Top 13 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Võ Triệt Quyền Đạo Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cuốn Sách Triệt Quyền Đạo

Tên của môn võ này chữ Hán là 截拳道. Nếu dịch theo đúng nghĩa Hán Việt thì phải đọc là Tiệt quyền đạo. “Tiệt” có nghĩa là “cắt đứt” hay “một đoạn”. Ý nghĩa này theo Lý Tiểu Long là vì môn võ khi đánh cắt đứt đường quyền của đối thủ, trước khi đối thủ có thì giờ phản ứng. Tuy nhiên, nhiều người dịch lầm là Triệt quyền đạo, với ý tưởng là “triệt tiêu” địch thủ. Tên này nghe hay hơn nên trở nên phổ thông ở Việt Nam, mặc dù không đúng ý nghĩa của người sáng lập là Lý Tiểu Long.

Nguyên tắc

Hãy vứt đi mọi thứ bạn có, bỏ đi những khái niệm đã ăn sâu vào đầu bạn để lấy tự do. Cái tự do đó sẽ giúp bạn hiểu biết tất cả những gì bạn đã bỏ đi, và rồi tiến tới hiểu thêm cả những gì bạn chưa biết.

Triệt Quyền Đạo không có nội quy hay nguyên tắc gì ràng buộc bạn cả, nó chỉ cho bạn hướng để phát triển một cách không hạn chế. Bạn học Tiệt Quyền Đạo để sử dụng và cũng không cần nhớ là mình học môn gì.

Hình thức phi hình thức là sự yêu cầu trau dồi các kỹ năng rồi tiến tới không cần đến chúng, chỉ còn lại sự giản dị đến không ngờ.

Hãy đấm khi cần đấm hãy đá khi cần đá(cái này nói thì đơn giản nhưng thực hiện thì không hề dễ chút náo)

Võ thuật như là nước(đây là triết lý do Anh Lý sáng tạo ra),nước thì muôn hình vạn trạng,khi bạn rót nước vào chiếc cốc thì nó là cốc,khi bạn rót nước vào chiếc chén thì nó là chiếc chén,nó không bị ràng buộc vào bất kỳ điều gì,hãy để cho mọi thứ tự nhiên nhất.

Tiệt Quyền Đạo chủ yếu dùng vô chiêu thắng hữu chiêu,đánh vào điểm sơ hở của đối phương.

Các kỹ thuật Luyện tập và khởi động

Phải có chương trình luyện tập hiệu quả cho cả tuần.

Luyện tập không nhất thiết cứ phải có giờ giấc, bạn có thể tranh thủ bất cứ lúc nào để luyện tập, như đi bộ đến chỗ nào, tranh thủ trèo cầu thang thay cho đi thang máy…

Khởi động phải bám sát buổi tập, như buổi tập này bạn dự định tập chân thì nên khởi động kỹ từ hông đến gót chân.

Bạn đang hướng tới mục địch hiệu quả chứ không phải thể hình vì vậy phải tránh việc luyện những cơ bắp gây cản trở lực đánh hay sức bật.

Trong triệt quyền đạo không có bất cứ 1 tư thế nào ràng buộc bạn như bất cứ môn võ nào mà bạn từng học bạn có thể muốn chuẩn bị bất cứ tư thế nào mà bạn cảm thấy là tốt nhất, thoải mái nhất và bạn thấy hài lòng nhất vì khi bạn bị đánh lén chỉ nên thuận theo phản xạ của cơ thể. Khi bạn luyện võ thì phản xạ trong người của bạn sẽ được hình thành ngày càng nhanh và khi đó phản xạ của bạn chính là phòng thủ khi và đòn tấn công của bạn khi bị người khác đánh lén bất ngờ !

Động tác chân

Nguyên tắc chiến đấu chính là nghệ thuật di chuyển để tìm kiếm mục tiêu hoặc tránh khỏi tầm đánh của đối phương.

Kỹ thuật chân là sự giữ thăng bằng trong hành động, nó giúp tung ra những đòn có uy lực và tránh sự phản kích của đối thủ.

Kỹ thuật chân chia các các phần:

Động tác rê chân: lướt đôi bàn chân trên mặt đất sẽ giúp phát triển tốc độ và sự uyển chuyển.

Động tác tiến nhanh ra phía trước: giúp di chuyển thân mình nhanh nhẹn.

