Top 15 # Xem Nhiều Nhất Vietjack Soạn Bài Cô Tô Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Bài Lớp 6: Cô Tô

Soạn bài lớp 6: Cô Tô

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì II

1. Thể loại

Kí là “một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể – chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,…” (Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc – Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,…

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

Đoạn 1 (Từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

Đoạn 2 (Từ “Mặt trời lại rọi lên” đến “là là nhịp cánh”): Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

Đoạn 3 (Từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: “Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân – “người đi tìm cái đẹp” toàn bích và hài hoà.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).

Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo).

Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên có gì đổi khác?

Soạn Bài Cô Tô (Nguyễn Tuân)

Soạn bài Cô Tô (Nguyễn Tuân)

Bài giảng: Cô Tô – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:

– Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

– Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh…): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh

– Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa

+ Cây thêm xanh mượt

+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn

+ Cát lại vàng giòn hơn

+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi

– Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

– Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

+ Mặt trời nhú lên dần dần

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Qủa trứng hồng hào… nước biển ửng hồng

+ Y như một mâm lễ phẩm

– Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Câu 4 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:

– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…

– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc:

Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc… Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.

Bài 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chép và học thuộc lòng đoạn văn (từ Mặt trời nhú lên dần dần đến Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh)

Bài giảng: Cô Tô – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Top 3 Soạn Bài Cô Tô Ngắn Nhất.

Top 3 Soạn bài Cô Tô ngắn nhất

Bản 1/ Soạn bài Cô Tô (cực ngắn)

Tóm tắt tác phẩm

Bố cục

3 Phần

– P1: (từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”): Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão.

– P2: (tiếp theo đến “là là nhịp cánh”): Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.

– P3: (Còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sớm của con người trên đảo Cô Tô.

Nội dung bài

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc- quần đảo Cô Tô.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 91):

3 đoạn

– Đ1: (từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”): Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão.

– Đ2: (tiếp theo đến “là là nhịp cánh”): Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.

– Đ3: (Còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sớm của con người trên đảo Cô Tô.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 91):

– Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão : Bầu trời “trong sáng”, cây “xanh mượt”, nước biển “lam biếc”, cát “vàng giòn”, cá nặng lưới..

– Những tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng : xanh mượt, lam biếc, đậm đà, vàng giòn…đặt sát nhau gợi lên một bức tranh tươi sáng, đặc sắc.

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 91):

– Vẻ đẹp cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô :

+ Chân trời, ngấn bể “sạch như tấm kính”

+ (Mặt trời) “tròn trĩnh phúc hậu”, ” hồng hào, thăm thẳm, đường bệ”

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 91):

Cảnh người dân trên đảo vào buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào địa điểm quanh cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể rồi đến đoàn thuyến sắp ra khơi.

Nhận xét: Cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, giản dị

Luyện tập (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 91)

Bài 1:

Hs luyện viết đoạn văn

Trời còn tối, vậy mà anh gà trống đã cất tiếng gáy oai phong báo hiệu mọi người thức dậy. Phía đằng đông, những tia nắng đầu tiên của ông mặt trời đang dần hé lộ. Bầu trời phía đông ửng hồng lạ kỳ. Mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt lên chiếc mâm màu xám. Những đám mây lúc bấy giờ như những chiếc thuyền bông trôi dạt trên bầu trời. Sương đêm động trên lá cây, ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh nắng như những viên ngọc. Đối với em, cảnh mặt trời mọc trên quê hương là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp

Bài 2:

Hs thực hiện theo yêu cầu của đề bài

Bài giảng: Cô Tô – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Bản 2/ Soạn bài Cô Tô (siêu ngắn)

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến mùa nóng ở đây): toàn cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão

– Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh): cảnh mặt trời lên trên biển

– Phần 3 (còn lại): sinh hoạt của ngư dân quanh giếng nước ngọt

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bố cục (như trên)

Câu 2 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua

+ không gian: trong trẻo, sáng sủa

+ thời gian: sau một trận giông bão

+ bầu trời trong sáng…

+ cây trên đảo thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đậm đà

+ cát lại vàng giòn

+ lưới càng thêm nặng mẻ

– Những từ ngữ rất gợi tả cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô, sự sống hiện hình trong dạng thể vừa rất quen lại vừa mới sinh nở rất lạ

Câu 3 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Những từ ngữ chỉ hình dáng , màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ cảnh đẹp rực rỡ mặt trời mọc trên biển:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi

+ Mặt trời…. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Qủa trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng

→ Bức tranh tranh bình minh trên biển thật rực rỡ ,thật tráng lệ và dạt dào chất thơ

