Cập nhật nội dung chi tiết về Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Lớp 10 mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viết bài tập làm văn số 1 lớp 10 – Bài viết số 1 lớp 10 – Văn mẫu bài số 1 lớp 10 – Những bài văn hay lớp 10
Bài viết số 1 lớp 10 đề 1: Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước chân vào trường PTTH
Lập dàn bài
1) Mở Bài : Khái quát về khung cảnh ngày khai trường – ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!
2) Thân Bài :
a) – Cảm xúc khi làm lễ khi giảng
– Bạn mơi chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!
( kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)
b) – Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.
– Thầy cô như thế nào?
– Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên ( kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3…)
– Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.
3) Kết bài : Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!
Bài làm 1
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của quãng đời học sinh.Và đối với tôi cũng vậy,những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào môi trường mới,một cánh cửa mới của đời tôi thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ,với mái trường cấp hai,ngưỡng cửa cấp ba đã dần đến.Một cảm giác bồi hồi,là lạ lại tràn về trong tôi.Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp Một,nhỡ như những ngày đầu chập chững bước qua cánh cổng THCS.Cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào.Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè oi ả.Nơi đây giờ đối với tôi xa lạ hoàn toàn.Trường mới,bạn mới,thầy cô mới,cách học mới và cả một môi trường mới.Tôi sẽ phải thích nghi dần,làm quen dần với môi trường mới vì ba năm cuối ở đâysẽ quyết định cuộc đời tôi.Tôi bất chợt nghĩ rằng đây sẽ là khoảng thời gian thật sự gian nan,thử thách vì đây là nơi tôi cho là xa lạ.Nhưng không,ý nghĩ ấy dần bị dập tắt khi tôi đến trường nhận lớp,biết thầy cô,bạn bè,lớp học mới.Lúc ấy,tôi mới biết tất cả đều thân thiện như những ngày tôi còn học ở các lớp dưới.Mọi thứ quả thật đều rất mới,từ quang cảnh,ngôi trường và đến cả những con người.Thế nhưng tất cả như đều lưu lại cho tôi những kí ức về buổi đầu chập chững ấy.Tháng Tám-tháng giao mùa từ cuối hạ sang thu-tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn.Và cũng là tháng mà chúng tôi đến trường với những bài học đầu tiên.Giờ đây tôi đã là học sinh cấp ba,được khoác trên mình bộ đồng phục áo trắng viền xanh kết hợp váy xanh xếp li có vẻ trông tôi nữ tính hơn so với hồi cấp 2 mặc quần tây áo trắng.Được mặc bộ đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc,ngồi gần người bạn tôi chưa từng quen,được học những thầy cô mà giờ đây tôi mới biết.Những cảm xúc lại trào dâng khó tả xẽn lẫn cả niềm vui nhưng hòa vào đó lại thoáng chút nỗi buồn.Niềm vui vì tôi đã như được trưởng thành hơn và được biết thêm nhiều điều mới mẻ tử những bài dạy,bài học mới.Nhưng tôi buồn vì đâu đó tôi thao1ng thấy những người thầy cũ,những người bạn cũ và cả những lời khuyên chân thành của thầy cô vào ngày tôi tốt nghiệp cấp 2.Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại,nó sẽ lặng lẽ trôi mãi,trôi mãi không bao giờ dừng.Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ tưng giây,từng phút ấy.
Mái trường THPT là nơi tôi chỉ”dừng chân”ở ba năm học. Ba năm quãng thời gian không phảo là dài nhưng tôi nghĩ thời gian ấy đã đủ để tôi lưu giử những kỉ niệm đẹp về ngôi trường mới này.Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này-ngày đầu tiên tôi bước vào ngưỡng cửa THPT.
Bài làm 2
Lần đầu tiên bước qua cánh cổng trường, tôi thấy lòng mình bồi hồi, một cảm giác kì lạ!. Một thứ cảm xúc khó có thể đặt tên, đó là sự ngỡ ngàng, lạ mà quen xen lẫn chút tự hào, hãnh diện. Không còn là cái cảm giác sợ hãi, nhút nhát oà khóc vào lòng mẹ như ngày đầu tiên vào lớp 1. Cũng không còn là cảm giác rụt rè với những mơ ước trong sáng rất đỗi ngây thơ khi ngày đầu tiên bước vào cấp II. Đã bao lần trải qua cái cảm giác của “ngày đầu tiên đi học” nhưng lần này lại khác, một cảm giác lạ, một cảm xúc mới. Tôi đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ, dường như cảm xúc đang nói với suy nghĩ của tôi: “Ta đã lớn rồi – 15 tuổi. Bước chân đã chững chạc hơn, để bước vào một môi trường học tập mới, nhiều khó khăn thử thách đang đón chờ”. Ngôi trường uy nghiêm trong cái nhìn của tôi, nhưng thật thân thiện như ngôi nhà thứ hai khi tôi cảm nhận bằng trái tim. Tôi dường như bị hòa lẫn vào trong sự náo nức, đông vui của không khí ngày đầu tiên đến trường. Mọi người ai cũng ăn mặc đẹp và nghiêm chỉnh, các bạn học sinh mang trên mình chiếc áo trắng tinh khôi với nét mặt rạng rỡ. Thầy cô ân cần, tận tình chỉ bảo học sinh mới về trường, về lớp. Một cảm giác thật ấm áp len lỏi vào trong dòng cảm xúc của tôi. Tất cả đều mới mẻ nhưng thật thân thương,…Ý nghĩ về trường, về thầy cô có chút khang khác, có chút ngỡ ngàng, lạ lẫm. Bạn bè lần đầu tiên gặp mặt, trao nhau sự bối rối ngượng ngùng, thầy cô trao cho học sinh sự ấm áp thân thiện. Và rồi tất cả mọi người sẽ thân thiết với nhau, sẽ là một gia đình. Tôi tin là như vậy. Chính từ ngôi nhà này, là sự khởi đầu của những khó khăn, thử thách mà tôi sẽ phải vượt qua để có được thành công mà tôi luôn mong đợi. Phải rồi, tôi sẽ hiên ngang bước qua mọi khó khăn, tự tin thách thức với mọi thử thách, cố gắng phấn đấu học tập thật tốt. Ô kìa! Bất chợt có tia nắng chiếu vào khuôn mặt tôi rạng rỡ, tràn ngập trong tim và hòa vào không khí ngày đầu tiên đến trường. Tối về nhà, tôi vẫn còn miên man với dòng cảm xúc của ngày đặc biệt này, đọc xong nhật kí đầu tiên vừa viết, tôi lẩm bẩm giai điệu quen thuộc trong bài “Ngày đầu tiên đến trường” của ca sĩ Mỹ Tâm: “Lòng bỡ ngỡ khi tôi bước vô trường và quanh tôi như trong giấc mơ khoe hương thắm tươi. Mặc áo mới như trăm hoa đua nở. Nào ai ơi ai ơi có biết chăng?…”. Tôi ước sẽ khóa chặt được giây phút thiêng liêng của “Ngày đầu tiên” này lại, bằng chiếc khóa yêu thương, để rồi sẽ mãi là ngày đầu tiên đáng nhớ trong cuộc đời tôi.
