Cập nhật nội dung chi tiết về Vẻ Đẹp Của Người Phụ Nữ Việt Trong Tranh Nguyễn Phan Chánh mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Không hiểu sao tôi lại không thích những cô gái tô son, trát phấn ở giữa thủ đô mà tìm về thôn Kim Liên ở ngoại thành. Tôi đứng dựa gốc cây nhìn những cô gái quần đen áo nâu giống những cô gái quê mình, có cô phảng phất như cô gái ở hội Chùa Hoa Mộc nào mà mình đã yêu, mối tình đầu mà chẳng nên duyên” – Nguyễn Phan Chánh. Bài viết của bà Nguyệt Tú – con gái lớn của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.Phía bên trái bức tranh “Chơi ô ăn quan” nổi tiếng, danh họa Nguyễn Phan Chánh, đề một bài thơ Hán Nôm và tự dịch: “Đương ngây thơ chưa quen gì màu son phấn, Chỉ biết đua nhau đuổi bướm, tranh hoa; Nhưng lại choán được màu xuân hơn nơi lầu son gác tía. Mà không học thói làm mây, làm mưa trên núi Dương Đài”
Mười bốn, mười lăm bức vẽ vào thời kì chống Mỹ ác liệt của Nguyễn Phan Chánh: Bát nước giải lao, Chống hạn gặp mưa, Tắm ao, Sau giờ trực chiến, Hạnh phúc, Múa ong vò vẽ, Tắm cho con, Rạng ngày cho con bú, Hộ đẻ, Chăn vịt, Chiều về tắm cho con, Trăng tỏ, Trăng lu … thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, vẫn nguyên vẻ hồn hậu, bình dị, thêm phần quả cảm.
Một tấm gương lớn dọc theo bức tranh Kiều, có đề câu Kiều bằng chữ Nôm: “Rõ màu trong ngọc, trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Kiều ngồi đó, soi mình trong gương – ở cận cảnh là làn tóc thả nhẹ qua vai, để lộ trên nền tranh toàn một màu lụa, những bức lụa cuối đời. Ở tuổi ngoài 80, 81, cha tôi không đi xa được để lấy ký họa về cảnh nông thôn quen thuộc. Vào thời kỳ này, máy bay Mỹ bắn phá ác liệt Hà Nội, thủ đô đi sơ tán. Cha tôi vẫn ở lại Hà Nội lưu luyến những bức tranh đang vẽ dở, khi nghe còi báo động lại xuống hầm, hết báo động lại lên, mải miết hòa màu, ngắm ngắm, vẽ vẽ. Hai bức tranh Tiên Dung ngồi và Chử Đồng Tử đã được hoàn thành trong hoàn cảnh như vậy.
Hình Tượng Người Phụ Nữ Trong Tranh Lụa Nguyễn Phan Chánh
Trên những trang nhật ký đã ngả vàng của cha tôi, danh họa Nguyễn Phan Chánh. Tôi đọc lại những lời tâm sự: Có một bức tranh cổ vẽ ba nhóm núi xa xa nhóm giữa vẽ mặt trời sắp lặn, một đàn chim bay về ngàn, trước mặt bức tranh vẽ một cô thôn nữ búi khăn mặc áo đồng lầm dài, quần lụa đen đang ngồi dưới gốc cây bên đường, bên người cô có quàng cái nón bằng quai thao. Trên bức tranh ấy có đề mấy câu thơ Nôm:
“Chim bay về núi tối rồi Em không lo liệu còn ngồi đợi ai”.
Về sau tôi gặp lại người thôn nữ ấy không phải trong bức tranh vẽ tôi đã nhìn thấy mà là một thiếu nữ sinh động đang đi trên đường phố Hà Nội.
“Mình tự hỏi tại sao lại cứ để ý vào người phụ nữ nông thôn mà không thích các cô thành thị sắc sảo chau chuốt hơn. Phải chăng bức tranh cổ vẽ cô gái ngồi ở gốc cây vào buổi chiều tối đã ảnh hưởng đến khiếu thẩm mĩ của mình”. Rồi khi đi xem những ngày hội ở quê làm cho tôi nhớ mãi dáng điệu ngây thơ thật thà ấy của các cô thôn nữ mà không thích những cô gái tô son trát phấn ở thành thị.
