MỤC LỤC NỘI DUNG
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
PHẦN II. NỘI DUNG
3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
4
III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
5
1. Các yêu cầu cơ bản của giáo viên
5
2. Các yêu cầu cơ bản của học sinh
5
3. Biện pháp tiến hành 6-29 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
29
1. So sánh kết quả
29
2. Bài học kinh nghiệm
30
PHẦN III. KẾT LUẬN
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32
0
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong những năm gần đây sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Với xu thế ngày càng phát triển về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày là rất lớn, nên Đảng, Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng – thế giới nói chung. Đặc biệt là trong năm học 2006-2007 và những trở lại đây liên tiếp Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An nói chung và của phòng giáo dục và đào tạo huyện nhà nói riêng đã phát động phong trào “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học” và xem đây là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục, giải pháp này đã được các nhà trường tích cực hưởng ứng và thực hiện đạt hiệu quả cao trong quản lý và dạy học. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những cuộc cách mạng về công nghệ thông tin với sự trợ giúp của máy tính và hệ thống máy tính, con người đã nâng cao năng suất và tự động hóa ngày một hiệu quả hơn, và một trong những ứng dụng không thể không nhắc tới đó là những ứng dụng phần mềm của máy tính với nền công nghệ thông tin hiện nay. Phần mềm máy tính ngày một đi lên và phát triển với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, ở đây tôi nói đến những ứng dụng và sự phát triển của ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal. Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy bộ môn tin học ở trong nhà trường, phòng giáo dục cũng như địa phương đã rất quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học của giáo viên và học sinh. Vì vậy cơ sở vật chất của các nhà trường đã từng bước được bổ sung về hệ thống máy vi tính và các điều kiện khác để phục vụ cho công tác dạy và học. Do đó môn tin học đã được đưa vào giảng dạy ở trường trung học cơ sở nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tin học tôi xác định mục tiêu chính là giúp học sinh không chỉ biết soạn thảo mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá vấn đề và đặc biệt là phát triển tư duy, sáng tạo trong phương pháp lập trình. Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh dự thi tin học trẻ về ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal cùng với nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường, tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng nhất ở khâu vận dụng xây dựng chương trình cụ thể, không biết làm thế nào? bắt đầu từ đâu? Do đó tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm về “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHƯƠNG TRÌNH LẬP TRÌNH TURBO
1
khó khăn. Hệ thống bài tập được phân bậc để học sinh luyện tập tại lớp hoặc làm ở nhà. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal do nhà bác học Niklaus Wirth sáng lập vào những năm 70 của thế kỷ XX. Đây là ngôn ngữ có cú pháp sảng sủa, dễ hiểu và thường được dạy trong nhà trường và dành cho những người mới học lập trình. Chính vì thế Pascal thường được gọi là “Ngôn ngữ lập trình của học đường”. Hai môi trường lập trình trên ngôn ngữ này đang được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam là Turbo Pascal và Free Pascal. Lập trình Turbo Pascal là một ngôn ngữ lập trình có cú pháp chặt chẽ, đơn giản và dễ hiểu, ngôn ngữ lập trình Pascal đang được giảng dạy cho học sinh lớp 8. Turbo Pascal là ngôn ngữ cơ sở để giới thiệu cho học sinh làm quen với kỹ thuật xây dựng chương trình. Quan điểm của tác giả viết ngôn ngữ lập trình là chương trình máy tính được viết để giải quyết các bài toán trong đời sống. Bằng cách đó học sinh sẽ dễ thấy hơn mối liên hệ chặt chẽ lập trình và cuộc sống, cũng nhơ lợi ích của việc lập trình để giải quyết các bài toán bằng máy tính. Ngoài ra, nó cũng được dùng để trình bày nhiều chuyên đề khác nữa của tin học trong những năm học tiếp theo. Mỗi học sinh đến với bộ môn tin học ở cấp trung học sơ sở thường cảm thấy khó khăn trong kiến thức lập trình ở chương trình tin học lớp 8. Quả thật như vậy vì với các em, ngôn ngữ lập trình dường như rất xa lạ vì đây là kiến