Bài làm 3
Hôm nay, trường Lam Sơn khai giảng năm học mới. Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời. Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm. Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy. Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông ko dc mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó. Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu! Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận dc hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác. Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là “ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến”. Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!! Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm:
“Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế. Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?” Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại! ————————————Thế là tôi đã vào học ở trường Trung học phổ thông được ba tuần. Ba tuần thật đầy ấn tượng, bởi mỗi khi bước chân đến lớp, tôi lại khám phá thêm được nhiều điều bất ngờ, thú vị từ bạn bè, từ ngôi trường mới và từ cuộc sống học sinh Trung học phổ thông còn đầy mới mẻ với tôi.
Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay – năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của tôi đã trở thành hiện thực. Với tôi, ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cố nhân. Suốt bốn năm học Trung học cơ sở, ngày nào đi học tôi cũng đi qua ngôi trường ấy. Đã nhiều lần tôi dừng lại để nhìn vào, để mong ước và để quyết tâm. Từ ngoài cổng, tôi nhận thấy sự đổi thay sắc lá của những hàng cây to thẳng tắp trong sân trường. Ngôi trường cũng duyên dáng hơn cùng với sự đổi thay của dòng sông Hưng Long quen thuộc, nơi mà tất cả lũ trẻ chúng tôi chẳng lạ lẫm gì. Đặc biệt truyền thống học tập của nhà trường là điều cuốn hút đối với chúng tôi. Tôi mơ ước, rồi kiêu hãnh, tự hào khi được trở thành một phần thân yêu của ngôi trường ấy. Lòng tôi vẫn hồi hộp không yên. Những môn học sẽ khó hơn, có nhiều quy định mới của nhà trường mà tôi sẽ phải nghiêm túc thực hiện. Các thầy cô thì có khi tôi đã quen gương mặt nhưng chưa được trực tiếp học bao giờ, bởi thế mà chắc có nhiều điều lạ lắm! Và lại thêm bạn bè nữa chứ. Có một số bạn học cùng lớp 9 với tôi nhưng còn biết bao nhiêu là bạn mới. Có chơi vui như lớp cũ của mình không? Có đoàn kết và thân thiện?… Lại nữa, ai cũng bảo học Trung học phổ thông là quan trọng. Nó bước đệm để bắt đầu định hướng cho tương lai. Thế đấy, đầu óc tôi cứ hoa lên bao nhiêu ý nghĩ. Những ý nghĩ làm tôi phấp phỏng không yên. Tôi mang theo tất cả những cảm xúc tự hào, hãnh diện, hồi hộp, băn khoăn ấy đến trường trong buổi lễ khai giảng đầu tiên.
Buổi lễ hôm ấy ngắn ngọn mà sâu sắc. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng. Tôi lắng nghe và ngấm trọn những lời của thầy về trách nhiệm của mỗi học sinh khi được học tập ở một ngôi trường giàu truyền thống. Tôi xúc động và bâng khuâng man mác khi nghe một học sinh lớp mới phát biểu những cảm xúc đầu tiên.
Cuối tuần, chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Phải góp một cái gì đó cho ngôi trường mới, ta mới thêm quý thêm yêu. Ngày lao động tuần đầu tiên thật là thích thú. Sân trường có nhiều cây to nên có bao nhiêu lá rụng. Hôm trước trời lại mới mưa nên lá rụng càng nhiều. Lá ướt lẹp chẹp. Cả lớp mang chổi đi mà không dùng được bèn cứ thế thi nhau nhặt lá bằng tay! Có cậu con trai hí hửng mang đến tặng cô bạn gái chiếc lá vàng thật đẹp, cô bạn xúc động cảm ơn, chẳng ngờ đằng sau mặt lá có chú sâu đang ngoan ngoãn ẩn mình. Đám con gái kêu ré lên sợ hãi, còn bọn con trai ha hả cười đắc chí, rồi lại xin lỗi, lại bắt đền bằng những chiếc kẹo thủ sẵn từ ở nhà đi! Giờ lao động vì thế mà chẳng thấy mệt nhọc, chỉ thấy vui nhộn, chỉ nghe thấy tiếng cười. Đám con trai mới lớn thích “làm anh” thiên hạ nên chỉ cần một giọng con gái thỏ thẻ “anh ơi” là cả Thế Anh, Tuấn Anh, Hải Anh, Ngọc Anh đều quay lại và xoắn xuýt. Tôi cũng hân hạnh được tặng một cái tên mới “Diệp còi”! Những trận cười giòn giã bật ra. Cả lớp vui và thân thiện, gắn bó như một gia đình nhanh không kể nổi.
Tuổi mười sáu chóng buồn và cũng nhanh vui. Mới học cùng nhau tôi cũng chưa thật hiểu hết về hoàn cảnh và tính cách của từng người trong lớp. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ giúp cả lớp tôi ngày một gắn bó hơn và học tập cùng sẽ tiến bộ hơn. Những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào Trường trung học phổ thông của tôi là như thế. Đối với tôi, nó sẽ là những ngày đáng nhớ, là những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên.
