Đề Xuất 3/2023 # Vẽ Nhân Vật Hoạt Hình Với Bảng Wacom # Top 6 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Vẽ Nhân Vật Hoạt Hình Với Bảng Wacom # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vẽ Nhân Vật Hoạt Hình Với Bảng Wacom mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giới thiệu khóa học

Được UNESCO xếp vào nhóm ngành Công nghiệp sáng tạo, Truyện tranh là một mỏ vàng, một ngành công nghiệp siêu lợi nhuận bởi giá trị gia tăng liên tục mà lĩnh vực này mang đến. Giá trị thành công mà các họa sĩ vẽ truyện tranh tạo ra không chỉ dừng ở số lượng tập truyện được phát hành mà còn kéo theo sự thành công ở các lĩnh vực khác như điện ảnh, hoạt hình, video game, công nghiệp đồ chơi, giáo dục, văn hóa & du lịch…

Học vẽ truyện tranh đang là một xu hướng nghề nghiệp hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn làm nghề nghiệp tương lai.

Bạn là học sinh, sinh viên chuyên ngành mỹ thuật, đồ họa, …

Bạn có một niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật vẽ tranh và bạn cũng muốn mình có thể vẽ được những bức tranh đó

Bạn có “10 điểm hoa tay” và muốn tận dụng thiên phú đó vào con đường nghệ thuật hội họa, xây dựng sự nghiệp từ chính đam mê của mình

Bạn đã nghe đến Wacom và muốn học sử dụng Wacom để hỗ trợ đấc lực cho công việc hiện tại của bạn

thì hãy đến với khóa học ” Vẽ nhân vật hoạt hình với bảng Wacom” tại chúng tôi

Khóa học sẽ hướng dẫn học viên cách xây dựng và tạo hình nhân vật đúng và đơn giản nhất bằng công cụ Wacom, giúp bạn khai thác hết toàn bộ những khả năng mà wacom có thể thực hiện và hỗ trợ công việc hiện tại của bạn tốt nhất.

Nội dung khóa học: Cách dùng photoshop và cách vẽ nhân vật cơ bản bằng wacom

Học viên sẽ nắm được cách sử dụng photoshop cơ bản và cách vẽ nhân vật đúng và đơn giản để có thể phát triển kỹ năng hơn sau này.

Đừng chần chừ gì nữa hãy tham gia ngay khóa học ” Vẽ nhân vật hoạt hình với bảng Wacom” tại Unica.vn!

Cách Thức Hoạt Động Của Bảng Vẽ Wacom

Không thể nhận định hoàn toàn là một sự thay thế hoàn hảo nhưng bảng vẽ Wacom là một sự hỗ trợ tối ưu. Các nhà thiết kế đồ họa, nghệ sĩ, họa sĩ minh họa, nhiều người có sở thích và các chuyên gia sáng tạo khác cần một thiết bị cho phép tác phẩm vẽ tay được số hóa hoặc hình ảnh kỹ thuật số (hậu kỳ nhiếp ảnh) được xử lý theo một cách tự nhiên, thoải mái hơn.

Các máy tính bảng Wacom cung cấp công nghệ, hiệu năng mang đến một vài lợi thế hơn so với điều hướng nhấp và rê chuột. Bút Wacom_bút stylus đi kèm với các bảng vẽ có thể giao tiếp hiệu quả hơn nhiều. Hệ thống nhạy cảm với áp lực sẽ cho phép xác định những đường nét dày hay mỏng, có thể ngay lập tức ghi lại các ký hiệu viết tay. Bảng vẽ giao tiếp với bút và thể hiện chính xác vị trí trên màn hình.

Các nhà thiết kế đồ họa có thể hưởng lợi từ việc dễ dàng biến các khái niệm thành hiện thực kỹ thuật số. Một nhiếp ảnh gia có thể điều khiển để chỉnh sửa một hình ảnh bằng tay cẩn thận hơn. Và hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thật tuyệt khi có những ghi chú viết tay hoặc biểu tượng đặc trưng xuất hiện trên máy tính của họ trong thời gian cần thiết để đặt bút lên giấy.

