Top 3 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Võ Aikido Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Hướng Dẫn Học Võ Aikido Căn Bản

Về tên gọi của môn phái

Tên gọi Aikido của môn phái được tạo nên bởi ba chữ Hán – Nhật:

Aiki (合気) được các cao thủ Aikido giải nghĩa là “cảm giác được bản thân và đối thủ hòa làm một và cả hai đều hòa hợp với vũ trụ”.

Tương truyền, sau này Ueshiba Morihei hay giải thích Ai trong Aikido nghĩa là “yêu thương”, có lẽ dựa trên cơ sở đồng âm tiếng Nhật với từ 愛(ái).

Lịch sử

Aikido, đúng như sự hình dung của người sáng lập ra nó, không chỉ là sự tổng hợp của việc luyện tập võ thuật của người sáng lập, mà còn bộc lộ triết lý riêng của ông về hòa bình và hòa hợp vũ trụ. Ngày nay, Aikido tiếp tục sự phát triển của nó từ cổ lưu (võ thuật cổ), thành những thể hiện cực kì đa dạng của các võ sư khác nhau trên toàn thế giới.[1]

Aikido được sáng lập bởi Ueshiba Morihei (植芝 盛平 Ueshiba Morihei, 14 tháng 12 1883 – 26 tháng tư 1969), cũng được các võ sinh coi là Ōsensei (“Người thày vĩ đại”).[2] Ueshiba Morihei phát triển Aikido chủ yếu vào cuối những năm 1920 cho tới những năm 1930 qua sự tổng hợp các môn võ cổ mà ông đã học được.[3] Aikido phát triển chủ yếu từ Daitō-ryū aiki-jūjutsu, mà Ueshiba Morihei đã học trực tiếp với Takeda Sokaku (武田 惣角 Takeda Sōkaku, 1859-1943). Thêm vào đó, Ueshiba Morihei cũng đã học Tenjin Shin’yō-ryū với Tozawa Tokusaburō (戸沢 徳三郎, 1848-1912) ở Tokyo vào năm 1901, Gotōha Yagyū Shingan-ryū với Nakai Masakatsu (中井 正勝, fl. 1891-1908) ở Sakai từ 1903 đến 1908, và judo với Kiyoichi Takagi (高木 喜代子 Takagi Kiyoichi, 1894-1972) ở Tanabe vào năm 1911.[4]

Daitō-ryū là môn có ảnh hưởng lớn nhất đến Aikido. Cùng với các kĩ thuật ném tay không và khóa khớp, Ueshiba Morihei kết hợp luyện tập di chuyển có vũ khí, như là giáo ( yari), gậy ngắn ( jō), và có thể cả đoản dao ( jūken). Tuy nhiên, Aikido phát triển phần lớn các cấu trúc đòn đánh từ Kiếm thuật ( kenjutsu).

Ueshiba Morihei tới Hokkaidō năm 1912, và bắt đầu học dưới sự dạy dỗ của Takeda Sokaku vào năm 1915. Việc học Daitō-ryū tiếp tục cho đến năm 1937.[3] Tuy nhiên, sau thời gian đó, Ueshiba Morihei bắt đầu xa rời Takeda và môn Daitō-ryū. Vào thời điểm đó, Ueshiba Morihei dùng từ “Aiki Budō” để nói đến môn võ của ông. Không rõ chính xác khi nào Ueshiba Morihei bắt đầu sử dụng cái tên “Aikido”, nhưng nó trở thành tên chính thức của môn võ vào năm 1942, khi Dai Nippon Butoku Kai được tham gia vào việc tổ chức lại và tập trung hóa các môn võ Nhật Bản của chính phủ.[1]