Bài làm 4
Thế là tôi đã vào học ở trường Trung học phổ thông được ba tuần. Ba tuần thật đầy ấn tượng, bởi mỗi khi bước chân đến lớp, tôi lại khám phá thêm được nhiều điều bất ngờ, thú vị từ bạn bè, từ ngôi trường mới và từ cuộc sống học sinh Trung học phổ thông còn đầy mới mẻ với tôi. Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay – năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của tôi đã trở thành hiện thực. Với tôi, ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cố nhân. Suốt bốn năm học Trung học cơ sở, ngày nào đi học tôi cũng đi qua ngôi trường ấy. Đã nhiều lần tôi dừng lại để nhìn vào, để mong ước và để quyết tâm. Từ ngoài cổng, tôi nhận thấy sự đổi thay sắc lá của những hàng cây to thẳng tắp trong sân trường. Ngôi trường cũng duyên dáng hơn cùng với sự đổi thay của dòng sông Hưng Long quen thuộc, nơi mà tất cả lũ trẻ chúng tôi chẳng lạ lẫm gì. Đặc biệt truyền thống học tập của nhà trường là điều cuốn hút đối với chúng tôi. Tôi mơ ước, rồi kiêu hãnh, tự hào khi được trở thành một phần thân yêu của ngôi trường ấy. Lòng tôi vẫn hồi hộp không yên. Những môn học sẽ khó hơn, có nhiều quy định mới của nhà trường mà tôi sẽ phải nghiêm túc thực hiện. Các thầy cô thì có khi tôi đã quen gương mặt nhưng chưa được trực tiếp học bao giờ, bởi thế mà chắc có nhiều điều lạ lắm! Và lại thêm bạn bè nữa chứ. Có một số bạn học cùng lớp 9 với tôi nhưng còn biết bao nhiêu là bạn mới. Có chơi vui như lớp cũ của mình không? Có đoàn kết và thân thiện?… Lại nữa, ai cũng bảo học Trung học phổ thông là quan trọng. Nó bước đệm để bắt đầu định hướng cho tương lai. Thế đấy, đầu óc tôi cứ hoa lên bao nhiêu ý nghĩ. Những ý nghĩ làm tôi phấp phỏng không yên. Tôi mang theo tất cả những cảm xúc tự hào, hãnh diện, hồi hộp, băn khoăn ấy đến trường trong buổi lễ khai giảng đầu tiên. Buổi lễ hôm ấy ngắn ngọn mà sâu sắc. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng. Tôi lắng nghe và ngấm trọn những lời của thầy về trách nhiệm của mỗi học sinh khi được học tập ở một ngôi trường giàu truyền thống. Tôi xúc động và bâng khuâng man mác khi nghe một học sinh lớp mới phát biểu những cảm xúc đầu tiên. Cuối tuần, chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Phái góp một cái gì đó cho ngôi trường mới, ta mới thêm quý thêm yêu. Ngày lao động tuần đầu tiên thật là thích thú. Sân trường có nhiều cây to nên có bao nhiêu lá rụng. Hôm trước trời lại mới mưa nên lá rụng càng nhiều. Lá ướt lép chẹp, cả lớp mang chổi đi mà không dùng được bén cứ thế mà thi nhau nhặt lá bằng tay! Có cậu con trai hí hửng mang đến tặng cô bạn gái chiếc lá vàng thật đẹp, cô bạn gái xúc động cảm ơn, chẳng ngờ đằng sau mặt lá có chú sâu đang ngon ngoãn ẩn mình. Đám con gái kêu ré lên sợ hãi, còn bọn con trai ha hả cười đắc chí, rồi lại xin lỗi, lại bắt đến bằng những chiếc kẹo thủ sắc từ ở nhà. Giờ lao động vì thế mà chẳng thấy mệt nhọc, chỉ thấy vui nhôn, chỉ nghe tiếng cười. Đám con trai mới lớn thích làm anh thiên hạ nên chỉ cần một giọng con gái thỏ thẻ “anh ơi” là cả Bằng Cường, Noo Phước Thịnh, Ngô Kiến Huy đều quai lại và xoắn xuýt. Tôi cũng hân hạnh được tặng một cái tên mới “Diệp còi”! Những trận cười giã bật ra. Cả lớp vui và thân thiện, gắn bó như một gia đình nhanh không kể nổi. Tuổi mười sáu chóng buồn và cũng nhanh vui. Mới học cùng nhau tôi cũng chưa thật hiểu hết về hoàn cảnh và tính cách của từng người trong lớp. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ giúp cả lớp tôi ngày một gắn bó hơn và học tập cùng tiến bộ hơn. Những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào Trường trung học phổ thông của tôi là như thế. Đối với tôi, nó sẽ là những ngày đáng nhớ, là những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên.
Bài làm 5
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT .Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng. Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba – một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”. Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” – Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.. Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới. Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học – Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường. Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ.
Bài làm 6
Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời. Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm. Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy. Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông không được mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó. Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu! Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận được hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác. Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là “ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến”. Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!! Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm: “Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế. Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?” Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại!
Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 3 Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1
BÀI TẬP
1. Đề bài 1, trang 123, SGK.
Trả lời:
a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Bên bờ Hoàng Giang, Một thiếu phụ khổ đau hoặc Tôi đã chứng kiến,…
b) Dự kiến cốt truyện và lập dàn ý:
– Mở bài: Cây lau – xưng “tôi” – tự giới thiệu.
– Thân bài: Có thể kể một số sự việc sau :
+ “Đang ngả nghiêng, vui đùa theo ngọn gió mát bên sông, tôi bỗng thấy một người đàn bà thẫn thờ từ trong làng đi ra, rồi ngồi xuống bờ sông, sát bên cạnh tôi…”.
+ “Nhìn khuôn mặt, tôi nhận ra nàng Vũ Nương – người thường ra sông gánh nước và giặt giũ trong những ngày xa chồng… Chợt tôi nghe nàng than thở…”.
+ “Than thở một lúc, người thiếu phụ ấy đứng lên rồi lao xuống sông. Tôi giật mình hoảng sợ, cố vươn những ngọn lá, những đọt hoa mới nở định níu chân nàng, nhưng không được…”.
– Kết bài : “Nhìn những cuộn nước, bọt sông quằn quại, vật vã, tôi đứt từng cành lá, từng khúc rễ, đành cố vươn mình mượn ngọn gió cất tiếng vi vu, than khóc… để gửi trong không trung những lời… thống thiết”.
c) Viết thành văn bản : Dựa vào những gợi ý trên, anh (chị) hãy điều chỉnh, bổ sung rồi viết thành bài làm hoàn chỉnh.
2. Đề bài 2, trang 123, SGK.
Trả lời:
Tương tự cách làm trên, có thể thực hiện các bước sau :
a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Những que diêm và cô bé nghèo, Chúng tôi được toả sáng hoặc Lửa diêm sưởi ấm,…
b) Dự kiến cốt truyện và lập dàn ý :
– Mở bài : Những que diêm – xưng “tôi” – tự giới thiệu.
– Thân bài : Câu chuyện theo diễn biến của truyện ngắn Cô bé bán diêm qua lời kể của những que diêm.
