Tự học tiếng Trung hiệu quả, nhanh chóng. Có những lúc bạn muốn tự học tiếng Trung nhưng lại cảm thấy tiếng Trung khó quá, không thể nào mà tự học được? Đó là một quan điểm sai lầm!
Hôm nay Tiếng Hoa Hằng Ngày sẽ hướng dẫn bạn cách tự học tiếng Trung hiệu quả.
Để tự học tiếng Trung, trước tiên bạn cần phải có sự thích, bạn phải chăm chỉ, bạn phải luyện dùng thì mới giao tiếp thành thạo và quen được.
Giới thiệu về tiếng Trung
Tiếng Trung là gì? Vâng, tiếng Trung hay còn gọi là tiếng Hoa là ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan (gọi là tiếng Quan Thoại), Singapore, Malaysia và người Hoa có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Với tài kinh doanh của mình, người Hoa đang đưa tiếng Trung trở thành một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Số người dùng tiếng Trung lên đến gần 2 tỷ người.
Tự học tiếng Trung như thế nào?
1. Học phát âm tiếng Trung
Trước tiên bạn phải biết phát âm tiếng Trung trước. Phát âm tiếng Trung là vô cùng dễ!
Tiếng Trung có 5 thanh điệu:
Thanh 1 bā: Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt ba.
Thanh 2 bá: Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt bá.
Thanh 3 bǎ: Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài bả. Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt.
Thanh 4 bà: Đọc như dấu nặng trong tiếng Việt bạ.
Thanh nhẹ đó là ba thanh này gọi là thanh nhẹ, nó giống như dấu huyền trong tiếng Việt bà.
Hai thanh 3 ở gần nhau thì chữ đầu tiên đọc thành thanh 2, chữ sau đó đọc thành thanh 3;
Ví dụ: 你好 Nǐ hǎo có 2 thanh 3 thì khi đọc chúng ta không đọc là nỉ hảo mà phải đọc là ní hảo.
Đầu tiên là bạn cần biết tiếng Trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu). Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu.
Bao gồm: b, p, f, m, d, t, n, l, z, c, s r, zh, ch, sh
Phụ âm tiếng Trung:
Các vận mẫu tiếng Trung (nguyên âm) bao gồm:
Sau khi bạn biết cách phát âm tiếng Trung rồi thì hãy học cách nghe tiếng Trung. Hiện tại, trên youtube, trên mạng có rất nhiều bộ phim, bài hát, bài học tiếng Trung rất hay. Bạn có thể nghe những cái đó, để quen tai. Tốt nhất là xem trên youtube với những video có cả nói tiếng Trung, có phụ đề phiên âm và ý nghĩa tiếng Việt. Vừa xem vi deo vừa nghe, vừa nhìn sub (phụ đề) để cho quen tai, quen chữ, thậm chí còn hiểu được nghĩa tiếng Trung.
Sau khi biết phát âm và nghe được một số tiếng Trung thì bạn kết hợp quá trình nghe và đọc. Nghe xem người ta nói gì và tua lại, đọc lại câu nói đó nhại lại người ta. Đầu tiên hãy đọc pinyin trước, mà ở góc độ tự học thì chỉ cần đọc pinyin để phục vụ cho việc nói và giao tiếp là đủ. Hãy mở sách ra và đọc những dòng pinyin thật to để tai bạn thích nghi với phản xạ đọc của bạn, từ đó sẽ có phản xạ nghe đọc và hiểu.
Sau khi bạn biết cách phát âm tiếng Trung rồi thì hãy học cách nói. Nói thì bạn nên có một nhóm cùng học tiếng Trung để giao tiếp hoặc là có thể dùng phần mềm chat Wechat để kết bạn với người Trung Quốc nói chuyện, phần mềm này giống Zalo của Việt Nam.
5. Test thử kỹ năng tiếng Trung bằng các app học tiếng Trung trên điện thoại và phần mềm tiếng Trung trên máy tính
Các ứng dụng hoặc phần mềm học tiếng Trung có thể hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong quá trình tự học tiếng Trung. Có nhiều app học tiếng Trung trên Google Play Store và Appstore.
Ngoài ra từ điển học tiếng Trung cũng không thể thiếu cho các bạn muốn tự học.
Phần mềm đầu tiên đó là Google Translate.
Phần mềm từ điển tiếng Trung nữa là Từ điển Trung Việt Offline.
6. Mua sách học tiếng Trung
Bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn mua sách nào theo nhu cầu của bạn. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp kho tài liệu học tiếng Trung miễn phí bản PDF để đọc trên điện thoại. Bao gồm các giáo trình học tiếng Trung như:
7. Phát triển năng lực giao tiếp
Nghe, nói, đọc, hiểu tiếng Trung rồi thì bạn cần phát triển ngữ cảm và năng lực của mình bằng cách:
Bạn cần có lượng từ vựng phong phú thì cuộc hội thoại của bạn mới trở nên thú vị. Từ vựng tiếng Trung quá ít sẽ làm cản trở năng lực nghe hiểu của bạn.
Đặt mình vào vị trí của người nghe, chắc chắn bạn cũng không muốn mình phải nhắc lại quá nhiều lần và giải thích nghĩa từ nào đó khi bạn đang hào hứng kể chuyện phải không?
