Đề Xuất 3/2023 # Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ # Top 3 Like | Techcombanktower.com

Đề Xuất 3/2023 # Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ mới nhất trên website Techcombanktower.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trần Kiều Quang

“Ông Năm Chèo” là chuyện kể dân gian phát sinh tại vùng Thất Sơn, thuộc tỉnh An Giang. Mặc dù ra đời đã lâu nhưng chuyện kể đến nay hãy còn phổ biến trong đời sống người dân quanh vùng. Đây không chỉ là câu chuyện dùng kể cho vui trong những lúc nông nhàn, mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tiền nhân muốn gửi gắm cho hậu thế.

Truyện kể rằng, khi Phật Thầy Tây An còn tại thế, ông Đình Tây là người thường hầu hạ bên ngài. Một hôm Phật Thầy vì lòng hiếu sinh, đã kêu ông Đình xuống Láng để đỡ đẻ cho một sản phụ trong khi người ấy chỉ ở một mình trong căn chòi giữa đồng. Chồng của sản phụ, tên là Xinh, sống bằng nghề săn rùa, bắt rắn, biết ông Đình giúp đỡ cho gia đình mình như vậy thì lạy tạ ơn, đồng thời biếu ông Đình một con sấu con vừa bắt được trong đêm tối. Ông Đình thấy con sấu dị thường, có năm chân, toàn thân một màu đỏ với những lốm đốm bông hoa, nên nhận và quyết định trả tiền cho Xinh để đem về nuôi chơi.

Bàn thờ vợ chồng ông Đình Tây.

Phật Thầy xem qua con sấu, bảo là quái vật, phải trừ đi kẻo về sau gây họa lớn. Nhưng thương con sấu quá, ông Đình nghĩ cách giấu Thầy để đem về trại ruộng Xuân Sơn nuôi chơi. Sấu có sức lớn phi thường, chỉ trong ba năm mà nó có thể quật ngã được người. Và sau một đêm dông mưa lớn, con sấu năm chân bứt gãy xích sắt mà đi.

Ông Đình nhớ lại lời Thầy mấy năm trước, sợ hãi về trách nhiệm, nên đến chịu tội với Thầy. Ngài tỏ ý buồn bã và sau đó trao cho ông Đình một cây mun, một lưỡi câu và hai cây lao, tất cả đều làm bằng sắt và dặn ông Đình cất giữ để dành trừ con quái vật một khi nó làm hại sinh linh.

Thời gian trôi qua, Phật Thầy viên tịch, bỗng một mùa lụt, sấu trườn lên tại Láng Linh, rượt bắt thiên hạ làm náo động cả vùng. Người ta đến báo với ông Đình. Ông Đình mang bửu bối tới. Nhưng sấu dường như nghe được hơi ông Đình. Nên đã biến mất dạng.

Từ đó như cút bắt vậy, hễ ông Đình vắng thì sấu hiện ra, mà khi ông tới, nó không dám hành động. Biết như vậy, nên mỗi khi sấu làm sóng dậy miền Láng Linh, người ta đồng rập la lên: “Bớ ông Đình ơi! Ông Năm Chèo dậy!”. Hễ cứ nghe câu đó thì sấu chạy ngay đuôi, dẫu gặp mồi ngon trước mặt cũng không dám ở!

Đã nhiều phen lui tới vùng Láng Linh để chực bắt quái vật mà không lần nào gặp nó, ông Đình lần sau chót, kêu nói giữa hư không rằng: “Nếu sấu chưa tới số, thì từ nay nên yên lặng, đừng nổi lên phá hoại xóm làng. Còn như mạng căn đã hết, thì hãy sớm chịu oai trời, đừng để phải phiền ta!”.