– Kết bài : Các sự việc xảy ra có thể theo diễn biến tương tự truyện ngắn Cô bé bán diêm. Ví dụ : “Tôi giờ đây đã cháy hết, chỉ còn là những tàn tro chụm lại bên bức tường góc phố, nhìn rõ cô bé đang bay lên cùng bà. Hai bà cháu như hai thiên thần cứ bay cao, cao mãi. Trên đôi môi thắm đỏ của cô bé nở một nụ cười tươi như một đoá hồng. Từ đoá môi hồng đỏ ngân lên một khúc hát…”. Hoặc có thể kết thúc khác, chẳng hạn : “Sau khi que diêm cuối tắt, có một người đi qua đã nâng cô bé lên, ủ vào vạt áo bành tô…”.
c) Viết thành văn bản : Dựa vào những gợi ý trên, anh (chị) hãy điều chỉnh, bổ sung và sáng tạo thêm để sáng tác câu chuyện sao cho có ý nghĩa.
3. Đề bài 3, trang 123, SGK.
Trả lời:
a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Tâm sự của một chú gà chọi, Lời kể của chàng Oanh Liệt hoặc Một cuộc đời bị bỏ rơi,…
b) Lập dàn ý : Có thể xây dựng cốt truyện đảo ngược thời gian.
– Mở bài : Có thể dùng những câu trong đề bài : “Tên tôi là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…”.
– Thân bài : Con gà chọi hồi tưởng về :
+ Những ngày được cậu chủ chăm sóc, mến yêu như người ruột thịt.
+ Những chiến công oanh liệt khi xung trận đem lại niềm kiêu hãnh và tiền bạc cho cậu chủ.
+ Một trận đấu thất bại khiến cậu chủ… trắng tay và “tôi” bị bỏ rơi.
– Kết bài : Trở lại thời gian hiện tại, kể một sự việc về cậu chủ, chẳng hạn do mải theo những trò chơi mới, nên cũng thất bại trong học tập… hoặc nêu vài lời than thở mang tính triết lí…
c) Viết thành văn bản : Dựa vào những gợi ý trên, anh (chị) hãy viết thành bài làm hoàn chỉnh.
4. Đề bài 4, trang 123, SGK.
Trả lời:
Tham khảo hai văn bản sau :
Văn bản 1 MỘT HÀNH VI HÀO HIỆP
[…] Khi tôi vào lớp […] thì thầy Péc-bô-ni vẫn chưa đến ; và ba hay bốn đứa đang hành hạ cậu Crốt-xi đáng thương, cái cậu tóc hoe, cánh tay bị liệt, có bà mẹ bán rau quả ấy. Chúng lấy thước đánh cậu ; ném vỏ hạt dẻ vào đầu cậu ; gọi cậu là con quỷ què và nhại cái tay của cậu. Một mình ở đầu ghế ngồi, Crốt-xi sợ hãi, nghe và nhìn khi đứa này khi đứa kia với đôi mắt van lơn, cầu chúng để cho yên thân. Nhưng bọn chúng mỗi lúc một làm già, đến nỗi cậu bắt đầu run lên và mặt đỏ bừng vì tức giận. Bỗng Phran-ti, cái thằng có bộ mặt tàn nhẫn ấy, đứng lên một cái ghế, làm bộ như ôm mỗi tay một cái sọt, nó nhại mẹ Crốt-xi khi bà đến đón con ở cổng trường. Mấy hôm nay, không thấy bà ta đến, vì đang ốm. Thấy diễn màn kịch câm ấy, học trò cười ầm lên. Crốt-xi liền mất bình tĩnh, chộp lấy lọ mực trước mặt và dùng hết sức ném vào Phran-ti. Nhưng Phran-ti tránh được và lọ mực trúng ngay vào giữa ngực thầy Péc-bô-ni vừa bước vào.
Tất cả học trò khiếp sợ, chạy về chỗ, và im thin thít như vừa có một phép lạ.
Thầy giáo tái mặt, bước lên bục và hỏi, giọng lạc hẳn đi: “Ai ném lọ mực ?”
Không một tiếng trả lời.
“Ai ?” – thầy Péc-bô-ni nhắc lại giọng to hơn. Ga-rô-nê động lòng thương xót Crốt-xi, liền đứng dậy và nói quả quyết: “Thưa thầy, con ạ !”.
Thầy giáo nhìn Ga-rô-nê, rồi nhìn đám học sinh đang sửng sốt, và nói giọng bình tĩnh : “Không phải con”.
Sau một phút thầy lại nói: “Người có lỗi sẽ không bị phạt, cứ đứng dậy”.
Crốt-xi đứng dậy, vừa nói vừa khóc :
– Thưa thầy các bạn trêu con, chửi con, con mất bình tĩnh… con đã ném…
– Con ngồi xuống, – thầy giáo bảo – và những ai đã khiêu khích bạn, thì đứng lên!
Bốn trong những đứa đã gây sự đứng dậy, đầu cúi gằm. Thầy Péc-bô-ni nói:
“Các cậu đã lăng mạ một người bạn không hề gây sự với mình, các cậu đã nhạo báng một người tàn tật, các cậu đã tấn công một em bé yếu đuối không có sức chống cự. Các cậu đã làm một việc hèn hạ nhất và nhục nhã nhất, có thể bôi nhọ lương tâm con người: các cậu là những kẻ hèn nhát !”. Nói xong, thầy bước xuống giữa chúng tôi, đi về phía Ga-rô-nê, thầy đến gần, cậu cúi đầu xuống. Thầy đưa tay xuống dưới cằm Ga-rô-nê, nâng đầu cậu ta lên nhìn thẳng vào mặt và nói : “Con quả có một tấm lòng cao quý !”
Nhân lúc ấy, Ga-rô-nê ghé vào tai thầy, nói nhỏ mấy tiếng. Tức thì thầy quay lại bốn tên thủ phạm và bỗng nhiên bảo họ : “Thôi, thầy tha lỗi cho các con !”.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả,
Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2002)
Văn bản 2 HOA THƠM THẢO
Trời đã xao xác thu. Chân trời như nới ra, nới tới không cùng và bổng lên mãi. Thụ cảm thấy nỗi buồn chơi vơi hơn. Điều anh dự cảm đã tới gần.
Anh phải cố vui cho lũ trẻ không phát hiện ra cái ngày khủng khiếp đang tới.
Từ khi mẹ mất, trong ngôi nhà tình nghĩa chỉ còn một mình anh. Các anh chị em ruột thương anh lắm. Ai cũng muốn đón anh về nhà mình để được săn sóc anh. Nhưng anh từ chối một cách khéo léo. Anh vẫn dựa vào luận thuyết không đổi của anh là “Đừng bắt ai khổ theo mình”.
