Đề Xuất 6/2023 # Tỷ Lệ Chung Cơ Thể Người Trong Vẽ Truyện Tranh # Top 11 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 6/2023 # Tỷ Lệ Chung Cơ Thể Người Trong Vẽ Truyện Tranh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tỷ Lệ Chung Cơ Thể Người Trong Vẽ Truyện Tranh mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tỷ lệ chung cơ thể người trong vẽ truyện tranh

Hiểu về tỷ lệ chung của cơ thể người, ta sẽ có thể từ đó vẽ chính xác cơ thể nhân vật.

Thực tế đã chứng minh, tầm vóc con người có thể rất khác nhau nhưng tỷ lệ đầu thì luôn không đổi. Bởi vậy, “đầu” chính là đơn vị đo quy chuẩn trong việc vẽ người.

Tuy nhiên, trong truyện tranh, khó có thể đặt ra một tỷ lệ chung cho mọi phong cách. Ví dụ một nhân vật vẽ theo phong cách Cartoon chỉ có chiều cao 5 đầu nhưng nếu quy đổi ra chiều cao thực tế nhân vật đó chưa chắc đã thấp hơn một nhân vật vẽ theo phong cách tả thực có chiều cao 7,5 đầu. Như vậy, mỗi phong cách lại có một tỷ lệ đầu khác nhau.

Tỷ lệ người trong một số phong cách truyện tranh

” Tỷ lệ chuẩn” là tỷ lệ thường bắt gặp ở những nhân vật “đẹp”, “chuẩn” trong các tác phẩm. Nhờ những nhân vật đó ta biết trong thế giới câu chuyện diễn ra tiêu chuẩn đẹp xấu là gì. Tỷ lệ này thay đổi không giới hạn tùy thuộc vào câu chuyện và phong cách họa sĩ chọn lựa.

“Thủ pháp hoàn mỹ hóa nhân vật ” không chỉ ở chân dung mà còn ở cơ thể. Trong phong cách Manga, ta dễ dàng bắt gặp thủ pháp này nhất, tức là nâng chiều cao của nhân vật vượt trội hơn chiều cao trung bình của người trong thực tế.

Chibi có lẽ là phong cách duy nhất thu ngắn tỷ lệ cơ thể so với thực tế thay vì kéo dài.

* Tỷ lệ của cơ thể người (nam):

Sự khác biệt tỷ lệ giữa nhân vật nam và nhân vật nữ:

* Sự khác biệt trên tỷ lệ dọc:

Thông thường nhân vật nam sẽ cao hơn nhân vật nữ,

dẫn đến sự khác biệt về những đoạn tỷ lệ nhỏ hơn.

* Sự khác biệt trên tỷ lệ ngang:

Nhiều người cho rằng, đầu của nhân vật nữ to hơn của nhân vật nam. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi như đã nói, đầu là tỷ lệ chuẩn không đổi. Tuy nhiên, nhân vật nữ mang những đặc điểm tự nhiên của nữ giới thông thường, cơ thể nhỏ bé và rất khác biệt với nam giới (dù có là một nhân vật nam mảnh khảnh). Cụ thể: vai nhỏ, eo nhỏ, hông nở (lớn hơn hoặc bằng vai).

– Khi tạo hình nhân vật nữ, có thể liên tưởng đến dạng hình chữ S.

– Khi tạo hình nhân vật nam, có thể liên tưởng đến một tam giác ngược hoặc tứ giác có đáy lớn ở trên.

* Lợi dụng khác biệt để tạo ra khác biệt:

Tính cường điệu: Là một trong những thủ pháp thường thấy để tạo hình những nhân vật đặc biệt.

Tính tương phản: Sẽ thế nào nếu một nhân vật nam mang các đặc điểm cơ thể của nữ và ngược lại? Đó là những cách kết hợp hết sức sáng tạo, thú vị, đặc biệt chỉ có trong truyện tranh.

Trong truyện tranh, ngoài xu hướng hoàn mỹ hóa các nhân vật theo tỷ lệ chuẩn, cũng không thể bỏ qua những kiểu nhân vật mang tỷ lệ cơ thể khác chuẩn, ví dụ:

– Người già (xương ống bị còng xuống, lưng không thẳng, đầu vươn ra trước…).

– Trẻ em (tầm vóc nhỏ nhắn, linh hoạt, khỏe mạnh, độ dài tay và chân có thể chưa được hoàn mỹ như người trưởng thành).