Không giống như một máy tính bảng iPad, Wacom cung cấp một số dòng và kiểu khác nhau. Trước tiên chúng ta hãy xem công nghệ và phần cứng phổ biến cho tất cả các máy tính bảng để nắm bắt chính xác chức năng của bảng vẽ Wacom.

Trước hết hãy đến với bút, Wacom gọi các hệ thống của bút là công nghệ Penabled dịch thô là công nghệ bút tương thích. Chắc chắn, những cây bút này trông tương tự như một số bút thông thường nhưng bên trong có một con chip kỹ thuật số, bộ điều biến và bộ phát. Tất cả các thành phần này phối hợp hoạt động một cách khá phức tạp, nhưng theo một cách nói đơn giản đầu bút hoạt động trên bề mặt máy bảng vẽ.

Từ trường phát ra từ bút được bảng cảm biến nhận ra. Từ đó, nó có thể theo dõi vị trí, áp lực và tốc độ của bút. Bản thân bảng cảm biến được tạo thành từ rất nhiều cuộn ăng ten nhỏ, nhưng nó cũng có một bảng điều khiển theo dõi các cuộn dây để xác định vị trí của dòng điện (tức là vị trí của bút). Wacom gọi công nghệ được cấp bằng sáng chế này là EMR – công nghệ cộng hưởng điện từ.

Các bảng vẽ Wacom đều được thiết kế công thái học, dễ sử dụng, dễ cài đặt mang lại cảm giác tự nhiên và thoải mái như dùng bút vẽ trên giấy, chính vì vậy Wacom là một công cụ hỗ trợ cho công việc sáng tạo. Bên cạnh đó bảng vẽ Wacom là một giải pháp khá lý tưởng để bạn có thể tiết kiệm một khoản chi cho giấy, bút, tẩy…

Top 50 Nhân Vật Hoạt Hình Sống Mãi Với Thời Gian

Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian – Phần 1

10/04/2019

Theo dõi phần 2 trong bài viết : “Top 50 nhân vật hoạt hình sống mãi với thời gian – phần 2”.

Muốn trở thành HỌA SĨ LÀM PHIM HOẠT HÌNH, đăng ký ngay. 

1.Thỏ Bunny

Trên thế giới có nhân vật hoạt hình nào nổi tiếng hơn thỏ Bunny hay không? Xuất hiện lần đầu tiên trong phim hoạt hình Wild Hare (1940) của Warner Brothers, chú thỏ đáng yêu Bunny khiến khán giả phải cười bò bằng câu nói cửa miệng, “What’s up, Doc?” Bất kể đóng vai kẻ chuyên đi chọc ngoáy người khác trong phim kinh điển What’s Opera, Doc? (1957) hay chàng hiệp sĩ tinh quái tron phim ngắn đoạt giải thưởng Oscar năm 1958 Knighty Knight, Bugs, chú đều mang lại tiếng cười cho khán giả. Chú là nhân vật hoạt hình đáng nhớ nhất mọi thời đại, xếp ngang hàng với một số ngôi sao hoạt hình khác trong danh sách này.

2. Homer Simpson

Kể từ khi xuất hiện trong chương trình giải trí The Tracey Ullman Show (1987), Homer Simpson đã làm hài lòng không ít khán giả truyền hình. Hai năm sau, Fox ưu ái dành chương trình riêng cho gia đình Simpson, và nó vẫn được phát sóng đến năm 2018.

Cũng như thỏ Bunny nổi tiếng qua câu nói cửa miệng, “What’s up, Doc?” (Có chuyện gì thế, bác sĩ?) Homer được nhiều người biết đến với câu cảm thán kinh điển, “D’ho!” Tên gọi Homer Simpson ẩn giấu một bí mật thú vị: Cha của tác giả Matt Groening cũng có tên là Homer. Và nếu chịu khó để ý đôi tai của Homer, bạn sẽ thấy nó là tên họ viết tắt của tác giả, MG.

