Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Cách Giải Độc Rượu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Giải Độc Rượu An Toàn Bằng Giải Độc Gan An Hưng

Trên 90% lượng rượu bia sẽ được chuyển hóa qua gan, tuy nhiên với số lượng lớn gan không kịp sản xuất đủ lượng men giải độc, khiến cho rượu bia ứ lại, gây độc cho cơ thể bạn, và làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Chính vì vậy bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một số Cách giải độc rượu an toàn và hiệu quả.

Rượu, bia cho dù là rượu vang, rượu trắng hoặc rượu thuốc… đều có chứa cồn, hay còn gọi là etanol, và chất này rất độc hại cho cơ thể. Khi dùng quá nhiều etanol sẽ gây ra các bệnh như rối loạn tâm thần, nhiễm độc, bệnh dạ dày, bệnh tim mạch và đặc biệt là các loại bệnh về gan.

Ngay sau khi rượu bia được hấp thụ qua đường uống vào máu, cơ thể sẽ bắt đầu đào thải rượu bia ra ngoài. Một phần nhỏ rượu bia sẽ được thải ra ngoài qua tuyến mồ hôi, qua nước tiểu, qua hơi thở, và 85% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan. Đây chính là khả năng giải độc rượu bia của gan.

Do đó nếu uống rượu bia với số lượng nhiều, thì gan sẽ không kịp sản xuất đủ số lượng men gan để chuyển hóa và giải độc lượng rượu bia này nữa. Rượu bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể bạn và gây độc cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt lá gan của bạn là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Và điều này lâu ngày sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

Tác hại tức thì của rượu bia cần được giải độc ngay:

Nếu uống quá nhiều rượu sẽ gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt và các hiện tượng mất cân bằng khác dẫn đến mát kiểm soát hành động sai lầm và những hậu quả nguy hiểm nếu sử dụng rượu bia và tham gia giao thông.

Cảnh báo ngộ độc methanol trong rượu bia

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm rượu lậu, rượu giả và rượu pha còn mà người tiêu dùng không thể phân biệt được.

Rượu ngâm không đúng cách có hại cho sức khỏe

Việc sử dụng các loại rễ cây, thảo dược, các loại động vật ngâm vào rượu mà không rõ thành phần hay công dụng, vẫn có nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.

Nếu uống các loại rượu ngâm quá nhiều thì vẫn có thể bị nghiện rượu, ngộ độc rượu và các tác hại tương tự rượu bia thông thường.

Cách đơn giản giúp hạn chế bị say và giảm tác hại của rượu là:

Nên ăn no trước khi uống rượu, nên dùng bánh mỳ – rất tốt cho dạ dầy. Vì khi bụng đói thì rượu bia dễ hấp thu vào cơ thể dẫn đến say.

Nên uống nhiều nước trong và sau khi uống rượu bia vì cơ thể dễ bị mất nước khi uống rượu bia.

Tùy theo cơ địa từng người, việc chuyển hóa bia rượu tốt hơn, ít bị say hơn so với người có ít men chuyển hóa. Chính vì vậy, uống rượu bia cần điều độ, chừng mực, khi cảm thấy vừa sức thì nên dừng lại.

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc, TPCN giải độc gan để hỗ trợ giải độc rượu và các tác hại của rượu

Cách xử lý khi có dấu hiệu ngộ độc rượu

Khi thấy biểu hiện ngộ độc rượu, cần kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra. Sau đó, để bệnh nhân ngủ, cứ vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn cháo loãng.

Tránh trường hợp để bệnh nhân đói sẽ bị hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic, paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc.

Không nên uống mật ong hoặc đường, vì nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với mật ong sẽ dễ lên men, gây say hơn.

Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh.

Nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi (thái lát đun sôi kỹ) để máu lưu thông, hóa giải nhanh chất cồn.

Các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.

Có thể dùng 3 lát gừng tươi giã nát, trộn với một ít giấm và đường, ép lấy nước để uống. Hoặc 1 nắm đậu xanh giã nát, ít trà mạn và 1 chén nước, đun lên để uống. Nếu bị say kèm đau đầu, hãy giã rau cần tươi hoặc lá dong rồi vắt lấy nước cốt để uống sẽ rất hiệu quả.

Người ngộ độc rượu không tắm ngay vì dễ bị hạ đường huyết, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.

Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành để cung cấp vitamin và chất chống ôxy hóa, hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

Các Cách Giải Độc Rượu Methanol Hiệu Quả

Vì bản chất của bia cũng là rượu ethanol hay etylic. Câu hỏi đặt ra là Tại sao rượu ethanol lại có tác dụng giải độc rượu methanol ?

Tổng quan về rượu methanol

Methanol là chất gì? Methanol, rượu metylic, rượu gỗ, naphtha gỗ, là rượu đơn giản nhất chỉ có 1 carbon, công thức hóa học CH3OH. Methanol nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy, mùi đặc trưng, rất giống như rượu uống ethanol. Ở nhiệt độ thường, ethanol là một chất lỏng phân cực, nên được sử dụng làm dung môi, nhiên liệu, chất pha màu… Methanol cũng được sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng este hóa.

Nguồn methanol gây ngộ độc: Với cách sản xuất rượu ethanol thủ công trong dân gian, khó tách bỏ các sản phẩm có hại trong quá trình nấu như methanol, aldehyde, furfural lẫn trong sản phẩm.

Đáng lo hơn hiện nay, nhiều gian thương chạy theo lợi nhuận sẵn sàng dùng methanol công nghiệp, cồn khô (nhiều methanol) về pha chế bán và gây hại cho người tiêu dùng.

Methanol chuyển hóa và gây độc như thế nào?

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn và tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng thì hàm lượng methanol trong rượu không lớn hơn 100mg/lít cồn thực phẩm.

Rượu methanol dễ dàng được hấp thu qua ruột, da, phổi của người. Nồng độ rượu methanol trong máu đạt ngưỡng cao nhất sau khi tiếp xúc từ 30 – 60 phút. Methanol phân bố rộng rãi vào các chất dịch cơ thể, và được chuyển hóa khá chậm ở gan. Có khoảng 3% lượng methanol vào cơ thể được đào thải nguyên dạng qua phổi hoặc nước tiểu.

Ở gan, rượu methanol được thoái hóa, ôxy hóa tạo nên formaldehyde, chất này lại tiếp tục được ôxy hóa tạo nên acid formic. Cuối cùng, acid formic được chuyển hóa thành carbonic (CO2) và nước, thải qua phổi và thận.

Bản thân rượu methanol có độc tính thấp, nhưng chính hai sản phẩm thoái hóa của nó là formaldehyde (formol) và acid formic tích tụ lại trong máu gây nên tình trạng toan chuyển hóa, tổn thương các mô khác như thận, gan, tổn thương võng mạc, thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa. Theo tính toán y học, chỉ cần uống 30ml methanol 40 độ con người có thể bị mù, ngộ độc dẫn tới tử vong! Liều gây chết, lethal dose, LD50 của methanol khi uống thay đổi theo cá nhân, ước tính từ 20-150g.

Dấu hiệu nhiễm độc rượu methanol: Nhiễm độc bắt đầu xuất hiện từ 18 – 24 giờ sau khi uống phải rượu methanol. Dấu hiệu nhiễm độc gồm các biểu hiện tương tự như khi uống quá nhiều rượu nên thấy buồn ngủ, lú lẫn, mất điều hòa vận động, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng kèm với các biểu hiện rối loạn thị giác từ nhìn mờ đến không nhìn thấy hoàn toàn. Trường hợp nhiễm độc nặng sẽ có dấu hiệu thở nhanh, hôn mê, suy thở, tụt huyết áp, ngưng tim và có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị ngộ độc rượu methanol

Tại các cơ sở y tế, có thể xét nghiệm định lượng nồng độ methanol trong máu để xác định chẩn đoán, và làm các xét nghiệm đánh giá như khí máu, chức năng gan, thận, điện giải đồ, đường máu, soi đáy mắt tìm dấu hiệu phù gai thị.v.v…

Điều trị đặc hiệu, là dùng chất đối kháng đặc hiệu (antidote). Hai chất thường dùng là fomepizole (4-MP, methylpyrazole) và rượu ethanol.

Cơ chế tác dụng của cả hai chất đối kháng đặc hiệu này là ức chế cạnh tranh các enzyme (competitive enzymatic inhibition) chuyển hóa methanol, cụ thể là cạnh tranh với alcohol dehydrogenase ADH, và alhahyde dehydrogenase ALDH. Khi bị ức chế cạnh tranh, con đường thoái hóa của methanol bị chận lại, formol và acid formic không được sản sinh ra.