thức đầu tiên trong lập trình mà các em được học. Ngôn ngữ lập trình Pascal có những đặc điểm ưu thế như: ngữ pháp và ngữ nghĩa đơn giản, tính logic cao, cấu trúc chương trình rõ ràng, dễ hiểu, dễ sửa chữa và cải tiến, cùng với sự phát triển của phần mềm tin học người ta nhanh chóng nhận ra sức mạnh của Pascal trong việc xử lý cho các vấn đề hiện đại của tin học. Lập trình Pascal không gắn với bất kỳ một hệ điều hành hay một máy tính nào, nó được gọi là ngôn ngữ lập trình hệ thống vì nó được dùng cho viết hệ điều hành, nó cũng tiện lợi cho việc viết các chương trình xử lý số, văn bản và các cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ lập trình Pascal là một phần mềm có cấu trúc đơn giản và rất được nhiều độc giả quan tâm, cũng chính ở đó có nhiều cuốn sách hay đã ra đời do nhiều tác giả viết. Song với bản thân tôi khi lựa chọn viết đề tài “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHƯƠNG TRÌNH LẬP TRÌNH TURBO PASCAL CHO HỌC SINH LỚP 8″ nhằm ứng dụng ngôn ngữ lập trình Pascal vào chương trình lớp 8 để phát huy hết năng lực viết chương trình của học sinh. Trong quá trình dạy tôi nhận thấy việc tiếp cận các từ khoá hay cấu trúc chương trình của ngôn ngữ lập trình đối với học sinh rất khó khăn, phải làm rất nhiều lần và thực hành rất nhiều tiết các em mới hiểu việc nhập và xuất dữ liệu. Do đó sẽ rất khó khăn để các em hình thành kỹ năng viết một chương trình giải một bài toán thực tế cụ thể. Trong những năm qua ngành giáo dục có phát động phong trào giải toán trên mạng, cuộc thi tin học trẻ dành cho đối tượng học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Điều đó đã thúc đẩy tôi rất nhiều trong việc dạy học là làm sao 3
thổi được vào trong các em sự đam mê về lập trình và có khả năng tư duy lập luận tốt trong việc viết chương trình, để từ đó phát triển tài năng của học sinh trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước sau này. III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Các yêu cầu cơ bản của giáo viên : Giáo viên cần phải nắm vững các phương pháp dạy học Tin học (theo sự đổi mới: kết hợp giữa ôn cũ giảng mới, trong tiết dạy cần kết hợp phương pháp dạy vừa lý thuyết, vừa thực hành…) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Để nâng cao chất lượng dạy học môn tin học, giáo viên phải tiếp cận nội dung bài và lựa chọn các phương pháp, xây dựng hệ thống các dạng bài tập lập trình phù hợp với ba đối tượng: giỏi-khá, trung bình, yếu. Từ đó dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức, không thụ động ghi nhận kiến thức giáo viên cung cấp, phải có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Để kích thích hứng thú học tập và hoạt động tích cực chủ động của học sinh, giáo viên phải phối hợp nhuần nhuyễn, phù hợp các phương pháp dạy học đồng thời giáo viên phải tác động cho học sinh thấy được môn tin học là cần thiết cho bản thân các em sau này. 2. Các yêu cầu cơ bản của học sinh: Học sinh phải xác định được sách giáo khoa là phương tiện chủ yếu để học sinh học tập. Bên cạnh đó, học sinh phải biết chọn lọc những tài liệu tham khảo phù hợp để học tốt môn tin học. Học sinh phải tích cực chủ động học tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên và chuẩn bị chu đáo ở nhà trước khi đến lớp. Trong quá trình học tập, các em phải tư duy theo sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, phải chủ động quan sát vấn đề, hiện tượng, phối hợp giải quyết, khám phá ra nội dung bài học để thực hành vận dụng đạt hiệu quả cao. Học thì phải hành. Thực hành là thước đo đánh giá tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Thực hành thông thường là áp dụng bài tập trên lớp và ở nhà. Vì vậy học sinh phải biết kết hợp lý thuyết với thực hành một cách thành thạo. Thật vậy trong các năm qua huyện nhà đã rất quan tâm đến mảng công nghệ thông tin, nên đã tổ chức rất nhiều đợt thi tin học trẻ về lập trình Pascal và đã dấy lên trong các em phong trào yêu thích môn học, số lượng học sinh tham gia đông, học sinh ham tìm tòi sáng tạo nhiều hơn.
Học sinh đang học lập trình Pascal
4
Học sinh đang say mê nghiên cứu về chương trình Pascal
Học sinh tham gia dự thi tin học trẻ cấp huyện môn lập trình Pascal
3. Biện pháp tiến hành 3.1 Giới thiệu chung giúp học sinh nắm được về các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal * Bộ chữ viết – Biểu thức- Câu lệnh – Từ khóa a. Bộ chữ viết Bộ chữ viết trong Pascal gồm: + 26 chữ la tinh lớn: A, B, C,…Z + 26 chữ la tinh nhỏ: a, b, c,…z + Dấu gạch dưới: _ 5