Sau khi Ueshiba Morihei rời Hokkaidō năm 1919, ông gặp và chịu ảnh hưởng lớn từ Onisaburo Deguchi (出口 王仁三郎), giáo chủ của đạo Đại Bản Giáo (Oomoto) ở Ayabe.[5] Một trong những đặc điểm chủ yếu của đạo Oomoto là nó nhấn mạnh đến sự đạt được cõi hoàn hảo trong một đời người. Điều này tạo ảnh hưởng lớn đến triết lý của môn võ của Ueshiba Morihei về rộng mở tình yêu thương và sự cảm thông, đặc biệt đối với những ai muốn hãm hại người khác. Aikido thể hiện triết lý này trong việc nhấn mạnh rằng, nắm vững võ thuật để mà nhận đòn và chuyển hướng nó đi một cách vô hại. Trong trường hợp lý tưởng, không chỉ người nhận mà cả người tấn công cũng vô hại.[6]

Luyện tập thể chất

Trong Aikido, cũng như trong tất cả các môn võ Nhật Bản khác, vừa có sự luyện tập thể chất, vừa có sự luyện tập về mặt tinh thần. Việc luyện tập thể chất trong Aikido rất phong phú, bao gồm cả luyện tập thể chất và trau dồi kinh nghiệm nói chung, cũng như các kĩ thuật đặc biệt.[8] Bởi một phần quan trọng trong việc luyện tập Aikido luôn bao gồm đòn ném đối thủ, nên điều đầu tiên môn sinh cần học là làm thế nào để ngã hoặc lăn an toàn.[9] Các kĩ thuật đánh đặc biệt bao gồm đánh và nắm; các kĩ thuật phòng thủ bao gồm ném và khóa. Sau khi học xong các kĩ thuật cơ bản, môn sinh bắt đầu phòng thủ tự do chống lại nhiều đối thủ, và trong nhiều trường hợp là các kĩ thuật chống vũ khí.

Luyện tập thể chất nói chung

Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức lực mang vác. Trong các kĩ thuật Aikido, ấn hoặc di chuyển mở thông dụng hơn nhiều so với kéo hoặc di chuyển co lại như trong các môn võ khác, và sự khác biệt này có thể áp dụng cho các mục đích luyện tập thể chất nói chung của các học viên Aikido.

Luyện tập Aikido phần lớn dựa trên các bài quyền ( kata), luyện tập bởi hai người với nhau hơn là luyện tập tự do. Một mẫu chung cho người nhận đòn đánh ( uke) là tấn công người ném ( nage, cũng gọi là tori hoặc shite dựa trên loại Aikido), người vô hiệu hóa đòn tấn công này bằng một kĩ thuật Aikido.

Cả hai nửa của kĩ thuật đó, của uke và của nage, được coi là căn bản trong việc luyện tập Aikido. Cả hai phải luyện tập các nguyên tắc Aikido về hòa hợp và thích ứng. Nage học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh, trong khi uke học cách trở nên bình tĩnh và linh hoạt trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra. Sự “nhận” của đòn đánh được gọi là ukemi.[11] Uke liên tục tìm cách lấy lại thế cân bằng và che chỗ sơ hở (v.d. hở sườn), trong khi nage sử dụng vị trí và căn thời gian để làm uke mất thăng bằng và bị thương. Trong các bài tập cao hơn, uke thỉnh thoảng sử dụng các kĩ thuật ngược ( kaeshi-waza) để lấy lại thăng bằng và khóa hoặc ném nage.

Ukemi , nghĩa là “người nhận”. Ukemi giỏi phải biết làm chệch hướng đánh hoặc bẻ để tránh bị thương.[11] Khi áp dụng một đòn đánh, nhiệm vụ của nage là tránh làm thương uke bằng cách sử dụng tốc độ và lực đánh phù hợp với trình độ của uke trong ukemi.[11] Thương tích (đặc biệt đối với khớp), khi chúng xảy ra trong Aikido, thường là do nage đánh giá sai khả năng của uke khi nhận đòn ném hoặc khóa.[12][13]

