Đề Xuất 3/2023 # Vẽ Đường Xu Hướng (Trendline) Trong Đồ Thị Excel # Top 10 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Vẽ Đường Xu Hướng (Trendline) Trong Đồ Thị Excel # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vẽ Đường Xu Hướng (Trendline) Trong Đồ Thị Excel mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hôm nay Trung Tâm Tin Học trở lại chuyên đề Excel với một nội dung nâng cao hơn chút xíu. Chủ đề này thiên về ứng dụng hơn là lý thuyết. Đó là về đường xu hướng hay chính xác thì gọi là Trendline trong Excel.

Đường xu hướng, Trendline là gì?

Trendline là một đường biểu thị xu hướng của tập giá trị có sẵn. Người ta dùng trendline có thể ước đoán xu hướng tương lai dựa vào mẫu giá trị cũng như dùng nội duy các giá trị khác.

Về cách vẽ Trendline kĩ thuật xin không bàn ở đây. Bài viết này chỉ hướng dẫn cách vẽ Trendline trong Excel.

Bảng dữ liệu

Bài toán đặt ra là dựa vào đồ thị này, hãy dự đoán xu hướng và số trẻ em suy dinh dưỡng vào năm 2015.

Đó là một nhiệm vu cơ bản của Trendline – Đường xu hướng. Chúng ta bắt đầu vẽ đường xu hướng cho dãy dữ liệu này.

Chờ chút, hãy để lại email, chúng tôi sẽ gửi bài vào email bạn, cùng nhiều bài khác nữa.

Cách vẽ Trendline trong Excel

Nhấp chuột phải vào  đồ thị, chọn Add Trendline như hình vẽ dưới

Trong menu xổ ra, chọn Format Trendline

Trong hộp thoại Format Trendline, chọn Display Equation on Chart và Display R-squared value on Chart

Ta sẽ thấy phương trình y=-13.9x+170.5 và R2 = 0.980 hiện lên trên đồ thị. Trong đó:

Phương trình y=-13.9x+170.5 chính là phương trình hàm số của đường Xu hướng – Trendline

R2 = 0.980 gần bằng 1 cho thấy rằng phương trình Trendline được vẽ khá chính xác và có độ tin cậy cao trong trường hợp này

Để dự đoán số trẻ suy dinh dưỡng năm 2015, cùng bước nhãy 5 năm với nhóm dữ liệu trên, ta làm như sau:

Trong bảng dữ liệu trên, năm 2015 nếu đưa vào thì sẽ là hàng thứ 6 của nhóm dữ liệu

Vậy ta thay x=6 vào phương trình Trendline, ta sẽ có số trẻ em suy dinh dưỡng năm 2015 là: y=-13.9x+170.5 = -13.9*6+170.5 = 87.1

Nếu bạn muốn cảm ơn, vui lòng sử dụng các icon Facebook phía dưới cùng để chia sẻ cho bạn bè mình. Đó là cách để giới thiệu cũng như giúp chúng tôi phát triển.

Cách Vẽ Trendline (Đường Xu Hướng)

Không có một định nghĩa chính xác về đường xu hướng, bởi mỗi trader lại có những ý kiến của riêng mình về trendline.

Về cơ bản, đường xu hướng (trendline) là đường nối giữa các đáy để tạo thành đường hỗ trợ (trong 1 xu hướng tăng) hoặc là đường để nối các đỉnh để tạo thành đường kháng cự (trong 1 xu hướng giảm).

Biểu đồ USD/CAD

Các lưu ý về đường xu hướng:

Đường xu hướng không bao giờ là đường ngang, phải luôn luôn là đường chéo.

Chỉ có hai loại đường xu hướng, đường xu hướng giảm và đường xu hướng tăng, khi thị trường sideway (đường xu hướng nằm ngang) thì không được xem là đường xu hướng.

Một đường xu hướng giảm cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm và nếu chúng bị phá vỡ, rất có thể thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ giảm sang tăng.

Một đường xu hướng tăng cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và nếu chúng bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ tăng sang giảm.

Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng nhưng cần phải có thêm đỉnh thứ 3 thì đường xu hướng đó mới được xác nhận. Như vậy, sẽ có 1 sự xác nhận xu hướng khi giá chạm trend tạo thành đỉnh thứ 3.

Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.

Về cơ bản, giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì càng có giá trị, bởi vì có nhiều nhà giao dịch sẽ sử dụng chúng như là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Đường trendline khi vẽ cả râu nến

Các quy tắc cần nhớ để vẽ trendline:

Để xác nhận một xu hướng, bạn cần ít nhất ba điểm nằm trên cùng một đường: Khi vẽ đường xu hướng, bạn phải có tối thiểu hai điểm. Để xác nhận xu hướng hỗ trợ hoặc kháng cự, bạn cần thêm 1 điểm thứ ba, nằm trên cùng một đường với hai điểm trước đó

Cách giao dịch với đường xu hướng (trendline):

Có ba cách để giao dịch với đường xu hướng gồm: Giao dịch theo sự dịch chuyển xu hướng, giao dịch theo hướng điều chỉnh và giao dịch phá vỡ

Trendline Là Gì? Cách Vẽ Trendline (Đường Xu Hướng) Chuẩn Nhất

Đường xu hướng (trendline) là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và cơ bản nhất mà một trader cần phải hiểu và biết cách sử dụng. Trên thực tế có khá nhiều trader dường như bỏ quên công cụ cơ bản này để hướng đến những chỉ báo phức tạp hơn nhưng cho dù là sử dụng chỉ báo hay chiến lược phân tích gì đi chăng nữa thì xác định được hướng đi của giá vẫn là yếu tố nòng cốt nhất trong đầu tư forex. Là công cụ cơ bản nhưng cũng có rất nhiều nhà đầu tư vẽ sai, dẫn đến vào lệnh không đúng, giảm thiểu lợi nhuận, thậm chí đi ngược lại với xu hướng của thị trường, tạo ra rủi ro khá lớn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của các đường xu hướng và cách vẽ chúng trên phần mềm MT4 cũng như cách áp dụng trendline vào trong giao dịch.

Trendline là gì?

Xu hướng (trend) là một hướng đi chung của giá cả trên thị trường trong một khung thời gian nhất định. Xu hướng có thể là tăng, giảm hoặc đi ngang và thường được dùng để phân tích trong dài hạn.

Đường xu hướng (trendline) là một đường thẳng được vẽ bởi chính trader dựa trên dữ liệu giá quá khứ, giúp họ nhận định được xu hướng của giá trong tương lai. Trendline có 3 loại: uptrend (xu hướng tăng), downtrend (xu hướng giảm) và sideway (xu hướng đi ngang).

Các loại trendline và cách vẽ

Uptrend (xu hướng tăng): xu hướng tăng là một xu hướng được xác định khi đáy mới cao hơn đáy cũ. Trong xu hướng tăng, đường trendline được vẽ bằng cách nối các đáy lại với nhau sao cho phần lớn các mức giá trong xu hướng đó đều nằm phía trên đường trendline, lúc này trendline đóng vai trò như một đường hỗ trợ.

Giao dịch theo xu hướng của trendline

Nhà đầu tư dựa vào xu hướng hiện tại của giá, vẽ đường trendline và xác định các điểm vào, ra lệnh kết hợp Stop-loss và Take-profit để kiếm được lợi nhuận trên xu hướng đó.

Ví dụ: giao dịch với uptrend (xu hướng tăng): thị trường đang ở xu hướng tăng giá, nhà đầu tư xác định điểm mua vào và chờ đợi giá tăng theo đúng xu hướng đã dự đoán.

Điểm vào lệnh tại mức giá chạm với trendline

Stop-loss: tại đáy gần nhất trước điểm vào lệnh

Điểm vào lệnh: tại các mức giá chạm vào đường trendline

Stop-loss: tại đỉnh gần nhất với điểm vào lệnh

Dấu hiệu để nhận biết giá đi ra ngoài xu hướng và đảo chiều khi nó bắt đầu đi ra khỏi đường trendline. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là khi chúng ta phải xác nhận thêm một vài yếu tố khác nữa xảy ra sau đó.

