Top 11 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Vẽ Tĩnh Vật Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Vẽ Vật Thực Tĩnh Vật Màu Sắc

Vẽ vật thực tĩnh vật màu sắc – Bình hoa và quả lê

Vẽ vật thực tĩnh vật màu sắc – Bình hoa và quả lê

1. Màu sắc nguồn sáng: một chùm tỏa sáng chiếu thấu qua tĩnh vật hiện sáng màu nóng.

2. Độ thuần màu sắc trung bình.

3. Chỉnh thể nghiềng về màu xám vàng lạnh.

1. Mặt sáng xám nâu.

2. Mặt tối vàng đất.

3. Ranh giới sáng tối nghiêng về nâu xám.

4. Mặt sáng hiện vàng trung hòa.

5. Mặt tối xám nâu.

6. Phần tối xanh ô liu.

7. Hiệu quả nghiêng về vàng đất.

8. Hiệu quả nghiêng về màu nóng.

9. Mặt sáng nghiêng về vàng chanh.

10. Phần tối nghiêng về xám xanh.

11. Hiệu quả khối màu nghiêng về màu xanh.

Bình hoa và quả lê

Khẳng định bằng bút, màu sắc phải chính xác, chú ý hướng của bút pháp, mới có thể đạt được hiệu quả lý tưởng.

Tận dụng tối đa của tranh màu nước và cách xử lý của kỹ xảo và phương pháp, để bình hoa màu vàng cam được trong suốt, chú ý liện quan nóng lạnh của màu sắc.

Màu tươi trong suốt, có đủ thành phần nước, thể hiện quả lê đủ thành phần nước.

Qua xử lý của kỹ xảo và phương pháp, miêu tả một ấm trà hương sắc cổ xưa, càng có cảm giác thể tích hơn.

1. Vẽ đường viền tĩnh vật bằng đường kẽ xen lẫn nhau, nhấn mạnh ranh giới giữa các vật thể.

2. Trước tiên thấm ướt giấy bằng nước, sau đó vẽ màu nhạt là lớp thứ nhất, như vậy có thể phá vỡ ranh giới của hình.

3. Áp dụng kỹ xảo và phương pháp vẽ ướt vẽ màu sắc cảnh nền và khoảng trắng khác, lúc này không cần câu nệ lập thể và hạn chế của tạo hình.

4. Vẽ ra thể tích của quả lê bằng kỹ xảo và phương pháp vẽ khô, miêu tả bình hoa và đồ sứ bằng phương pháp chồng chéo nhiều lớp, duy trì hiệu quả trong suốt của màu sắc trong phần chuyên sâu.

“Bình hoa và quả lê”TÔ KIẾM HÙNG 40cm x 58cm, màu nước 3 giờ

* Đánh giá tác phẩm: Tranh màu nước cũng có thể ứng phó với thi mỹ thuật. Tranh làm mẫu vẽ vật thực điển hình và quy tắc, kỹ xảo và phương pháp của vẽ vật thực màu nước đều thể hiện ở các bước kỹ xảo và phương pháp, tạo hình rắn chắc và phong cách màu nước tươi sáng là yêu cầu cơ bản của tĩnh vật màu nước.

– Gia Bảo – Anh Tuấn – Đoàn Loan –

Vẽ Tĩnh Vật Bằng Bút Chì

* Công cụ dùng để vẽ:

Để vẽ bài này, các bạn cần phải có:

– 01 bút chì 2B;

– 01 tờ giấy A3 hoặc giấy giầy, có ganh (một mặt nhẵn, một mặt có gân)

KỸ THUẬT: Bất cứ khi nào vẽ tranh tĩnh vật, bạn nên bắt đầu vẽ phác các vật thể ở trong dạng khung. Kỹ thuật này giúp bạn nhận thức đầy đủ về hình dạng của vật thể và vị trí của nó trong mối quan hệ với các vật thể khác. Điều quan trọng là bạn phác thảo nhạt thôi để tránh bị lỗi.

Chú ý: Kỹ thuật vẽ phác này sử dụng các đường thẳng đứng và nằm ngang để giúp bạn vẽ được hình elip của 2 đáy trên và đáy dưới hình trụ.

Bước 2: Tạo ra các thành phần thú vị khác

KỸ THUẬT: Khi bạn vẽ một tác phẩm, bạn hãy cố gắng thể hiện được giá trị của tác phẩm mà bạn thấy thú vị. Bạn cần phải nhận thức được các cấu trúc trừu tượng mà bạn muốn vẽ như: nhịp điệu và sự tương phản của các đường, hình dạng, tông màu, màu sắc, hoa văn, bố cục và hình thức của nó.

Chú ý: Có một khung tranh để phác họa tranh tĩnh vật sẽ giúp bạn tổ chức sắp xếp được thành phần của nhóm vật thể. Nó làm cho bạn nhìn ra hình dạng, vị trí và tỷ lệ của từng vật thể đối với các vật thể xung quanh dễ dàng hơn.

Bước 3: Tẩy các đường nét không cần thiết

KỸ THUẬT: Khi bạn thấy được hình dạng, tỷ lệ và kết cấu rồi, bạn có thể tẩy xóa các đường không cần thiết đi. Điều này sẽ giúp bạn định dạng được hình mà bạn muốn vẽ và tự tin rằng tất cả các vật thể được định hình một cách chính xác.

Bước 4: Vẽ chi tiết các đường nét

KỸ THUẬT: Bây giờ bạn hãy phác thảo nhạt các hình, bóng phản chiếu của từng vật thể.

Chú ý: Muốn vẽ chính xác các đường nét, cách dễ nhất là bạn phải tiến hành bước tiếp theo là – Kỹ thuật đánh bóng.

Bước 5: Kỹ thuật đánh bóng 1

KỸ THUẬT: Sắc thái màu sắc của bản vẽ được thực hiện qua 4 bước, trừ bước 5 đến bước 8. Trong bước này để tạo ra không gian ba chiều, một số sắc thái màu cơ bản của từng vật thể sẽ được vẽ nhạt đi.

Bước 6: Kỹ thuật đánh bóng 2

KỸ THUẬT: Kỹ thuật đánh bóng 2 này tạo ra sắc thái nhằm tập trung vào các khoảng trống giữa và xung quanh các vật thể.

Chú ý: Độ sáng bóng giữa các vật thể trong bản vẽ phải được xử lý vì nó đóng vai trò rất quan trọng như chính các vật thể trong tranh vậy. Bóng đổ bên dưới và xung quanh các vật thể phải ngang như bóng trên bề mặt của chúng. Chú ý cách thay đổi sắc thái giữa các vật thể và không gian mất đi từ việc sử dụng các đường nét để định dạng các hình trong tranh.

Bước 7: Kỹ thuật đánh bóng 3

KỸ THUẬT: Trong kỹ thuật đánh bóng thứ ba này, bạn tập trung trở lại là làm cho sắc thái của vật thể đậm lên, tăng độ tương phản giữa các mảng sáng tối. Điều này sẽ làm nổi bật hình thái của vật thể và tăng sự tương phản của hình ảnh.

Chú ý: Vấn đề lớn nhất ở giai đoạn này là duy trì sự cân bằng của sắc thái bằng việc không vật thể nào trong tranh xuất hiện quá tối hoặc quá sáng. Bạn sẽ tìm được tính đồng nhất giữa hình thức và sắc thái của vật thể ở đây.

Bước 8: Kỹ thuật đánh bóng 4

KỸ THUẬT: Cuối cùng, bạn tập trung lại vào không gian giữa các vật thể, tăng sắc thái và độ tương phản lên.

Chú ý: Bạn cần phải cẩn thận trong việc cân bằng sắc độ của các vật thể và không gian giữa chúng để đảm bảo việc tạo ra một hình ảnh trong tranh đồng nhất.

BẢN VẼ ĐÃ HOÀN THÀNH: Bản vẽ đã hoàn thành này phải được thể hiện ở hai cấp độ: thứ nhất là đại diện cho các nhóm vật thể và thứ hai là thấy được các thành phần của các yếu tố thị giác, hài hòa và tương phản trong việc sử dụng đường nét, hình dạng và sắc thái.

Cách Vẽ Tranh Tĩnh Vật Lọ Hoa Và Quả

CÁCH VẼ TRANH TĨNH VẬT LỌ HOA VÀ QUẢ

1.Vẽ tĩnh vật là gì?

Trong mỹ thuật, thuật ngữ “tĩnh vật” dùng để nói đến một loại vẽ tranh, thường là sự sắp xếp các đối tượng (theo truyền thống có thể là hoa hoặc đồ dùng nhà bếp, nhưng hầu như bất kỳ vật thể trong nhà nào cũng có thể được vẽ) trên một chiếc bàn. Thuật ngữ này được dịch trực tiếp từ một từ trong tiếng Hà Lan “Stilleven”, được sử dụng từ năm 1656 để mô tả những bức tranh trước đây được gọi đơn giản là “trái cây”, “hoa”, “bữa ăn sáng”, “bữa tiệc” hoặc nếu có ngụ ý tôn giáo thì gọi là “Vanitas”…

Đối với người mới bắt đầu học cách vẽ tranh tĩnh vật có vẽ sẽ nhàm chán so với các tranh phong cảnh, tranh lịch sử. Nhưng nếu chúng ta dành thời gian nghiên cứu về thể loại tranh này, ta sẽ thấy được sự độc đáo cũng như hàm ý nội dung của một vài bức tranh tĩnh vật qua cách sắp xếp bố cục của các vật thể.

Quan sát hình thể

Trong quá trình quan sát vẽ vật thực, để có bức vẽ tranh tĩnh vật đẹp, đầu tiên bạn phải chú ý đến mối quan hệ giữa cục bộ và chỉnh thể, cục bộ phải phục tùng chỉnh thể. Bất luận là tĩnh vật đơn thể hay đa thể đều có chung một nguyên tắc biểu hiện là có độ dài, độ rộng và độ sâu, đối tượng quan sát cần phải có sự kết hợp giữa độ dài, độ rộng và độ sâu.

Kết cấu của hình thể

Kết cấu là chỉ sự cấu tạo và kết hợp giữa các bộ phận của vật thể với nhau. Các vật thể tĩnh vật đều được cấu tạo bởi hình dạng bên ngoài và các bộ phận bên trong. Để có được kỹ thuật vẽ tranh tĩnh vật, người vẽ cần phải chú ý đến sự biến hóa của hình dạng bên ngoài chứ không cần phải hiểu nhiều kết cấu của các bộ phận bên trong.

Tuy nhiên, các bạn cần phải nắm rõ một điều là: Kết cấu bên trong quyết định hình dáng bên ngoài của hình thể. Bất luận ở hoàn cảnh nào, đường sáng biến hóa ra sao thì chỉ có thể dẫn đến việc giới tuyến của bộ phận tối và sáng cùng với sắc điệu bị biến hóa, còn kết cấu nội tại vẫn không hề thay đổi. Chỉ khi nào hiểu rõ quan hệ kết cấu và hình thể của đối tượng vẽ tĩnh vật, bạn mới có thể tạo hình chuẩn xác cho bức vẽ tranh tĩnh vật được.

Quan hệ không gian hư thực của hình thể

Không gian là chỉ không gian trước và sau của tranh tĩnh vật , cũng như độ dài, độ rộng và độ sâu của vật thể. Hư thực là chỉ sự biểu hiện của các mối quan hệ khác nhau như thấu thị, quan hệ xa gần, trước sau…

Nói một cách khái quát, mặt trước sẽ tương đối mạnh còn mặt sau tương đối yếu, mặt trước là thực, mặt sau là hư. Quan hệ này cũng giống như những tiết tấu trong âm nhạc, quan hệ hư thực có chính xác thì bản vẽ tranh tĩnh vật sinh động hơn và có âm vị và hiệu quả cao.

3. Phương pháp vẽ tranh tĩnh vật lọ hoa và quả

Bước 1: Sắp xếp bố cục giữa lọ hoa và quả một cách hợp lý, có chiều sâu (*)

Bước 2: Lựa chọn góc ngồi vẽ (chính diện, góc nghiêng,…) với khoảng cách mà bạn cảm thấy dễ quan sát nhất

Bước 3: Phác họa tĩnh vật

Bước 4: Lên sắc độ cho bài vẽ ( vật thể, không gian,…). Để kiểm tra sắc độ bạn có thể để bài vẽ ở xa và nheo mắt lại để kiểm tra sắc độ

Bước 5: Hoàn thiện

4.Các ví dụ

4 Bước Hướng Dẫn Vẽ Tĩnh Vật Trái Táo

Những bài vẽ tĩnh vật là những bài luyện tập cơ bản có thể giúp bạn tăng khả năng dựng hình và lên bóng sáng tối. Hãy tham khảo bài hướng dẫn vẽ tĩnh vật trái táo.

Bài tập tĩnh vật trái cây các bạn có thể tự luyện tập tại nhà. Càng luyện tập nhiều sẽ giúp cho kỹ thuật càng tăng thêm. Hãy chăm chỉ luyện tập các loại tĩnh vật có sẵn trong nhà như: cốc sứ, ly thủy tinh; trái cây như: chuối, chùm nho, cam…

Các điểm cần lưu ý khi vẽ trái táo.

1. Bước Dựng Hình.

Khi dựng hình trái táo. Hãy tạo thói quen quy vật thể về các khối cơ bản. Ở đây là khối cầu. Hãy dựng hình theo nền của khối cầu.

Trái táo sẽ có hình dạng oval. Bước dựng hình đầu tiên nên dùng các nét thẳng. Sau nó chỉnh chi tiết để trái táo tròn trịa.

Trái tái nằm và đứng có trục dọc khác nhau. Có thể phát trước trục dọc để xác định đúng trục cuống của trái táo.

2. Bước Đánh bóng.

Hình cầu có hình dạng tròn đều nên ranh giới sáng tối tròn đều. Trái táo có ranh giới không tròn đều nên các bạn nên xác định các ranh giới sáng tối, trung gian để dễ dàng cho việc đánh bóng.

Lưu ý bóng đổ của cuốn táo. Miêu tả chất của vỏ táo. Để tả được chất bóng của táo, lấy phần sáng ở phần phản chiếu sáng.

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT ART LAND

NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND

Bài Viết Liên Quan:

PINTEREST: 88 HÌNH VẼ TĨNH VẬT CHÌ ĐẸP

Tag: học ve tinh vat, luyen thi ve tinh vat, trung tam hoc ve tphcm, lớp học vẽ thphcm, quan binh thanh, quan 1, quan 7, quan go vap, quan 10, quan tan binh, cách vẽ tĩnh vật trái táo, cách vẽ trái cây bằng chì, học vẽ tĩnh vật online, tự học vẽ tĩnh vật