Phải chăng nguồn cảm hứng và khiếu thẩm mĩ ấy ảnh hưởng đến phần lớn những bức tranh mà nhân vật hầu hết là người phụ nữ nông thôn. Các bức tranh: “Chơi ô ăn quan”, “Cô gái rửa rau cầu ao”, “Cô bắt cua”, “Sau giờ trực chiến”, “Bát nước giải lao”, “Sau giờ lao động”.
Vẻ đẹp thuần khiết, vẻ đẹp tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của những thiếu nữ nông thôn đã chiếm lĩnh tâm hồn họa sĩ và trở thành quen thuộc trong các bức tranh ở cuộc đấu xảo Paris ở Đông Dương 1930 – 1931
Đề tài tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã khẳng định ngay từ những ngày đầu sáng tác. Mối tình cố hữu của người nghệ sĩ là những con người lao động bình thường.
Từ sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc đến khi qua đời, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã sáng tác nhiều tác phẩm với các chủ đề khác nhau nhưng hình ảnh chính vẫn là đề tài phụ nữ và thiếu nhi mà ông rất yêu thích. Những sáng tác cuối đời của ông là các bức tranh lụa lấy đề tài từ văn học dân gian như: “Tiên Dung tắm”, “Lội suối”, “Kiều tắm”, bức tranh ông đang vẽ dở khi gần 90 tuổi là tác phẩm Thạch Sanh cứu công chúa.
Tranh lụa Nguyễn Phan Chánh không giống tranh lụa Trung Hoa, Nhật Bản, Nguyễn Phan Chánh có cách kể thật những câu chuyện trong đời sống hàng ngày, bình dị mà thân thiết. Nó tỏa ra sự ấm áp của những sự vật mà bất cứ ai cũng có thể thấy thấp thoáng quanh mình. Theo nhà văn Nguyễn Tuân: “Tác phẩm Nguyễn Phan Chánh khả ái ở điểm hoàn toàn Việt Nam. Không một chút lai căng hỗn độn ở ngoài lẻn được vào đấy, nó cho ta thấy cuộc sống đặc biệt không giống cuộc sống nào hết”.
Năm 1962 bức tranh “Kỳ lưng” của cha tôi đã làm xôn xao giới nghệ sĩ. Thời kỳ ấy do quan niệm khắt khe nên hầu như họa sĩ không được vẽ tranh nude. Bức tranh “Kỳ lưng” của cha tôi là bức tranh đầu tiên của cha tôi phá rào vẽ một cô thiếu nữ tắm trần. Bức tranh thể hiện hai thiếu nữ đang tắm ở một góc vườn, vẻ đẹp của người phụ nữ trong tranh vừa dìu dịu, vừa rất thật mà không thô thiển. Cha tôi thường nói chất liệu lụa mô tả làn da người phụ nữ tốt nhất. Sau này những bức như: “Tiên Dung”, “Kiều” cũng hấp dẫn với những mảng lụa mềm với màu sáng trắng ngần mà huyền ảo.
Sống giữa thủ đô những ngày kháng chiến chống Mỹ. Cha tôi đã ở tuổi ngoài 70 vẫn đạp xe đạp hoặc đi tàu điện xuống khu lao động An Dương để lấy chất liệu vẽ, khi tới hẳn trận địa pháo cao xạ lúc ăn cơm ở nhà người mẫu, cha tôi đã sống cuộc sống chiến đấu với dân quân tự vệ chiến đấu. Những cô gái ấy vừa là người nữ thanh niên đồng thời là người mẹ, tình mẹ con thiêng liêng trong chiến tranh đã làm họa sĩ xúc cảm sâu sắc.
Họa sĩ có cách vẽ chiến tranh riêng. Cha tôi nói: “không vẽ bắn súng trên lụa vì súng sẽ bắn thủng lụa”. Những bức tranh “Buổi sáng cho con bú”, “Buổi chiều cho con bú” thể hiện niềm hạnh phúc của người mẹ trước khi rời con ra trận địa và lúc trở về sau một ngày phục vụ ở trận địa pháo cao xạ.