Sau ngày ấy, sấu đi đâu mất! Có người nói khi Tây bố binh Gia Nghị, nghĩa quân rút lui nhưng vì lúa dày quá thuyền chống không đi, ông Năm Chèo xuất hiện làm lúa rạp một luồng cho thuyền theo đó mà chống.(1)

***

Truyện tuy là truyền thuyết dân gian, nhưng qua đó, người sau hình dung khung cảnh khẩn hoang của người dân Nam bộ. Lúc bấy giờ, Nam bộ là vùng đất hoang, khi các lưu dân đặt bước chân đầu tiên đến đây, đã phải đối diện với nhiều khó khăn, hiểm trở bởi mọi thứ đều lạ lẫm, từ cảnh vật, thổ ngơi cho đến thời tiết khí hậu. Đặc biệt là cảnh đất đai hoang hóa, rừng rậm hoang vu. Đối với lưu dân, cảnh tượng đó phủ một màn bí mật mà bản thân họ chưa khám phá hết được. Cho nên có thể nói, quá trình khai hoang mở cõi về phía Nam Tổ quốc của những lưu dân cũng là quá trình đương đầu với bao hiểm nguy, bất trắc; trong đó con người phải thường trực đương đầu với bất an về tâm lý. Sự lo sợ này còn in dấu trong các truyện kể dân gian Nam bộ.

Trong các loài ác thú mà những lưu dân thời khẩn hoang phải đương đầu và chống chọi nhiều nhất có lẽ là cọp và sấu. Đây là hai loài nguy hiểm nhất và được dân gian truyền miệng nhau qua những câu chuyện ly kỳ nhiều nhất. Và chuyện “Ông Năm Chèo” cũng nằm trong dòng chảy văn hóa dân gian này. Đó là giá trị đầu tiên của truyện – giá trị lịch sử.

Thứ hai là giá trị văn hóa, truyện “Ông Năm Chèo” phản ánh tập quán cư trú và sinh hoạt của người dân Nam bộ luôn gắn liền với sông nước. Nam bộ có một hệ thống sông rạch chằng chịt, vì vậy việc cư trú ven sông đã tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy, phù sa sông rạch bồi đắp quanh năm thuận lợi cho việc dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu ruộng đồng, hoa màu, nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích của cuộc sống sinh hoạt thường nhật: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, giao lưu trao đổi hàng hóa, bán buôn…

Ngoài ra, truyện “Ông Năm Chèo” còn phản ánh tâm lý thờ phụng các bậc tiền nhân của người Nam bộ trong buổi đầu khai phá đất đai, diệt trừ thú dữ để đem lại cuộc sống an lành cho người dân, mà cụ thể ở đây là ông Đình Tây. Khi ông chế ngự được con sấu hung hãn, trừ được tai họa cho dân làng, người dân nhớ ơn và lưu truyền.

Thứ ba là giá trị xã hội, truyện phản ánh tinh thần đoàn kết của người dân Nam bộ trong buổi đầu khẩn hoang, lập ấp. Khi thiên nhiên buổi đầu còn nhiều trắc trở, họ đã biết chung lưng đấu cật cùng nhau khai phá, hợp sức đánh đuổi thú dữ để tạo lập cuộc sống thanh bình trên vùng đất mới. Đồng thời qua đó, truyện còn có chức năng khuyến thiện trừ ác. “Ông Năm Chèo” tuy là nghiệt súc nhưng do biết lỗi không hại người nữa nên không bị trừng phạt. Do đó, để được bình an trong cuộc sống, con người phải biết làm lành lánh dữ, lỡ như trước đây đã từng phạm lỗi thì phải biết ăn năn mới mong có được cuộc sống an lành.

Bức vẽ lại sự tích Ông Năm Chèo.