Triệt thoái nhanh là kỹ thuật ngược lại với tiến nhanh giúp cho cơ thể tránh khỏi tầm đánh của đối phương một cách nhanh nhất.

Bước ngang là kỹ thuật di chuyển thân mình sang phải hay trái mà không bị mất thăng bằng. Đây là một thao thác phòng thủ cốt tủy, an toàn và tạo được cơ hội để phản công bất ngờ.

Các tính trong Triệt quyền đạo Tính phối hợp

là khi âm dương kết hợp, nghĩa là nó đã tồn tại. Khi phòng thủ nhất định phải kèm với tấn công. Đó là điều cốt lõi trong triệt quyền đạo, vì khi đối phương tấn công cũng là lúc để lộ rõ sơ hở, phải biết trong nháy mắt đoán được ý đồ của đối phương để kịp thời ngăn chặn đòn đánh và tức tốc phản kích trong một thời gian ngắn. Tốc độ phải như tia sáng của mặt trăng, ta không thể nhìn nhưng lại cảm nhận được nó. Ánh mắt không phải nhìn về mình mà luôn hướng về đối thủ. Đối thủ lớn nhất của mình không phải ở trước mắt mà là ở đằng sau, khi ta tiêu diệt được ảo ảnh thì đối thủ cũng biến mất.

Tính chuẩn xác

Là sự đạt được đúng đắn động tác nhằm diễn tả mức thích đáng của động tác phóng ra mà sức lực thực hiện ít nhất. Nếu sức lực thực hiện ít nhất mà có tốc độ nhanh nhất có thể thì các bạn sẽ không nắm chắc được thành công khi ra đòn. Yêu cầu phải có tốc độ nhanh khi ra đòn. Không những nhanh mà lực phát ra phải dồn hết về cánh tay. Cổ tay phải dẻo và linh hoạt mói có thể tấn công tốt được.

Tính uy lực

Uy lực không hoàn toàn chỉ là sức mạnh mà nó là sự kết hợp giữa sức mạnh – thời điểm – tốc độ. Nếu bạn tăng tốc cho một đòn đánh thì đòn đánh đó tăng uy lực lên mặc dù độ co kéo của cơ bắp vẫn không đổi.

Để kết hợp tốt sức tung ra với lợi ích hành động, các xung lực thần kinh gồm một số lượng sợi vừa đủ được chuyển đi để tác động thúc đẩy hoạt động cơ bắp đúng lúc. Đồng thời các các xung lực cũng tác động vào các cơ bắp nghịch ứng làm giảm nhẹ sự đề kháng. Tất cả các hoạt động này sẽ tạo nên hiệu quả và đưa tới sự sử dụng uy lực tốt nhất.

Tính bền bỉ

Sự bền bỉ được tạo ra khi những người luyện tập cố vượt quá chính bản thân giới hạn của mình một cách thường xuyên.

Các bài tập tính bền bỉ là những bài tập khó khăn và phải được giám sát cũng như gia tăng từ từ.

mỗi đòn trong triệt quyền đạo được tập rất nhiều lần và trong thời gian dài.

Tính thăng bằng

Tính thăng bằng là trạng thái ổn định của cơ thể dù đang ở tình trạng hành động hay đứng yên.

Thăng bằng chỉ có khi cơ thể ở trong thế thẳng hàng thích hợp. Bàn chân, ống chân, thân hình và đầu giữ phần quan trọng nhất để tạo lập và duy trì tư thế thăng bằng. Các bàn chân cần giữ được tương quan thích hợp với nhau và thích hợp với thân hình mới tạo cho cơ thể vào thế thẳng hàng chuẩn xác.

Luyện phối hợp đấm đá, trong lúc tiến, lui, đổi hướng với tốc độ, uy lực tối đa, đồng thời luyện giữ vững tư thế thăng bằng hoặc lấy lại tư thế thăng bằng một cách mau chóng nhất.

Tính cơ thể tự cảm nhận

Là việc cơ thể tự cảm nhận mình và đối thủ, xem xét tư thế của mình có phù hợp không và của đối thủ đang có biểu hiện gì.

Tính cơ thể tự cảm nhận sẽ làm nẩy ra tác động hỗ tương thích hòa hợp giữa thân xác và thân hình trong một nhịp điệu không thể tách rời.