– Nhận xét những hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng: chính xác về hình dáng màu sắc vừa thể hiện được kích thước rộng lớn, dáng vẻ đường bệ đầy đặn của mặt trời với vẻ tươi sáng , rực rỡ trên nền cảnh không gian bao la của bầu trời và mặt biển

Câu 4 (trang 91 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua các hình ảnh chi tiết:

+ Cái giếng nước ngọt …. cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền

+ Không biết là bao nhiêu người đến gánh và múc

+ Từng đoàn thuyền lũ con lành

+ Anh hùng Châu Hòa Mãn đi quẩy nước cùng mọi người , hòa lẫn vào không khí náo nức khẩn trương của chuyến ra khơi

+ Hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con

– Qua đó ta thấy cảnh sinh hoạt ấy tái hiện là một cuộc sống bình yên, giản dị, hạnh phúc của người dân nơi đây

Luyện tập

Đoạn văn tham khảo

Bình minh trên biển thật đẹp. Từ đằng đông, ông mặt trời khệ nệ đứng dậy vươn vai và tỏa những tia nắng ấm áp xuống nhân gian. Cả mặt biển như dát một màu vàng tuyệt đẹp. Xa xa là những cánh chim hải âu đang chao liệng như trình diễn vũ điệu chào ngày mới. Những chiếc thuyền của ngư dân đã trở về sau một đêm ra khơi đánh bắt. Cảnh biển tấp nập, nhộn nhịp hẳn lên.

Bản 3/ Soạn bài Cô Tô (ngắn nhất)

Bài giảng: Cô Tô – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 6 Bài Cô Tô Ngắn Nhất Baocongai.com

Hướng dẫn soạn văn lớp 6 bài Cô Tô ngắn nhất : Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn có thể chia làm ba đoạn: – Đoạn 1 (từ đầu … theo mùa sóng ở đây): Toàn cảnh Cô Tô sau bão. – Đoạn 2 (tiếp … là là nhịp cánh): Cảnh mặt trời lên biển. – Đoạn 3 (còn lại): Sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô. Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Vẻ đẹp đảo Cô Tô sau khi trận…

Hướng dẫn soạn văn lớp 6 bài Cô Tô ngắn nhất : Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn có thể chia làm ba đoạn: – Đoạn 1 (từ đầu … theo mùa sóng ở đây): Toàn cảnh Cô Tô sau bão. – Đoạn 2 (tiếp … là là nhịp cánh): Cảnh mặt trời lên biển. – Đoạn 3 (còn lại): Sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô. Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Vẻ đẹp đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua: – Không gian: Trong trẻo, sáng sủa, bầu trời trong sáng.

– Đoạn 1 (từ đầu … theo mùa sóng ở đây): Toàn cảnh Cô Tô sau bão.

– Đoạn 2 (tiếp … là là nhịp cánh): Cảnh mặt trời lên biển.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Đoạn 3 (còn lại): Sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

Vẻ đẹp đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

– Không gian: Trong trẻo, sáng sủa, bầu trời trong sáng.

– Cây trên đảo thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đặm đà.

– Cát lại vàng giòn.

– Lưới càng thêm nặng.

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng giúp người đọc hình dung một Cô Tô bao la, trong sáng và tinh khôi.

Những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh so sánh được dùng để vẽ nên bức tranh rực rỡ trong đoạn 2:

… chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn…

Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chúng tạo nên một khung cảnh bình minh thật đẹp, thật rực rỡ, tráng lệ và đầy chất thơ. Những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ, lột tả rõ vẻ đẹp bình minh.

Cảnh sinh hoạt và lao động được miêu tả trong đoạn cuối qua những chi tiết:

– Cái giếng nước ngọt: Gánh và múc, để tắm, để uống.

– Chỗ bãi đá: Nuôi hải sâm, thuyền đỗ vào.

Cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập, nhưng cũng là cảnh thanh bình sau bão dữ.

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn tham khảo:

Từ phía Đông mặt trời từ từ hiện lên bầu trời bắt đầu trút bỏ lớp áo đen để khoác vào một tấm áo đầy màu sắc, từng tia nắng vàng nhạt e thẹn chui qua những cụm mây rồi chiếu xuống mặt đất, những giọt sương sớm còn đọng lại trên từng chiếc lá được phản chiếu ánh nắng lấp lánh như những viên ngọc trai đầy màu sắc, tiếng chim hót ríu rít báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, vạn vật đang vươn mình đón nhận sức sống mới.

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 3 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 4 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 5 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 6 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất

Sách giải vở bài tập toán lớp 3 trang 7 câu 1, 2, 3, 4, 5 tập 1 đúng nhất