Top 13 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Vẽ Học Tập Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Tập Vẽ Đã Lâu Nhưng Còn Chưa Luyện Được Cách Vẽ Tóc Anime Manga – Xem Bí Quyết Này Nhé

Cách vẽ tóc anime manga cho nhân vật Nam

Các bước vẽ cơ bản

Đầu tiên bạn cần học cách để vẽ phần đầu. Để vẽ đầu được chuẩn, bạn nên vẽ trước các trục ngang và dọc theo đúng tỷ lệ. Thường sẽ chia gương mặt thành 4 phần, 1/2 theo chiều dọc và 1/2 theo chiều ngang của trục.

Phác thảo thêm một đường xác định phần tóc và phần mặt.

Tiếp đến, bạn cần xác định đỉnh đầu (thường là xoáy tóc) và hướng nằm của tóc. Bởi đây chỉ là bước phác họa, nên bạn có thể tạo những mảng tóc to, thô cũng không sao, để có cái nhìn khái quát về mái tóc mà mình vẽ.

Sau khi đã ưng ý với kiểu tóc và tạo hình cơ bản như bản phác thảo, bạn có thể tiến hành tỉa tóc. Đây là một bước khá phức tạp nhưng không thể bỏ qua. Và để hiểu rõ bước này, không còn cách nào khác là bạn phải thực hành thật nhiều.

Đến bước cuối cùng, đơn giản là xóa đi những đường nét cố định ban đầu mà giờ đây bạn không cần dùng đến nữa. Cụ thể thì đó là các đường trục ngang, trục dọc và đường cố định chân tóc.

Đây là kiểu tóc cơ bản nhất của các nhân vật nam anime manga. Bạn cần phải thực hành nhiều để có thể rút ra được cách thức phác họa, tạo khối cơ bản và tỉa tóc cho nhân vật.

Một số kiểu để thực hành vẽ tóc anime manga

Ngoài ra, bạn có thể tùy ý sáng tạo khi đã nắm rõ cách thức cơ bản và nguyên lý của việc vẽ tóc. Đối với các hướng quay đầu khác nhau, thì theo sự thay đổi của phối cảnh, bạn cần phải có sự linh hoạt thay đổi hướng tóc sao cho phù hợp.

Cách vẽ tóc anime manga cho nhân vật Nữ

Các nhân vật nữ thường sẽ có mái tóc dài, tuy nhiên, tóc ngắn vẫn rất xinh. Nhưng để vẽ được bất kì kiểu tóc dài hay ngắn nào, bạn cũng cần đi từ cơ bản ra.

Các bước vẽ cơ bản

Khi mới bắt đầu tập cách vẽ tóc anime manga cho nhân vật nữ, lời chia sẻ chân thành của nhiều artist lâu năm là nên vẽ tóc thẳng, có thể thay đổi độ dài để luyện tay. Sau khi đã cứng tay thì có thể chuyển sang các kiểu xoăn, phồng, cột…

Và cũng cần phải xác định đỉnh đầu cùng đường chân tóc.

Tiếp đến thì tỉa nét. Mình xin nhấn mạnh là không có cách nào để sau một bài hướng dẫn mà các bạn có thể tỉa tóc đẹp được, chỉ có cách thực hành nhiều rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân thôi. Cố gắng lên!

Và xóa đi các đường trục, đường cố định chân tóc không cần thiết vào lúc này nữa là bạn đã gần như hoàn thành cách vẽ tóc anime manga rồi đấy.

Một số kiểu để thực hành cách vẽ tóc anime manga

Bài viết không hướng dẫn các bạn cách tô màu, vì để có được một mái tóc hoàn chỉnh cho các nhân vật cần rất nhiều thời gian luyện tập. Sau khi có được mái tóc thì bạn có thể tiến hành vẽ mắt anime và các thành phần còn lại để có thể cho ra một nhân vật hoàn chỉnh.

Xem Học Sinh Vẽ ‘Chiếc Ô Tô Mơ Ước’

Ngày 4-3, Công ty Toyota VN phối hợp với Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục & Đào tạo) chính thức công bố danh sách 201 bức tranh lọt vào Vòng Chung kết của Cuộc thi vẽ tranh An toàn Giao thông Toyota Chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ 2 dành cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên cả nước.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Toyota cùng em học An toàn giao thông” (hay còn gọi là TSEP) được triển khai thường niên từ năm học 2005-2006.