Trường Trung học cơ sở xã phân công Hạnh, Ngân, Thu luôn tới thăm, đỡ đần anh để anh đỡ buồn. Ba cô bé bàn với nhau : mỗi người sưu tầm một số truyện, một số bài thơ đến kể hoặc đọc cho anh nghe.
Ba cô bé thường đến nhà anh vào sau giờ học chiều mỗi ngày và một vài giờ vào ngày chủ nhật. Anh cảm động và vui lắm. Các cô bé đã làm cho anh sống lại một thời xa… Hạnh, Ngân, Thu hồn nhiên và trong sáng như nắng xuân. Anh đã đặt tên cho các cô bé là “Thiên đồng của chú”. Những việc gì có thể làm được, các Thiên đồng không để anh phải nhúng tay. Các cô bé đã kể chuyện, đọc thơ và có lúc còn hát cho anh nghe. Cứ sau mỗi “tiết mục”, “diễn viên” được khán giả duy nhất đặc biệt cổ vũ nhiệt liệt và còn được nghe những lời nhận xét rất tinh tế. Các Thiên đồng ngạc nhiên trước sự hiểu biết sâu rộng của chú thương binh độc thân dáng vẻ khù khờ.
Đến lượt anh kể chuyện cho các Thiên đồng nghe. Đó là trận đánh như huyền thoại ở Tây Nguyên mở đầu cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân dẫn tới trận thắng cuối cùng. Cảm động nhất vẫn là trận giữ cầu Sài Gòn. Ta tiến thần tốc. Giặc chạy nháo nhào. Sau đó giặc bèn phản kích nhằm phá sập cây cầu trọng yếu. Nếu cầu sập, xe pháo hướng chủ công này của ta không thể tiến vào Sài Gòn được. Vì vậy ta quyết giữ. Giặc quyết chiếm lại. Trận chiến diễn ra rất khốc liệt […].
Khi chiếc xe tăng đầu tiên của ta lăn xích trên cầu, người chiến sĩ cuối cùng giữ cầu trúng đạn. Một chiến sĩ ta từ trên xe tăng nhảy xuống cấp cứu anh chiến sĩ bị thương. Anh chiến sĩ giữ cầu thều thào :
– Không… phải… lo… cho… tôi… Vào… nhanh… lên…!
Hiểu ý người chiến sĩ giữ cầu, anh lính xe tăng hỏi :
– Đồng chí tên là gì ?
Anh chiến sĩ xe tăng không nhận được câu trả lời mà chỉ nhận được một nụ cười mơ hồ… Anh lính xe tăng oà khóc như trẻ con rồi bế thốc xác người chiến sĩ giữ cầu nhảy lên một chiếc xe tăng của ta vừa băng tới… Người lính xe tăng đó không phải ai khác mà chính là Thụ. Các Thiên đồng cùng sụt sùi khiến Thụ cũng không cầm được lòng. Anh nói trong xúc động :
– Trước lúc bình minh mà còn bao người phải ngã xuống […]. Họ không lưu lại gì cho bản thân. Họ vĩ đại trong thầm lặng và hành động anh hùng ấy trở thành bất tử.
Các Thiên đồng lặng đi. Hạnh, Ngân, Thu đã gặp các chiến sĩ Giải phóng nhưng chỉ gặp qua bài giảng. Nay các Thiên đồng được tiếp xúc với người trong cuộc bằng xương bằng thịt. Điều đó làm cho Hạnh, Ngân, Thu hiểu quân Giải phóng cụ thể hơn, lung linh hơn.
Ngày thương binh tới. Hạnh, Ngân, Thu mang đến một bó hoa trắng muốt có dải băng đỏ nổi lên dòng chữ vàng “Kính tặng chú – Nhân ngày thiêng liêng 27 tháng 7”. Thụ cảm nhận niềm hạnh phúc các cháu đem đến tới mức bàng hoàng. Bỗng nhiên trong anh bừng lên một liên tưởng đầy mĩ cảm. Các cháu trong lành như những bông hoa toả ra sự thơm thảo. Sự liên tưởng tài hoa ấy làm anh lâng lâng. Anh bèn tặng các Thiên đồng bài Hoa thơm thảo sau khi anh khổ sở chắp vần:
Thơm thảo nào bằng thơm thảo ơi Thiên đồng an ủi ấm lòng tôi Giọt máu đã rơi không vô nghĩa Để cháu hôm nay sáng nụ cười…
Nhận bài thơ, các Thiên đồng vui khôn xiết. Bất ngờ Thụ hỏi :
– Vì sao các cháu tặng chú bó hoa toàn màu trắng ?
Hạnh nhanh nhảu :
– Vì chú có một tình yêu rất trong sáng.
– Ai nói với cháu ?
– Cháu giặt áo cho chú. Trong túi áo của chú có một lá thư…
– À ra vậy !
Ngân xen vào :
– Hay là chú không yêu cô Thảo Trang lắm ?
– Ngược lại cháu ạ…
– Vậy sao chú lại…
– Cháu ạ, yêu ai phải làm cho người ấy thật hạnh phúc. Chú tàn phế bởi vết thương ở cột sống. Chẳng lẽ lại bắt cô Thảo Trang khổ theo một đời. Khổ đau, chú gánh là đủ.
– Nhưng nếu cô Thảo Trang hiểu khác đi ?
– Đúng vậy. Song ngày nay cô Thảo Trang đã hiểu. Vì thế, kỉ niệm thời sinh viên – hai năm chú và cô Thảo Trang học với nhau – càng đáng trân trọng.
– Giá như chú không phái ra đi diệt trừ tội ác…
Đám tang rặt một màu hoa trắng. Đi sau quan tài có ba cô bé mặc áo xô trắng. Một ông già cốt cách như tiên, giọng vang như gió nói:
– Bà con ơi, có một người sống như hoa cỏ. Nay người ấy về giời. Vĩnh biệt người ấy, tôi đọc những điều lúc sống người ấy viết:
Thơm thảo nào bằng thơm thảo ơi Thiên đồng an ủi ấm lòng tôi Giọt máu đã rơi không vô nghĩa Để cháu hôm nay sáng nụ cười…
Không có tiếng khóc nhưng lệ cứ rơi. Mọi người cố mím chặt môi!
Người quá cố dặn lại không dùng kèn trống nên đám tang lặng lẽ một cách trang nghiêm.