Trong tác phẩm “Sau giờ trực chiến” tác giả đã thể hiện hình ảnh một người nữ dân quân vừa lao động vừa chiến đấu để bảo vệ sự bình yên cho xóm làng. Vẻ đẹp khỏe mạnh kiên cường tiềm ẩn trong vóc dáng của người phụ nữ với khẩu súng vác trên vai. Đồng thời bức tranh còn thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng giữa hai mẹ con, người mẹ đang khoác súng trên vai cầm gáo rửa chân nhưng mắt vẫn nhìn đứa con trìu mến yêu thương. Suốt một ngày ở trận địa xa con, giữa cái sống và cái chết trong gang tấc, còn niềm vui nào lớn hơn khi trở về đón con của mình từ tay người bảo mẫu. Không phải ngẫu nhiên mà sau mấy chục năm trời được thể hiện trên lụa dường như đây là lần đầu tiên người con gái trong tranh lụa Nguyễn Phan Chánh cười. Nụ cười đó dành cho người phụ nữ cầm súng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mười bốn, mười lăm tác phẩm vào thời kỳ chống Mỹ ác liệt của Nguyễn Phan Chánh: “Bát nước giải lao”, “Chống hạn gặp mưa”. “Tắm ao”, “Sau giờ trực chiến”, “Hạnh phúc”, “Múa ong vò vẽ”, “Tắm cho con”, “Rạng ngày cho con bú”, “Hộ đê”, “Chăn vịt”, “Chiều về tắm cho con”, “Trăng tỏ”, “Trăng lu”… Thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn những hình ảnh hồn hậu bình dị tiềm ẩn phần kiên cường quả cảm. Ca ngợi vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ trên chất lụa là niềm say mê của cha tôi.
Những năm cuối đời cha tôi nói “phải giải phóng cho lụa” chất lụa mịn màng làm tôn lên vẻ đẹp của làn da con gái.
Nhà thơ Huy Cận đã đọc một bài thơ tặng cha tôi nhân ngày sinh nhật của danh họa 80 tuổi: “Tay gân mà vẫn dịu dàng nét tơ Ánh ngần da thịt mởn mơ Bút hoa Phan Chánh hồn thơ mặn nồng”
Dường như cái màu thôn dã của hình ảnh những cô gái quê trong tâm hồn người nghệ sĩ đã tìm thấy chất liệu nghệ thuật của mình: “Lụa”
Bom Mỹ đã ném sập phần giữa ga Hàng Cỏ. Mấy tấm kính nhà tập thể văn nghệ sĩ số 65 Nguyễn Thái Học đã bị vỡ. Cha tôi vẫn còn lưu luyến bức tranh “Tiên Dung tắm” đang vẽ dở nên không muốn xa Hà Nội chỉ đồng ý sơ tán đến gia đình con gái và con rể ở 28D Điện Biên Phủ có hầm trú ẩn an toàn hơn.
Vẻ đẹp huyền thoại của nàng công chúa Tiên Dung trong tranh đã phá bỏ mọi ý thức hệ của giới quý tộc để đến với chàng trai nông dân Chử Đồng Tử, hình như có một cái gì lớn lao quá đã thu hút mạnh mẽ cha tôi.
Dường như giữa cha tôi và bức tranh đang vẽ dở có một cái gì mà chỉ có họa sĩ và người trong tranh mới cảm thông nổi. Tranh “Tiên Dung và Chử Đồng Tử” là một trong những bức tranh thể hiện thành công vẻ đẹp tinh khiết, thuần hậu, trong sáng trong tâm hồn người phụ nữ qua câu chuyện huyền thoại trong lịch sử Việt Nam.
Nhà văn Nguyệt Tú/ Báo Phụ nữ Việt Nam
Cảm Nhận Vẻ Đẹp Tâm Hồn Của Người Phụ Nữ Qua Khổ 7
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua khổ 7, 8, 9 bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một trong những cây bút trẻ xuất sắc nhất trưởng thành trong thời kì kháng chiến cống Mỹ cứu nước. Nhà thơ đi sâu vào khai phá sức mạnh của đời sống nội tâm, kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu, gia đình, hiện thực đời sống và những sự kiện xã hội như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh có xu hướng hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không phải một thứ tháp ngà, xa lạ với đời sống. Bài thơ Sóng thể hiện sâu sắc phong cách thơ ấy. Nếu ở đầu bài thơ, nữ sĩ tìm cách lí giải ngọn nguồn của tình yêu thì đến khổ thớ 7, nhà thơ trở về với những rung động vĩnh hàng của con tim, làm toát lên vẻ đẹp hồn hậu của người phụ nữ trong tình yêu hết sức nhuần nhị.