Kĩ thuật chiến đấu

Môn sinh học rất nhiều đòn đánh khác nhau để mà các kĩ thuật Aikido có thể thực hiện được. Mặc dù các đòn đánh không được luyện tập xuyên suốt như các môn võ dựa trên các đòn đánh, các đòn đánh mạnh hoặc giữ chặt cần để học cách áp dụng các kĩ thuật đánh một cách đúng đắn và hiệu quả.[14]

Rất nhiều đòn của Aikido thường được xem là tương tự đòn chém của kiếm hoặc một vật được cầm nắm khác, có thể cho thấy nguồn gốc các kĩ thuật là từ chiến đấu có vũ khí.[14] Các kĩ thuật khác có vẻ là đấm ( tsuki), cũng được luyện tập như là lao vào với kiếm hoặc dao. Đá thường là dành cho các biến tướng ở trình độ cao; lý do là vì việc ngã sau một đòn đá là rất nguy hiểm, và đòn đá (đá cao nói riêng) không thông dụng trong các trận chiến thời phong kiến Nhật Bản. Một số đòn đánh cơ bản bao gồm:

Người mới luyện tập thường tập các kĩ thuật từ tư thế nắm, bởi nó an toàn hơn và bởi nó dễ dàng hơn để cảm nhận dòng năng lượng và lực nắm hơn là một cú đánh. Một số tư thế nắm phát triển từ từ thế nắm khi đang cướp vũ khí; một đòn sau đó được sử dụng để thoát ra và làm bất động hoặc tấn công người cầm nắm. Một số ví dụ về các đòn nắm cơ bản:

Đòn thứ nhất một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.

Đòn thứ tư kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.

Đòn thứ năm một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.

Ném tiến vào đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.

Ném Thiên-Địa bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp (“Địa”) và một tay cao (“Thiên”), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.

Ném hông phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.

Ném thập tự một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (nage là ném: 投げ) (jūji là thập tự: 十字)

Ném xoay nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném.

Luyện tập vũ khí trong Aikido theo truyền thống bao gồm gậy ngắn ( jō), kiếm gỗ ( bokken), và dao ( tantō). Ngày nay, một vài trường cũng đã kết hợp các kĩ thuật cướp súng. Cả cướp vũ khí và giữ vũ khí thỉnh thoảng cũng được dạy, để hoàn chỉnh khía cạnh vũ trang và phi vũ trang, mặc dù một số trường Aikido không hề luyện tập với vũ khí. Những trường khác, như Aikido Iwama của Morihiro Saito (斉藤 守弘 Saitō Morihiro, 1928-2002), thường luyện tập phần lớn thời gian với bokken và jō, dùng các tên aiki-ken, và aiki-jō, tương ứng. Người sáng lập đã phát triển rất phần lớn Aikido tay không từ các cách di chuyển của kiếm và gậy, vì vậy việc luyện tập các bước di chuyển này thường dành cho mục đích cảm nhận về nguồn gốc của đòn đánh và bước di chuyển.[16]

Thực hiện

Aikido dùng thân pháp ( tai sabaki) để đối phó uke. Ví dụ, một đòn “bước vào” bao gồm di chuyển tiến vào phía trong của uke, trong khi một đòn “xoay” sử dụng chuyển động tròn.[17] Thêm vào đó, một đòn “phía trong” được thực hiện ở phía trước uke, trong khi một đòn “phía ngoài” được thực hiện ở ở bên cạnh uke; một đòn “phía trước” được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía trước uke, và một phiên bản “phía sau” được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía sau uke, thường là bằng sự kết hợp chuyển động xoay vòng. Cuối cùng, phần lớn các đòn có thể được thực hiện ở tư thế ngồi ( seiza). Các đòn ở tư thế ngồi gọi là suwari-waza.[18]

Do đó, chỉ từ ít hơn hai chục đòn cơ bản, có đến hàng nghìn cách thực hiện khác nhau. Ví dụ, ikkyō có thể được thực hiện đối với đối thủ đang tiến đánh (có thể với loại di chuyển ura để chuyển hướng lực tới), hoặc với một đối thủ đã bị đánh rồi và đang quay lại để giữ khoảng cách (có thể một phiên bản omote-waza).