3. Chuột Mickey

Chuột Mickey xuất hiện lần đầu trong Steamboat Willie (1928), được đích thân Walt Disney lồng tiếng. Bộ phim không chỉ đánh dấu sự ra mắt của Mickey mà còn là phim hoạt hình đầu tiên được lồng tiếng. Ngoài vai phù thủy tập sự trong Fantasia (1940), Mickey còn góp mặt trong một số phim hoạt hình ngắn đáng nhớ như Mickey and the Beanstalk (1947), Mickey’s Christmas Carol (1983),…

4. Bart Simpson

Bart Simpson là cậu con trai tinh nghịch của Homer Simpson. Cậu sinh ra để quấy rầy cha mẹ mọi lúc, mọi nơi. Cậu gây rắc rối từ trong nhà ra đến ngoài đường. Cậu thường thể hiện thái độ coi thường nhà chức trách bằng câu nói lém lỉnh, hài hước, “Eat my shorts” (Ăn cái quần tao ý.) Kể từ lúc xuất hiện năm 1987, Bart Simpson đã trở thành biểu tượng đáng nhớ trong các tập phim The Simpsons.

5. Charlie Brown

Cậu bé đáng yêu, không biết đá banh Charlie Brown xuất hiện lần đầu trong comic strip Lil’s Folks của Charles Schulz (1938). Sau đó, cậu lần lượt xuất hiện cùng chú chó đáng yêu Snoopy và cô bạn nhỏ tóc đỏ trong truyện tranh Peanuts (1950) và phim hoạt hình A Charlie Brown Chrismas (1965). Cậu làm tan chảy trái tim hàng triệu khán giả mỗi dịp Giáng sinh về.

6. Fred Flintstone

Nếu không phải vì Fred Flintstone, thì có lẽ Homer Simpson và Peter Griffin đã không hiện diện trên đời này. Fred xuất hiện lần đầu trong chương trình truyền hình The Flintstones (1960). Được xây dựng dựa trên chương trình truyền hình hài hước nổi tiếng The Honeymooners.

The Flintstones là chương trình hoạt hình sitcom đầu tiên lên sóng vào “giờ vàng” suốt 6 mùa liên tiếp, và được nhiều đài truyền hình mua bản quyền phát sóng. Anh chàng thượng cổ đáng yêu Fred Flintstone cùng cô vợ Wilma và hai người hàng xóm Barney và Wilma Rubble sống ở thời tiền sử, nhưng vẫn tận hưởng tiện nghi vật chất như thời hiện đại. Cha đẻ của The Flintstones, bộ đôi họa sĩ hoạt hình William Hanna và Joseph Barbera từng làm việc cho hãng MGM trước khi đứng ra thành lập công ty riêng.

7. Grinch

Được chuyển thể từ bộ truyện thiếu nhi cùng tên của Dr. Seuss (1957) và phát sóng lần đầu tiên trên truyền hình vào năm 1966, phim hoạt hình How the Grinch Stole Chistimas! xoay quanh câu chuyện về sinh vật lông lá, xanh lè Grinch (Boris Karloff) thích sống cô độc trong hang, tìm cách phá hoại Giáng sinh của dân làng Whoville. Grinch chiếm nhiều cảm tình của người xem đến nỗi Jim Carrey phải cho tái xuất trên màn ảnh rộng vào năm 2000. Phim được trình chiếu thường xuyên trên TV vào dịp Giáng sinh.

8. Popeye

Popeye chào đời từ comic strip Thimble Theatre của E. C. Segar (1929), và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Bốn năm sau, Popeye được họa sĩ hoạt hình Max Fleisher đưa lên màn ảnh rộng, rồi được Paramount Studios chuyển thể thành TV series vào đầu những năm 1960. Năm 1980, Robert Altman ra mắt phim Popeye với Robin Williams đóng vai chàng thủy thủ thích ăn rau chân vịt Popeye, còn Shelley Duval vào vai bạn gái của anh, OIive Oyl.

9. Wile E. Coyote

Wile E. Coyote ra mắt lần đầu trong phim ngắn Fast and Furry-ous của hãng Warner Brothers (1949), rồi kể từ đó góp mặt trong gần 50 phim ngắn. Ở mỗi tập phim, Coyote tội nghiệp dù dùng trăm phương ngàn kế vẫn không tài nào bắt được chú chim Road Runner, mà trái lại còn bị “gậy ông đập lưng ông.” Hầu hết các tập phim kinh điển do Chuck Jones và Michael Maltese hợp tác sản xuất đều là phim câm, và chỉ được lồng tiếng khi Coyote đóng cặp với Bugs Bunny.