Tính thị giác dự báo

Học nhận thức cực mau bằng mắt là bước mở đầu căn bản. Để luyện tập cần thực hành hàng ngày bài tập nhìn lẹ, ngắn và tập trung.

Làm động tác giả và đánh nhử là phương pháp khiến đối thủ phải do dự trước khi hành động.

Tính tốc độ

Tốc độ là một trạng huống phức tạp, nó bao hàm cả thời gian nhận thức lẫn thời gian phản ứng. Tình thế phản ứng càng phức tạp thì tốc độ lại càng chậm.

Tốc độ được chia thành năm loại:

Tốc độ chi giác: Nhanh mắt thấy ngay các kẽ hở và đánh trực diện vào điểm yếu ( kẻ hở ) cho đối thủ nản chí, bối rối và trở lên chậm chạp.

Tốc độ tâm lý: Phán đoán nhanh để có ngay cử động hợp thời nhằm vô hiệu hóa đối thủ và phản công.

Tốc độ khởi đầu: Khởi đầu nhẹ nhàng từ tư thế đúng và phong cách tinh thần đúng.

Tốc độ thể hiện: Động tác nhanh để đưa cử động tới chính xác và hiệu quả. Bao gồm cả tốc độ co cơ thực sự.

Tốc độ biến đổi: Khả năng chuyển hướng bất ngờ, bao gồm cả sự làm chủ tính thăng bằng và thói quen chậm chạp.

Để gia tăng tốc độ cần lưu ý đến năm đặc tính:

Tính lưu động.

Tính bật nẩy, đàn hồi và mềm dẻo.

Tính đề kháng đối với sự mệt mỏi.

Tính cảnh giác về tâm lý và thể chất.

Tính tưởng tượng và dự báo.

Các yếu tố tạo thành tốc độ tối đa bao gồm:

Sự khởi động giúp tăng tính đàn hồi, mềm dẻo và điều chỉnh toàn thân đạt một nhịp độ sinh học cao hơn (nhịp tim, huyết áp, hơi thở).

Sự co cơ lúc đầu và sự co cơ từng phần.

Tư thế đứng thích hợp.

Sự tập trung chú ý thích hợp.

Giảm nhẹ sự tiếp nhận kích thích để đạt tới thói quen tri giác mau lẹ, đồng thời giảm bớt những động tác bị thúc đẩy để tiến tới thói quen phản ứng nhanh.

Một số nguyên tắc chi phối tính tốc độ:

Bán kính ngắn tạo động tác nhanh.

Vòng cung dài hơn cho xung lực toàn vẹn.

Sức nặng ở tâm điểm cho tốc độ hồi chuyển và gia tăng tốc độ bởi các động tác trùm phủ đồng qui và nối tiếp.

Tính đúng lúc

Tốc độ và tính đúng lúc bổ sung hiệu quả cho nhau vì đòn đánh mạnh mà không trúng đích thì sẽ là vô hiệu.

Thời điểm phản ứng là khoảng thời gian giữa tác nhân kích thích và sự đáp ứng.

Thời gian chuyển động là thời gian cần để hoàn tất một động tác.

Điệu, nhịp và tiết tấu

Điệu là sự diễn biến giữa các đấu thủ cố theo đuổi mọi động tác của nhau tạo thành những cặp đồng điệu. Nếu một đối thủ phá vỡ điệu này sẽ tạo ra sự chênh lệch nhất thời gây tổn thương.

Nhịp là sự kiểm soát được tốc độ của đối thủ nhằm tạo tốc độ của mình phù hợp với đối thủ, lúc đó khả năng chi phối trận đấu nằm trong tay người điều khiển.

Tiết tấu là quy luật của chuyển động, khi một đối thủ bị nắm bắt tiết tấu thì khó có thể kháng cự lại.

Hình thức tốt

Là việc làm chủ những tư thế những nền tảng thích hợp và ứng dụng liên tục chúng.

Hình thức tốt là cách hữu hiệu nhất để hoàn tất mục đích của một lần thể hiện động tác mà không cần di động nhiều và hoang phí năng lực.

Theo Anh Lý hình thức tốt có thể đánh bại mọi đòn tấn công và có thể tấn công đối phương một cách hợp lý nhất.