Đầu tiên các bạn có thể thấy là giá đang theo xu hướng tăng, chúng ta thiết lập đường trendline cho xu hướng tăng này.

Tại vị trí được đánh số (1) trong hình, một cây nến giảm xuất hiện và vượt ra khỏi ngưỡng của trendline. Nếu như xu hướng tăng tiếp tục thì đáng lẽ ra cây nến đó phải có giá đóng cửa nằm phía trên đường trendline, nhưng nó lại giá có đóng cửa nằm ngoài đường trendline, cho thấy một tín hiệu đảo chiều, tuy nhiên tín hiệu này chưa thật sự mạnh.

Một vài phiên giao dịch diễn ra ngay sau đó với mức độ biến động giá không nhiều, tuy nhiên giá bắt đầu tạo đáy mới, thể hiện ở vị trí số (2) trên hình, thấp hơn so với những đáy của xu hướng tăng trước đó, điều này cũng chứng tỏ giá bắt đầu phá vỡ xu hướng.

Tại vị trí số (3), một cây nến Doji xuất hiện, kéo giá trở lên lại gần sát với đường trendline. Nếu như cây nến này trở lại khu vực trendline lúc đầu, thì có khả năng giá sẽ thiết lập lại xu hướng tăng như ban đầu, dấu hiệu đảo chiều không đúng. Nhưng trong trường hợp này, giá chỉ vừa chạm trendline và ngay sau đó là một cây nến giảm thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh. Nếu nhà đầu tư vào lệnh tại điểm này thì có khả năng thu được lợi nhuận cao khi mạo hiểm đón đầu một xu hướng mới.

Và kết quả là ngay sau đó một vài phiên giao dịch, giá bắt đầu giảm mạnh, chính thức đảo chiều và chuyển sang một xu hướng mới.

Các hướng đi của giá ở ví dụ trên chính là các yếu tố cũng như các tín hiệu mạnh cho một sự phá ngưỡng trendline và đảo chiều.

Các lưu ý khi sử dụng đường trendline

Giao dịch với trendline thật ra không quá phức tạp, tuy nhiên, mọi sự phân tích của bạn có đúng hay không thì tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn vẽ trendline có chuẩn hay không.

2 đỉnh hoặc 2 đáy là điều kiện cần để có thể vẽ được đường trendline. Tuy nhiên, càng nhiều đỉnh hoặc đáy tiếp xúc với trendline (ít nhất là 3) thì đường trendline của bạn càng chính xác và khả năng năng phá vỡ trendline sẽ thấp.

Lưu ý: trendline đã qua được nhiều đỉnh (downtrend) hoặc đã qua được nhiều đáy (up trend) thì khả năng phá vỡ xu hướng càng cao

Trong một xu hướng tăng, điều kiện tiên quyết để vẽ được đường trendline là đáy sau cao hơn đáy trước, còn đỉnh sau cao hơn hay thấp hơn đỉnh trước cũng không quan trọng. Tương tự, trong một xu hướng giảm, điều kiện để vẽ được đường trendline là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau cao hay thấp hơn đáy trước không quan trọng

Đường trendline càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng phá vỡ càng cao

Đường trendline có thể không đi qua các râu nến (bóng nến), nhưng khi phân tích trendline, cần phân tích rộng thành một khu vực chứ không đơn thuần là một đường thẳng. Khi các bóng nến vượt qua ngưỡng trendline thì chưa chắc đó là dấu hiệu của một sự phá vỡ đường xu hướng.

Không được ép đường trendline theo mong muốn của bản thân. Phải thật khách quan khi xác định các đỉnh và đáy, có như thế thì việc dự đoán xu hướng của giá mới chính xác

Vẽ trendline trên những khung thời gian W1, D1, H4, H1 và trendline trên các khung thời gian này phải đồng nhất

Trendline không phải là một công cụ cung cấp tín hiệu giao dịch mạnh, chính vì thế, nhà đầu tư nên sử dụng thêm một vài chỉ báo kết hợp để có thể vào lệnh chắc chắn hơn. Một số chỉ báo mà nhà đầu tư có thể sử dụng để kiểm chứng trendline như chỉ báo Volume, MACD, RSI…