Cách tốt nhất để xây dựng kho từ vựng là đọc sách, báo tiếng Trung thật nhiều, hoặc thu thập từ vựng qua các bài nghe, bài hát, phim ảnh.
Lúc ban đầu học bạn không cần quá quan tâm ngữ pháp nhưng mà hãy nhớ là giống như chúng ta người Việt Nam nghe người nước ngoài nói chuyện không đúng ngữ pháp thì có câu sẽ hiểu, có câu phải đoán, có câu thì bị hiểu lầm. Cho nên cũng cần phát triển thêm ngữ pháp tiếng Trung.
Về Ngữ pháp tiếng Trung thì các bạn cũng không cần quá lo lắng vì nó có khoảng 70% ngữ pháp là giống tiếng Việt, đặc biệt là trong văn nói. Còn văn viết thì hành văn có khác hơn. Sự so lệch ngữ pháp tiếng Trung và tiếng Việt không quá lớn.
Cái nhớ đầu tiên là hãy đọc nhiều câu đúng ngữ pháp, nghe và nói đúng ngữ pháp để tạo ngữ cảm và thói quen.
Điểm tương đồng giữa câu tiếng Trung và Tiếng Việt :
Thứ nhất, tên gọi của các thành phần câu trong tiếng Trung và tiếng Việt có tính đồng nhất, đều là Chủ ngữ, Vị ngữ, Tân ngữ , Trạng ngữ, Định ngữ và Bổ ngữ.
Thứ hai, vị trí của Chủ ngữ, Vị ngữ, Tân ngữ trong câu tiếng Trung về cơ bản giống với tiếng Việt, đều là Chủ ngữ đứng trước, Vị ngữ theo sau, Tân ngữ nằm sau động từ.
Ví dụ : Điểm khác biệt giữa câu tiếng Trung và Tiếng việt :
Ngoài những điểm tương đồng kể trên, cũng có những sự khác biệt trong cách cấu thành câu giữa 2 ngôn ngữ.
1. Định ngữ :
Thứ tự của các dụm danh từ bị đảo ngược, định ngữ trong tiếng Trung thành phần phụ đứng trước, thành phần chính đứng sau, nhưng trong tiếng Việt thì hoàn toàn ngược lại, chính trước-phụ sau.
河内的路 。- Đường của Hà Nội.
我的老师 – Giáo viên của tôi
Trạng ngữ chỉ thời gian :Trạng ngữ chỉ thời gian trong câu Tiếng Việt khá linh hoạt, có thể đặt ở đầu câu hoặc cuối câu .
Ví dụ :
“Ngày mai tôi đi học”
“Tôi đi học ngày mai”
“Tôi ngày mai đi học”
Nhưng trong tiếng Trung ,trạng ngữ chỉ thời gian chỉ có thể đặt ở đâu câu hoặc sau Chủ ngữ
Về trạng ngữ chỉ mốc thời gian, giữa hai ngôn ngữ cũng có những sự khác nhau về thứ tự .
Ví dụ : ngày 12 tháng 2 năm 2018
Trạng ngữ chỉ nơi chốn :
Để diễn tả ý “Chúng ta ở đâu làm gì” , trong Tiếng Việt có rất nhiều cách biểu đạt .
Ví dụ : ” tôi ở nhà ngủ “
” tôi ngủ ở nhà “
” ở nhà tôi ngủ “
Nhưng trong tiếng Trung chỉ có một các biểu đạt duy nhất là “我在家睡觉“, từ đó chúng ta có công thức :
我把工资交给老婆了。- Tôi đưa tiền lương cho vợ rồi.
214 bộ thủ tiếng Trung – Chữ viết tiếng Trung
Do đó, học tiếng Trung khó nhất đó là viết tiếng Trung, thật sự viết chữ Hán rất khó nhớ vì nó có nhiều nét. Mỗi bộ thủ có từ 1 đến hơn 10 nét.
Nếu bạn tự học tiếng Trung thì chỉ cần biết cách đọc hoặc viết một chút là ok rồi. Tự học tiếng Trung dễ nhất là nói và nghe. Vì tiếng Trung với tiếng Việt đều là những ngôn ngữ đơn âm tiết và có nhiều từ phát âm na na giống nhau. Đặc biệt là chung ta có những từ Hán Việt quen thuộc sẽ hỗ trợ rất nhiều. Chẳng hạn chữ Công An tiếng Việt thì tiếng Trung đọc là “Gong an” phiên âm bồi tiếng Việt là “cung an”, giao thông là cheo thung, trung quốc là trung quố.
Trân trọng cảm ơn!
loading…
Tags: 214 bộ thủ301 câu giao tiếp tiếng trungcác bước tự học tiếng trungcách học tiếng trungcách tự học tiếng trung hiệu quảgiáo trình học tiếng Trunggiới thiệu về tiếng Trunghọc phát âm tiếng trunghọc tiếng trunghọc tiếng trung quốckhóa học tiếng Trung onlinengữ pháp tiếng trungtiếng quan thoạitiếng trung giao tiếptự học tiếng trungtự học tiếng trung hiệu quả