Nếu sự sống của tình yêu là nỗi nhớ và sự thuỷ chung thì để vượt qua chông gai thử thách, tình yêu lại cần đến niềm tin; niềm tin chính là đôi cánh để giúp tình yêu vượt qua “muôn vời cách trở”: Hai câu thơ đầu Xuân Quỳnh lại quay về đối diện với biển cả, nhưng lần này không phải là để chất vấn mình về nguồn gốc của sóng, gió hay cội nguồn của tình yêu nữa mà chính là để cất lên niềm tin:
“Ở ngoài kia đại dươngTrăm ngàn con sóng đó”
Hai chữ “đại dương” gợi lên sự vô cùng vô tận của biển cả mênh mông, của vũ trụ bao la. Cách nói “trăm ngàn” là ước lượng hoá, thực chất là gợi lại quy luật của tự nhiên: sóng dù “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước”; là “dữ dội, ồn ào” hay “dịu êm, lặng lẽ”, dù ngày hay đêm thì vẫn là những con sóng miên man, dạt dào với cuộc hành trình tìm về bến bờ quen thuộc. Hai câu thơ sau là sự khẳng định:
“Con nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở”
Câu thơ đầu được viết theo thể câu khẳng định: “con nào chẳng tới bờ”; câu sau như một điều kiện “dù muôn vời cách trở”. Đây là một cách viết tinh tế. Khi ta muốn khẳng định điều gì đó là chắc chắn thì ta thường khẳng định trước, nêu điều kiện sau. Điều này làm cho ý thơ bỗng trở nên đầy ắp niềm tin mãnh liệt về những con sóng, sóng dù muôn vời những khó khăn và trở ngại, dù bão tố phong ba ngăn cản cuộc hành trình thì nó vẫn một lòng một dạ hướng đến bờ, vẫn vượt qua không gian, thời gian để đến với bờ. Cũng như trong tình yêu, người phụ nữ luôn tin tưởng mình sẽ vượt qua những éo le, nghịch cảnh để đến được với người mình yêu.
Trật tự các câu thơ trong khổ thơ này, đặc biệt là hai câu thơ cuối có thể đảo vị trí cho nhau: “dù muôn vời cách trở – con nào chẳng tới bờ”; nhưng không làm mất đi kết cấu của khổ thơ, cũng như không làm mất đi nội dung của khổ thơ – cũng có nghĩa là niềm tin không bao giờ mất đi. Điều này thêm một lần Xuân Quỳnh khẳng định: với người phụ nữ khi yêu, một khi đã lấy “phương anh” làm hướng để quy về thì dù vật đổi sao dời cũng không thể nào làm em thay đổi. Có lẽ vì vậy mà trong đời thường Xuân Quỳnh luôn lấy niềm tin như cứu cánh của đời mình, chị đã bám vào niềm tin mà đứng dậy sau những đổ vỡ, lấy tin yêu vá lại trái tim đầy tổn thương của chính mình để tiếp tục “Tự hát” với đời:
Niềm tin vào tình yêu chính là sức mạnh, là động lực để con người vượt qua những nắng nôi, giông bão của cuộc đời. Trong bài “Thơ tình cuối mùa thu”, Xuân Quỳnh cũng từng hát lên những ca từ lạc quan tin yêu như thế:
“Hàng cây”, “dòng sông” phải trải qua “bão gió, thác lũ” nhưng cuối cùng thì tất cả cũng “đã qua”, “đã yên” như tình yêu của anh và em với “muôn vời cách trở” nhưng cuối cùng vẫn trọn vẹn đường yêu. Vâng! Chính niềm tin ấy trong tình yêu của Xuân Quỳnh đã đưa chị đến với đời để cho tiếng thơ đi vào cõi bất tử.
Nhà phê bình Chu Văn Sơn khi nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh đã có nhận định tinh tế: “Ở đó, trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình,…”. Quả thật như thế , mới ở khổ thơ trước chị viết với tất cả niềm tin yêu vô bến bờ nhưng ở khổ thơ này lại đầy ắp những âu lo, dự cảm.