Nói theo cách nói của dân gian, nghĩ theo cách nghĩ của dân gian thì: “Nghiệt súc đã ăn năn hối lỗi và đang nằm yên ở một nơi nào đó dưới đáy sông cái, để… tu! Ổng cứ nằm yên một chỗ, chỉ cần há mồm ra hứng, thì giống như một miệng đáy to giữa sông, vô số cá tôm sẽ lội tọt vào, no nê. Do đó rất mau lớn. Hiện ông Năm đã dài đến mấy chục cây số, cái đầu giữa ngã ba sông chỗ nầy chớ cái đuôi mỵ mỵ ở miệt dưới. Nằm chết bộ mãi như thế, lâu ngày, phù sa bồi lấp thành cồn (nổi giữa sông), lâu lâu do tê mỏi, ổng không thể không nhẹ trở mình, cục cựa… vậy là đất lở, nhà sụp! Rồi một ngày nào đó, khi đời tới nó sẽ trừng lên, chừng ấy những kẻ hung hăng, gian ác kể cả máy bay, tàu chiến của giặc…, trời khiến kéo nhau tới nạp mạng – bị ông Năm Chèo nuốt trộng ráo hết. Còn những người có căn tu, ăn hiền ở lành thì được ổng rước, cho đi trên lưng về bên kia bờ an nhàn, cực lạc. Cho nên người tu trong vùng thường nói ai tu tâm dưỡng tánh, hiền lành thì chừng nữa được coi tiên thánh, còn hung dữ, không hiếu thảo với cha mẹ thì phải vô họng ông Năm Chèo!”.(2)

Hiện nay, mộ ông Đình Tây nằm ở xã Thới Sơn, huyện Tinh Biên, tỉnh An Giang – nơi đây, ngoài mộ phần, bàn thờ của vợ chồng ông, còn có bộ đồ nghề mà Phật Thầy Tây An đưa cho ông để thu phục ông Năm Chèo. Trên vách bên hông bàn thờ còn có bức họa vẽ lại sự tích ông Năm Chèo như là một bằng chứng về lịch sử khẩn hoang của người Nam bộ. 

(1) Nguyễn Văn Hầu (2006), Nửa tháng trong miền Thất Sơn, Nxb Trẻ, tr.134-136.

(2) Nguyễn Hữu Hiệp (2007), An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa, Nxb Phương Đông, tr.85.86.

Vẽ Tranh Minh Họa Truyện Cổ Tính Đẹp Nhất Với 11++ Truyện

“Truyện cổ tích” là những câu truyện được dân gian được kể lại từ đời này qua đời khác, hẳn trong chúng ta mỗi con người Việt Nam đều biết đến những câu chuyện cổ tích: thánh gióng, cây tre trăm đốt, tấm cám….

Thời Hùng Vương thứ 6, nước Tàu sang sâm chiếm nước ta, Vua Hùng sai người đi khắp nước mời hiền tài chống giặc ngoại sâm.

Ở Làng Phù Đổng, Sóc Sơn, một bà lão đã lớn tuổi nhưng chưa có con, một hôm bà ra ruộng thấy có vết chân rất to lớn, bã lão thấy lạ nên ướm thử chân mình vào vết chân lớn đó. Về đến nhà bà lão có thai và sinh ra một cậu bé đặt tên là Gióng, Gióng lên ba không biết nói.

Mội hôm sứ giả đi chiêu mộ hiền tài, tự nhiên Gióng nói với mẹ mời sứ giả đến để đi đánh giặc, Gióng bảo với sứ giả về đúc cho 1 áo giáp sắt, con ngựa sắt, thanh gươm sắt đưa đến cho chàng để đánh giặc. Bấy giờ Gióng lớn nhanh như thổi cơm ăn không biết no.

Sứ giả về nói với vua làm theo yêu cầu và mang áo giáp sắt, ngựa sắt, gươm sắt cho Gióng. Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và đeo gươm ra trận, Gióng đi đến đâu đánh tan đến đấy khi gẫy gươm Gióng nhổ 1 búi tre đánh giặc.

Sau khi đánh tan giặc, Gióng lên núi Sóc, trút bỏ quần áo bay về trời. Ngày nay còn có đền thờ Thánh Gióng tại Sóc Sơn

(Tóm tắt truyện cổ tích Thánh Gióng)

Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện kể về một anh nông dân làm thuê cho một lão Phú Ông nhưng tính tình keo kiệt, anh nông dân chăm chỉ thật thà làm việc mang lại rất nhiều của cải cho lão, nhưng tính tình lão keo kiệt nên không trả tiền công cho anh nên bèn lừa anh nông dân đi tìm cây tre trăm đốt về sẽ cho cưới con gái lão.