Làm chủ hình thức của bản thân thì có thể làm chủ được tình huống,điều khiển được cuộc đấu theo ý thức của bản thân

Nguồn: http://vi.wikipedia.org

Tuyệt Học Lý Tiểu Long: Triệt Quyền Đạo (P1)

Triệt Quyền Đạo môn võ được Lý Tiểu Long sáng lập vào năm 1967 là sự kết hoàn hảo giữa các môn võ Trung Quốc như (Vịnh Xuân Quyền) và các môn như boxing, thể hình… Triệt Quyền Đạo được yêu thích bởi lối đánh thông minh khai thác sơ hở đối thủ để ra đòn.

Triệt Quyền Đạo là môn võ do huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long sáng lập vào tháng 7/1967. Đây là một môn võ có tính thực chiến cao, bởi nó là sự đúc kết những kỹ thuật tinh túy từ nhiều môn võ mà Lý Tiểu Long từng tập luyện.

Cuộc đời và cái chết của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long vẫn luôn là đề tài được cả thế giới quan tâm. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (sinh 1940, mất 1973), Lý Tiểu Long đã thể hiện được sức mạnh sống động và sự quả cảm kiên cường để phát triển võ thuật Trung Hoa trên đất Mỹ.

Sinh ra ở San Francisco, chính vị bác sĩ đã đỡ đầu cho bà mẹ, đã đặt cho Lý cái tên Mỹ – Bruce Lee, còn tên Trung Hoa của ông là Lý Trấn Phiên (Lee Jun Fan).

Lý Tiểu Long (trái) là học trò cưng của võ sư Diệp Vấn (phải)

Sau đó ông Lee Hoi Chuen, cha của Lý Tiểu Long, một diễn viên vũ đạo Trung Hoa đã đưa gia đình trở về Hồng Kông sinh sống cho đến khi Lý mười chín tuổi. Từ những năm ấu thơ, Lý đã được dạy võ thuật và ca kịch mà Lý rất ưa thích.

Không chỉ tập võ từ nhỏ, Lý Tiểu Long còn rất có duyên với nghiệp diễn, Bruce Lee lần đầu tiên xuất hiện trên phim khi mới 3 tháng tuổi. Năm lên 6, Lý đã là một diễn viên nhỏ tuổi xuất hiện trong rất nhiều phim.

Tiểu Long học Vịnh Xuân với sư phụ Diệp Vấn từ lúc 13 tuổị Lý cũng học quyền Anh trong trường học.

Ông quyết định trở lại Hoa Kỳ năm 1959 và ghi tên học Triết ở trường Đại học Seattle (Washington). Ông dạy võ thuật trong những giờ rảnh rỗi để trau dồi và hoàn thiện võ thuật của chính mình. Lý mở một võ đường đặt tên “Viện Kung-fu Trấn Phiên”.

Võ đường duy trì cho đến năm 1963. Chính trong giai đoạn này, Lý gặp Linda Emery và hai người đã kết hôn. Sau đó, Lý chuyển về sinh sống tại Oakland.

Tại đây cùng một đồ đệ là James Lee, ông mở một võ đường thứ haị ở giai đoạn đó có nhiều cuộc biểu diễn để đại chúng hóa môn Kung-fu còn rất ít người biết đến.

Cho tới tháng 7/1967, Lý Tiểu Long quyết định đặt tên mới cho “Viện Kung-fu Trấn Phiên” là môn phái Triệt Quyền Đạo (Jeet Kune Do).

Triệt Quyền Đạo là tinh hoa được Lý Tiểu Long chắt lọc qua các môn võ khác nhau

Nền tảng chính của Triệt Quyền Đạo, là sự kết hợp các môn võ Trung Hoa (như Vịnh Xuân Quyền) và các môn thể thao phương Tây (như Quyền Anh, thể dục, thể hình,…) và quan trọng hơn bộ tấn và cách di chuyển của Triệt quyền đạo được lấy từ môn đấu kiếm của phương Tây.

Với triết lý “Lấy vô chiêu thắng hữu chiêu”, Triệt Quyền Đạo là môn võ có tính thực chiến cao nhờ vào khai thác điểm yếu của đối thủ.

Triệt Quyền Đạo ra đời như thế và sau cái chết của Lý năm 1973, môn võ do ông sáng lập lại càng được người ta tìm hiểu và theo học.