Thế giới của thời gian và không gian được Xuân Quỳnh đặt cạnh nhau trong sự tương phản và đối lập giữa cái hữu hạn (kiếp người) và cái vô hạn (thời gian và biển lớn):
“Cuộc đời” và “năm tháng”, “biển rộng” và “mây trời” và kiểu câu điều kiện “tuy -vẫn; dẫu – vẫn” kết hợp các tính từ “dài – rộng – xa” tạo nên nỗi day dứt ám ảnh. Đặt cái hữu hạn vào cái vô hạn tận của thời gian, nữ sĩ như thấy mình nhỏ bé, mong manh. Cuộc đời thì dài nhưng năm tháng vẫn cứ thế đi qua; biển dẫu rộng nhưng không níu nổi một đám mây bay về vuối chân trời; thời gian vô thuỷ vô chung mà quỹ thời gian tuổi xuân của mỗi con người lại hữu hạn. Cuộc đời tưởng là dài, nhưng trong dòng thời gian chảy trôi bất tận, giữa trời biển bao la, con người có thể chỉ là một thoáng phù vân. Với người phụ nữ, điều ám ảnh nhất vẫn là sợ sự tàn phai, tàn phai năm tháng, tàn phai của tuổi trẻ, của nhan sắc và theo đó là sự tàn phai của tình yêu.
Thế mới biết, hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố: nhan sắc và tình yêu. Điều đó chứng tỏ, tình yêu có sức mạnh vô biên nhưng cũng đầy mong manh bởi “lời yêu mỏng mảnh như làn khói – ai biết lòng anh có đổi thay”. Và cả chính hình ảnh “mây vẫn bay về xa” kia trong câu thơ cuối cũng đầy những ám ảnh. Phải chăng vì biết trước không có gì vĩnh viễn – “hôm nay yêu mai chắc phải xa rồi” nên anh cũng như đám mây trời phiêu du kia bay về bến bờ khác, dù vòng tay em có rộng như biển, có dài như sông cũng không thể nào níu giữ được anh trong vòng tay. Chính sự nhạy cảm và day dứt của cái tôi Xuân Quỳnh trước thời gian và kiếp người; giữa đổ vỡ và tin yêu đã làm cho hồn thơ này trở nên tha thiết mãnh liệt hơn giữa cuộc đời.
Xuân Diệu cũng đã từng rất sợ thời gian nên cứ thế mà sống cuống quýt, “vội vàng”, “giục dã”: “gấp đi em, anh rất sợ ngày mai – đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn” nên với Xuân Diệu – sống là phải hưởng thụ, chiếm lĩnh để không hoài, không phí những tháng năm của tuổi trẻ. Và với Xuân Quỳnh, những âu lo, dự cảm đã mang đến một khát vọng mãnh liệt – khát vọng được bất tử hoá tình yêu:
Mở đầu bài thơ là con sóng bỏ bờ để “tìm ra tận bể” và khổ thơ cuối cùng này như tâm nguyện đã hoàn thành của sóng. Còn em thì sao?
“Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏ”
Hai chữ “làm sao” như tả hết được những trăn trở, băn khoăn, niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt của người phụ nữ. Hai chữ “tan ra” gợi ra nhiều cách hiểu. “Tan ra” không phải là mất đi, không phải là để vào cõi hư vô mà “tan ra” là hi sinh, là dâng hiến, là khao khát được hoá thân cái tôi cá thể vào “trăm con sóng nhỏ” để hoà mình vào “biển lớn tình yêu” để vĩnh hằng hoá, bất tử hoá tình yêu; cũng là một cách để vượt qua giới hạn mong manh của cõi người.
“Tan ra” còn là để vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian để trường tồn cùng tình yêu. Trong phút giây giao hoà của cảm xúc thì “tan ra” hay “tan vào nhau” đều là biểu hiện của sự hoà nhập trọn vẹn, thăng hoa. Tình yêu của lứa đôi phải chăng hạnh phúc nhất vẫn là lúc được trọn vẹn cùng những khao khát: “em yêu anh cuồng điên – yêu đến tan cả em” (Dệt tầm gai – Vi Thuỳ Linh); yêu đến nỗi mà “từng nguyên tử của em cũng thuộc về anh” (Uýt-man). Yêu và mong ước được hiến dâng và hi sinh cũng chính là khao khát được sống hết mình vì tình yêu. Có như thế tình yêu mới có thể tồn tại vĩnh hằng cùng với thời gian; có như thế tình yêu mới chiến thắng được cái hữu hạn, mong manh của đời người.