Người cuối cùng quỳ bên mộ là một thiếu phụ. Chị đặt lên mộ Thụ một bông hoa trắng. Mùi hoa mùi hương lan xa, lan xa…
Hạnh, Ngân, Thu đứng gần đó lặng lẽ cúi đầu !
(Phạm Đỗ Thái Hoàng, 35 tác phẩm được giải
cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng, Sđd)
5. Chiếc xe máy người cha mới mua, chưa có giấy phép lưu hành, bị cậu con trai đang học THPT mang ra đi. Những sự việc gì đã xảy ra ? Dùng ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) hoặc ngôi thứ ba (tác giả) kể lại câu chuyện đó.
Trả lời:
a) Chọn nhan đề : Có thể đặt nhan đề cho câu chuyện là Chiếc xe tội nghiệp, Một việc làm vội vã hoặc Anh hùng xa lộ bị gãy chân,…
b) Lập dàn ý: Có thể xây dựng cốt truyện đảo ngược thời gian.
– Mở bài: Nhân vật (hoặc “tôi”) bị gãy chân phải bó bột, ngồi ở nhà nhìn chiếc xe máy mới cũng bị thương (rách yếm, gãy càng,…), buồn và ân hận.
– Thân bài: Hồi tưởng lại một số sự việc đã xảy ra :
+ Vui sướng khi thấy bố dắt xe mới về nhà.
+ Khéo léo thuyết phục bố cho mượn xe đi thử.
+ Khi bố đến cơ quan, rủ thằng bạn thân đem xe ra phố nổ máy, tăng ga,… và tai nạn xảy ra…
– Kết bài : Trở lại hiện tại, một lời nhủ thầm, tự nói với mình và tâm sự với chiếc xe – nạn nhân của sự ngông cuồng dại dột…
c) Viết thành văn bản : Từ những gợi ý trên, anh (chị) hãy viết thành văn bản tương tự một truyện ngắn.
Phần hai : VĂN NGHỊ LUẬN BÀI TẬP
1. Viết bài văn nghị luận nêu cảm nghĩ của anh (chị) về hoàn cảnh của những em bé không nơi nương tựa, lang thang kiếm sống trên đường phố.
Trả lời:
Cảm nghĩ về hoàn cảnh của những em bé lang thang, cơ nhỡ…
a) Mở bài
Nêu chính xác hiện tượng đời sống mà đề đặt ra : Xã hội ta hiện nay vẫn còn rất nhiều em bé không nơi nương tựa, phải lang thang kiếm sống trên đường phố.
b) Thân bài
– Kể lại việc mình gặp những em bé lang thang, kiếm sống trên đường phố, hoặc kể về một trường hợp cụ thể mà mình gặp…
– Lí giải hiện tượng đó (nguyên nhân, hậu quả xã hội,…).
– Đề xuất cách ứng xử của mọi người đối với hiện tượng đó từ góc nhìn cá nhân và xã hội. Có thể nêu – hoặc kể – cách đối xử của mình đối với một em bé cụ thể. Đề xuất cách giúp đỡ các em nói chung, cách khắc phục hiện tượng ấy. Trách nhiệm của xã hội…
c) Kết bài
Nêu lại hiện tượng đời sống – các em bé lang thang cơ nhỡ, phát biểu tình cảm và mong ước đất nước ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân, nông thôn cũng như thành phố không còn cảnh đói nghèo, trẻ em không phải bỏ nhà lang thang kiếm sống…
d) Tham khảo các đoạn văn sau:
– “Tại sao em sinh ra trong cuộc đời, mà sao không cho em tình người. Tại sao em lang thang đầu đường. Em có tội gì đâu…”. Những câu hát ấy luôn văng vẳng trong tâm trí tôi, cũng chính là suy nghĩ, cảm nhận của tôi mỗi khi nhìn thấy một mảnh đời trẻ em bất hạnh, lang thang kiếm sống nơi đầu đường, góc phố Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt. ( Mở bài)
– … Viết về hiện tượng quá quen thuộc này trong cuộc sống hiện nay, tôi cứ suy nghĩ miên man. Tôi biết hiện đang có nhiều tấm lòng từ thiện, tổ chức từ thiện ngày ngày giúp đỡ trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ nhưng hình như hiệu quả của những việc làm đó còn khiêm tốn. Tôi ao ước sẽ có nhiều trung tâm từ thiện, các cô nhi viện hơn nữa để giúp đỡ các em, sao cho mọi trẻ em Việt Nam đều có mái ấm gia đình, trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… chỉ là hình ảnh các em nhỏ dạo chơi cùng cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc… (phần cuối của Thân bài)
– Tôi bước đi chầm chậm, vui sướng với dự định xa xôi của mình. Rồi mai đây, tôi sẽ thực hiện được ước mơ cháy bỏng của mình để không còn phải khóc khi nhìn thấy những mảnh đời bé bỏng bất hạnh nữa. Nhưng giá mà trên đời này không có em bé nào phải sống cuộc đời lang thang cơ nhỡ thì tốt biết bao. Ôi, thương quá những em bé lang thang cơ nhỡ trên đường phố, những cánh chim nhỏ đang chấp chới bay trong gió lạnh cuộc đời… ( Kết bài)
(Trích bài viết của HS)
2. Tuổi trẻ ngày nay cần gương mẫu thực hiện nếp sống văn hoá khi tham gia giao thông ở mọi nơi, mọi lúc. Bằng một bài văn (khoảng 400 chữ), anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó.
3. Những suy nghĩ của anh (chị) về lòng dũng cảm.
Trả lời:
Suy nghĩ về lòng dũng cảm.
a) Mở bài
– Nêu ý chung về những đức tính tốt của con người trong cuộc sống xưa và nay.
– Từ đó dẫn vào vấn đề: Dũng cảm là một trong những đức tính mà mỗi người cần có và rèn luyện thường xuyên để dần dần hoàn thiện nhân cách.
b) Thân bài
– Giải thích : Lòng dũng cảm là gì ? Tại sao mỗi người cần có và phải thường xuyên rèn luyện lòng dũng cảm ?
– Bàn luận, khơi sâu và mở rộng vấn đề :
+ Phân tích, chứng minh những khía cạnh biểu hiện của lòng dũng cảm (nêu dẫn chứng để khẳng định). Phân tích, chứng minh vài biểu hiện ngược với lòng dũng cảm (nêu dẫn chứng để phê phán).