Vì sao có thể dùng bia để giải độc rượu methanol?

Điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ khác như: (1) Hạn chế hấp thu nếu bệnh nhân tới sớm bằng than hoạt. (2) Điều chỉnh các rối loạn toan kiềm, điện giải; (3) Bổ xung acid folic là chất cần thiết giúp chuyển hóa acid formic thành carbonic (CO2) và nước; (4) Chống co giật; (5) Lọc máu, chạy thận nhân tạo, giúp đào thải methanol và acid formic đồng thời điều chỉnh toan kiềm máu nhanh hơn.

Biết được ethanol là chất đối kháng đặc hiệu, antidote, của methanol qua cơ chế ức chế enzyme cạnh tranh, các thầy thuốc lâm sàng sử dụng rượu thực phẩm, rượu ethanol, để chữa trị ngộ độc loại rượu nguy hiểm này.

TS.BS Trần Bá Thoại Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

Cái hay của Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, cùng các đồng sự là trong hoàn cảnh khó khăn, không có hai chất đối kháng đặc hiệu là fomepizole lẫn rượu methanol y tế, họ đã dùng bia có nồng độ rượu ethanol khoảng 6 độ (6%) bơm truyền vào đường tiêu hóa để giải độc, cứu sống các bệnh nhân ngộ độc rượu methanol nặng.

Top 5+ Cách Giải Rượu Khi Nôn Do Quá Chén Hay Ngộ Độc Rượu

1. Uống nhiều nước lọc

Uống nhiều nước lọc

Trong và sau một đêm quá chén, hầu hết mọi người đều tỉnh dậy với miệng khô rốc, cực kỳ khát nước và cơ thể cũng mất đi một lượng lớn nước. Không chỉ giải tỏa cơn khát mà nước còn giúp ích cho quá trình phục hồi trở lại trạng thái bình thường sau cơn say. Có chuyên gia còn tin rằng nước có thể giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi. Đồng thời, họ khuyên rằng nếu được, nên uống 1 ly nước trước khi đi ngủ, để sẵn một ly nước để ngủ dậy có cách giải quyết khát nước ngay.

Uống nước ấm trước và sau khi nôn vì say rượu giúp làm dịu dạ dày, góp phần giải rượu khi bị nôn, đồng thời cũng giúp rượu được đào thải nhanh hơn qua đường nước tiểu. Nếu trong nhà bạn không còn loại hoa quả hay thực phẩm dự trữ nào có thể uống nhiều nước lọc để pha loãng lượng rượu bia trong cơ thể. Rượu bia sẽ nhanh chóng được đào thải qua đường bài tiết giúp bạn nhanh tỉnh hơn.

2. Nước chanh muối

Nước chanh muối

Nước chanh muối giúp bổ sung muối, vitamin mà cơ thể vừa nôn hết ra, tránh hiện tượng tụt huyết áp, kịp thời cân bằng điện giải trong cơ thể. Bởi rượu làm cạn kiệt các dự trữ khoáng chất thiết yếu của cơ thể.

Chuẩn bị:

½ quả chanh tươi.

1 thìa muối nhỏ.

Cách thực hiện:

Pha trực tiếp nước cốt chanh và muối vào một cốc nước.

Khuấy đều nước là có thể dùng được ngay, là cách giải rượu khi nôn rất hiệu quả

3. Nước gừng tươi

Nước gừng tươi

Gừng giúp giải rượu nhanh, đồng thời có thể làm ấm cơ thể, ngăn hiện tượng tụt huyết áp ở những người uống quá nhiều rượu. Ngoài ra, gừng còn là chất giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, đẩy cồn ra khỏi cơ thể nhanh chóng thông qua đường bài tiết. Nếu bạn để ý, người ta còn dùng gừng tươi để ngăn cảm giác buồn nôn. Vì thế, chỉ cần một cốc nước gừng tươi sẽ giúp bạn đẩy lùi cảm giác buồn nôn do say rượu.

Chuẩn bị:

Gừng tươi: 1 nhánh.

Mật ong: 2-3 thìa cafe mật ong.

Cách thực hiện:

Gừng đem thái lát hoặc đập dập, đun sôi với nước trong khoảng 3-5 phút.

Có thể cho thêm một chút mật ong, dùng lúc nóng ấm để mang lại hiệu quả cao hơn, không lo ảnh hưởng tới dạ dày.