Ngoài Trung Quốc, Mỹ thì Triệt Quyền Đạo đã xuất hiện ở các nước như Indonesia, Philippines và Thái Lan… và cả Việt Nam.

Video tốc độ ra đòn chớp nhoáng của Triệt quyền đạo:

Mời quý độc giả đón đọc phần 2 những điểm ưu việt nằm trong Tuyệt học Lý Tiểu Long vào 10h, thứ 3 ngày 8/12!

Võ Túy Quyền Trung Quốc Lao Đao

Các võ sư túy quyền Trung Quốc chia sẻ môn võ này quá truyền thống, đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt nên ngày càng có ít người theo học.

Túy quyền ở Trung Quốc Liu Xuliang, võ sư túy quyền 24 tuổi, chia sẻ về bộ môn truyền thống đang trở nên lao đao vì có ít người theo học tại Trung Quốc.

Trong buổi chia sẻ với SMCP, võ sư túy quyền Liu Xuliang ước tính chỉ có khoảng 1.000 người tại Trung Quốc theo đuổi môn võ này. Những người biết võ túy quyền đã giảm xuống sau năm 1980.

Võ sư 24 tuổi đến từ Thượng Hải, Trung Quốc, dành toàn bộ thời gian cho môn võ này. Anh múa võ giống như một người say rượu, nhưng thực tế hoàn toàn tỉnh táo và kiểm soát được mọi hành động của cơ thể.

“Người tập túy quyền có vẻ như say rượu, rất buồn cười. Họ di chuyển loạng choạng và lắc lư, thậm chí hầu như không đứng yên. Tuy nhiên, họ vẫn ý thực được việc phải tấn công và thực hiện các động tác dứt khoát”, Liu chia sẻ.

Võ sư Liu cho biết anh thích môn võ này khi xem các bộ phim Túy quyền do Thành Long thủ vai chính từ năm 1978-1994. Trong khoảng thời gian này, nhiều người theo học võ túy quyền, nhưng giảm dần sau đó.

Peng Aofeng, 30 tuổi, một võ sư túy quyền khác, tin rằng trở ngại lớn nhất để theo đuổi môn này là cần có thảm để tập luyện và biểu diễn, bởi có nhiều động tác ngã và lăn. Cùng với đó, nó cũng đòi hỏi sự linh hoạt và sức mạnh của cơ thể.

“Trong số những người bình thường hoặc dân bán chuyên, tôi hiếm khi thấy ai tập túy quyền. Có lẽ nó quá truyền thống”, Peng nhận định.

Theo SCMP, túy quyền được cho là xuất phát từ câu chuyện về 8 vị thần bất tử trong thần thoại Trung Quốc. Môn võ này được biết đến rộng rãi trong các bộ phim kiếm hiệp cổ trang. Tuy vậy ngày nay, môn võ này ít được sử dụng để giao đấu. Thay vào đó, nó thường được biểu diễn trên các sân khấu.

Môn Võ Đặc Trưng Thế Giới Vịnh Xuân Quyền

Hẳn những ai yêu thích phim võ thuật sẽ đều cực kỳ ấn tượng với những màn công phu tuyệt đỉnh của Lý Tiểu Long hay Chân Tử Đan đã từng thi triển trên màn ảnh. Đó chính là những tinh hoa của Vịnh xuân quyền.

Ít tranh đấu hơn thua, nhưng hễ động thủ thì bất khả chiến bại!

Nếu nhìn bên ngoài, Vịnh xuân quyền (hoặc Vĩnh xuân quyền) không có những chiêu thức cầu kỳ và đẹp mắt. Tuy nhiên đây lại chính là môn võ nhu quyền cận chiến, có tính sát thương trong thực tế rất cao. Thậm chí rất nhiều người coi Vịnh xuân là đỉnh cao của chiến đấu.

Nguyên tắc của môn phái này là “dĩ nhu chế cương”, nhưng không phải là không có “cương” như nhiều người nhầm tưởng mà là “cương nhu phối triển” nghĩa là kết hợp nhuần nguyễn cương – nhu sao cho đạt hiệu quả triệt để nhất.

Theo nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật, Vịnh xuân quyền không phải môn võ được phát triển theo hướng thể thao mà để tự vệ hoặc tu thân. Các đệ tử Vịnh Xuân ít tham gia thi đấu tranh hơn thua, nhưng hễ đã động thủ thì bất khả chiến bại!