10. Sóc Rocky và nai Bullwinkle

Nếu như phim hài kinh điển Hollywood có những bộ đôi diễn viên hài như Laurel và Hardy, Martin và Lewis, thì TV cartoon có bộ đôi nhân vật hoạt hình Rocky và Bullwinkle, xuất hiện lần đầu trong chương trình truyền hình Rocky and His Friends của Jay Ward (1959), thường đề cập vấn đề văn hóa, chính trị đương thời dưới góc nhìn hài hước, dí dỏm. Chương trình bị ngừng phát sóng trên kênh truyền hình ABC và NBC vào năm 1964, nhưng những kênh truyền hình khác vẫn tiếp tục phát nó. Những nhân vật hoạt hình khác trong chương trình như Boris, Natasha, Mr. Peabody, và Sherman cũng trở nên nổi tiếng theo cách riêng của mình.

11. SpongeBob SquarePants

SpongeBob SquarePants và những người bạn đến từ Bikini Bottom ra mắt lần đầu tiên trên Nickelodeon (1999), và trở thành ngôi sao chương trình thành công nhất từ trước đến nay của kênh truyền hình này. Năm 2019, SpongeBob cùng những người bạn Patrick Star, Squidward Tentacles, Mr. Eugene Krabs, và Sandy Cheeks được đưa lên màn ảnh rộng. Thú vị thay cha đẻ của SpongeBob lại là nhà sinh học biển Stephen Hillenburg.

12. Eric Cartman

Eric Cartman là cậu bé ưa văng tục, chửi bậy trong series hoạt hình South Park của Trey Parker và Matt Stone, được phát sóng trên kênh truyền hình Comedy Central từ năm 1997. Phim có độ dài kỷ lục, chỉ đứng sau The Simpsons mà thôi. Cậu nhiều lần bị “vạ miệng” vì câu nói vô tâm, thực dụng của mình, “Screw you guys. I’m going home.” (Kệ tụi bay. Tao về nhà đây.)

13. Vịt Daffy

Xuất hiện lần đầu trong Porky’s Duck Hunt (1937), trải qua nhiều thập niên, Daffy “lột xác” từ chú vịt hài hước, vụng về thành nhân vật châm biếm như chúng ta biết hiện nay. Cảnh Daffy xúi Elmer Fudd bắn Bugs Bunny được các nhà phê bình đánh giá là một trong những cảnh đáng nhớ nhất trong phim hoạt hình Rabbit Fire (1951). Đạo diễn Steven Speilberg tiết lộ nhiều bộ phim của ông chịu ảnh hưởng từ phim hoạt hình khoa học viễn tưởng Duck Dodgers in the 24 ½ Century (1952).

14. Heo Porky

Nổi tiếng với câu nói ấp úng làm nên thương hiệu của mình, “That’s all, folks!” (Đấy… đấy… đấy là toàn bộ câu chuyện!) khi kết thúc phim, heo Porky được khán giả biết đến qua phim hoạt hình I Haven’t Got a Hat của Warner Brothers (1935). Từ một chú heo con mập ú, chậm chạp, ngốc ngếch, trải qua nhiều thăng trầm, Porky “lột xác” trở thành đối thủ của Dodo tinh quái trong Porky in Wackyland (1938), trợ thủ đắc lực của vịt Daffy trong Duck Dodgers.

15. Scooby-Doo và Shaggy

Những ai sinh ra vào thập niên 60, 70, và 80 hẳn không thể nào quên series hoạt hình kể về hành trình giải đáp bí ẩn của Scooby-Doo, Shaggy, và những người bạn.

Được tạo ra bởi William Hanna và Joseph Barbera, Scooby và những người bạn được lên sóng truyền hình CBS vào năm 1969 qua series hoạt hình Scooby Doo, Where Are You? Từ năm 1976 đến 1991, ABC giành quyền phát sóng về Scooby, Shaggy, Fred, Daphane, và Velma. Chiếc xe tải Mystery Machine tiếp tục hành trình lăn bánh không nghỉ trong những bộ phim mới.