Cuộc thi vẽ tranh An toàn Giao thông Toyota – Chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước” nhằm tạo ra một sân chơi thông cho các em học sinh trên phạm vi cả nước, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, những ý tưởng mới mẻ, độc đáo để vẽ ra những chiếc ô tô mà các em mơ ước.

Cuộc thi lần thứ 2 được Toyota VN tổ chức nhằm hưởng ứng Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ 7 – một hoạt động thường niên được thực hiện bởi Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản kể từ năm 2004. Do vậy, cuộc thi cũng tạo ra cơ hội giúp các bạn nhỏ Việt Nam được thử sức mình tranh tài cùng các bạn nhỏ trên toàn thế giới có chung niềm đam mê vẽ tranh.

Sau 3 tháng chính thức được phát động (từ 15-10-2012 đến 15-01-2013), Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được gần 400.000 tranh dự thi từ các trường tiểu học của tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nhìn chung, số lượng bài thi đến từ các tỉnh thành trên cả 3 miền cả nước tham gia cuộc thi khá đồng đều. Đáng chú ý, bên cạnh Hà Nội và Hồ Chí Minh, số lượng bài dự thi đến từ một số tỉnh thành khác rất cao như Quảng Ninh với gần 45.000 bài, Bắc Ninh lần đầu tiên tham gia Cuộc thi với gần 39.000 bài.

Ban Giám khảo đã hoàn lựa chọn ra 201 bức tranh xứng đáng lọt vào Vòng Chung kết Cuộc thi Vẽ tranh An toàn giao thông “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ 2. Ban Giám khảo sẽ tiếp tục chọn ra 80 bức tranh xuất sắc nhất để trao giải của Cuộc thi vẽ tranh năm nay.

Các thí sinh đoạt giải của Cuộc thi ở cấp Quốc gia sẽ được vinh danh tại Lễ trao giải của Hội thi tìm hiểu ATGT cấp Quốc gia cho học sinh tiểu học năm học 2012-2013 vào ngày 30-03-2013 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tô Tùng

Xem Nghệ Sĩ Vẽ Tranh Chỉ Bằng 1 Nét Vẽ

– Một họa sĩ người Singapore đã có cách thức rất độc đáo để vẽ lại những bức tranh nghệ thuật nổi tiếng: chỉ sử dụng một đường xoắn ốc liền nét.

Phải mất hàng ngàn nét vẽ để có thể tạo nên những bức ảnh ấn tượng và đẹp mắt, đặc biệt là những kiệt tác thế giới. Nhưng Chan Hwe Chong, một họa sĩ người Singapore, chỉ cần 1 đường vẽ liền nét theo kiểu xoắn ốc để hoàn thiện một bức vẽ.

Chan Hwe Chong thường lấy cảm hứng từ những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử để vẽ nên những tác phẩm theo cách độc đáo của mình, như bức tranh Mona Lisa của Leconardo da Vinci, hay bức tranh tự họa của Van Gogh…

Bức tranh Mona Lisa nổi tiếng được Chong vẽ chỉ bằng 1 nét xoắn ốc

Người nghệ sĩ 33 tuổi này nói: “Về cơ bản, để mô tả ngắn gọn cách thức vẽ của tôi là kiểm soát ngoài bút và hiển thị chính xác từng nét vẽ. Mang lại sức mạnh cho một nét vẽ đơn giản”

“Ngay khi bắt đầu, chúng ta phải tự hỏi làm thế nào để kiểm soát chính xác đường bút để có thể trình diễn ý tưởng của mình chỉ bằng một đường bút”.

Chong thực hiện điều tương tự với bức chân dung tự họa của Van Gogh

Chong đã liên hệ những đường vẽ ấn tượng của mình với một con nhện đang giăng tơ: “Nó không đơn giản như chúng ta nghĩ. Tôi đã phải trải qua nhiều lần thử và thất bại rất nhiều, phải luyện tập rất nhiều để có thể làm chủ được nét vẽ”.