Atemi (当て身) là các miếng đánh được sử dụng trong các đòn Aikido. Một số người coi atemi là các đòn đánh vào các huyệt đạo. Ví dụ, Gōzō Shioda (塩田 剛三 Shioda Gōzō, 1915-1994) đã mô tả việc sử dụng atemi trong một trận hỗn chiến để nhanh chóng hạ gục lưu manh đường phố.[19] Một số khác coi atemi, đặc biệt là vào mặt, là các phương pháp làm mất tập trung đối phương để thực hiện các đòn khác. Một đòn đánh, whether or not it is blocked, can startle the target and break his or her concentration. The target may also become unbalanced in attempting to avoid the blow, for example by jerking the head back, which may allow for an easier throw.[18]

Many sayings about atemi are attributed to Morihei Ueshiba, who considered them an essential element of technique.[20]

One feature of aikido is training to defend oneself against multiple attackers. Freestyle ( randori, or jiyūwaza) practice with multiple attackers is a key part of most curriculae and is required for the higher level ranks. Randori exercises a person’s ability to intuitively perform techniques in an unstructured environment. Strategic choice of techniques, based upon how they reposition the student relative to other attackers, is important in randori training. For instance, an ura technique might be used to neutralise the current attacker while turning to face attackers approaching from behind.

In Shodokan Aikido, randori differs in that it is not performed with multiple persons with defined roles of defender and attacker, but between two people, where both participants attack, defend, and counter at will. In this respect it resembles judo randori.[21]

Luyện tập tinh thần Võ phục và Đai

Võ phục chuẩn dùng trong môn võ Aikido là hakama. Nhưng còn tùy võ đường mà người ta bắt buộc mặc hakama hay cho mặc hakama khi lên huyền đai. Đai chuẩn trong Aikido bắt đầu từ màu trắng, là sơ đẳng. Khi trình độ cao, đai sẽ khác. Từ trắng sẽ thành xanh rồi thành xanh 2 gạch xanh 3 gạch sau đó là đai nâu, nâu 2 gạch nâu 3 gạch rồi cuối cùng thành dai đen

Thảm tatami dùng trong luyện tập:

Aikido ở Việt Nam

Ở Việt Nam Aikido đôi khi còn được gọi là Hiệp khí đạo, theo nghĩa Hiệp là hòa hợp, Khí là thể của chất, Đạo là con đường, là phương pháp đưa ta tới mục tiêu tối thượng. Aikido được hai ông Đặng Thông Trị và Đặng Thông Phong chính thức truyền bá vào Việt Nam từ năm 1958 . Ông Đặng Thông Phong từng trực tiếp thụ giáo Ueshiba Morihei và được Ueshiba trao ủy nhiệm thư, chính thức ủy quyền cho ông thành lập Tổng cuộc Aikido Tenshinkai để phát triển Aikido tại Việt Nam.

Đến những năm đầu 90, sau hơn 40 năm giới thiệu vào Việt Nam, Aikido chỉ tồn tại ở thành phố HCM. Nỗ lực phát triển Aikido ở các tỉnh khá rời rạc do điều kiện kinh tế, xã hội và giao lưu trao đổi giữa các tỉnh với các võ đường Aikido ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian từ 1980-1990s, mặc dù không có sự giúp đỡ của Aikido thành phố Hồ Chí Minh, AIKIDO đã có mặt ở nhiều địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Trị, Lâm Đồng và một số nơi khác với sự nỗ lực của các võ sư Lê Viết Đắc, Nguyễn Ngọc Thanh, Hoàng Ngọc Hùng, Cao Quảng Loan, Nguyễn Thiện Hữu. Các vị võ sư này đã dày công đào tạo nên các thế hệ võ sư đương đại đang duy trì và phát triển Aikido ở các địa phương.