Vịnh xuân quyền được cho là có thể đem lại khả năng tái tạo cơ thể và nguồn sinh lực rất lớn. Mặc dù khó tập và khi đã tập đòi hỏi độ kiên trì cao nhưng ở một góc độ nào đó thì Vịnh Xuân lại đơn giản và thực dụng nhất.

Nguyên lý của môn võ này là “bát môn pháp” bắt nguồn từ ba hình thái của đôi tay: Tán thủ, Phục thủ và Bàng thủ (ngửa bàn tay, úp bàn tay và đưa khuỷu tay). Ba tay quyền căn bản này bao quát cả ngàn thế tinh hoa biến hóa của quyền Vịnh xuân.

Chỗ tuyệt diệu của quyền pháp Vịnh xuân đó là: “Nếu đối phương dùng quyền tay hay dùng đòn chân đánh hoặc đá ta, thì người của Vịnh xuân ngay tức khắc chỉ dùng một tay hay một chân đánh lại”.

Vì quyền Vịnh xuân làm tiêu tan các thế công bằng một kỹ thuật đặc biệt, và đó cũng là đòn phản công tức khắc.

Trong chiến đấu, cách mà Vịnh xuân đánh là hạn chế tối đa những động tác dư thừa và hao mòn thể lực.

Ví dụ, nguyên tắc đấm của Vịnh xuân cũng được áp dụng theo phương châm: Một tay đấm thẳng bao giờ cũng nhanh và tiết kiệm sức lực hơn 1 tay đấm vòng.

Hay đá cũng vậy thay vì đá cao vừa mất nhiều sức lại dễ mất thăng bằng, Vịnh xuân lựa chọn giải pháp đá tầm thấp.

Thông thường các võ sĩ Vịnh xuân luôn tập tay với Mộc nhân, nhằm giúp cho đôi tay vừa cứng cáp vừa mềm dẻo và quan trọng hơn là sự linh hoạt.

Nhiều nhà nghiên cứu võ thuật cũng thừa nhận nếu một môn võ khác để Vịnh xuân áp sát thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi bởi khi đó các cao thủ Vịnh xuân sử dụng rất nhiều đòn tay một cách biến ảo.

Vô cùng khó để đối phương có thể đoán trước họ sẽ ra đòn như thế nào.

Bên cạnh đó, môn Vịnh xuân cũng rất coi trọng kỹ thuật né tránh. Theo bộ pháp Vịnh xuân, đỡ một đòn chi bằng hãy tránh né nó. Chính vì thế trong thực chiến, để có thể đấm hoặc đá trúng một cao thủ Vịnh xuân thì đó cũng không phải là điều đơn giản!

Sự lợi hại của nguyên lý hóa giải và triệt tiêu

Nguyên lý này cũng có thể hiểu là các kỹ thuật quấn dính và xoay vòng.

Nói đến xoay vòng thì Vịnh xuân giống với Akido (môn võ thuần nhu rất thực dụng của Nhật Bản) ở chỗ: Dùng các kỹ thuật xoay, trượt và xoay vòng.

Trong chiến đấu thực tế, Vịnh xuân hay Akido hoàn toàn có thể vừa triệt tiêu được sức mạnh của địch mà lại còn dùng sức địch đánh địch.

Gặp một cao thủ Vịnh xuân hay Akido, đối phương dù mạnh đến mấy, nhưng hễ lao vào tấn công là cứ bị… trôi tuột đi, xoay vòng và … ngã lăn quay đủ mọi cách trong khi đối phương dường như chỉ đứng yên một chỗ.

Một đặc trưng khác của Vịnh Xuân mà không môn phái nào có được, đó là quấn dính.

Nghĩa là nếu gặp một cao thủ Vịnh xuân, đối thủ rất dễ bị khống chế và hóa giải trong trạng thái quấn dính và không cách nào phản công lại.

Ngoài kỹ thụật xoay vòng, cương nhu phối triển để hoá giải đòn thế đối phương, Vịnh xuân sử dụng kỹ thụật quấn dính để bám sát đối phương đến mức đối phương hoàn toàn bất lực không thể ra đòn, phản đòn.

Và mọi đòn đánh cương, trường và cường cực mạnh đều trở nên vô dụng.

