Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Vẽ Tranh Phong Cảnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Học Vẽ Tranh Phong Cảnh Với Màu Acrylic

( 18-03-2019 – 08:49 PM ) – Lượt xem: 15953

+ Ngoài vẽ phong cảnh, ta còn dùng Acrylic vẽ được hầu hết các đề tài khác bởi (chân dung, tĩnh vật …)

+ Đây là chất liệu thông dụng, có thể diễn tả tốt màu của hiện thực, vẫn có thể thay thế bút pháp của sơn dầu, nhanh khô và dễ dàng vệ sinh.

1. Trình tự của việc vẽ một bức tranh không thể thiếu một phác thảo, cẩn thận về tỉ lệ, mảng hình và màu sắc.

– Ở giai đoạn này, không cần chú ý đến các chị tiết nhỏ. Mảng màu được vẽ dựa trên độ chính phụ trong tranh.

2. Vào các bước tiếp theo, các chi tiết được ta vẽ nhiều hơn, màu sắc được pha trộn dựa theo thực tế.

– Ngoài hình ảnh giàn hoa, ngôi nhà và cổng rào, các chi tiết khác cũng được vẽ thêm nhiều hơn. Nhưng màu và độ đậm vẫn không nên lấn át cái chính dù thực tế nó có thể nổi bật hơn.

3. Càng về sau, chi tiết được vẽ thêm vào dần hoàn chỉnh, ta nên biết chắc lọc những thứ vụn vặt và đẩy sâu vào đối tượng chính.

– Về gam màu cũng được đẩy mạnh, đôi khi các màu sắc được đưa vào có thể cường điệu, tươi tắn, rực rỡ hơn và kết hợp phong phú màu khác nhau đi theo cảm xúc của người vẽ.

4. Để hoàn thiện một tác phẩm, ngoài việc nhấn các màu tối đúng chỗ ta cũng nên dùng các màu sáng, tỉa gọt lại các mảng hình.

– Các lỗ thủng của đám lá được đệm vào phía sau, tạo cảm giác xôn xao hơn cho giàn hoa. Màu sắc trong tranh đưa vào thật đa dạng, và rực rỡ để người xem không bị chói và quá nặng về màu sắc của giàn hoa.

“Không gì tốt hơn bằng việc bắt tay vào vẽ cho mình một bức tranh và trải nghiệm niềm vui thích từ hội họa.”

Tự Học Vẽ Ký Họa Phong Cảnh

Trí Núi mới tiếp xúc với môn vẽ ký họa một cách nghiêm túc và thường xuyên trong 1 năm trở lại đây thôi (từ tháng 8/2017) (Trước đó, chủ yếu chỉ vẽ hình họa bằng bút chì). Cho nên, những điều được viết ra đây, chủ yếu là những trải nghiệm thô, chưa được đúc kết cho thành hoàn thiện để gọi là “kinh nghiệm”. Thế nhưng, chưa đủ kinh nghiệm thì không có nghĩa là chờ 10 năm nữa mới viết bài, có nhiêu – viết nhiêu. Và đặc biệt, những dòng này tôi nghĩ là hữu ích đối với ai đó mới bắt đầu làm quen với môn vẽ nói chung và kí họa phong cảnh nói riêng.

Các bạn cứ thong thả đọc và tận hưởng những chia sẻ tuyệt vời mà không sách vở nào có. Từng lời văn như là “hơi thở của Trí Núi”, tấm lòng cũng như sự trẻ trâu cần đủ để luôn giữ sự nhiệt huyết.

Đừng bắt đầu học vẽ phong cảnh bằng cách đi đăng ký một khóa học phong cảnh theo dạng chép tranh, vì đó không phải kí họa đâu. Đó là chép, chép khác vẽ nha! Nếu cần đăng ký học thì bạn nên đăng ký ở: Khóa học vẽ ký họa phong cảnh thực tế căn bản

Chắc chắn là kiến thức của môn Hình Họa, đó là nền tảng của mọi môn vẽ chứ không riêng gì kí họa phong cảnh. Nếu như bạn không biết bắt đầu từ đâu có thể bắt đầu bằng những khối cơ bản: khối cầu, khối lập phương, khối trụ, khối nón… Đó là căn bản rồi, cho nên để vẽ kí họa tốt và tiến bộ bạn cần nắm rõ quy luật của các khối này. Bạn có thể tìm với từ khóa “Hình Họa Căn Bản” ở google hoặc đọc các tài liệu về khối cơ bản trong các quyển sách.

Giới thiệu một số tài liệu về hình họa căn bản:

Chừng đó là quá đủ cho kiến thức Hình Họa rồi (có thể bạn mất cả năm trời mới hiểu hết đống tài liệu này bạn nha, không vội được), với điều kiện là tập luyện không ngừng. Tôi đã có trải nghiệm gần 10 năm với các Hình Khối Căn Bản, nên cũng quan sát được cách tiến bộ của nhiều người (Trí núi đang tham gia giảng dạy một khóa học về Hình Họa Căn Bản tại: Chân dung bút chì trực họa).Đa phần, họ vẽ tiến bộ nhanh bằng cách luyện tập nhiều song song với việc tham khảo.

Viết bước 1 rõ là hay, thật là chi tiết, xong đến đây khuyên bỏ qua bước 1. À, Trí Núi điên điên lâu rồi.

Tức là tôi khuyên, nếu ai đó cảm thấy thiếu kiên nhẫn quá ở bước 1 – Hình Họa Căn Bản thì nhảy thẳng ra vẽ những thứ mình thích vẽ. Chọn một công trình, một cái ghế đá, hay một cửa hàng hay một cái cây thôi.

Với cách này, bạn sẽ được thư giãn với việc hoàn thành tác phẩm của mình, thông qua đó, bạn sẽ biết mình thiếu và yếu ở chỗ nào để cải thiện:

Nếu bạn vẽ quá chậm: Cải thiện bằng cách luyện vẽ đường thẳng, đường elip, đường tròn bằng 1 nét bút mà thôi, đừng cố tỉa đi, tỉa lại nhiều lần, vẽ 1 nét một, vẽ hết tờ này đến tờ khác, cứ các đường ấy mà vẽ dứt khoát.

Vẽ bút chì trước hay vẽ thẳng bút mực: Tôi khuyên cứ dùng bút chì, chỉ bút chì thôi cũng được, để bạn luyện tập trước. Việc vẽ thẳng bằng mực, chỉ dành cho những người đã thạo về nét và hình họa + kí họa rất nhiều rồi.

Bạn không biết tô sáng tối: Tốt nhất là thấy gì thì tô nấy, nhưng để hiểu thấu đáo về quy luật sáng tối, bạn cần phải vẽ khối cơ bản nhiều, đánh bóng đi đánh bóng lại nhiều góc ánh sáng khác nhau để hiểu được quy luật ánh sáng. Khi hiểu rồi, bạn mới vận dụng vào trong từng tình huống cụ thể được. Nếu lầy nữa, khỏi tô sáng và tối nha, tranh kí họa đơn giản chỉ là những nét vẽ dạng lưới thôi cũng đã đẹp rồi.

Đó là cách nhiều người đã bắt đầu, cứ vẽ thôi, mất mát gì đâu. Nhiều bạn trong nhóm SV Zest Art cũng đã bắt đầu bằng cách ấy. Có một rào cản là bạn sợ sai, sợ chê xấu. À, cái bệnh cần chữa không phải là sai và xấu mà là bệnh ngại, bệnh rụt rè nha.

Vào nhóm này, sẽ có một đám chai mặt đi kí họa khắp Sài Gòn, nên bệnh rụt rè của bạn sẽ tự nhiên biến mất:

https://www.facebook.com/groups/SVZestArt/

Một bức tranh kí họa đẹp cần có nét dứt khoát, phóng khoán, độc đáo… do đó, bạn nên luyện tập thật nhiều các loại nét để vẽ các đường bao đối tượng, nét để tả cấu trúc đối tượng, nét để tô bóng…

Có rất nhiều loại nét để bạn lựa chọn, kết hợp để tạo thành phong cách của chính bạn. Nhưng nhìn chung, có những lưu ý:

Nét bút mực sẽ khác nét bút chì: Ở các mảng tối, chúng ta quen sử dụng bút chì tô tô, đồ đồ rất nhiều, nhưng bút mực sẽ khác đó, bạn chỉ đi qua 1 lớp nét dứt khoát thôi là đủ, nếu đi lại 1 lớp nữa không quen sẽ bị rối ngay. Do đó, trước hết bạn cứ lên 1 lớp bút mực thôi, còn muốn đậm thêm, cứ tô thêm bút chì vào.

Nét cấu trúc rất lợi hại: Nếu bạn vẽ một khối hình cầu, bạn chỉ vẽ chu vi sẽ trông như là hình tròn. Thế nhưng bạn vẽ thêm “đường xích đạo”, sẽ trông ra khối cầu ngay. Các đối tượng phức tạp hơn cũng tương tự vậy đó. Bạn nên hiểu và tìm đúng đường cấu trúc của từng đối tượng nha.

Để lên sáng tối bằng nét mực, bạn nên có nhiều cây bút với kích cỡ ngòi bút khác nhau. Song song với việc vẽ, hãy luyện tập các mảng nét thật nhiều. Nét cấu trúc cũng hỗ trợ nét tô bóng rất nhiều.

Ở đầu bài, Trí Núi bảo không được chép tranh, xuống đây lại khuyên đi chép tranh, rõ là hài…

Thực ra, tôi để bước này ở cuối cùng, và thực sự không làm cũng không sao. Bạn chỉ chép tranh của người khác khi bạn đã có một “cái nền” nhất định, bạn đủ tỉnh táo để lọc và học những gì cần học mà thôi.

Đối với Trí Núi, không phải cứ họa sĩ lừng danh hay những người chuyên nghiệp vẽ gì cũng đẹp và chuẩn, và chúng ta chép răm rắp là đẹp. Không đâu, trừ khi bạn hiểu tác giả đến từng xúc cảm và sao chép được cái xúc cảm của chính tác giả ở chính cái thời điểm tác giả sáng tác.

Vậy chép tranh khi nào, khi bạn muốn học 1 phần của bức tranh ấy. VD: nét của bức tranh, cách đặt sáng tối của bức tranh, cách bố cục… Tức là khi bạn đủ khả năng để chọn lọc.

Cuối cùng, nếu bạn muốn học kí họa một cách hàn lâm nhất, hãy bắt đầu từ Hình Họa Căn Bản. Nếu bạn muốn bắt đầu một cách phong lưu rồi từ từ trang bị nền tảng sau thì bỏ qua bước 1 cũng được. Thế nhưng, thực hiện cả 2 cùng lúc cũng không phải là một cách tồi.

Vẽ Tranh Phong Cảnh Quê Hương Lớp 6

Mặc dù, bước qua cấp II nhưng những em lớp 6 vẫn còn có những cách nhìn ngây ngô và ngộ nghĩnh như những cô cậu học trò cấp I. Nên trong bài vẽ tranh phong cảnh quê hương lơp 6 các em cũng thể hiện nét đáng yêu, hồn nhiên và trong sáng của mình.

Quê hương là đề tài rộng lớn, phong cảnh quê hương là một đề tài mở và chẳng giới hạn các cô cậu học trò lớp 6 dừng tại đâu. Các em mặc sức thể hiện những đường nét cũng như những suy nghĩ của mình về quê hương vô cùng táo bạo. Trong thơ văn và trong mỹ thuật cũng vậy đề tài quê hương vô cùng rộng lớn những cũng vô cùng nhỏ bé, nó rộng lớn hay nhỏ bé tùy thuộc vào cách suy nghĩ của mỗi người. Vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 6 là đề tài luôn khơi gọi cho các em cảm hứng nghệ thuật nhưng cũng đồng thời nuôi dạy các em những bài học ý nghĩa thông qua những nét vẽ.

“… Quê hương là con diều biết

Tuổi thơ con thả trên đồng

Mẹ về nón lá nghiêng che,…”

Trong mỹ thuật cũng vậy, quê hương có khi là một vùng trời rộng lớn có phong cảnh tuyệt đẹp và trù phú. Nhưng đôi khi quê hương lại nhỏ bé vô cùng chỉ là cảnh sinh hoạt đơn thuần của những con người nơi đây hay cảnh chăn trâu, thả diều,… của các cô cậu học trò một buổi đến trường một buổi phụ giúp gia đình. Các thầy cô giáo ra đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 6 không những giúp cho các em có thể phát huy được năng khiếu hội hoạn của mình mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn để các em ngày càng trở nên yêu quê hương với những cảnh thôn quê bình dị và nhẹ nhàng.

Nhờ vậy, các cô cậu học trò vừa thỏa sức thể hiện vừa nuôi dưỡng tâm hồn với tình yêu quê hương được xây dựng trong những ngày ngồi trên ghế nhà trường.

Vẽ Tranh Phong Cảnh Quê Hương Lớp 7

Bên cạnh các bức tranh về đề tài theo mẫu, các bức tranh về các chi tiết, đồ vật cụ thể thì vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 7 cũng là một trong những đề tài nổi bật và khá lớn đối với học sinh hiện nay. Các đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 7 luôn trên tư thế khẳng định nhiều đặc điểm quan trọng của yếu tố nghệ thuật và suy nghĩ, biểu hiện của học sinh về phong cảnh quê hương như thế nào?

Tái hiện lại phong cảnh quê hương qua việc vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 7 cũng là một trong những điều tích cực và thể hiện được tính nghệ thuật đa dạng, nâng cao đôi tay mỹ thuật khéo léo hơn, nó góp phần nâng cao tính thẩm mỹ trong các bức tranh của học sinh hơn. Trong đó, các hình ảnh phong cảnh lớn, có nhiều chi tiết và bố cục rộng sẽ giúp cho các bức tranh thêm hài hòa và sinh động hơn. Nó thể hiện sâu sắc tính nghệ thuật cao hơn, nâng cao chất lượng trình bày và sự khéo léo của học sinh trong các bút nét, các màu sắc cụ thể.

Bên cạnh đó, vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 7 sẽ là một trong những đề tài có thể đánh giá và khảo sát được những đề tài mà học sinh quan tâm, nó có ý nghĩa như thế nào? Các đè tài này nhằm biết được suy nghĩ, cảm nhận của học sinh về phong cảnh của quê hương như thế nào, hình ảnh của quê hương trong mắt của học sinh ra sao? Với cách tái hiện đầy chân thực và kết hợp với một yếu tố nhỏ của sự tượng tưởng và mơ ước. Học sinh đã tạo ra cho trước mắt người xem những hình ảnh đầy sâu sắc và dễ thương hơn hẳn. Nhờ đó, chắc chắn chúng ta có thể thấy được những đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 7 là một trong những đề tài quan trọng hiện nay mà chúng ta cần quan tâm hơn.