Gần đây từ năm 2000, Aikido đã được giới thiệu ra Hà Nội, khời đầu với sự hướng dẫn của Võ sư Horizoe Katsumi, 7 Đẳng Aikikai và Philip Châu (một Việt Kiều Pháp) là chuyên gia của Bộ Nông nghiệp, với sự giúp đỡ của các võ sư ở Huế. Hiện tại các CLB này tiếp tục phát triển khá mạnh mẽ.

Mãi đến 2002, sau hơn 40 năm giới thiệu vào Việt Nam, với sự khởi xướng của Aikido Huế, lần đầu tiên Aikido Việt Nam có sự hội ngộ từ 3 miền, đánh mốc lịch sử về sự hiện diện ở khắp 3 miền. Trước mốc lịch sử này, Aikido tồn tại thực sự chỉ ở ngang tầm thành phố, quận huyện, chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên, Aikido được Ủy Ban Thể dục Thể Thao Quốc gia biết đến như một tổ chức. Các đại diện từ ba miền đã lần đầu tiên đặt vấn đề về việc hình thành một tổ chức mang tầm quốc gia.

Tuy nhiên từ năm 2002 đến nay (cuối năm 2009), quá trình vận động hình thành Hội Aikido Việt Nam vẫn chưa hình thành.

Hướng dẫn tập quyền anh căn bản

Sự Khác Biệt Giữa Võ Phái Aikido Và Các Môn Võ Khác

Sự khác biệt của Aikido. Giữa Aikido và Judo, Karatedo,… thế nào? Câu hỏi này luôn luôn được nêu ra trong các cuộc biểu diễn Aikido. Khi bạn đọc về phần nói về kỹ thuật bạn sẽ được biết về chi tiết.

Nói chung, ta có thể nói rằng Judo sử dụng những kỹ thuật nắm bắt tay áo hoặc cổ áo rồi tìm dịp nắm cơ hội quật ngã đối thủ.

Trái lại, trong Aikido chính thời gian tiếp cận lại chính là thời gian để hành động. Trước tiên chúng ta đứng cách xa nhau, giữ khoảng cách đủ để đối phương chuyển động theo các kỹ thuật Aikido. Ở đây, không có việc hai đối thủ túm lấy nhau hoặc xô đẩy nhau. Ta cũng thấy điều khác biệt rất xa với Karatedo. Nói chung, các động tác của Karate được xử lý bằng cách đấm hoặc đá. Do đó hầu hết các động tác gần như theo đường thẳng, mặc dầu có một số chuyển động vòng tròn và hình cầu. Toàn vẹn các chuyển động thẳng hiếm thấy trong Aikido.

Các động tác thường thấy trong Aikido có thể bắt gặp trong kiếm pháp Nhật Bản hơn là trong Judo hoặc Karatedo. Mặc dù những biểu hiện của Aikido khá khác biệt với kiếm đạo nhưng các động tác của nó lại dựa trên căn bản kiếm đạo. Có thể dễ dàng giải thích kỹ thuật Aikido từ nguyên lý của kiếm đạo hơn là từ các nghệ thuật khác.

Tổ sư thường phát biểu:

“Những ai tập luyện Aikido, nếu cầm kiếm thì phải sử dụng theo kỹ thuật Aikiken và nếu cầm gậy sẽ tuân theo kỹ thuật Aikijo. Một thanh kiếm hay một cây gậy là sự nối dài triển khai cánh tay và thân thể. Nếu bạn cầm nắm chúng chỉ như thể là một vật thể mà thôi thì thật là vô ích, bạn đã không học được Aikido chân chính.”

Phương thức huấn luyện Aikido có một số nét giống như kiếm pháp. Người ta thường giữ khoảng cách chừng 1,8m (6 feet) giữa các đối thủ ngay từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc.

Trong Aikido, mặc dầu bạn không cầm kiếm, bạn phải kiểm soát đối thủ ở vào thời điểm mà khoảng cách với đối thủ trở nên có lợi cho bạn. Cách cầm kiếm trong Aikido dựa trên kỹ thuật vận dụng toàn thân theo đường xiên (Oblique Form), điều này có khác đôi chút với các kỹ thuật Kiếm đạo hiện đại của Nhật Bản.