Cận cảnh 1 bức vẽ bằng cách thức đặc biệt của Chong

Chong cho biết chỉ cần 1 nét vẽ sai cũng khiến cho tác phẩm bị hư và phải vẽ lại từ đầu. Một bức vẽ không chỉ yêu cầu kỹ năng khéo léo mà còn đòi hỏi rất nhiều ở sự tập trung và tính kiên nhẫn. Một bức tranh có thể mất nhiều tháng liền để hoàn tất.

Một bức tranh nổi tiếng của Johannes Vermeer được Chong vẽ lại theo phong cách của mình

Ngoài khả năng vẽ ấn tượng, trong những lúc rảnh rỗi, Chong có sở thích tạo hình nghệ thuật sắp đặt và thiết kế đồ họa.

Đến Cổng Trời… Xem Người Mông Vẽ Sáp Ong

Sản phẩm váy của người Mông ở bản Cổng Trời có hoa văn độc đáo

Đón chúng tôi giữa đỉnh đèo, ông Hạng Xá Thằng, trưởng bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Điện Biên) vừa đi vừa kể lại thời gian đầu khi người dân mới chuyển từ bản Huổi Toóng, xã Huổi Lèng về đây lập bản. Ngày mới đến, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm… Nhưng với tính cần cù, chịu thương chịu khó, “không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông, không có việc khó nào người Mông không thể làm bằng đôi tay của mình” nên chúng tôi đã sớm ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất. Nhờ đó, những công cụ sản xuất như: Bừa, dao cuốc, súng kíp, đồ mây tre đan; những sản phẩm truyền thống như: váy áo, vòng cổ, vòng tay của người Mông… đã ra đời với trình độ kỹ thuật cao, tinh xảo, phục vụ cho cuộc sống thiết yếu. Người Mông ở Cổng Trời còn lưu giữ kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. Một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc trong cách tạo hoa văn, phối màu trên các sản phẩm vải góp phần tạo nên những trang phục đẹp, độc đáo, riêng của người phụ nữ Mông.

Như để minh chứng cho lời nói của mình, ông Hạng Xá Thằng cùng chúng tôi tới nhà bà Vàng Thị Sua (93 tuổi) – người nắm giữ những tinh hoa trong loại hình nghệ thuật độc đáo này. Mặc dù tuổi đã cao, chân đã yếu song bà Sua vẫn còn minh mẫn. Cầm mảnh vải với những hoa văn độc đáo, bà Sua kể: Bao đời nay, người Mông bản Cổng Trời vẫn trồng lanh, xe sợi, dệt vải để gìn giữ nghề thủ công truyền thống, tạo ra các sản phẩm như: Váy áo, thắt lưng, khăn cuốn đầu, xà cạp… thêu, trang trí bằng cách chắp vải màu, vẽ sáp ong với các hình chữ thập, chữ đinh kết hợp với ô hình quả trám, tam giác, tạo nên sự linh hoạt, khác biệt, không hề lẫn lộn với các kiểu trang trí của các dân tộc khác. Đầu tiên, lanh được cắt về phơi khô, đem giã cho mềm rồi mới nối. Trước khi dệt vải, sợi lanh được đem ngâm với tro bếp. Tro bếp phải là tro trắng, đun từ củi nghiến mà thành. Tro bếp càng trắng bao nhiêu thì khi ngâm vỏ lanh càng trắng bấy nhiêu. Để miếng vải có được màu trắng tinh giúp chàm bám chắc hơn khi nhuộm, vải phải được giặt, phơi cẩn thận, sau đó là cho mặt vải bóng mịn.