Anh nông dân thật thà vào rừng tìm, tuy nhiên là không có cây tre nào trăm đốt, anh buồn bã ngồi khóc. Bụt hiện ra hỏi anh liền kể lại câu chuyện và bụt đã dặn anh chặt 100 đốt tre và 2 câu thần chú

Về đến nhà anh nông dân thấy lão Phú Ông đang tổ chức tiệc gả con gái cho một gã nhà giàu khác. Biết mình bị lừa, anh liền để 100 đốt tre và đọc thần chú “khắc nhập, khắc nhập” lập tức các đốt tre nối lại với nhau thành cây tre trăm đốt, lão Phú Ông và mọi người lại gần sờ vào cây tre, anh nông dân liên đọc thần chú “khắc nhập, khắc nhập” tất cả đều bị dính vào cây tre. Lão Phú Ông đã phải khóc lóc van xin và hứa gả con gái cho anh nông dân, anh nông dân đọc thần chú “khắc xuất, khắc xuất” tất cả mọi người và cây tre liền trở lại như bình thường. Và từ đó anh nông dân sống hạnh phúc với con gái Lão.

Cùng xem tranh vẽ minh hóa truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Truyện cổ tích Cây Khế

Truyện bó đũa là một bài học thâm thúy của người cha dạy cho các con mình về sức mạnh sự đoàn kết và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Câu truyện Mai An Tiêm kể về Chàng trai cùng tên Mai An Tiêm đã trồng được một loại dưa lạ quý thời bấy giờ là Dứa Hấu hay câu truyện này có thể gọi sự tích dưa Hấu, các bạn cùng xem những tranh vẽ minh họa truyện cổ tích Mai An Tiêm đẹp nhất.

Truyện cổ tích sọ dừa

Truyện cổ tích chú cuội tranh vẽ

Đây là sự tích về chú cuội ngồi gốc cây đa khi mà vào ngày rằm trăng sáng rõ bạn nhìn lên mặt trăng sẽ thấy có vệt đen khá rõ hình chú cuội ngồi dưới gốc đa cổ thụ. Xem tranh vẽ minh họa truyện cổ tích Chú Cuội

Truyện Thạch Sanh cũng giống các câu truyện cổ tích dân gian Việt Nam đều muốn gửi gắm thông điệp ở hiện gặp lành, những kẻ tham lam, ích kỉ hay lợi dụng người khác chắc chắn sẽ phải gặp quả báo hay nói cách khác gánh chịu hậu quả

Vẽ tranh truyện rùa và thỏ

Môi câu chuyện cổ tích là một bài học khác nhau tuy nhiên đều giúp tâm hồn trẻ hướng đến cái thiện, chăm chỉ, thật thà và lên án những thói xấu xa như ích kỷ, tham lam và lợi dụng lòng tốt của người khác.

Soạn Văn Bài: Truyện Kiều

Soạn văn bài: Truyện Kiều – Phần 2 Trao Duyên

Câu 1: Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa:

– Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy trong tâm hồn nàng, những kỉ niệm về tình yêu với chàng Kim có một sức sống mãnh liệt, tình cảm cho nàng dành cho Kim Trọng không bao giờ phai.

Câu 2:

Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nghiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này:

"Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"

Nói đến câu này, Kiều nhớ đến cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió “ào ào đổ lộc rung cây” khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ nàng trong ngày tết thanh minh, các từ như “hồn”, “dạ đài”, “người thác oan”,… đều có ý nghĩa nói về cái chết. Với Kiều, lúc này, cuộc đời trở nên trống trải và vô nghĩa. Không còn tình yêu nữa, nàng chỉ nghĩ đến cái chết và luôn tưởng tượng, nó sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.

Câu 3:

Kiều đối thoại với:

– Thúy Vân (lúc trao duyên): “Cậy em… thì hay chị về.”

– Chính mình: “hồn còn mang nặng… đền nghì trúc mai”; “bây giờ trâm gãy… ái ân”;…

– Kim Trọng: “Trăm nghìn… hoa trôi lỡ làng”.

Diễn biến tâm trạng: Kiều mở đầu màn trao duyên bằng những lời ràng buộc Thúy Vân, nhưng cao trào, bi kịch thân phận và tình yêu của nàng lên đến đỉnh điểm khi nàng nói với chính mình và với Kim Trọng. Kiều trao duyên mà tình không trao được, chia sẻ kỉ niệm tình yêu với Thúy Vân mà không thể nói hết những đớn đau, tuyệt vọng, xót xa. Khi Kiều nói với chính mình cũng là khi nàng xót thương cho thân phận mình, ước mong níu kéo được tình yêu với Kim Trọng. Càng đến cuối đoạn, Kiều càng rã rời đi, đau đớn và tuyệt vọng đến mức muốn tìm đến cái chết – một cái chết đau thương và tủi hổ. Nhưng vì gia đình, nàng không thể làm vậy, trong nỗi khốn khổ khôn cùng, Kiều vẫn tự nhận tất cả lỗi lầm về mình, người “phụ tình chung “với Kim Trọng. Tâm trạng của Kiều từ đau đớn, xót xa đến mâu thuẫn, giằng xé trong tuyệt vọng và tủi hổ với người yêu. Sau khi trao duyên, nàng coi như mình đã chết.

Câu 4: Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều đoạn trích.

Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn. Mâu thuẫn hiếu – tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình. Đứng giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim. Có lúc Kiều hành động thiên về bổn phận có khi nàng ứng xử nghiêng về nghĩa tình. Kiều tỉnh táo để chấp nhận mệnh bác. Kiều day dứt đớn đau vì sống không trọn vẹn với tình yêu đầu đời. Kiều được sống chân thực và tự nhiên với tất cả đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.

Soạn Văn 10 Bài Truyện Kiều

Soạn văn 10: Truyện Kiều – Chí khí anh hùng. Câu 3:. Truyện Kiều – Chí khí anh hùng

Câu 1:

– Hàm nghĩa các cụm từ:

+ Lòng bốn phương: chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.

+ Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.

– Nguyễn Du dùng hai cụm từ trên để thể hiện tầm vóc phi thường của người anh hùng Từ Hải.

– Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường (các từ này để tôn xưng hình nhân vật), thoắt (thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải), …

Câu 2:

Từ Hải bộc lộ lí tưởng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

“Từ rằng: tâm phúc tương tri Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không vì quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

“Bao giờ mười vạn tinh binh Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Và khẳng định sự thành công là tất yếu: ” Chầy chăng là một năm sau vội gì “. Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.

Câu 3:

Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu ý, đó là hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại. Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà văn chấp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhân vật Từ Hải cũng vậy. Các cụm từ như ” lòng bốn phương” vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ ” trông vời trời bể mênh mang” vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như: bốn bể, chim bằng, gió mây.

Vẫn theo cách thể hiện này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhòa nhạt hơn.

Yêu Truyện Tranh, Yêu Cuộc Sống

Cô mỉm cười ” Anh đang nghĩ gì vậy?” Anh ngạc nhiên ” Nguyệt?”, Cô cầm tập hồ sơ quan trọng của công ty cho anh thấy ” Em… đang làm gì vậy?” Anh tím tái mặt. Cô đứng lên, định nhảy xuống lầu, anh ngăn cô lại ” Em lại định làm gì?” Cô hất tay anh ra ” Anh cản đường tôi rồi đấy!” Cô lao xuống dứt khoát, anh la lớn ” Nguyệt !!!”

Vệ sĩ bao xung quanh nhiều không đếm xuể, Vân Hiên Vũ cười nhẹ còn pha chút sát khí ” Lâu rồi chưa động gân cốt, hôm nay phải làm một trận thật đã mới được!” Vân Hiên Vũ xông vào đánh vào các tên vệ sĩ ấy, anh di chuyển nhanh đến mức khiến không tên nào chạm được vào anh cả.

Các vệ sĩ còn lại, không tên nào dám động đến cô, cô ngước lên nhìn anh với vẻ mặt buồn cười ” Anh đây là đang thương tiếc tôi sao?”. Từng lời nói của cô như những mũi tên đâm thẳng vào tim anh, anh run lên, ánh mắt đau khổ nhìn cô ” Em… đã từng yêu anh chưa?”