Một họa sĩ không nên chỉ nghiên cứu tỷ lệ cơ thể trong trạng thái tĩnh mà còn cần lưu ý đến sự biến đổi của những tỷ lệ đó trong các hoạt động của nhân vật.

Cách Vẽ Người Trong Truyện Tranh

Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn cơ bản nhất về cách vẽ người trong truyện tranh đơn giản: từ tỉ lệ đến cấu trúc cơ thể người.

1. Cách vẽ người trong truyện tranh với tỉ lệ chuẩn.

Sử dụng hình mô tả sau dây, bạn có thể lấy các phần chính của cơ thể. Với bộ khung tiêu chuẩn bạn sẽ có được một cấu trúc cơ thể người cơ bản. Từ bộ khung này bạn có thể vẽ thêm chi tiết một cách chính xác, mà không sợ bị sai tỉ lệ cơ thể người.

Khi vẽ một nhân vật truyện tranh, tỷ lệ đúng là rất quan trọng. Cơ thể cao bằng khoảng 7,5 đầu. Khi vẽ các nhân vật hoạt hình Anh hùng, các nghệ sĩ có xu hướng kéo dài hơn, ít nhất là 8 đầu, thường thì cao hơn. Cái đầu tương đối nhỏ làm tăng hiệu ứng kịch tính . Điều này thuộc về phong cách sáng tạo nhân vật hoạt hình mà bạn yêu thích.

Mặt khác, tỷ lệ cơ thể là khá nhiều tiêu chuẩn: chiều dài vai đến khuỷu tay có chiều dài gần bằng với khuỷu tay cổ tay. Hông đến đầu gối = đầu gối đến mắt cá chân.

Sử dụng cấu trúc tỉ lệ cơ bản để vẽ người trong truyện tranh.

Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ một nhân vật bằng cách sử dụng bộ khung đơn giản. Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ sử dụng tư thế đứng cơ bản để bạn có thể thấy phương pháp như thế nào.

Thêm hình tròn và hình bầu dục giữa các khớp. Tuỳ vào nhân vật mà bạn tưởng tượng; ốm, cơ bắp, hay mập ú, mà bạn có thể vẽ các hình tròn to như thế nào. Hãy nhớ rằng bạn vẫn muốn thực hành tất cả các loại dáng khác nhau để cải thiện phong cách nghệ thuật và các nhân vật hoạt hình khác nhau. Nếu có thời gian hơn, hãy nghiên cứu các cấu trúc cơ cơ bản của bắp tay, bắp chân, cơ ngực nếu bạn muốn thể hiện một nhân vật cơ bắp kiểu phương tây.

Vẽ đường viền Outline cho nhân vật

Tiếp theo vẽ phác thảo đường cong liên tục xác định nhân vật. Các đường này là rất quan trọng giúp định hình cơ bản rõ nét cơ thể. Dùng các đường cong để làm cho các khớp cơ mềm mại hơn.

Hoàn chỉnh dáng.

Cách Vẽ Chân Dung Trong Truyện Tranh

Cách vẽ chân dung trong truyện tranh

* Tỷ lệ chân dung trong truyện tranh:

Tỷ lệ chân dung trong tả thực

Để vẽ chân dung nhân vật trong truyện tranh, không nhất thiết phải dựa vào tỷ lệ thực tế nhưng vẫn cần giữ nguyên cấu trúc thực tế của khuôn mặt người. Tùy vào phong cách mà người vẽ sẽ phải tinh chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với mục đích tạo hình của mình, miễn sao đạt được tính thẩm mỹ.

– Kiểu tả thực: Phong cách có tính tả thực cao, tỷ lệ rất đúng với thực tế. (Vagabond, Vinland, Saga).

– Kiểu cách điệu: Tỷ lệ chân dung được biến đổi so với thực tế, các bộ phận ngũ quan được cách điệu tương đối nhưng vẫn gần với tả thực. (Death note, Naruto, Wolf Guy).

– Kiểu cách điệu mạnh: Tỷ lệ được biến đổi nhiều, các bộ phận ngũ quan được cách điệu mạnh, đầy tính tượng trưng (One Piece, Tsubasa, 7seeds).

Phong cách càng xa tính tả thực thì các tỷ lệ trong chân dung càng bị thay đổi nhiều. Một phong cách đẹp là có sự hài hòa trong tỷ lệ và phù hợp với nội dung câu chuyện.

