Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vietjack Soạn Bài Đêm Nay Bác Không Ngủ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Bài Thơ: Đêm Nay Bác Không Ngủ

Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

Bài giảng: Đêm nay Bác không ngủ – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Nội dung Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

I. Đôi nét về tác giả: Minh Huệ

– Minh Huệ (1927-2003), tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

– Ông làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp

II. Đôi nét về tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

1. Xuất xứ

Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giớ cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân a

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”): Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

– Phần 2 (tiếp đó đên “Anh thức luôn cùng Bác”): Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

– Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

3. Giá trị nội dung

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

4. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền

– Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

– Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

III. Phân tích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

I. Mở bài

– Khái quát những hiểu biết của bản thân về Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

– Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ

– Giới thiệu về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài 1. Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

– Hoàn cảnh sống: trời khuya,giữ nũi rừng, trời mưa lâm thâm

– Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải khi thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa

– Nhìn, dõi theo những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác:

+ Đốt lửa

+ Dém chăn cho từng người một

+ Nhón chân nhẹ nhàng

→ Yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các chiến sĩ, các đội viên

– Mơ màng như nằm trong một giấc mộng đẹp

– Thổn thức, thì thầm, lo Bác ốm

⇒ Thương yêu, cảm phục trước những hành động của Bác

2. Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

– Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác đi ngủ

→ Từ láy “nằng nặc”cùng nghệ thuật đảo trật tự từ diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành của anh đội viên dành cho Bác

– Lòng vui sướng mênh mông, anh thức luôn cùng Bác: niềm vui vì hiểu được nỗi lòng của Bác- tình thương, sự lo lắng cho đoàn dân công

⇒ Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên đã cho thấy tình cảm của anh đội viên nói riêng, của những người lính và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Bác. Đó là sự yêu kính, biết ơn và niềm hạnh phúc trước tình yêu thương và sự quan tâm của Bác

3. Hình tượng Bác Hồ

– Anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” – đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

– Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

+ Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: ” Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

+ Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: ” Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

⇒ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

+ Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng chi tiết giản dị,…

– Cảm nhận của bản thân về Bác

Bài giảng: Đêm nay Bác không ngủ – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

tac-gia-tac-pham-lop-6.jsp

Soạn Bài Lớp 6: Đêm Nay Bác Không Ngủ

Soạn bài lớp 6: Đêm nay Bác không ngủ

Soạn bài lớp 6: Đêm nay Bác không ngủ

Soạn bài lớp 6 học kì 2: Đêm nay Bác không ngủ do Minh Huệ sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu. Bài soạn văn 6 Đêm nay Bác không ngủ này là tài liệu để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 học kỳ 2 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 6: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ Minh Huệ

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

“Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, Sđd).

Các bài học: Đêm nay Bác không ngủ (của Minh Huệ), Lượm (của Tố Hữu), Mưa (của Trần Đăng Khoa) thuộc thể loại thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

2. Tác giả

Nhà thơ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, quê ở thành phố Vinh.

Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa, rừng nay (bút kí, 1962); Ngọn cờ Bến Thuỷ (truyện kí, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện kí, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992).

Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa); Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ – Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau:

Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.

2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.

Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.

3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau: Lần thức dậy thứ nhất Lần thức dậy thứ hai

Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác (Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người).

Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ (Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng).

Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ “thầm thì anh hỏi nhỏ” như lần ttrước mà tha thiết “vội vàng nằng nặc” mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!… Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác

(Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác).

Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt.

4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:

Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: “Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…”; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: ” Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Bởi vậy, việc “Đêm nay Bác không ngủ” là “một lẽ thường tình”, vì “Bác là Hồ Chí Minh” – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.

Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài “Đêm nay Bác không ngủ”.

6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình:

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Mái lều tranh xơ xác

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Bóng Bác cao lồng lộng…

Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:

Anh đội viên mơ màng

Thổn thức cả nỗi lòng

Thầm thì anh hỏi nhỏ

Nhưng bụng vẫn bồn chồn

Anh hốt hoảng giật mình

Anh đội viên nằng nặc…

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1975 (NXB Tác phẩm mới, H., 1976). Đây là một tác phẩm thơ hiện đại có yếu tố tự sự, khi tìm hiểu cần thấy được nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình.

Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ: mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau; chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài Đêm nay Bác không ngủ. Muốn đọc diễn cảm bài thơ, cần nhớ cách gieo vần như đã nói ở trên; đồng thời chú ý tiết tấu và nhấn giọng. Ví dụ với khổ thơ đầu:

Anh đội viên thức dậy (đọc chậm) Thấy trời khuya lắm rồi (đọc nhanh hơn, nhấn bốn chữ sau) Mà sao Bác vẫn ngồi (đọc chậm) Đêm nay Bác không ngủ (đọc chậm, xuống giọng)… 2. Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.