– Rút ra bài học về nhận thức và hành động… Tuỳ suy nghĩ của mỗi người, nêu ngắn gọn một số ý, nhưng phải chân thật, giản dị, tránh công thức, sáo rỗng. Có thể xưng “tôi” (hoặc “em”) trong diễn đạt.
c) Kết bài
Tóm tắt các ý đã nêu, nhấn mạnh vấn đề, hoặc liên hệ cuộc sống (có thể nêu một số dẫn chứng thơ văn nói về lòng dũng cảm) để mở rộng vấn đề…
d) Tham khảo các đoạn văn sau : .
– Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ lòng dũng cảm là gì? Theo tôi, dũng cảm là táo bạo, gan góc, có dũng khí, không sợ hãi, không cúi đầu, chịu thua trước mọi hiểm nguy, gian khó, trước mọi sự đe doạ, bắt nạt của những kẻ xấu xa, độc ác… Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của những con người chân chính, những người tốt, giàu bản lĩnh trong mọi tình huống của cuộc sống… (Giải thích – Phần đầu của Thân bài)
– … Trong giới trẻ chúng ta, những tấm gương dũng cảm luôn xuất hiện từng ngày, từng giờ. Gần đây, tôi đọc trên báo được biết câu chuyện về một học sinh dũng cảm thật đáng khâm phục. Nguyễn Văn Tiến, một học sinh lớp 11, do cứu bạn bị điện giật đã phải cắt bỏ một cẳng chân trái của mình. Dũng cảm cứu bạn thoát chết vì luồng điện quái ác, Tiến còn dũng cảm hi sinh cẳng chân để cứu mạng sống của chính mình. Trước việc làm phi thường đó của Tiến, nhiều nhà báo tỏ ý trầm trồ thán phục. Nhưng khi trả lời báo chí rằng động cơ nào giúp em làm việc đó, Tiến chỉ nói rất giản dị : “Người khác ở hoàn cảnh ấy cũng làm như em”, rồi nở một nụ cười hồn nhiên. Lời nói và nụ cười ấy của bạn học sinh khiêm tốn và đẹp đẽ biết bao… (Chứng minh – Phần giữa của Thân bài)
– … Lòng dũng cảm, đối với riêng tôi không hẳn là những gì quá lớn lao, phi thường mà nó thể hiện ở những lời nói, hành động hằng ngày: một lời xin lỗi khi mắc lỗi, tự nhận khuyết điểm để nghiêm khắc sửa chữa kịp thời, độc lập làm bài, không gian dối, quay cóp khi làm bài… Suy nghĩ về đức tính quan trọng này, tôi tự thấy, bản thân mình còn nhiều khi thiếu dũng khí, không dám mạnh dạn phát biểu, trình bày, tranh luận nêu rõ ý kiến của mình. Tôi còn nhút nhát, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc nhiều vào người lớn, hoặc các bạn khác. Thấm thía tầm quan trọng và tác dụng của đức tính dũng cảm đối với cuộc sống chung cũng như với quá trình rèn luyện đạo đức, nhân cách riêng của mỗi người, tôi càng nhận thấy mình cần phải nghiêm khắc với mình hơn nữa, phải mạnh dạn hơn nữa trong mọi trường hợp ứng xử để rèn luyện lòng dũng cảm, đồng thời khắc phục tính nhút nhát, yếu hèn, ỷ lại, dựa dẫm. (Bài học về nhận thức và hành động – Phần cuối của Thân bài)
(Trích bài viết của HS)
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói :
Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên.
Là thanh niên thời nay, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về những lời dạy trên của Bác ?
Soạn Văn 8: Viết Bài Tập Làm Văn Số 1
Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự
Soạn Văn lớp 8 Viết bài tập làm văn số 1
Soạn Văn Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự
gồm các bài văn mẫu tham khảo hay về đề tài: Kể về một việc em đã làm cho bố mẹ phiền lòng. Qua tài liệu này, các bạn sẽ biết cách miêu tả một người từ ngoại hình đến tính cách, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng và cách hành văn sáng tạo nhằm học tốt môn Văn lớp 8, đạt điểm cao trong bài viết văn số 1 lớp 8.
Soạn Văn: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Mở bài: Ngày đầu tiên đi học là một trong những kỉ niệm quý giá của cuộc đời mỗi người. Kỉ niệm đó trong em có sâu đậm như thế nào?
Thân bài:
– Tâm trạng em trước ngày đi học đầu tiên: Vui mừng xen lẫn lo lắng, hồi hộp.
– Cảm nhận về cảnh vật xung quanh: Bầu trời, cây cối, không khí khai trường (bố mẹ chuẩn bị sách vở, đường phố đông đúc…).
– Hình ảnh ngôi trường hiện ra dưới con mắt trẻ thơ hồn nhiên như thế nào? Cảm xúc của em khi lần đầu đứng trước ngôi trường với vị trí là một học sinh mới.
– Ngày đi học đầu tiên với bạn mới, thầy cô xa lạ mà thân thiện.
– Những hoạt động mà em thấy vô cùng thú vị: Đứng xếp hàng chào cờ, nghe thầy cô phát biểu, lòng rạo rực bồi hồi theo những tiếng trống, …
– Khi ngồi trong lớp học, môn đầu tiên em học là môn gì, kiến thức mới lạ,…
Kết bài: Tâm trạng em khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. Điều ấn tượng nhất với em về ngày đó như thế nào?
Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi.
Mở bài: Dẫn dắt kể về người muốn kể.
Thân bài:
– Miêu tả:
+ Ngoại hình: Đường nét khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, vóc dáng, trang phục,…
+ Tính cách: Đối xử với mọi người xung quanh, với gia đình, với bạn bè,…
– Một kỉ niệm ấn tượng nhất khiến người đó “sống mãi trong lòng tôi”.
– Cảm nhận về người ấy.
Kết bài: Cảm ơn người đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi. Người ấy giữ một vị trí quan trọng nhường nào trong trái tim tôi.
Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.
Mở bài: Một ngày tôi nhận ra sự trưởng thành của mình.
Thân bài:
– Bản thân khi đã lớn:
+ Vóc dáng, ngoại hình: Chiều cao, cân nặng, giọng nói, mụn ở mặt, tâm sinh lí,…
+ Tính cách, trí tuệ: Thay đổi, suy nghĩ, hành động bớt trẻ con, trưởng thành hơn.
– Những việc làm bất chợt nhận ra sự khác biệt khi còn trẻ con và khi đã lớn.
– Cảm nhận về việc đó có đáng vui không? Suy nghĩ của em như thế nào?