16. Mr. Magoo

Nhà triệu phú mắt mờ Mr. Magoo được coi là hiện thân của đức tính kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Được John Hubley tạo ra cho United Productions International (1949), Mr. Magoo xuất hiện lần đầu trong The Ragtime Bear, và người đầu tiên chịu trách nhiệm lồng tiếng cho nhân vật này Jim Backus, từng tham gia đóng phim Gilligan’s Island. Năm 1956, phim hoạt hình Magoo của United Production Internationl đoạt giải Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. Năm 1997, Mr. Magoo được chuyển thể thành phiên bản điện ảnh với Leslie Nielsen đóng vai chính.

17. Beavis và Butthead

Ngông nghênh, phát ngôn gây sốc, hai cậu bé tuổi teen Beavis và Butthead là hình tượng tiêu biểu của thế hệ X, thế hệ được sinh gia trong giai đoạn 1961 – 1981, xuất hiện lần đầu tiên trong chương trình MTV Liquid Television (1992), có chương trình MTV riêng vào năm 1993, rồi góp mặt trong phim truyện đình đám Beavis and Butthead Do America (1996). Chương trình nhận phải nhiều ý kiến khen chê trái chiều của giới phê bình và công chúng vì mang nội dung hài hước người lớn, và ngừng phát sóng vào năm 1997. Năm 2011, MTV cho bộ đôi này tái xuất thêm một mùa nữa. Tác giả Mike Judge tiếp tục ra mắt những chương trình khác như King of the Hill.

18. Fat Albert

Vào cuối thập niên 60, danh hài Bill Cosby bắt đầu kể những câu chuyện cười về Fat Albert, và nhân vật này có mặt trong một số bản thu âm của tác giả. Năm 1972, Fat Albert được đưa lên chương trình Fat Albert and the Cosby Kids của CBS. Chương trình được phát sóng đến năm 1985. Cosby chịu trách nhiệm lồng tiếng và làm cho Fat Albert trở nên nổi tiếng với câu nói cửa miệng, “Hey, hey, hey!” (Này, này!)

19. Betty Boop

Betty Boop là nhân vật hoạt hình được lấy cảm hứng từ ngôi sao phim câm Clara Bow, xuất hình lần đầu tiên vào năm 1930. Được tạo ra bởi họa sĩ hoạt hình tiên phong Max Fleisher, Boop gắn liền với hình tượng gợi cảm người lớn. Betty Boop được công chúng biết đến qua những bộ phim hoạt hình ngắn trên TV vào những năm 1950. Đến những năm 1980, cô tái xuất với vai trò khách mời (cameo) trong Who Framed Roger Rabbit?

20. George Jetson

Series hoạt hình vui nhộn The Jetsons tuy đi theo mô típ gia đình như người tiền nhiệm The Flintstones, nhưng lấy bối cảnh thời đại không gian. George Jetson là người đàn ông biết chăm lo cho gia đình, thỉnh thoảng chỉ muốn yên thân, nhưng vợ con, ông chủ, và chú chó nào để anh toại nguyện. Phim khởi chiếu năm 1962, nhưng chỉ phát sóng trong hai mùa mà thôi. Vào giữa những năm 1980, phim được “hồi sinh” trên màn ảnh nhỏ, rồi được chuyển thể thành phim truyện (1990).

21. Pink Panther

Xuất hiện trong bộ phim cùng tên do Peter Sellars thủ vai chính (1963), Pink Panther sớm trở thành ngôi sao hoạt hình nổi tiếng theo đúng nghĩa. Năm 1964, Pink Panther phiên bản phim chiếu rạp đầu tiên The Pink Phink đoạt giải Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. Pink Panther phiên bản TV series ra mắt năm 1969. Nhạc nền do Henry Mancini sáng tác góp phần không nhỏ vào thành công của bộ phim và thương hiệu Pink Panther.