Nghe câu nói này của anh, tim cô như muốn thắt lại, lớp mặt nạ này cô đã đeo nó quá lâu rồi, cũng có lúc cô ước mình bình thường được như bao cô gái khác, được sống làm theo điều mình muốn, yêu người mà mình lựa chọn, một điều dễ dàng như thế mà khó làm sao, bây giờ chỉ đành để anh quên đi cô hoàn toàn… Cô trả lời anh bằng chất giọng lạnh lùng đến đáng sợ ” Chưa từng và cũng sẽ không bao giờ tôi yêu anh”. Anh cười lớn, thở dài rồi cười khổ ” Em chà đạp tình yêu của tôi rồi đùa bỡn nó… em vui chứ?”

Cô đã quá quen với hình ảnh ân cần, chu đáo, ghen tuông mà vừa dễ thương của anh nên đây là lần đầu tiên cô được thấy ” anh” hoàn toàn khác với ” anh” mà cô đã từng quen biết. Cô mím chặt môi mình lại, cố gắng nhịn không cho nước mắt tuôn ra ” Đúng, rất vui…” muốn khóc nhưng không thể, muốn chạy tới ôm chầm lấy anh mà nói ” Em yêu anh rất nhiều!” nhưng đó chỉ là một màn mộng tưởng mà thôi, sự thật lại vô tình như thế. Vân Hiên Vũ nắm lấy tay cô, kéo cô đi ” Chúng ta đi thôi!” Anh nhìn từ trên lầu xuống dưới mà không cam lòng để cô và hắn bỏ đi trước mặt mình, chỉ đứng đó cười khổ trong vô vọng, không muốn mở con mắt ra nhìn cô đi cùng người đàn ông không phải là anh.

Nỗi đau thấu tận tâm can, tim anh như vỡ vụn ra từng mảnh. Cô bỗng khựng lại, quay đầu nhìn một lát rồi lại bị Hiên Vũ kéo đi, cô nắm chặt tay, quả nhiên tình yêu là thứ không có loại thuốc nào có thể chữa trị được, sát thủ không thể yêu, thật sự … đúng, vốn dĩ là như vậy, sát thủ thì không nên có tình yêu… Từ khi cô lựa chọn con đường này thì đã chẳng thể quay đầu lại được nữa. Anh… chắc đang vô cùng hận em… giữa chúng ta, không thể… “Tôi đã giúp anh lấy được tập hồ sơ, như vậy được rồi chứ?” giọng điệu lạnh lùng khác hẳn lúc cô với Triệu Tử Hàn nói với nhau, em đơn thuần là chơi đùa hắn hay thật sự yêu hắn rồi ?…

Bước vào xe, Hiên Vũ nhận thấy ánh mắt cô lạnh lẽo, bơ phờ ” Em yêu hắn đúng không?” Cô ngỡ ngàng, câu hỏi của Vân Hiên Vũ như làm cô choàng tỉnh … tim đập rộn lên, cô định cất tiếng nói nhưng giọng cứ nghẹn ngào, cô… yêu anh rồi sao? Câu hỏi cứ dồn dập vào trong tâm trí cô. Thời gian ở bên anh, vui đùa cùng với anh, làm tất cả cùng nhau… từ lúc nào bóng dáng của anh đã in sâu vào tim, mỗi lần liên tưởng đến bóng hình đó, con tim lại đập mạnh, đây là yêu… Cô tĩnh lặng, Hiên Vũ cũng không biết nói gì hơn, hai người cứ im lặng như thế cho tới lúc trở về nhà.

Vân Hiên Vũ kéo tay cô lúc cô định bước lên lầu trên, ” anh có điều muốn nói…” Cô kéo ghế ngồi vào bàn. ” Anh nghĩ chúng ta có thể làm bạn, anh không muốn khiến em cảm thấy khó xử trong cuộc hôn nhân em không mong muốn này… 1 năm sau, anh sẽ để em đi…” Cô ngạc nhiên ” Được, cứ quyết định như vậy đi” Anh mỉm cười nhẹ nhàng, anh sẽ từng chút, từng chút khiến em mãi mãi cũng không thể quên anh được.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ trên website Techcombanktower.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!