Vì thế có thể nói thủ pháp của Vịnh xuân cực kỳ lợi hại vì theo triết lý lấy vô chiêu diệt hữu chiêu, bất chiến tự nhiên thành.

Thông thường, Vịnh xuân không chủ trương tấn công trước mà chỉ dùng thủ để công, hoá giải được đối phương mà không cần đánh.

Bằng các đòn thế, động tác quấn dính, du đẩy, tì, trôi trượt, kéo, lăng… Vịnh xuân dùng sức địch đánh địch theo nguyên tắc gọi là “phản lực”.

Nếu những môn võ thuần cương như Muay Thái, Karate, Taekwondo… mà gặp phải đối phương… “mềm như bún” và sẵn sàng áp sát phản đòn thì các đòn thế cương gần như vô dụng.

Chưa kể nếu bị bám dính như hình với bóng thì thậm chí không xuất được chiêu nào, nhất là các đòn cước dài và mạnh, sở trường như của Karate hay Taekwondo.

Do hướng đến sự mềm dẻo, linh hoạt nên trong các bài tập của Vĩnh xuân ngay từ thời kỳ đầu đã rèn luyện cảm giác bằng việc liên tục tập quấn dính tay, chân và sau là toàn thân, để giữ cho cơ khớp hoàn toàn mềm, lỏng, dẻo, tự nhiên và nâng cao nhạy cảm của xúc giác.

Sau đó, các võ sĩ Vịnh xuân sẽ luyện cả linh giác để phán đoán và xử lý tình huống. Vì thế đối với Vĩnh xuân người ta hay nói “tay có mắt” để chỉ việc rèn luyện kỹ năng “nhìn bằng tay” nghĩa là bằng xúc giác và dĩ nhiên là “nhìn bằng tai” nữa!

Sẽ sai lầm nếu coi thường cước pháp Vịnh xuân

Vịnh xuân ít tung các đòn kết liễu bằng chân bởi nguyên tắc của môn phái này là “túc bất li địa” (chân không rời đất).

Tuy nhiên, ngoài hệ thống đòn tay được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, ít người biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo.

Có ý kiến cho rằng cước pháp của Vịnh xuân chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗi bên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập (thấy rõ trong bài tập Mộc nhân) của dòng Vịnh xuân Diệp Vấn tại Hồng Kông.

Một số cước pháp của Vịnh xuân quyền

Nhưng thực tế cước pháp Vịnh xuân phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêu thức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp và những chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ.

Cũng do nguyên tắc “túc bất ly địa”, hệ thống cước pháp chỉ truyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và có sự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn.

Vịnh xuân quyền truyền thống không đề cao những đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trung đẳng. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tự niêm thủ.

Vịnh xuân Hồng Kông thường dùng nhiều Triệt cước trong thực chiến cũng như luyện Niêm cước, ngoài ra có thể kể thêm: Bàng cước, Than cước, Trất cước, Trảm cước, Đỉnh cước, Hoành cước, Thúc gối, Tảo cước…

Vịnh xuân quyền là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Bên cạnh thiểu số cho rằng rất có thể môn phái đã có lịch sử không dưới 400 năm, hầu hết đều khẳng định nguyên khởi Vịnh xuân quyền từ phong trào Phản Thanh phục Minh cách đây khoảng 2 thế kỷ.

Sự tỏa sáng rực rỡ của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới.

Những chiêu thức của Lý Tiểu Long đã làm say mê bao thế hệ khán giả.

Anh góp công cực lớn đưa Vịnh xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập.

Vịnh xuân ngày nay có tới hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, huyền thoại Lý Tiểu Long cũng chắt lọc tinh hoa của nhiều môn phái trong đó nòng cốt là Vịnh xuân quyền để sáng tạo ra Triệt quyền đạo.

Đó là một phương pháp chiến đấu được đánh giá là cực kỳ thực dụng và hiệu quả, được nhiều người trên thế giới mến mộ, theo học.

Mặc dù những người tập Vịnh xuân rất ít khi tham gia thi thố hoặc tranh tài ở các giải đấu thể thao. Nhưng trên thế giới cũng đã có không ít cao thủ của làng võ tự do đã tới Trung Hoa để tập luyện Vịnh xuân.

Trong đó tiêu biểu có thể kể tới huyền thoại lẫy lừng của lãng võ tổng hợp UFC – Anderson Silva.