22. Gumby

Gumby và chú ngựa Pokey ra đời trong dự án phim do Art Clokey thực hiện từ hồi còn là sinh viên Đại học Nam California. Bộ đôi nhân vật làm bằng đất sét sớm lọt vào mắt xanh của NBC, có series riêng vào năm 1955, đến năm 1969 thì bị dừng sản xuất, rồi “hồi sinh” vào cuối thập niên 1980. Năm 1982, Eddie Murphy thậm chí còn đưa hình ảnh nhân vật hoạt hình này vào series Saturday Night Live.

23. Underdog

24. Chim Tweety và mèo Sylvester

Phim hoạt hình A Tale of Two Kitties của Warner Brothers (1942) đánh dấu sự ra mắt của chim Tweety, nhưng mãi năm năm sau, mèo Sylvester mới xuất hiện. Trong phim hoạt hình ngắn đoạt giải Oscar Tweety Pie (1947), Sylvester luôn tìm cách ăn thịt Tweety, nhưng lần nào Tweety cũng thoát thân trong gang tấc.

25. Speed Racer

Những ai là “mọt phim” anime hẳn không thể không biết đến Speed Racer cùng chiếc xe đua Mach 5 của anh. Nhờ phim live-action (2008) và những series hoạt hình mới ra mắt gần đây, Speech Racer vẫn còn sống mãi trong lòng người xem đến tận ngày nay.

CMAVN dịch và biên tập từ thoughtco.com 

Người Thật Thành Nhân Vật Hoạt Hình

Ý TƯỞNG VẼ THÔNG MINH – ẢNH VS TRANH

Trong video này, tôi sẽ chỉ bạn cách sáng tạo với những thủ thuật tuyệt vời này, giúp bạn biến mình thành nhân vật hoạt hình dễ thương. Tôi sẽ chỉ bạn cách hiểu rõ hơn về tỷ lệ và cách thực hiện những bức vẽ giống như truyện tranh giúp bạn gây ấn tượng với bạn bè. Tôi sẽ chỉ bạn cách sử dụng ảnh tham chiếu để tạo ra những bức tranh tuyệt đẹp trên iPad với Procreate. Chỉ mất vài phút để tái tạo và khiến các chi tiết trở nên đầy kịch tính và cách biểu đạt được phóng đại. Đây sẽ là một bài tập tuyệt vời nếu bạn đang muốn trở thành một họa sĩ hoạt hình tài năng và muốn biết cách khiến chân dung đối xứng hơn. Tôi cũng sẽ chỉ cho bạn cách chính xác để vẽ hoặc sơn những thứ khác nhau và tránh mắc lỗi nhỏ. Điều quan trọng là tác động áp lực phù hợp lên bút chì của bạn và đổ bóng thay vì sử dụng các đường in đậm xung quanh đối tượng của bạn. Dấu thời gian: 0:07 – Hướng dẫn vẽ chân dung hoạt hình 2:04 – Nghệ thuật tạo hình tuyệt vời 3:33 – Cách vẽ chính xác 5:14 – Cách vẽ môi 6:51 – Hướng dẫn vẽ chân dung 9:05 – Bài tập vẽ tay 10:10 – Cách làm sạch cọ sơn của bạn 12:18 – Thủ thuật vẽ phối cảnh Video này được thực hiện cho mục đích giải trí. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ sự bảo đảm nào về tính đầy đủ, an toàn và độ tin cậy. Bất kỳ hành động nào bạn thực hiện dựa theo thông tin trên video này đều tự chịu rủi ro và chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại hoặc tổn thất nào. Trách nhiệm của người xem là sử dụng có phán đoán, chăm sóc và phòng ngừa nếu có kế hoạch bắt chước, mô phỏng.

Video sau đây có thể có hành động được thực hiện bởi các diễn viên của chúng tôi trong môi trường được kiểm soát – vui lòng sử dụng biện pháp phán đoán, chăm sóc và phòng ngừa nếu bạn dự định sao chép.

Đăng ký 5 PHÚT THỦ CÔNG

Soi Sáng Youtube:

CHUYỆN KỂ CÓ THẬT:

123GO! Vietnamese:

123 GO! Challenge Vietnamese:

Music by Epidemic Sound:

Tài liệu chứng khoán (hình ảnh, cảnh quay và khác):

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vẽ Nhân Vật Hoạt Hình Với Bảng Wacom trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!