Kết bài: Nhận thức được hành động, việc làm khi khôn lớn với bản thân, gia đình, xã hội.
Viết Bài Tập Làm Văn Số 7 Lớp 9
Bài tập làm văn lớp 9 số 7
Viết bài tập làm văn số 7 lớp 9 – Nghị luận văn học là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.
Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học
Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
Đề 2: Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Đề 3: Lấy nhan đề “Tình người trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn cùng của O Hen-ri.
Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go.
Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Bài làm
Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… , Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu- một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.
Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng. Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.
Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.
Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. “Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.
Đề 2: Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.
Vợ mất sớm, Lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.
Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, Lão Hạc lại rơi nước mắt.
Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.
Nhưng nếu vì nhớ con mà Lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được… Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!
Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà Lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.
Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa… Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó… Ta không thể bán vườn để ăn… Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà Lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của Lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!
Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy Lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của Lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ Lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.
Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!
Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh Lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.
Đề 3: Lấy nhan đề “Tình người trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.
Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở …
O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri.
Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình.
Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men – con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng.
Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: Cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: Cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động.
Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này.
Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống: Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí người đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.
Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go.
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Mây và sóng là một trong những bài thơ thể hiện và ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống của con người. Với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc tác phẩm đã ngợi ca tình cảm của đứa con dành cho mẹ, chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.
Tình mẫu tử là đề tài muôn thuở của thi ca, với ngòi bút đặc sắc của mình, tác giả đã viết lên tác phẩm tuyệt bút này để nói lên tinh mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
Bài thơ là lời kể của em bé, được chia thành 2 phần có nhịp điệu giống nhau, nhưng các từ ngữ hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc mạnh mẽ hơn. Chính điều này làm nên sức hấp dẫn của bài thơ. Phần thứ nhất của bài thơ, em bé kể về việc mình được rủ đi chơi và em đã từ chối; phần thứ hai là sáng tạo ra trò chơi của em bé. Tình yêu quý cha mẹ là điều không mới mẻ nhưng ở đây tình cảm bộc lộ một cách không giống lẽ thường mà nó vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi cám dỗ ở đời. Hai phần của bài thơ đứng cạnh nhau, giúp chúng ta hiểu rõ về tình mẫu tử sâu sắc và trọn vẹn tình cảm của em bé dành cho mẹ. Hai phần có cấu trúc giống nhau là đều thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và lí do từ chối của em bé, nêu lên trò chơi do em bé tạo ra. Nhưng ở cụm 2 không có cụm từ mẹ ơi, với tình huống thử thách khác nhau. Ý thơ không trùng lặp, phần hai có câu cuối là phần kết bài.
Những trò chơi trên mây, dưới sóng được mời chào rất lí thú và hấp dẫn trên nền của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi lên trong lòng con người sự ham mê khó có thể cưỡng lại được. Chúng ta tưởng tượng những trò chơi đó chỉ có thể có ở xứ sở thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”
Chúng ta tưởng như những trò chơi này chỉ có ở xứ sở thần tiên huyền bí. Trẻ em ai chẳng thích chơi, nhất là khi trò chơi lại thú vị và lôi cuốn như thế. Vậy mà những lạc thú vui chơi nào đã dừng lại! Càng về sau chúng càng rủ rê, chèo kéo tha thiết hơn, sôi nổi hơn, hết lần này đến lần khác, và mỗi lần lí thú hơn hấp dẫn hơn:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.”
Với lời mời ngọt ngào, ngay cả người lớn cũng khó cưỡng nổi nữa là trẻ con. Chúng ta nghe lời hỏi của đứa bé để thấy Ta-go am hiểu tâm lí trẻ em như thế nào:
Nhưng làm thế nào mình lên đó được? Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
Những lời hỏi thể hiện mong muốn được chơi của bé. Vậy mà bỗng em lại từ chối chỉ vì 1 lý do đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
Lời từ chối rất vô tư nhưng chân thật đã minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm của Ta-go. Những thú vui dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể vượt qua hình ảnh ấm áp của mẹ trong trái tim em bé. Dường như em bé hiểu rằng, khi được ở bên mẹ thì cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn bất cứ xứ sở thần tiên nào. Em hiểu được niềm hạnh phúc của tình yêu thương và sự nâng niu chiều chuộng của mẹ sẽ đem lại cho em những điều cần thiết hơn và cả những thứ vui hấp dẫn khác trên cõi đời này. Em bé đã sớm nhận thức được những trò chơi trên mây dưới sóng với bạn bè trong chốc lát làm sao có thể thay thế những giây phút được kề cận bên mẹ. Được gần gũi bên người mẹ thân yêu thay vì những thú vui chốc lát chính là niềm hạnh phúc của sự hi sinh.
Nếu bài thơ chỉ dừng lại đó thì Ta-go cũng ko thể vượt lên biên giới mà đến với chúng ta, với năm châu bạn bè được. Ở phần thứ hai với trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em bé đã nghĩ ra trò chơi hết sức thú vị “Con là mây và mẹ sẽ là trăng.”
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.”
Bằng trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em đã sáng tạo ra những trò chơi cho riêng mình, ở đó cũng có mây và trăng, cũng không thiếu bến bờ kì lạ, nhưng điều quý giá nhất là trong những trò chơi của em bé đều có hình ảnh của mẹ. Từ chối niềm vui riêng của mình để vui cùng mẹ là cả 1 quá trình diễn biến tâm lí sinh động và thú vị, đặc biệt cho cả 2 mẹ con. Em hiểu sâu sắc rằng niềm vui của mình chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên và ngược lại.
Đây là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn, không bao giờ nhàm chán. Vì trong đó hình ảnh đẹp tuyệt vời của 2 mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả:
“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”
Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kì diệu. Niềm vui đó được ủ kín, như của chỉ riêng 2 mẹ con mà người ngoài ko ai tìm được:
“Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”
Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hòa vào vũ trụ và cuộc sống xung quanh. Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi mạnh mẽ.
Qua câu chuyện, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống: Cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là 1 trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.
Ta-go đã lựa chọn 1 đề tài rất độc đáo cho thi phẩm của mình, tình yêu thương đầy hi sinh và sự sáng tạo của đứa con đối với mẹ – điều mà từ trước tới nay rất ít người đề cập. Và ông đã thành công trong việc mô tả, ngợi ca nó bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, lồng vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống. Bài thơ đã thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tim thơ mộng của con người.
Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về xem trọn vẹn nội dung
………………………………………………..
Bạn đang đọc nội dung bài viết Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Lớp 10 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!