Hai câu thơ cuối khép lại đoạn thơ như lời kết cho một quan niệm tình yêu hoàn mỹ:
“Giữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ”
Ở đây, Xuân Quỳnh đã đặt “biển lớn” – không gian vô tận bên cạnh “ngàn năm” thời gian vô cùng. Ý thơ vì thế trở nên mênh mông như tình yêu nối dài vô tận. Đúng là khi hoà vào biển lớn tình yêu của nhân loại thì tình yêu của những cá thể sẽ không còn cô đơn, không còn mong manh nữa. Sự trường tồn bất tử với thời gian, không gian làm nỗi day dứt hữu hạn và những mong manh của cõi người như cũng tan biến. Ở đó chỉ còn thấy sóng vỗ bờ và “còn vỗ” là còn yêu, còn vỗ bờ là còn tồn tại. Như em còn sống thì sẽ còn yêu anh và sẽ còn yêu anh “cả khi chết đi rồi” (Xuân Quỳnh).
Bàn về sự dâng hiến và hi sinh trong tình yêu, có lẽ chúng ta cũng nên rộng mở “chân trời nghệ thuật” của bài thơ. Đặt hoàn cảnh những năm 1967 -1968 khi bài thơ ra đời, khi sân ga, giếng nước, con tàu diễn ra những “cuộc chia ly màu đỏ” – khi cả nước ào ào xông trận vì miền Nam ruột thịt thì những tình yêu lứa đôi kia cũng phải gác lại cho tình yêu lớn lao hơn – tình yêu Tổ Quốc.
Bởi vậy những chàng trai cô gái “xa nhau không hề rơi nước mắt – nước mắt dành cho ngày gặp lại”. Bởi “khi tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”. Suy cho cùng, đó cũng là dâng hiến và hi sinh, hi sinh tình yêu cá nhân mình để tình yêu cá nhân hòa vào biển lớn tình yêu của đất nước, của trách nhiệm cao cả. Sự hiến dâng ấy cũng như tâm nguyện góp những “mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân lớn của dân tộc; sự hoá thân thành trăm con sóng nhỏ cũng là hoá thân cho đất nước khi “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Thơ Xuân Quỳnh giản dị nhưng không bao giờ cũ vì nó cũng có triết lí. Đó là thứ triết lí của thi ca, thứ triết lí đôn hậu của một người phụ nữ làm thơ. Xuân Quỳnh nói chuyện tình yêu, chuyện cái chết, chuyện được, chuyện mất một cách rất giản dị mà thấu nhập và đọng mãi lòng người.
Phân Tích Vẻ Đẹp Của Người Phụ Nữ Qua Bài Bánh Trôi Nước Hay Nhất
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Bài giảng: Bánh trôi nước – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Bài văn mẫu
Hồ Xuân Hương là một trong ít những nữ sĩ có nhiều tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các tác phẩm của bà chủ yếu tập trung mô tả, cảm nhận về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bánh trôi nước là một tác phẩm như vậy.
Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thực là mô tả về bánh trôi nước và cách làm món ăn dân dã, giản dị này. Nhưng điều mà Hồ Xuân Hương hướng đến không phải là cái đích ấy mà ở một điều sâu sắc hơn, ẩn kín hơn chính là về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ.
Trước hết, họ là những người có vẻ đẹp vể hình thể:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Về hình thức họ mang trong mình vẻ đẹp “trắng”, “tròn” gợi nên sự tròn đầy, phúc hậu. Trong quan niệm dân gian xưa, người phụ nữ đẹp là người phụ nữ có gương mặt tròn như mặt trăng, nước da trắng hồng, người đậm đà, đây chính là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Và em mang đầy đủ những vẻ đẹp đó. Câu thơ vang lên đầy tự hào, khẳng định giá trị, vẻ đẹp của bản thân. Trắng ở đây không chỉ dùng để nói về làn da hồng hào, trắng trẻo, mà trắng còn dùng để chỉ phẩm chất trong sáng, thuần khiết của người con gái. Câu thơ kết hợp với quan hệ từ tăng tiến “vừa …vừa” càng nhấn mạnh, làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp của người phụ nữ.
Trong xã hội cũ chúng ta biết rằng, số phận người phụ nữ vô cùng bất hạnh, chìm nổi, họ không được tự quyết định số phận mình. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương cũng đã phản ánh chân thực số phận bất hạnh ấy: “Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nhưng dù cảnh ngộ có bất hạnh bao nhiêu đi chăng nữa, thì người con gái, người phụ nữ vẫn giữ trong mình tấm lòng thủy chung, sắt son:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm, gần gũi với văn học dân gian, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm niềm cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời thông qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước tác giả cũng khẳng định, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của họ.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vẻ Đẹp Của Người Phụ Nữ Việt Trong Tranh Nguyễn Phan Chánh trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!