* Các bước vẽ chân dung góc chính diện:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.

– Một vài ví dụ vẽ góc chính diện:

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc chính diện:

Chú ý: Xác định sọ trước rồi mới vẽ tóc, lưu ý vị trí đường chân tóc; Xác định trục của mũi và mắt chính xác. Kiểm tra lại bằng cách lật ngược hình vẽ.

* Các bước vẽ chân dung góc ½:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc 1/2:

Chú ý: Xác định khối sọ trước rồi mới vẽ tóc; Lưu ý tương quan độ nhô ra của mũi so với miệng, trán và so với diện mặt.

* Các bước vẽ chân dung góc ¾:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đương chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện đi nét và tô bóng.

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc 3/4:

Chú ý: Chú ý hình dạng của mũi và miệng ở góc này.

* Một số góc vẽ chân dung khó:

– Góc nghiêng 2/3: Chú ý mũi và môi. Góc này khá cơ bản, thường xuất hiện.

– Góc từ dưới lên: Một trong các góc khó, có nhiều biến thể: từ dưới lên góc 2/3, từ dưới lên góc chính diện…

Cần chú ý ở góc này là khối gầm cằm.

Giống như góc từ dưới lên, do hướng nhìn khiến một số tỷ lệ bộ phận như sống mũi, khoảng cách từ lông mày đến mắt… bị ngắn đi. Lưu ý kĩ đến vị trí của tai, môi dưới (phần môi nhận ánh sáng) khi vẽ góc này.

– Góc từ đằng sau và các biến thể:

Lưu ý sự biến đổi của tai và phần nhìn thấy của các ngũ quan.

Những góc kết hợp như thế này cần nghiên cứu kỹ lưỡng về diện khối trên cơ thể đòng thời luyện tập thật nhiều mới có thể nắm vững.

* Khác biệt giữa chân dung nam và nữ:

Do chưa nắm rõ được những điểm khác biệt trong chân dung giữa nam và nữ, người vẽ thường lúng túng khi vẽ chân dung: có thể vẽ nam rất đẹp nhưng vẽ nữ thì kém, hoặc ngược lại. Việc nhận biết được các đặc điểm đó sẽ rất có ích trong khâu tạo hình nhân vật. Tất nhiên, các đặc điểm này chỉ mang tính tương đối, đòi hỏi người vẽ phải biết chọn lọc và điều tiết hợp lý, không cứ vẽ nam là phải có các đặc điểm của nam và ngược lại.

Nam tính: Đường nét thô, cằm vuông, chân mày rậm, kiểu tóc, lông mi ngắn, mắt thường không long lanh như nữ, miệng thô.

Nữ tính: Đường nét mềm mại, cằm thon, chân mày thanh mảnh, lông mi dài và cong, mắt to, môi mọng và đỏ.

* Các chi tiết đặc biệt khi vẽ chân dung:

– Kính: Coi kính như một hình hộp chữ nhật áp vào mắt. Lưu ý khi vẽ các góc nghiêng như 3/4, phải thể hiện được khoảng cách giữa mắt và kính.

– Mũ: Cũng như tóc, mũ phải ôm theo đường sọ của đầu, nếu tóc nhân vật dày thì mũ còn phải ôm cả khối tóc quanh đầu.

– Vết xăm, vẽ mặt, sẹo: Chú ý độ cong của diện mặt để biến đổi hình vẽ/sẹo cho đúng. Đối với các vết sẹo lớn còn phải thể hiện khối lồi lõm của nó.

* Đặc trưng các chủng người khi vẽ chân dung:

Để dễ phân biệt đặc trưng sinh học của các chủng người, bạn hãy chú ý góc 1/2.

– Người Mongoloid: Xu hướng hộp sọ dọc; Cầu mắt hơi lồi; Mũi thấp so với người Caucasoid; Cằm không đưa ra nhiều.

– Người Causasoid: Hộp sọ có hướng phát triển dài ra sau; Mắt dài, ụ mày cao, cầu mắt nằm sâu vào trong; Sống mũi cao và thẳng; Cằm có xu hướng đưa ra nhiều.

– Người Negroid: Hộp sọ khá nhỏ, ngắn, tai nhỏ; Mí mắt dày, lông mi dài, lông mày mỏng; Cánh mũi mỏng, mũi gãy, bè ngang; Môi dày, cằm thụt.