Như đã giải thích ở trên, Tổ sư đã nghiên cứu rất nhiều võ đạo khác nhau, và Aikido dĩ nhiên đã hấp thụ và kế thừa các kỹ thuật đó. Nhưng Tổ sư đã phát triển chúng xa hơn. Do đó, phần tinh túy của Aikido có khác biệt với những võ đạo khác. Đôi khi việc huấn luyện Aikido được hiểu lầm đơn giản chỉ là tập luyện các hình thức. Kỹ thuật Aikido thật là biến hóa vô số. Phải hiểu rằng kỹ thuật bạn đang tập chỉ là hình thức tầm thường của phần tinh túy Aikido.

Do đó Tổ sư dạy rằng: “Chuyển động của trời đất là chuyển động của chính chúng ta”. Đó là đích ta chưa đạt tới.

Trong Aikido không có hình thức, không có phong cách (style). Chuyển động của Aikido là chuyển động của trời đất, tự nhiên; mà sự huyền diệu của nó thật là sâu thẳm và vô tận. Do đó, Aikido thật sự khác biệt một cách tinh tế với các võ đạo khác ở chỗ các võ đạo khác thường chỉ trụ ở các hình thức. Khi ta dùng chữ “hình thức”, ta hàm ý rằng những kỹ thuật của Aikido là những chuỗi hình thức vô tận. Điều này rất khác xa với khái niệm “hình thức” theo cách hiểu định kiến thông thường.

Những kỹ thuật Aikido do đó khác biệt với với Judo, Kendo hoặc Karatedo, nhưng về mặt tinh thần thì lại phù hợp những bí quyết của các võ đạo khác.

Một sự khảo sát năng động về Aikido, những kỹ thuật Aikido cấu tạo hợp lý từ một quan điểm năng động. Nét tổng quát như sau:

Trong khi chuyển động, thân thể con người quay tròn như một cái bông vụ. Nhưng khi không di chuyển, thế tấn của thân mình lại vững chãi, thăng bằng của khối tam giác này là thế tấn lý tưởng của kỹ thuật Aikido. Khi thân pháp chuyển động lại quay tròn như bông vụ. Trong chiều hướng này, các kỹ thuật Aikido tìm đến trạng thái mà bạn có thể dời đổi được trọng tâm của đối thủ bằng động tác hình cầu có tâm chính là trọng tâm đan điền của bạn, do đó có thể tác động và quây tròn đối thủ vào chuyển động của bạn.

Có một câu nói ngày xưa nói về bí quyết của Jujitsu: “Đẩy khi bị kéo và kéo khi bị đẩy”. Một bài thơ đã ca ngợi các vị sáng tổ của các phái Nhu thuật ngày xưa đã cho thấy rõ tài trí của các vị đó:

Nhẹ nhành như cành liễu Đổi chiều dòng lực của cơn gió thổi đến.

Nếu tính cách mềm dẻo và mạnh mẽ là cốt tủy của sức mạnh thì sự huấn luyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sự mềm dẻo là con đường dẫn đưa đến việc đạt được sự mạnh mẽ. Hãy học điều đó, sự hữu dụng tinh tế của nó.

Chẳng những hữu dụng trong võ thuật mà còn hữu hiệu trong lãnh vực khác nữa. Đó là sự triển khai của động tác vòng cầu bao gồm cả những lực hướng tâm và ly tâm.

Cũng vì lý do này mà bạn và đối thủ của mình không phải là ở cái thế đối lập, trong Aikido cả hai chỉ là một khối hội nhập dưới sự kiểm soát của bạn, cả hai bị kiềm chế hoàn toàn bằng lực ly tâm của bạn phát ra và lực hướng tâm do bạn dẫn về. Trong toàn khối có tính hệ thống, chuyển động hình cầu của Aikido phô diễn nhịp điệu duyên dáng và động tác quay tròn độc đáo. Các chuyển động này mang theo sức lực của nhiều phần trên thân thể. Mỗi bộ phận cơ thể (tay, chân, bụng, hông, thân,…) phối hợp với toàn thân tạo thành một hệ thống hết sức tự nhiên, mềm mại và tròn đều.