Gợi ý: Đây là một bài kể chuyện sáng tạo, ngoài việc cần phải duy trì ngôi kể (người kể đóng vai người chiến sĩ), còn cần phải nghĩ ra những sự việc, chi tiết cho bài kể ấy. Có thể nêu những chi tiết như:

Lí do nhân vật tôi (người chiến sĩ) được tham gia chiến dịch cùng với Bác.

Đêm ấy anh đã được nói chuyện với Bác khi: vừa mới thức giấc, vừa mới đi tuần tra về,…

Bác đã nói với anh về điều gì? (hoặc anh đã được chứng kiến Bác quan tâm đến những chiến sĩ khác ra sao?).

Cảm nhận của anh về con người của Bác.

Theo chúng tôi

Giải Vbt Ngữ Văn 6 Đêm Nay Bác Không Ngủ (Minh Huệ)

Giải VBT Ngữ Văn 6: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

Câu 1 (trang 57 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 2, trang 67 SGK: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Trả lời:

– Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên

– Tác dụng của cách miêu tả đó được xác định như sau:

+ Là người tham dự vào chính sự việc nên sự việc mang tính xác thực cao

+ Làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách tự nhiên

+ Làm cho hình tượng Bác Hồ hiện ra một cách gần gũi, thân thiết.

Câu 2 (trang 57-58 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 3, trang 67 SGK: Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần đó.

* Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc họa sâu đậm như thế nào?

Trả lời:

Các từ chỉ tâm trạng anh đội viên Giải thích vì sao anh đội viên có tâm trạng đó

Lần thứ nhất thức dậy: thương, thổn thức, bồn chồn, lo, bề bộn

Anh đội viên lo lắng cho sức khỏe của Bác, cảm động vì tấm lòng của Bác dành cho những người chiến sĩ, cho cuộc kháng chiến của dân tộc

Lần thứ ba thức dậy: hốt hoảng, giật mình, vui sướng

Anh đội viên hoảng hốt, giật mình vì thấy bác vẫn còn thức, sau đó anh vui sướng vì thấu hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Bác và anh quyết định cùng chia sẻ với Bác

Câu 3 (trang 58 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 4, trang 67 SGK: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

… Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

+ Nhân cách Bác Hồ là một chân lí đơn giản mà lớn lao

+ Chăm lo cho nhân dân là lẽ sống của Bác

Câu 4 (trang 59 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 5, trang 67 SGK: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?

Trả lời:

– Bài thơ được làm theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

– Đặc điểm của thể thơ này là:

+ Số tiếng trong mỗi câu thơ: 5 tiếng

+ Số dòng trong mỗi khổ thơ: 4 dòng

+ Vần trong bài thơ bao gồm các loại: vần chân (gieo ở cuối câu thơ)

– Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện trong bài thơ

Câu 5 (trang 59 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 6, trang 67 SGK: Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Trả lời:

– Các từ láy trong bài thơ là: trầm ngâm, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lâm thâm, mênh mông.

– Các từ láy sau đây có giá trị biểu cảm đặc sắc:

+ đinh ninh, phăng phắc: gợi ra sự ngưng lại của hành động, nỗi lo lắng cho nhân dân khiến Bác lặng người.

+ nằng nặc: thể hiện sự lo lắng của anh đội viên dành cho Bác

+ mênh mông: thể hiện sự vui sướng trong lòng anh đội viên khi hiểu được tấm lòng của Bác và có thể sẻ chia cùng Bác.

Câu 6 (trang 60 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ trữ tình hay bài thơ tự sự? Vì sao?

Trả lời:

– Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ tự sự. Bài thơ kể lại một câu chuyện với cốt truyện, tình tiết đầy đủ. Qua bài thơ ta thấy được những sự việc, hành động và các mối quan hệ giữa con người với con người.

Câu 7 (trang 60 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ dựa theo thể thơ của hát dặm Nghệ Tĩnh. Hãy viết tóm tắt một số hiểu biết của em về hát dặm, đặc biệt là về thể thơ năm chữ rất phổ biến trong hát dặm.