Ứng Dụng Hàm Countifs Trong Báo Cáo Theo Tỷ Lệ Và Vẽ Biểu Đồ Hình Tròn

1. Phân tích yêu cầu đề bài

Trước hết các bạn có thể tải về file mẫu tại địa chỉ: http://bit.ly/2M5dqHj

Trong file mẫu chúng ta có dữ liệu ban đầu là bảng từ A1:C31, gồm 3 cột Học sinh – Lớp – Xếp loại, tương ứng với 30 học viên được sắp xếp ngẫu nghiên theo từng lớp.

Yêu cầu của bài tập này là vẽ biểu đồ tỷ lệ xếp loại cho từng lớp. Yêu cầu này có thể phân tích như sau:

Mục đích cuối cùng là ra 2 biểu đồ hình tròn tương ứng cho mỗi lớp. Trong mỗi biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa các điểm xếp loại. Biểu đồ có thể vẽ bằng Insert/Chart/Pie chart.

Tỷ lệ giữa các điểm xếp loại tính như thế nào? Cần tính ra được mỗi lớp có bao nhiêu học sinh, trong đó bao nhiêu học sinh xếp loại A, bao nhiêu học sinh xếp loại B, loại C, loại D. Tỷ lệ sẽ được tính theo số học sinh mỗi loại chia cho tổng số học sinh của lớp đó.

Để tính được tổng số học sinh, số học sinh được xếp loại theo từng mức điểm thì cần sử dụng hàm COUNTIFS, bởi ở đây có 2 điều kiện: Lớp và Xếp loại

Do đó khi thực hiện chúng ta sẽ thực hiện theo thứ tự từ dưới lên của logic trên.

2. Sử dụng hàm Countifs để lập báo cáo dạng đếm theo nhiều điều kiện

Chúng ta xác định các thành phần trong hàm COUNTIFS đặt tại ô F2 như sau:

Vùng điều kiện thứ 1 (criteria_range1): tương ứng với Lớp, là vùng B2:B31

Điều kiện thứ 1 (criteria1): điều kiện này nằm trong vùng điều kiện thứ 1, là lớp 12A1 tại ô E2

Vùng điều kiện thứ 2 (criteria_range2): tương ứng với Xếp loại, là vùng C2:C31

Điều kiện thứ 2 (criteria2): điều kiện này nằm trong vùng điều kiện thứ 2, là loại A tại ô F1

Công thức có thể thực hiện là:

Cách cố định như sau:

Điều kiện 1 là E2. Điều kiện ở cột E có đặc điểm là tổ chức trên 1 cột, nhiều dòng. Do đó khi sao chép công thức cần cố định cột để không thay đổi cột E, còn các dòng có thể thay đổi theo dòng chứa điều kiện tương ứng nên không cố định dòng (tại vị trí E2 trong công thức sẽ bấm phím F4 ba lần để cố định dạng $E2)

Điều kiện 2 là F1. Điều kiện ở dòng 1 có đặc điểm là tổ chức trên 1 dòng, nhiều cột. Do đó cần cố định dòng 1 này mà không cố định cột F (tại vị trí F1 trong công thức sẽ bấm phím F4 hai lần để cố định dạng F$1)

Kết quả đúng sẽ là:

Kết quả thu được là:

Cách tính tỷ lệ như đã phân tích ở trên là: Tỷ lệ sẽ được tính theo số học sinh mỗi loại chia cho tổng số học sinh của lớp đó

Do dữ liệu ở dạng % nên cần định dạng Format Cells là dạng Percentage, có thể dùng 2 số sau dấu phẩy

Ô J2 là ô chứa dữ liệu là tổng số học sinh lớp 12A1. Do đó có thể cố định ô này trong phép tính F2/J2 để có thể áp dụng công thức tính tỷ lệ % sang các ô khác.

Khi tính cho lớp 12A2 thì phải thay đổi J2 thành J3.

Kết quả thu được sẽ là:

Trong thẻ Insert chọn Chart. Sau đó chọn loại biểu đồ là hình tròn (pie chart). Đây là dạng biểu đồ đặc trưng để vẽ biểu đồ tỷ lệ.

Khi vẽ biểu đồ thì sẽ xuất hiện thẻ Chart tools trên thanh công cụ. Chọn Select Data

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tỷ Lệ Chung Cơ Thể Người Trong Vẽ Truyện Tranh trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!