Sự di chuyển theo đường tròn phải thật mềm dẻo, chính xác và giữ được thăng bằng như có sức mạnh nền tảng ở trọng tâm. Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió, rất nhạy cảm, có thể xoay được cánh quạt và cối xay khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ.

CHÂN NHƯ

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Cách Tự Học Aikido Tại Nhà Đơn Giản Nhất Mà Bạn Chưa Biết

Lợi ích từ việc  tự học Aikido tại nhà

Tự học Aikido sẽ giúp cho con người có thể rèn luyện một cơ thể tốt đặc biệt giúp cho các bộ phận cơ hoặc khớp hoạt động linh hoạt và ổn định hơn. Đặc biệt bộ môn này không đòi hỏi kỹ thuật cao mà chủ yếu dùng những mẹo đánh đơn giản để có thể giúp người học dễ thích ứng được với những động tác tập luyện.

bên cạnh đó nếu bạn là người học thuộc thành thạo các bài học Aikido thì chắc chắn bạn sẽ có thể tự tin bước ra đường mà không lo bị mất trộm túi xách, điện thoại hay đồ trang sức có giá trị. Bởi vì môn học này sẽ luyện của bạn một phản ứng nhanh nhạy thích ứng và chống trả kịp thời.

Để tự học Aikido tại nhà sẽ mất khoảng thời gian bao lâu?

Một số người khi bắt đầu tự học Aikido tại nhà thường lo ngại môn võ này sẽ phải theo học một khoảng thời gian dài và họ thì không có nhiều thời gian đến thế. Tuy nhiên, do các động tác võ thuật rất cơ bản mà môn võ thuật có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc không quá tốn thời gian và công sức.

Chỉ cần bạn nắm được những bài học cơ bản dễ thực hiện và có sự nghiêm túc trong quá trình tự học thì chắc chắn sau 1 năm là trình độ của bạn đã tiến bộ vượt bậc. Từ một người không biết đến Aikido, sau một vài tháng là đã có thể tự vệ cho bản thân mỗi khi ra đường rồi.

Theo các bậc tiền bối nổi tiếng đánh võ Aikido điêu luyện cho biết sẽ có hai kiểu học môn võ thuật này, đó là học nhằm nâng cao thể lực và học giúp bản thân tự vệ. Các bài học của hai mục đích khác nhau cũng tương tư như nhau chỉ khác là nếu muốn tự vệ thì bạn cần nắm được các kỹ thuật đánh khó hơn một chút.

Để học được các động tác nâng cao thể chất rất đơn giản, chỉ cần bạn bật các kênh youtube dạy cách đánh võ tự vệ Aikido rồi làm theo. Các bài học này sẽ cho bạn thấy bản thân thay đổi theo hướng tích cực lên mỗi ngày.

Còn nếu bạn muốn học kỹ thuật chiến đấu để tự vệ và đánh võ tốt hơn thì cần tự học Aikido tại nhà với các động tác như: đòn chém trước đầu, đòn chém cạnh đầu, đấm mặt và đấm ngực.

Cách Tự Học Võ Online Hiệu Quả Nhất

Bạn rất muốn học võ thuật nhưng bạn không có thời gian, không đủ khả năng hoặc xung quanh bạn không có phòng tập hay câu lạc bộ võ thuật nào? Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể tự tập võ thuật một mình tại nhà được! Ngày nay, mọi người vẫn có thể tự học võ online tại nhà mà vẫn đạt được hiệu quả cao.

Mỗi người tìm đến võ thuật vì nhiều lý do khác nhau như: rèn luyện sức khỏe, đam mê, bị bắt nạt, giảm cân, tự vệ… Vì không có đủ các yếu tố cần thiết để theo đuổi võ thuật chuyên nghiệp, bạn có thể tự học võ online để thực hiện đam mê của bản thân.

