã lên đến đỉnh điểm, bà tự hỏi: ” Quái, sao lại có người đàn bà ngồi trong ý nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u “. Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến mức bà không tin nổi vào mắt mình, phải dụi mắt để cho đỡ nhoèn.

Sau khi được anh con trai giải thích, tâm trạng bà ngổn ngang, rối bời. Bằng trái tim yêu thương của người mẹ, lòng bà dâng lên tình yêu thương con sâu sắc. Bởi bà hiểu người ta chỉ lấy vợ lấy chồng khi cuộc sống yên ổn, nhưng con bà lại lấy vợ vào thời điểm cái đói diễn ra ác liệt nhất. Cùng với đó bà nghĩ tủi cho phận người mẹ nghèo khi không làm tròn trách nhiệm lo lắng cho hạnh phúc của con. Tất cả những nỗi lòng ấy được dồn trong cái cúi đầu nín lặng. Sau tình yêu thương bà chuyển sang xót xa, lo lắng ” Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau vượt qua cơn đói khát này được không?“. Nạn đói đang hoành hành, những lo lắng của bà là hoàn toàn hợp lí. Từ lòng yêu thương, lo lắng cho con, tấm lòng nhân hậu của người mẹ còn chuyển sang người vợ nhặt. Dù Tràng không giới thiệu chi tiết, tỉ mỉ nhưng với kinh nghiệm sống của mình và hiểu đám cưới vội vã của người con dâu. Bà nhìn cô với ánh mắt đầy cảm thông, yêu thương: ” Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ “. Như vậy bà không chỉ là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng mà còn là hiện thân của tấm lòng bao dung, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận bất hạnh, éo le.

Dù trong lòng ngập tràn nỗi xót xa, nhưng bà vẫn luôn nói nhưng điều vui vẻ, hạnh phúc với người con dâu mới: “ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Câu nói vừa xóa đi cái ngượng ngùng cho người con dâu vừa là sự chào đón đầy ấm áp, nhân từ bà dành cho thành viên mới của gia đình. Dù miệng nói ra những điều phấn khởi, vui vẻ nhưng ám ảnh về cái đói, cái chết vẫn là quá lớn. Bởi vậy, khi chìm vào thế giới của riêng mình bà vẫn không khỏi lo lắng, xót xa, và không nén nổi thành dòng nước mắt chảy ròng ròng.

Trong buổi sáng hôm sau, Kim Lân tiếp tục đi sâu khai thác tâm lí bà cụ Tứ, đặc biệt nhấn mạnh vào niềm tin, khát vọng tương lai. Cùng với sự thay đổi của Tràng và cô vợ nhặt, bà cụ Tứ cũng có sự thay đổi rõ ràng. Tràng đã cảm nhận thấy người mẹ của mình có dáng vẻ khác hẳn mọi khi, không phải sự nhếch nhác, khổ sở mà thay vào đó là dáng điệu nhẹ nhõm, tươi tỉnh. Bà dậy sớm cùng con dâu quét dọn nhà cửa. Những hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn lao, nó thể hiện sự vun đắp, chăm lo của người mẹ cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

Để tạo niềm tin và hi vọng vào tương lai cho vợ chồng Tràng, trong bữa cơm ngày đói bà lão toàn nói những chuyện sung sướng sau này. Sự tính toán của bà về việc mua lấy đôi gà để ngoảnh đi ngoảnh lại đã có đàn gà, khiến cho đôi vợ chồng có niềm tin vào tương lai. Nhưng dù dùng những câu chuyện vui, lạc quan thì bà lão vẫn không thay đổi được hiện thực là nồi cháo kia chỉ đủ cho mỗi người ăn hai lưng là hết. Và để vượt qua cái đói, bữa cơm đón cô dâu mới có thêm cả nồi cháo cám. Bưng nồi cháo cám ra, phản ứng tâm lí của bà vô cùng đáng thương, bà lật đật, lễ mễ, khuấy khuấy cùng với giọng nói đầy phấn khởi, để giấu bớt đi phần khắc nghiệt của hiện thực là bát cháo cám nghẹn ứ ở cổ. Những hành động đó của bà thật cảm động và đáng trân trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà trong ba nhân vật, Kim Lân lại để một bà cụ gần đất xa trời nói về tương lai, nhưng điều tốt đẹp, sau đó còn ẩn chứa thông điệp: Dù thế nào cũng phải giữ lấy niềm tin và hi vọng. Đồng thời cũng là sự ngợi ca của tác giả trước sức sống khỏe khoắn, mãnh liệt của tâm hồn Việt. Người mẹ nghèo nhưng tính cách bao dung, nhân từ đã gieo mầm sự sống, hạnh phúc lứa đôi. Có thể coi bà cụ Tứ là điểm kết tinh của tác phẩm, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.

Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng bao dung nhân hậu của bà cụ Tứ với đôi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Đồng thời qua nhân vật này cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Biểu Tượng Của Hình Tượng Con Cá Kiếm Trong Truyện Ông Già Và Biển Cả Của Nhà Văn Hê trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!