Trả lời:

– Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ). Đây là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên. “Dặm” có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát. Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Đêm Nay Bác Không Ngủ (Siêu Ngắn)

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ

Bài giảng: Đêm nay Bác không ngủ – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Bố cục

– Phần 1 (9 khổ đầu): tâm trạng trong lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên

– Phần 2 (6 khổ tiếp): tâm trạng trong lần thức dậy thứ ba của anh đội viên

– Phần 3 (còn lại): hình tượng Bác Hồ

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tóm tắt

Trong đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt trong rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên đi lại săn sóc giấc ngủ cho người bộ đội để sáng hôm sau hành quân đánh trận. anh đội viên trong những lần thức giấc đã chứng kiến những điều này.

Câu 2 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên

– Cách miêu tả đó sẽ nói lên tình cảm tha thiết gắn bó và tình yêu thương của người cha và người con, nó thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và thể hiện tâm hồn mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến

Câu 3 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên với Bác

+ lần đầu thức dậy:

● Ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm mà Bác vẫn còn thức

● Xúc động khi hiểu rằng Bác ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các đồng chí

● Niềm xúc động càng lớn khi thấy Bác đi dém chăn cho từng người

● Trong sự xúc động cao độ anh đội viên thổn thức cả nỗi lòng và thốt lên những câu hỏi thầm thì yêu thương và lo lắng với Bác: Bác có lạnh lắm không?

+ lần thứ 3 thức dậy

● Trời sắp sáng anh đội viên vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh, sự lo lắng của anh đã thành sự hoảng hốt thực sự

● Nếu lần thứ nhất chỉ dám thì thầm hỏi thì lần này anh hết sức năn nỉ vội vàng ,nằng nặc mời Bác đi ngủ

● Câu trả lời của Bác khiến anh có được niềm hạnh phúc lớn lao

– Tác giả không kể lần thứ hai thức giấc của anh đội viên vì phải sang lần thứ ba tâm trạng và cảm xúc của anh đội viên mới có sự thay đổi rõ rệt

– Hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng yêu nước thương dân thương người lao động, của Bác đã được khắc họa thật sâu đậm

Câu 4 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Sở dĩ trong đoạn cuối tác giả viết như vậy là muốn tạo một đáp số, một phát hiện: Tình thương của Bác không phải là những biểu hiện lẻ tẻ mà nó là nhân cách trong con người Bác

Câu 5 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Bài thơ làm theo thể ngũ ngôn, mỗi dòng năm tiếng thường gieo vần ở tiếng cuối mỗi dòng thơ

– Lối thơ này là lối thơ của vè hát dặm nên rất thích hợp kể chuyện

Câu 6 (trang 67 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Một số từ láy: trầm ngâm, nhẹ nhàng, lồng lộng, bồn chồn, phăng phắc , nằng nặc

– Giá trị biểu cảm của từ lồng lộng: gợi hình ảnh vĩ đại cao đẹp trong nhân cách Hồ Chí Minh

Luyện tập

Bài văn tham khảo

Chiến dịch Biên giới Thu -Đông năm 1950 được Đảng ta chủ động phát động. Trước khi chiến dịch bắt đầu, Bác Hồ đã đến thăm các đơn vị bộ đội của chúng tôi và nghỉ lại một đêm.

Đêm nay, chúng tôi nghỉ dưới một túp lều sơ sài dựng giữa rừng. Sau một ngày hành quân mệt nhọc tất cả chiến sĩ đều mau chóng chìm vào giấc ngủ say. Sau một giấc ngủ dài tôi chợt tỉnh giấc, thấy Bác đang ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Rồi Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Lo lắng cho Bác tôi khẽ cất tiếng: Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không? Bác nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến nhỏ giọng đáp: Chú cứ việc ngủ ngon ngày mai còn đi đánh giặc. Vâng lời Bác tôi nhắm mắt ngủ tiếp nhưng bụng vẫn bồn chồn. chiến dịch còn dài rừng thiêng nước độc đêm nay Bác không ngủ liệu mai có sức đi được không? Lần thứ ba mở mắt thấy Bác vẫn chưa ngủ tôi hoảng hốt thực sự. Tôi nằng nặc mời Bác đi ngủ. Bác bảo Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài trời mưa rả rích, phải chịu rét, chịu ướt. Nghe Bác nói tôi hiểu tình thương của người thật sâu nặng biết bao nhiêu. Tình thương đó trùm lên cả đất nước và dân tộc.

Thật sung sướng và tự hào khi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ của Tổ quốc. Không đành ngủ yên , tôi thức luôn cùng Bác.

Bài giảng: Đêm nay Bác không ngủ – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.