Võ thuật là một cách tốt để tăng cường lòng tự trọng, Khi bạn bắt đầu học, bạn sẽ hiểu bản thân mình hơn, điều này sẽ giúp bạn hiểu và tôn trọng người khác hơn. Ngoài ra, võ thuật sẽ giúp bạn xác định và khắc phục điểm yếu của bạn. Dù là học trực tiếp tại các câu lạc bộ võ thuật hay tự học võ online tại nhà, thì lý do đến với võ thuật của mọi người đều như nhau.

Trước khi bạn bắt đầu đá cây và đấm tường, hãy thực hiện một số nghiên cứu về võ thuật. Đừng chỉ chọn những gì phổ biến tại thời điểm đó mà nên tìm một cái mà bạn thực sự quan tâm. Có nhiều loại võ thuật khác nhau. Có kiểu cứng, tập trung vào lực, và kiểu mềm tập trung lấy nhu khắc cương. Tùy theo sở thích và mục đích mà bạn có thể xác định lựa chọn cho mình một môn võ phù hợp. Cách tự học võ online hiệu quả nhất đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải thiết lập phong cách võ thuật mà bạn muốn học và mục đích học võ của bạn là gì?

Một lợi ích khác của việc nghiên cứu võ thuật là mở rộng kiến ​​thức của bạn về phong cách chiến đấu. Đó là một ý tưởng tốt để có đầy đủ kiến ​​thức võ thuật khi luyện tập các phong cách khác nếu bạn muốn trở thành một võ sĩ.

Chọn một môn võ thuật thích hợp để bắt đầu tự học võ online:

Nếu bạn muốn luyện tập một môn võ thuật truyền thống hơn, hãy tìm hiểu võ cổ truyền việt nam, Kungfu hoặc Aikido…. Các môn võ truyền thống có xu hướng chú trọng nhiều vào triết lý đằng sau võ thuật, là cách để bạn nuôi dưỡng tâm hồn, rèn luyện tính kỷ luật và thiện chí, tránh xa xu hướng bạo lực. Còn nếu bạn có đôi chân dài, bạn có thể cân nhắc đến môn võ Taekwondo, Nếu bạn là một người hơi nhỏ con một chút, hãy nhìn vào Jiu-jitsu, Judo…Không có môn võ “đúng” để học. Chỉ có võ thuật phù hợp với bạn mà thôi!

Chọn môn võ thích hợp để bắt đầu tự học võ online

Tham khảo khóa học Taekwondo Online

Khi đã xác định được môn võ phù hợp với mình cũng như thời gian có thể bỏ ra để tập luyện thì điều quan trọng tiếp theo là phải tìm nguồn tài liệu để tiến hành việc tập luyện. Khi quyết định tự học võ online, bạn nên xem video vì nó sẽ trực quan, sinh động và dễ học hơn.

Có rất nhiều cách, bạn có thể lên Google hoặc Youtube để tìm hiểu. Bạn sẽ thấy nhiều vô số kể. Tuy nhiên, lời khuyên thiết thực nhất là bạn nên tìm một người hướng dẫn tin tưởng rồi tự học võ online theo người hướng dẫn đó. Xuyên suốt quá trình bạn chỉ nên học với một người hướng dẫn mà thôi.

Để việc tự học võ online đạt được hiệu quả, bạn nên theo học có hệ thống. Bạn nên bắt đầu từ những bài cơ bản, luyện tập theo hướng dẫn cho thành thục, nhuần nhuyễn rồi hãy tập những kỹ thuật nâng cao. Đi từng bước thật chậm, thật vững. “Chậm mà chắc!” Đó là những gì mà chúng tôi muốn gửi gắm đến cho những bạn mới bắt đầu.

Liên hệ tham dự các sự kiện, khóa học Taekwondo tại :

Số 9 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh