Học tiếng Trung cơ bản cho người mới học đáp ứng nhu cầu đơn giản trong giao tiếp hàng ngày là mục tiêu của rất nhiều người. Ai cũng biết học tiếng Trung bài bản và chuyên sâu cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nhiều người lại mong muốn có thể giao tiếp được ngay những câu cơ bản để phục vụ mục đích nào đó.
1. Lộ trình tự học tiếng Trung cơ bản
Trong bất kỳ việc gì, để lên được nâng cao, chắc chắn phải vượt qua bước cơ bản. Học tiếng Trung cũng vậy, bạn cũng cần phải đi dần dần từ sơ cấp học phát âm ô a. Rồi trải qua giai đoạn cơ bản tập đánh vần từng chữ, ghép từng âm. Sau đó mới đến được giai đoạn nâng cao “chém” như gió. Bạn nên học lại lộ trình học phát âm chuẩn từ đầu cho người mới
Thời lượng khóa học
Khóa tự học tiếng Trung cơ bản, do Học Tiếng Trung Từ Đầu biên soạn bao gồm:
Thời lượng: 10 buổi học, kết hợp học lý luyết với tự thực hành.
Thời gian học: 20h học cho tổng kiến thức. Mỗi buổi học 2h đồng hồ.
Biết chào hỏi cơ bản, nắm được các cách chào hỏi thường dùng trong tiếng Trung.
Nắm được các cách cảm ơn, xin lỗi hàng ngày. Để sử dụng trong các tình huống cần thiết.
Làm quen và ghi nhớ các số đếm từ 1 đến 100. Có thể đếm tiền, đếm đồ vật chính xác.
Giới thiệu bản thân, làm quen, hỏi tên tuổi, địa chỉ của người nói chuyện.
Hỏi giá, mặc cả giá cả, hỏi đường, đổi tiền…
Lời chào cao hơn mâm cỗ. Ngôn ngữ nào cũng vậy, lời chào thể hiện tinh thần hiếu khách, thân thiện với người đối diện. Chính vì thế lời chào mang theo các bao nhiêu văn hóa, tinh túy. Học hán ngữ cơ bản thì cũng nên học cách chào hỏi đầu tiên.
Ở bài này, chúng ta sẽ cùng học qua các cách chào hỏi thông dụng nhất. Thường gặp nhất, và thường được sử dụng nhất trong ngôn ngữ Trung Quốc. Khi bạn xem phim hay nghe người TQ nói chuyện, bạn thường thấy họ nói 你好 (Nǐ hǎo), 您好 (nín hǎo), 早啊 (zǎo ā)… Đấy đều là các câu chào quen thuộc.
早上好/Zǎoshang hǎo: Chào buổi sáng (sớm) , từ 早 ở đây có nghĩa là sáng sớm, sớm tinh mơ
早安/Zǎo ān:Chào buổi sáng ( Người Đài Loan thường dùng)
早/Zǎo – 早啊/Zǎo a:Chào(lời chào lúc gặp mặt nhau vào buổi sáng)
中午好/Zhōngwǔ hǎo:Chào buổi trưa
下午好/Xiàwǔ hǎo:Chào buổi chiều
晚上好/Wǎnshàng hǎo:Chào buổi tối
哈罗/hā·luo: Hello 。
Cách chào theo tên người: Tên người + lời chào
老师好/Lǎoshī hǎo:Chào thầy(giáo)
老师早上好/Lǎoshī zǎoshang hǎo:Chào buổi sáng thầy giáo
阿姨好/Āyí hǎo:Chào dì(cô)
Lâu ngày gặp nhau, người Trung Quốc hay nói: 好久不见了/Hǎojiǔ bùjiànle:Lâu rồi không gặp!
最近怎么样?/Zuìjìn zěnme yàng?:Dạo này bạn thế nào?
Lời chào tạm biệt 再见/Zàijiàn:Tạm biệt- dùng với mọi đối tượng.
Ngoài ra chào tạm biệt chúng ta còn có thể dùng: Thời gian+见:Gặp lại lúc…. ( ~ với lời nói tạm biệt) Vd: 明天见/Míngtiān jiàn:Ngày mai gặp lại
下午见/Xiàwǔ jiàn:Buổi chiều gặp lại 晚安/Wǎn’ān:ngủ ngon!
拜拜/Bàibài:bye bye!
你好。最近怎么样? – Chào bạn. Dạo này thế nào? nǐhǎo zuìjìn zěnmeyàng
你会说中文吗? – Bạn có biết nói tiếng Trung không? nǐ huì shuō Zhōngwén ma?
不, 我不会说中文 – Không, tôi không biết tiếng Trung Quốc bù wǒ bù huì shuōzhòng wén
仅仅一点点 – Biết một chút chút thôi. jǐnjǐn yīdiǎndiǎn
你来自哪个国家? – Bạn đến từ quốc gia nào? nǐ láizì nǎge guójiā
你持有哪国国籍?- Bạn có quốc tịch nước nào? nǐ chíyǒu nǎ guó guójí
我是英国人 – Tôi là người Anh wǒ shì Yīngguórén
你住在这里吗?- Bạn sống ở đây à? nǐ zhùzài zhèlǐ ma
对,我住在这里 – Đúng vậy, tôi ở chỗ này. duì wǒ zhùzài zhèlǐ
我叫李子柒,你呢? – Tôi là Lý Tử Thất, còn bạn? wǒ jiào sà lā nǐ ne
你在这里干什么? – Bạn làm gì ở đây thế? nǐ zài zhèlǐ gànshénme
我在休假 – Tôi đang nghỉ dưỡng (du lịch) wǒ zài xiūjià
我在出差 – Tôi đang đi công tác. wǒ zài chūchāi
我在这里工作 – Tôi ở đây làm việc. wǒ zài zhèlǐ gōngzuò
哪里有比较好的餐厅?- Ở đâu có hàng ăn ngon nhỉ? nǎli yǒu bǐjiào hǎo de cāntīng
附近有博物馆吗?- Ở gần đây có viện bảo tàng không? fùjìn yǒu bówùguǎn ma
到哪里能上网? – Ở đâu có thể lên mạng (internet) vậy? dào nǎli néng shàngwǎng
Bài 3: Cách đọc các số đếm tiếng Trung
Số đếm xuất hiện mọi lúc mọi nơi, cũng như trong cuộc sống thường nhật. Bạn mua hàng bạn cần phải nói về số lượng hàng hóa, bạn cũng cần phải đếm tiền. Bạn chỉ cần ra khỏi cửa bạn đã phải đụng đến các con số. Vậy thì xét trên mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng trong cuộc sống, bạn nhất thiết phải ghi nhớ được các con số.
Tính số lượng hàng hóa. (cân nặng, khối lượng, trọng lượng…)
Tính số tiền (bao nhiêu tiền, bao nhiêu con số…)
Tính số đơn vị (số cm, mét, km, kg, g…)
Tính các số lượng về người, đồ vật.
Đọc số thứ tự trên các loại vé, số ghế, hàng ghế…
Bài 4: Làm quen và giới thiệu bản thân
Cách hỏi tên tuổi / trả lời về tên tuổi
Các mẫu câu hỏi về nghề nghiệp / Cách trả lời
Mẫu câu hỏi quê quán / Cách trả lời nơi ở, quê quán
Câu hỏi về nơi ở, nơi sống
Các mẫu câu giới thiệu về gia đình
Nói về một vài sở thích của bản thân
Một vài công việc thường xuyên làm hàng ngày..v.v…
Ở bài này, các bạn sẽ học được tương đối đầy đủ cách bắt quen, làm quen và giới thiệu bản thân mình. Khi bạn đi xin việc, hay bạn muốn giới thiệu mình với ai đó nhưng bạn chưa biết làm thế nào, thì bài học này chính là dành cho bạn.
Mình đã từng đọc ở đâu đó một tài liệu nói rằng: Ở Trung Quốc gần như mọi thứ đều có thể mặc cả. Từ vào shop quần áo, cho đến đồ trang sức, đồ gia dụng, đồ trang trí…v.v…. Bạn đều có thể mặc cả. Ngoại trừ một thứ đó là đồ văn và đồ uống. Điều này mình thấy khá giống VN, các đồ khác mặc cả vô tư, nhưng khi đã ngồi vào quán ăn thì gần như không có mặc cả.
Bài này các bạn sẽ học được cách mặc cả, thương lượng giá cả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Một vài vấn đề cần nắm vững sau khi học qua mặc cả giá cơ bản như:
Cách nói giá tiền, hiểu được cơ bản về tỉ giá tiền tệ.
Một vài cấu trúc về mặc cả giá: Đắt, rẻ, giảm giá, chiết khấu…v.v…
Nắm vững các đơn vị tiền tệ trong tiền Trung Quốc.
Hoc được một vài lượng từ cơ bản về một số vật dụng, vật phẩm hàng ngày
Học bài này là tiền đề để bạn sau này có thể đánh hàng taobao, 1688… Rất thiết thực đúng không nào?
Bài 6: Học thứ ngày tháng tiếng Trung
Thứ, ngày, tháng trong năm cũng là phần chúng ta dùng hàng ngày. Ngay cả trên vé xe, máy bay, lịch họp, lịch làm việc cũng đều phải dựa vào thứ, ngày, tháng để triển khai. Vậy thì nếu bạn không biết những kiến thức nền tảng này, sẽ thật là thiệt thòi cho bạn. Học qua bài này, các bạn sẽ nắm được những gì?
Kiến thức về cách nói các loại thứ trong tiếng Trung.
Cách diễn đạt năm, ngày, tháng và mùa trong năm.
Các mẫu câu và từ vựng nhất định về ngày tháng.
Bài 7: Cách hỏi thăm bằng tiếng trung cơ bản
Thông thường, các cấu trúc dùng để hỏi thăm thường là dành cho những người quen. Những người bạn đã từng có thời gian chơi với nhau và quen biết nhau. Cũng có những trường hợp hỏi thăm là dùng cho trường hợp cần thiết như:
Hỏi thăm để tìm đường đi, bạn đang bị lạc đường chẳng hạn…
Hỏi thăm để tìm người, tìm một ai đó.
Hỏi thăm trong trường hợp cần đến một địa điểm, cần ăn một món ăn, hay đến nhà hàng, nhà nghỉ.
Tóm lại, hỏi thăm là dùng để trao đổi, quan tâm bạn bè và thu thập một thông tin nào đó mà mình mong muốn.
Bài 8: Cách gọi món ăn trong nhà hàng
Nhu cầu ăn, ở, mặc, hỏi đường đi là những nhu cầu cấp thiết nhất khi bạn đặt chân tới Trung Quốc. Quả thực bạn sẽ không dễ bị chết đói nếu như bạn không biết tiếng Trung. Nhưng bạn sẽ không thoải mái để có được những món ăn ngon như mong muốn. Không biết tìm đến những nhà hàng và tận tưởng những gì mình vốn nên được tận hưởng.
Khuyết thiếu đi phần từ vựng về ăn uống, gọi đồ bạn sẽ gặp rắc rối lớn. Nhiều bạn Nam là tín đồ của Lý Tiểu Long thì chắc không thể quên được cảnh trong phim Tinh Võ Môn. Khi Lý vào nhà hàng Mỹ và chọn bừa 1 loạt các món ăn. Tới lúc phục vụ lên đồ thì… chỉ toàn món canh. Người trong quán nhìn Lý như rơi từ hành tinh khác xuống trái đất vậy.
Bài 9: Các mẫu câu đổi tiền
Chủ đề này khá đơn giản, bạn chỉ cần nắm vững một số mẫu câu trong đổi tiền, số đếm, và đơn vị tiền tệ của Trung Quốc, Việt Nam cũng như một số nước khác là ta có thể đổi được tiền từ nước này sang nước khác rồi.
Ví dụ ta có tiền Trung Quốc là 人民币 Rénmínbì: Nhân dân tệ; Việt Nam là: 越盾 yuè dùn; Nước Mỹ là 美元 Měiyuán: Đô la………
Sau khi học qua bạn sẽ nắm được:
Cách đổi tiền, các cấu trúc thường dùng.
Tỷ giá tiền nhân dân tệ so với tiền Việt Nam, USD
Một số từ vựng về nơi đổi tiền và thuật ngữ dùng trong đổi tiền…
Trong khi bạn cũng biết, Google, Facebook… và rất nhiều thứ bị cấm sử dụng ở Trung Quốc. Các app nội địa của TQ cũng đa phần viết hoàn toàn bằng tiếng Trung. Chưa kể vấn đề về mạng điện thoại, data, sóng chập chờn khiến cho bạn rất khó khăn trong quá trình sử dụng thiết bị công nghệ. Lúc này, bạn mà biết tiếng Trung thì quá hay rồi.
3. Cách tự học 10 bài tiếng trung cơ bản
3.1 Cố gắng ghi nhớ các từ vựng chính
Cố gắng ghi các từ vựng này ra, học thuộc và áp vào trong các ví dụ để ghi nhớ được lâu.
3.2 Ghi nhớ các cấu trúc cố định
Đặt câu với cấu trúc ở thể khẳng định.
Thể phủ định của cấu trúc đó là như thế nào?
Thể nghi vấn là như thế nào?
Như thế mình sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc mình cần học thuộc. Ngoài ra, bạn có thể lên google, search những cấu trúc vừa học được bằng 1 câu. Điều kiện câu đó hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc. Khi đó ta đọc sơ các ví dụ bằng tiếng Trung trên Google cũng sẽ nắm được và nhớ được phần nào cấu trúc.
3.3. Luyện tập 10 bài học tiếng trung cơ bản
Điều cuối cùng để bạn có thể vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế vẫn là: Phải tập luyện nhuần nhuyễn các cấu trúc ngữ pháp bạn vừa học được.
Bạn có thể biên tập thành từng câu, từng đoạn hội thoại ngắn. Và tự mình nói theo, ghi âm để nghe chính giọng của mình.
Lải nhải hàng ngày khi bạn làm việc, đi đường, hay làm gì đó mà có bối cảnh khá giống với bài học.