Cách vẽ trendline trong phần mềm MT4

Đầu tiên, chọn công cụ vẽ trendline trên thanh menu

Cách Vẽ Trendline (Đường Xu Hướng) Trong Forex Đúng Và Chính Xác Nhất

Cách vẽ trendline sao cho đúng và chuẩn nhất đã không còn xa lạ gì đối với những trader lâu năm và chuyên dùng đường trendline để phân tích kỹ thuật nhưng đa số ít người dùng được đúng ưu điểm của trendline vì thế tạo ra hiệu quả cực kém.

Trendline là gì?

Được gọi là đường xu hướng và là 1 đường thẳng nhằm hỗ trợ cho những nhà đầu tư hay trader nhận định xu hướng giá trong 1 khoảng thời gian tương ứng và đường Trendline (đường xu hướng) được tạo ra bằng cách nối hai hay nhiều điểm lại với nhau. Trong đó:

Đường TrendLine xu hướng tăng (Uptrend) là 1 đường thẳng dùng để nối các đáy với nhau sao cho phần lớn của những mức giá của xu hướng hiện tại đều nằm ở trên đường thẳng đó.

Đường TrendLine xu hướng giảm (Downtrend) là 1 đường thẳng dùng để nối các đỉnh với nhau sao cho phần lớn của những mức giá của xu hướng hiện tại đều nằm ở trên đường thẳng đó.

Trong xu hướng đi ngang (Sideway) và tất nhiên là mọi đáy & đỉnh bằng nhau vì vậy đường trendline nối các đáy sẽ là đường hỗ trợ và đường thẳng nối các đỉnh là đường kháng cự.

Cách xác định trendline

Để vẽ được đường TrendLine đúng trước tiên mình nhìn vào biểu đồ và xác định 2 đỉnh chính hoăc 2 đấy chính và nối 2 đỉnh chính hoăc 2 đấy chính lại với nhau.

Tuy nhiên làm thế nào để xác định đâu là xu hướng chính và đâu là xu hướng phụ? Muốn phân biệt được bạn phải xác định được swing point (điểm biến động)của thị trường và nối 2 đỉnh chính hoăc 2 đấy chính lại với nhau. Bạn chỉ cần dựa vào các TrendLine được tạo thành từ hơn 3 swing point để xác định được là xu hướng chính của thị trường

Một số điều bạn cần biết khi vẽ đường trendline trên biểu đồ

Đường TrendLine càng dốc sẽ kéo theo độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ sẽ càng cao.

Để vẽ được một đường xu hướng đúng bạn cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đấy nhưng nó cần tới 3 swing point để xác nhận 1 đường xu hướng hợp lệ nhất.

Đường xu hướng (TrendLine) sẽ mạnh mẽ hơn nếu nó chạm nhiều lần & không bị phá vỡ.

Bạn nên nhớ bạn không thể vẽ 1 đường trendline theo ý mình được. Những trader vẽ trendline còn dựa vào giá đóng nến và còn kết hợp giá đóng, mở, nến thấp, nến cao.

Cách vẽ trendline trên TradingView và MT4

Nếu bạn dùng phần mềm TradingView và sau khi chọn cặp tỷ giá ưa thích bạn hãy chú ý đến thanh công cụ (hình).

Và bạn đã thấy 1 dãy số màu đen và số 2 chính là đường TrendLine và chứa toàn bộ công cụ cho những trader vẽ đường xu hướng chuẩn nhất nhằm tìm xu hướng giá và xác định những vùng kháng cự, hỗ trợ, các kênh giá…

Thông qua bài viết này các bạn cũng đã biết được khái niệm và cách vẽ trendline trong forex cũng như cách xác định xu hướng và đây là công cụ tốt cho bạn phân tích kỹ thuật để chơi Forex.

cách vẽ đường trendline trong forex, cách vẽ đường xu hướng, cách vẽ trendline trong forex, cách vẽ trendline trong mt4, cách xác định trend, trendline là gì

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vẽ Đường Xu Hướng (Trendline) Trong Đồ Thị Excel trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!