Vẽ hoa văn sáp ong trên vải đòi hỏi sự cầu kì, tỉ mỉ trong từng đường nét

Tiếp đó là công đoạn chế sáp ong để vẽ. Sáp ong có màu vàng là sáp non, màu đen là lớp sáp già, lấy hết mật rồi nấu mỗi loại một nồi khác nhau cho đến khi nóng chảy, đem đổ ra bát riêng. Lấy một lượng sáp đen vừa đủ, trộn đều với một lượng sáp vàng tương ứng và đặt lên bếp. Khi bắt đầu vẽ sáp lên váy thì nấu hai loại sáp này trộn với nhau để chảy ra. Khi đun sáp, luôn phải giữ lửa đều ở nhiệt độ 70 – 80 độ, sáp mới không bị khô. Để vẽ sáp ong lên vải phải dùng bút vẽ. Gọi là bút, nhưng kỳ thực đó là một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm, ngòi bút là một lá đồng bé xíu hình tam giác được nẹp vào thanh tre. Ngòi bút càng mỏng hoa văn vẽ càng đẹp và dễ. Khi vẽ, người vẽ luôn phải ngồi bên bếp lửa, chấm bút vào chảo sáp ong đang nóng đặt trên than hồng, đưa tay kẻ những đường thẳng trên vải. Khi kẻ, phải giữ sao cho lượng sáp chảy đều, không loang lổ cho đến hết rồi mới chấm bút vào sáp tiếp nét vẽ. Nếu vẽ sáp ong trên vải, người vẽ dùng một cái lu cở, trên miệng lu cở để một miếng gỗ. Miếng gỗ là một tấm ván bằng phẳng và nhẵn, một đầu để phần đã vẽ xong, một đầu cuộn vải để tiếp tục vẽ. Vẽ đến đâu quấn đến đấy để không bị bẩn. Vẽ xong hoa văn thì bỏ vải vào nồi nước đun sôi, đảo đều tay để lớp sáp bong hết, để lại những nét hoa văn đẹp trên nền vải. Sau khi luộc, vải được nhuộm chàm, phơi nắng.

Quy trình vẽ hoa văn sáp ong trên vải mới nghe tưởng như đơn giản nhưng để làm được một chiếc váy hoàn chỉnh, phụ nữ Mông phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian. Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong ở bản Cổng Trời được tiếp nối từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác theo đường mẹ truyền con nối. Các cháu ở đây từ 7, 8 tuổi đã được các bà, các mẹ cầm tay chỉ bảo từng đường kim mũi chỉ. Đến khi trưởng thành, các em đã có đôi bàn tay khéo léo và thuần thục cách tạo hình, trang trí hoa văn, điêu luyện trong kỹ thuật triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là người Mông hoa có những bí quyết tạo họa tiết hoa văn trên vải hết sức độc đáo và phong phú. Họ thêu không có mẫu vẽ sẵn mà bằng trí nhớ, thêu ở mặt trái, hoa văn hiện lên ở mặt phải vải với các mô típ hoa văn phong phú hàm chứa những giá trị đẹp đẽ.

Kỹ thuật tạo hình hoa văn trên vải cho thấy người Mông hoa phản ánh cá tính, ước vọng của con người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển. Đồng bào dân tộc Mông hoa quan niệm hoa văn trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt sẽ giúp họ được giao tiếp với các thần linh mời được các thần linh tới nhà ban phát cho họ điềm lành, xua đi những điều dữ. Mỗi họa tiết hoa văn đều thể hiện những khát vọng cao đẹp của con người. Đó là vốn tri thức dân gian quý giá phản ánh trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử, dấu ấn thời đại, bản sắc văn hoá của những người nghệ nhân Mông hoa. Phụ nữ Mông hoa ở Cổng Trời vẫn duy trì kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống và được không ít du khách đến tham quan và mua làm quà lưu niệm sản phẩm này. Để bảo tồn, duy trì nghề thủ công truyền thống, bản thường xuyên vận động, tạo điều kiện thuận lợi giúp các gia đình duy trì và phát triển sản phẩm vào lúc nông nhàn. Tri thức dân gian kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông hoa bản Cổng Trời chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Dù đứng trước cuộc sống hiện đại thì người dân bản Cổng Trời vẫn cùng nhau bảo vệ và phát huy giá trị di sản mang đậm tính thẩm mỹ, sự tài hoa, tinh tế và khéo léo như câu hát của người phụ nữ Mông: Lớn lên em theo mẹ tập thêu/Theo chị nhuộm chàm, in hoa trên váy mới/Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Gái xinh chưa biết cầm kim là hư…

(baodienbienphu.info.vn)