Xem 11,385
Cập nhật nội dung chi tiết về Tự Học Lập Trình Winform C# Qua Các Ví Dụ Bài 3 mới nhất ngày 08/08/2022 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 11,385 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Tự học lập trình winform C# qua các ví dụ bài 3
Chương 3 Lập Trình Xử Lý Giao Diện
.NET Framework cho ta ba cách để user giao diện với chương trình áp dụng, đó là Windows Forms (có khi được gọi tắt là WinForms), Web Forms và Console applications. Trong chương trình của chúng ta chỉ học phần Windows Form cho lập trình xử lý giao diện và các ứng dụng cơ sở dữ liệu và phần Console applications cho phần hướng dẫn về lập trình hướng đối tượng.
Window form chính là cửa sổ của một màn hình ứng dụng. Nó chứa đựng các dữ liệu, control trên đó và là cửa sổ giao tiếp giữa người sử dụng (user) và máy tính.
Trong các bài học và thí dụ trước đây ta đã nói qua, bây giờ ta tóm tắc những điểm căn bản của Windows Forms:
- Một Windows Form thật sự là một class. Trong .NET không có từ đặc biệt như “form module” để dùng cho nó.
- Vì một form là một class nên ta không thể load nó mà không chỉ rõ ra. Tức là trong VB6 nếu ta Show hay dùng đến một Form thì nó tự động được loaded. Chẳng những thế thôi, cái class Form2 được dùng như một variable Form2 luôn, tức là by default ta có một Object tên Form2. Trong .NET ta phải khai báo (declare) một variable tên myForm2 chẳng hạn rồi instantiate form ấy như một Object của Form2 trước khi dùng nó.
- Tất cả mọi form đều thừa kế từ class System.Windows.Forms.Form.
- Giống như tất cả các classes trong .NET Framework, Windows Forms có constructors và destructors. Constructor của form tên là void New, đại khái giống như Sub Form_Load trong VB6. Destructor của form tên là void Dispose, đại khái giống như Sub Form_Unload trong VB6.
- Event được xử lý bằng cách linh động hơn. Các events chứa nhiều tin tức hơn. Một Event có thể được xử lý bởi nhiều controls cùng một lúc và mỗi control có một cách xử lý khác nhau. Ngược lại, nhiều Events khác nhau có thể được xử lý bằng một Event Handler duy nhất.
Trên màn hình của VS .Net, 1 form bao giờ cũng có 2 phần: phần form design và phần source code của form.
– Màn hình của form design: đây là phần dùng để tao giao diện cho 1 form bằng cách bạn kéo các đối tượng bên thanh công cụ và đưa vào trong form.
Trong lập trình Visual thì phần lớn thời gian là ta thiết kế và xử lý các giao diện, thời gian viết code sẽ không nhiều và số lượng code để viết cũng không nhiều, chủ yếu là chỉ viết code để xử lý các sự kiện (ta sẽ bàn tới sau) cho các đối tượng mà thôi. Đây chính là thế mạnh của của lập trình visual.
Với 1 ứng dụng, ta có thể muốn form hiển thị ngay giữa màn hình, hoặc ta có thể muốn form này hiển thị giữa form kia, v.v… VS .Net cho ta cửa sổ properties để bạn lựa chọn các thông số startPosition của nó như sau:
Hiển thị form ở vị trí theo giá trị của property Location của form
CenterScreen
Hiển thị form ở ngay giữa màn ảnh
CenterParent
Hiển thị form ở ngay giữa form chủ (owner) của nó
WindowsDefaultLocation
Hiển thị form ở vị trí default của cửa sổ
WindowsDefaultBounds
Hiển thị form ở vị trí default của cửa sổ, với kích thước default của cửa sổ
Một form thường có các đường viền (border) của nó, ta có thể thay đổi giá trị đường viền để form có những hình ảnh hiển thị khác nhau. Bạn có thể dùng cửa sổ properties để set lại giá trị FormBorderStyle
Và rất nhiều thuộc tính khác nữa mà ta sẽ học sau.
: phần lớn, ta có thể thiết lập các giá trị properties cho form hay các controls (button, label, v.v…) bằng 2 cách:
– Thiết lập bằng design (design-time) thông qua cửa sổ properties của form hay control đó.
– Thiết lập bằng lập trình (run-time) thông qua các đoạn code.
Trong lập trình visual, điều quan trọng nhấn là sử lý các sự kiện. Khi lập trình, thường ta chỉ thực hiện các thao tác kéo thả là ta có thể tạo được một giao diện hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để giao diện đó hoạt động được theo đúng yêu cầu của ta thì ta buộc phải lập trình cho các sự kiện của từng hay nhiều control trên form đó.
Form có rất nhiều sự kiện, ở đây chỉ giới thiệu đến một số sự kiện quan trọng của form:
– Sự kiện Load:
private void Form3_Load(object sender, System.EventArgs e)
{
//Code xử lý cho quá trình form được load lên.
}
– Sự kiện Closed:
private void Form3_Closed(object sender, System.EventArgs e)
{
//Code xử lý cho quá trình form đang được đóng lại.
}
}
Khi một ứng dụng có nhiều form, vấn đề ở chỗ là form nào sẽ là form được chạy đầu tiên khi bạn run một ứng dụng?
static void Main()
{
Application.Run(new Form1());
}
Và thay tên Form (ở ví dụ trên là Form1) bằng tên form mà bạn muốn làm startup form.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tự Học Lập Trình Winform C# Qua Các Ví Dụ Bài 3 trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!