4. Trà quất và mật ong

Trà quất và mật ong

Quất có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Chỉ cần pha một cốc nước quất kết hợp với mật ong sẽ giúp người say rượu tỉnh táo, dễ chịu hơn. Loại nước này có vị chua ngọt dịu rất dễ uống. Với người say rượu, đây là một loại nước rất cần thiết để đẩy lùi cảm giác buồn nôn cũng như sự háo nước khi say rượu.

Chuẩn bị:

Quất 2-3 quả

Mật ong: 1 thìa cà phê

Cách thực hiện:

Vắt quất vào cốc nước, sau đó cho mật ong vào khuấy đều. Có thể dùng được ngay.

5. Súp nóng hoặc cháo loãng

Súp nóng hoặc cháo loãng

6. Cách xử lý bị say và nhận biết rượu

Cách xử lý bị say và nhận biết rượu

Khi bạn uống quá nhiều rượu, lượng cồn trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, bạn rất dễ bị ngộ độc rượu bia và có nguy cơ tử vong. Điều đó càng nguy hiểm hơn khi loại rượu mà bạn uống có chứa độc tố do không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng các hóa chất độc hại. Vậy làm sao phân biệt? Và cách xử lý ra sao?

Say rượu và ngộ độc rượu rất khó phân biệt. Cả 2 đều có các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nói không chuẩn xác, mất khả năng cân bằng cơ thể, mất kiểm soát hành vi,… thì đó là say rượu. Tuy nhiên, nếu trạng thái này kéo dài, kèm theo người đó cảm thấy đau bụng, nôn liên tục, giảm hoặc mất khả năng thị giác, mờ mắt, khó cử động, lú lẫn thì đó có khả năng là ngộ độc rượu. Khi đó cần phải đưa tới cơ sở y tế gần nhất để có cách xử lý thích hợp. Bên dưới là một số cách xử lý khi người thân, bạn bè bị say rượu:

Nên:

Giữ người say bình tĩnh, hạn chế họ tự làm tổn thương.

Cho họ ăn ít trái cây nếu còn tỉnh và không nôn mửa.

Giữ ấm, tránh nơi có gió mạnh.

Không nên:

Ép người say rượu ói bởi khi họ không tỉnh táo, hành động nôn có thể dẫn tới ngạt thở.

Nếu tự nôn, giữ họ đứng thẳng. Nếu đang nôn khi đang nằm, quay đầu họ sang một bên để tránh ngạt thở.

Không ép uống cà phê.

Không để họ ở nơi không có ai trông.

Không cho uống bất cứ loại thuốc nào.

Không cho họ lái xe.

Ngoài ra, nếu bạn muốn giải rượu nhanh chóng hơn, không lo lắng sau khi uống rượu bia bị đau đầu, nôn nao có thể dùng viên giải rượu Shugo Densetsu Premium. Sản phẩm giải rượu bia nhanh, an toàn và hiệu quả với các thành phần từ 4 loại nghệ quý, 4 loại thảo dược và tinh chất Shijimi (nghêu nước ngọt Nhật Bản). Đây là một giải pháp hữu hiệu cho các quý ông trước các buổi tiệc tùng, Shugo không những giải rượu hiệu quả mà còn có tác dụng rất tốt để bảo vệ chức năng gan, dạ dày và tăng cường sinh lực.

Thông tin tham khảo tại: https://nhatban.vn/san-pham/vien-giai-ruou-shugo-densetsu-1/

SHOP NHẬT BẢN

Địa chỉ: ngõ 444 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0904.400.500

Email: thao.hth@vnjp.vn

Mẹo Giải Độc Gan Sau Khi Uống Rượu

Thứ Ba, 20-12-2016

Rượu dễ gây ngộ độc gan

Trong rượu có chứa ethanol và một phần tạp chất nhỏ là methanol dễ gây ngộ độc cho gan. Khi uống rượu, gan là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các chất độc có trong rượu. Theo báo cáo hàng năm tình trạng ngộ độc gan sau khi uống rượu khá phổ biến ở nước ta, ở cả thành thị và nông thôn. Chính vì vậy người thân trong gia đình cần biết những kiến thức cơ bản về điều này.

