Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Tự Sự Kết Hợp Miêu Tả Và Biểu Cảm: Chiếc Lá Thường Xuân Cứu Tuổi Xuân mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
… Bệnh tình của Giôn-xi ngày càng nặng. Tôi và cụ Bơ-men hết sức lo lắng tìm mọi cách để động viên, cố giữ cô ta lại với cuộc sống. Bởi Giôn-xi đã suy sụp tinh thần và đang nghĩ đến cái chết của mình từng ngày, từng giờ như số phận mong manh của chiếc lá thường xuân cuối cùng trong mưa tuyết dữ dội nơi cửa sổ cô nằm.
Sáng hôm ấy, tôi vừa tỉnh dậy thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành che kín cửa sổ và thều thào ra lệnh:
– Kéo nó lên, em muốn nhìn.
Tôi lo lắng kéo tấm mành lên. Nhưng, ô kìa! Sau một đêm mưa tuyết dữ dội, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Chiếc lá cuối cũng vẫn chưa rụng.
Giôn-xi nói với tôi: “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
Tôi hốt hoảng cúi xuống sát gối Giôn-xi, nói như van xin: “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây nếu không còn em nữa?”.
Giôn-xi không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái chết sắp đến đưa cô đi.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn nhìn thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào.ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ của Giôn-xi nằm. Tôi thầm nghĩ không biết số phận của chiếc lá và cô gái sẽ ra sao đây? …
Hôm sau, khi trời vừa hừng sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên. Thật tàn nhẫn nhưng… thật lạ quá! Tôi không tin vào mắt mình nữa! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó!?
Tôi thấy Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi Giôn-xi gọi tôi khi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt và nói với tôi nhưng lời rất lạ:
– Em thật là một em bé hư, có phải không chị Xiu thân yêu? Có một cái gì đây đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tự vệ như thế nào. Muốn chết là một tội.
Cô nói líu ríu với tôi như một đứa em gái nhỏ làm nũng chị:
– Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha chút rượu vang đỏ và – khoan – chị hãy đưa cho em một chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
Sau đó một tiếng đồng hồ, Giôn-xi nói với tôi trong ánh mắt tươi vui chưa từng có:
– Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
Buổi chiều bác sĩ tới khám bệnh cho Giôn-xi. Khi tiễn ông ra về, ông cho biết bệnh tình của Giôn-xi đã giảm “được năm phần mười rồi”, và hôm sau, ông nói với tôi: “cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng”. Tôi biết có công của tôi, công của bác sĩ, nhưng cái sức mạnh chủ yếu đã kéo Giôn-xi để giữ cô lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ – một kiệt tác cụ để lại trước khi qua đời để cứu sống cô, mà sau đó tôi mới biết và đã kể lại cho Giôn-xi nghe…
Soạn Bài Luyện Tập Viết Đoạn Văn Tự Sự Kết Hợp Với Miêu Tả Và Biểu Cảm
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
I- Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
Đề số 1: chẳng may đánh vỡ một lọ hoa đẹp
Xây dựng đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm:
– B1: Sự việc chính do sơ ý làm vỡ lọ hoa.
– B2: Lựa chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất
– B3: Xác định thứ tự kể:
+ Lọ hoa bị đánh vỡ trong trường hợp nào (thời gian, địa điểm)
+ Lọ hoa vỡ như thế nào
+ Mảnh vỡ được dọn ra sao
– B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết
+ Hình dáng lọ hoa chưa vỡ
+ Hình dáng lọ hoa khi đã vỡ
+ Ý nghĩ sau khi làm vỡ lọ hoa
– B5: Viết thành đoạn văn theo những gợi ý ở trên
Đề số 2: Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại
– B1: Lựa chọn sự việc chính- giúp bà cụ qua đường lúc xe đông
– B2: lựa chọn ngôi kể- ngôi thứ nhất (có thể ngôi thứ 3)
– B3: Xác định thứ tự kể ( trình tự sự việc)
+ Hoàn cảnh gặp bà cụ muốn qua đường (địa điểm, thời gian)
+ Quá trình, hành động giúp bà cụ qua đường
+ Tâm trạng của bà cụ và bản thân em sau khi bà cụ qua đường
B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự
+ Dáng đi, nét mặt của bà cụ
+ Bối cảnh xung quanh đông người và nhiều xe qua đường
+ Cảm nghĩ khi làm được việc có ý nghĩa
B5: Viết bài theo những dàn ý đã lập
Đề số 3: Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.
– Bữa tiệc sinh nhật diễn ra với rất nhiều người, bố mẹ, ông bà, bạn bè,…
– Cả căn phòng được trang trí rất đẹp mắt, ấm cúng (miêu tả).
– Mọi người tặng em những món quà rất đẹp, em thấy vui mừng và biết ơn mọi người rất nhiều (miêu tả, biểu cảm).
– Những cây nến được thắp lên, em nhắm mắt lại và ước trong tiếng hát chúc mừng.
– Khi em mở mắt ra, trước mặt em là anh trai em, anh trai đi học xa nhà nhưng đã bí mật về để chúc mừng sinh nhật em.
– Em xúc động, reo lên sung sướng (biểu cảm) và chạy đến ôm chầm lấy anh.
Luyện tập
Bài 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
– Lão Hạc hàng ngày vẫn sang tỉ tê với tôi chuyện bán con Vàng, tôi biết lão yêu con Vàng như yêu chính đứa con, đứa cháu ruột của mình, chẳng đời nào lão chịu bán đâu. Thế mà sáng nay, lão vừa sang nhà tôi đã vội vàng báo ngay ” Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” Lão cứ cố tỏ ra vui vẻ nhưng cái mặt cười như sắp mếu của lão khiến tôi thương lão vô cùng. Đang ngồi trò chuyện tự nhiên lão mếu máo khóc như con nít. Lão Hạc cứ tự trách mình và kể lại tỉ mỉ chuyện lão bán con chó. Lão tự tưởng tượng ra con Vàng trách lão tệ bạc, rồi cứ thế lão dằn vặt vì “đánh lừa một con chó”.Tôi dù có an ủi thì lão vẫn cảm thấy chua xót và đau đớn khi bán cậu Vàng mà lão yêu quý.
Bài 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão òa lên khóc.
… Lão hu hu khóc.”
– Nhờ có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm mà tác giả:
+ Khắc họa rõ nét một cách đặc sắc hình ảnh lão Hạc và những diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật.
+ Người đọc cảm nhận rõ ràng nỗi đau, sự dằn vặt tới tột cùng cảm xúc khi phải bán “cậu Vàng”
+ Có hai lớp biểu cảm: của nhân vật “tôi” và của lão Hạc
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Lập Dàn Ý Cho Bài Văn Tự Sự Kết Hợp Với Miêu Tả Và Biểu Cảm
Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Dàn ý của bài văn tự sự
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
a.
– Mở bài (từ đầu… bày la liệt trên bàn): cảnh buổi lễ sinh nhật.
– Thân bài (tiếp … chỉ gật đầu không nói) : món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.
– Kết bài (còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
b. Các yếu tố:
– Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà độc đáo của Trinh. Người kể là Trang ở ngôi thứ nhất.
– Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật, khi mọi người đều đến mừng sinh nhật Trang, chỉ có thiếu Trinh là người bạn thân.
– Chuyện xảy ra với các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh, các bạn Trang. Trinh là nhân vật chính.
– Câu chuyện diễn ra: bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.
– Yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp khi tả người ra vào tấp nập, tả chiếc bình hoa, cành ổi, chùm quả, trong câu trách của Trang, cảm giác Trang khi nhớ lại kỉ niệm.
c. Những nội dung của ý (b) được tác giả kể theo trình tự thời gian của buổi sinh nhật và sự hồi tưởng đưa trở ngược quá khứ.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
(SGK trang 95)
Luyện tập
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Văn bản Cô bé bán diêm:
a. Mở bài: Giới thiệu cô bé bán diêm rét mướt giữa đường đêm giao thừa.
b. Thân bài: (Theo trình tự thời gian)
– Cảnh giá rét của đêm và cảnh ngộ đáng thương.
– 4 lần quẹt diêm:
+ Lần thứ nhất hiện ra một cái lò sưởi.
+ Lần thứ hai là bàn ăn thịnh soạn.
+ Lần thứ ba thấy một cây thông Nô-en.
+ Lần thứ tư được gặp người bà hiền hậu.
– Kết quả: mọi thứ hiện ra khi quẹt diêm đều là ảo ảnh.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác.
c. Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động nhớ mãi”
– Mở bài: Giới thiệu khái quát về người bạn và kỉ niệm xúc động.
– Thân bài:
+ Hoàn cảnh diễn ra sự việc: thời gian, không gian… có gì đặc biệt.
+ Quá trình xảy ra sự việc: bắt đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Điều ấn tượng nhất khiến em xúc động là gì? Xúc động như thế nào?
– Kết bài: Vì sao em nhớ mãi về kỉ niệm đó. Kỉ niệm đó ảnh hưởng như thế nào về tình cảm, cuộc sống của em sau này.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Miêu Tả Và Biểu Cảm Trong Văn Tự Sự
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Phần I SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
* Các yếu tố miêu tả có trong những câu :
– Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
– Mẹ tôi không còm cõi.
– Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước dan mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
* Các yếu tốt biểu cảm có trong đoạn trích là :
– Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.
– Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
– Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
Các yếu tố trên không tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể, vừa tả và biểu cảm. Có thể thấy trong đoạn văn sự đan xen đó :
– Về sự việc : tôi ngồi trên đệm xe.
– Tả : đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.
– Biểu cảm : Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu và cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ .
Nhận xét :
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc.
– Nếu không có yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thì đoạn văn mất đi sự sinh động về màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động.
– Ở đây ta thấy yếu tố biểu cảm đã giúp người viết thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng. Đoạn văn buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.
Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn không có cốt truyện. Ta biết cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với các hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được. Như vậy yếu tố kể người và sự việc trong văn tự sự là quan trọng.
Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
: + Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng… (Các em tìm thêm)
* Tức nước vỡ bờ. + Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp xoàn xoạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm
+ Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột
+ Rồi chị đón lấu cải Tỉu ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.
. + Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài thở khói…
+ Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc cỏn con ấy.
– Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng.
Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Khác với mọi ngày, chiều nay em đi học về thấy cánh cửa nhà mở thật rộng. Qua hàng rào hoa dâm bụt em thấy trong nhà có một bóng người cao lớn đang đi lại… Em thắc mắc tự hỏi ” Ai đây nhỉ ?” và đi vội về…Vừa bước đến cửa thì một gương mặt thương nhớ hơn hai năm nay đối với em hiện ra làm em xúc động lặng người. Em vứt cái cặp xuống, chạy ào đến ôm lấy thân hình vạm vỡ đầy sương gió và kêu lên : ” Ôi! bố “. Em hỏi bố trong lời nghẹn ngào: “Bố về bao giờ thế ?” và đôi dòng nước mắt trào ra. Bố em vừa cốc nhẹ lên đầu em, vừa nói : ” Con gái bố lớn quá rồi”. Em vừa xoa đôi má rám nắng, vừa hôn lên nước da ngăm đen mặn mùi nước biển ấy, thế rồi hai bố con bỗng nhiên cười rất to…
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Tự Sự Kết Hợp Miêu Tả Và Biểu Cảm: Chiếc Lá Thường Xuân Cứu Tuổi Xuân trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!