Mẹo giải độc gan sau khi uống rượu

1. Mẹo giải độc gan sau khi uống rượu bằng trà gừng

Gừng là một trong những biện pháp giải độc gan hiệu quả, ít tốn kém được nhiều người ưa chuộng. Không những vậy trà gừng còn giúp giải rượu nhanh, hạn chế các triệu chứng của rượu gây ra như buồn nôn, nhức đầu, đau bụng…

– Gừng có tác dụng giải độc, giải cảm, gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn. Do đó, một tách trà gừng nóng sẽ giúp người say trở nên tỉnh táo nhanh chóng.

– Dùng 1 củ gừng vừa phải, cạo vỏ, rửa sạch, thái mỏng, bằm nhuyễn rồi nấu với nước ( có thể cho một lượng nhỏ dường để dễ uống hơn).

Lưu ý: Một số bạn cho mật ong vào để thay thế đường nhưng dùng mật ong khi đang bị ngộ độc gan dễ gây viêm nhiễm và tụt huyết áp.

2. Giải độc gan sau khi uống rượu bằng cháo loãng.

Đây là cách đơn giản để giải độc gan nhanh nhất mà từ xưa ông bà ta đã áp dụng. Một chén cháo trắng loãng nấu nóng ( không nêm nếm) sẽ giúp cơ thể dễ chịu nhanh chóng. Chất cồn trong rượu khi gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ. Điều này góp phần giúp cho cơ thể bạn ngưng hấp thụ và đào thải chất cồn ra ngoài dễ dàng hơn.

Gợi ý cho bạn: Nếu bạn vội vàng thì có thể giã nát gạo trước khi nấu, cháo sẽ nhanh chín hơn. 3. Giải độc gan sau khi uống rượu bằng nước chanh hoặc nước ép bưởi, cam

Hãy pha một cốc nước chanh/bưởi/cam để giải rượu nhanh nhất. Dùng nước ấm để pha sẽ tốt hơn nước lạnh. Bên cạnh đó, khi say, cơ thể chúng ta mất một lượng lớn nước, do vậy, người uống cần bổ sung nhiều nước ấm cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.

4. Nước ép cà chua cũng là lựa chọn hữu hiệu để giải độc gan sau khi uống rượu.

Rượu làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược cùng với một lượng lớn các nguyên tố cali, natri, canxi,… Một cốc nước ép cà chua chín sẽ giúp giải rượu nhanh chóng. Cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết để bổ sung cho cơ thể sau khi uống say.

Một số mẹo giải độc gan sau khi uống rượu khác như: Nước ép rau muống (sống), đậu đen, đậu xanh, chè xanh, nước mía,.. cũng giúp khử độc rất tốt.

Mặc dù những mẹo giải độc gan sau khi uống rượu cho hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng với những trường hợp bị ngộ độc nhẹ do cồn ethanol, trường hợp ngộ độc nặng thì nạn nhân phải được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Nhận biết và sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc rượu nặng

Nếu ngộ độc do methanol nạn nhân dễ bị tử vong nhanh chóng sau khi nhiễm độc, do đó cần nhận biết và cấp cứu kịp thời.

– Nhận biết nạn nhân bị ngộ độc nặng thông qua các dấu hiệu:

– Nạn nhân ói liên tục, ngay cả khi đang ngủ và không tỉnh lại, người xanh xao.

– Nhịp tim đập nhanh

– Thở yếu, thở nhậm

– Chân tay lạnh

– Nạn nhân có thể ngất hoặc nửa tỉnh nửa mê, không thể đánh thức dậy.

Lưu ý: Ngộ độc gan do rượu bia rất nguy hiểm. Trong đó, tình trạng ngộ độc do uống phải rượu pha cồn là rất hay gặp ở Việt Nam. Và không ít các trường hợp tử vong do tình trạng này. Do đó, khi bị ngộ độc rượu nạn nhân cần được sơ cứu kịp thời trong thời gian chờ đợi xe cứu thương

Lời khuyên cho bạn Rượu, bia luôn là “bạn đồng hành” không thể thiếu dù là khi buồn ( giải sầu) hay khi vui ( cụng ly chúc mừng), thậm chí là khi chán chán cũng ngồi lai rai. Theo khách quan, một chút rượu bia sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên Uống quá nhiều rượu bia lại là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan như: Suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan,.. Các mẹo giải độc gan sau khi uống rượu bia chỉ có tác dụng giúp tỉnh táo nhanh chứ không thể hoàn toàn loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh trên. Do đó mỗi người cần biết tự bảo vệ sức khỏe của mình. Một số vấn đề sức khỏe do rượu bạn nên biết: