Top 12 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Tiếng Đức Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Học Tiếng Đức Như Thế Nào?

Lập mục tiêu thực tế

Nếu bạn muốn để tập trung vào viết

Nếu bạn cần giúp đỡ với văn bản của bạn, phần mềm Lang-8 cung cấp một dịch vụ mà bạn có thể sao chép và dán văn bản cho cộng đồng – loa thường có nguồn gốc – để chỉnh sửa. Đổi lại, bạn chỉ cần chỉnh sửa văn bản của thành viên khác, trong đó sẽ không mất nhiều thời gian. Đây là một phần mềm miễn phí. Tuy nhiên đối với một khoản phí nhỏ hàng tháng văn bản của bạn sẽ được làm nổi bật hơn và được điều chỉnh nhanh hơn nhưng nếu thời gian không quan trọng với bạn,nhưng với một số người bắt đầu sử dụng chức năng miễn phí là đủ rồi.

Nếu bạn muốn để tập trung vào phát âm và Nói

Các khái niệm cơ bản của Đức và Từ vựng

Chương trình như Memrise và Duolingo có thể giúp bạn đi đúng hướng và làm cho vốn từ vựng của bạn học tập hiệu quả như có thể. Với Memrise, trong khi bạn có thể sử dụng một trong những khóa học làm sẵn, tôi đề nghị rằng bạn tạo khóa học riêng của bạn. Giữ mức độ quản lý với khoảng 25 từ mỗi. Mẹo: Nếu bạn là tốt hơn ở thiết lập mục tiêu hơn bạn đang ở sau qua ( Và ai là không), hãy thử những nền tảng động lực chúng tôi . Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng những cách học tiếng đức khác qua các trung tâm dạy tiếng đức hoặc có thể tự học ở nhà thông qua việc học online đó là một cách tự học . Tìm cho mình một mục đích hoặc một sở thích về tiếng Đức Khi bạn có một mục tiêu hoặc một mục đích thì việc học tiếng Đức của bạn sẽ trở nên có động lực để học hơn lúc này việc học tiếng Đức rất dễ dàng và có quyết tâm học vô cùng to lớn.

Tự Học Tiếng Trung Như Thế Nào?

Nếu bạn không tự học được theo sách (vì bất kì lý do bất khả kháng nào đó), bạn cũng cần học phát âm đầu tiên. Nhiều bạn học để thi HSK, nên cho rằng học nói k quan trọng. Nhưng phát âm chuẩn chính là tiền đề để bạn nghe chuẩn. Nên dù thế nào cũng vẫn phải học phát âm đầu tiên (đừng học tiếng bồi vì bất kì lý do gì trừ việc bạn chỉ cần đi XKLĐ và thực sự k có thời gian để học cho bài bản).

Các bạn nên dành ít nhất 2 -3 tuần đầu để học hết tất cả thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung, đọc chuẩn các ghép vần và dấu. Chỉ cần những ngày đầu kiên trì, bạn có thể yên tâm đọc đc bất kì chữ Hán nào mà bạn biết phiên âm về sau.

Tự học tiếng Trung như thế nào để luyện khẩu ngữ hiệu quả?

Học xong phát âm, bạn có thể luyện nghe và học nói những mẫu câu cơ bản trước. Nên có 1 quyển vở và hãy luyện cả viết chữ – nếu bạn có thể, lúc đầu bạn sẽ thấy viết chữ vừa khó vừa k để làm gì, nhưng luyện viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp ích nhiều cho bạn về việc học cả việc xin việc sau này.

Có nhất thiết phải học bộ thủ không?

Để nhớ chữ nhanh, chỉ có cách là bạn phải viết nhiều và đọc nhiều. Khi học chữ, bạn có thể học theo bộ thủ, nhưng k nhất thiết phải học thuộc lòng cả 214 bộ. Bạn chỉ cần học theo từng chữ.

VD: chữ 你 có bộ chính là bộ nhân đứng, chữ 好 là bộ nữ. Bạn cũng nên học theo âm Hán Việt, đây cũng là cách phát triển từ vựng rất tốt. Tuy nhiên, cần để cách dùng của từ, tránh trường hợp cách dùng của người TQ k giống với mình. VD từ ‘vô duyên’ trong tiếng Trung k dùng để chỉ cách nói, cử chỉ của 1 ng với nghĩa xấu, mà chỉ để nói về vc k có duyên phận.

Học theo những cách vui vẻ khác

Tự học tiếng Trung như thế nào để học ngữ pháp và tự vựng hiệu quả?. Từ vựng không chỉ học được từ trong sách, mà còn có thể từ rất nhiều nguồn khác. Hai trong số đó là: nghe nhạc và xem phim.

– Nghe nhạc: Mới học, bạn đương nhiên nghe sẽ không hiểu ngta hát gì, vì bạn k thể tự dưng hiểu đc lời ngta hát. Bạn cần tìm lyric của nó, tìm cả phần pinyin và đọc cả dịch tiếng Việt nữa. Sau đấy hãy tra từng từ, ghi lại, học thuộc bài hát và hát mỗi khi bạn rảnh. Bạn sẽ nhớ chữ rất nhanh. 1 điều đặc biệt nữa là sau này bạn học cao lên rồi, bạn sẽ phát hiện ra bài hát năm xưa bạn k hiểu j h đã dễ dàng với bạn hơn rất nhiều rồi (đó chính là cảm xúc của mình bh đấy ^^ )

– Nếu bạn thích đọc sách, tham gia mạng xã hội, bạn cũng có thể dùng cách này để học. Tuy nhiên, đừng ép buộc mình học quá nhiều thứ một lúc, nó chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và cảm thấy việc học sao mà đáng sợ đến thế mà thôi ^^

Tôi Tự Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

Chúng ta phải thừa nhận rằng dân khối A là “chúa lười.” Tôi cũng không ngoại lệ, phải nói là lười “chảy thây” ra đấy. Lười như thế thì học Tiếng Anh cái nỗi gì? Đến bao giờ mới giỏi được? Liệu dân khối A có thể giỏi Tiếng Anh được không? Tại sao dân khối A phải thua dân khối D môn Tiếng Anh? Liệu dân khối A có “qua mặt” dân khối D về môn Tiếng Anh không? Đó là những câu hỏi luôn “lai vãng” trong đầu khi Tôi còn là sinh viên năm 1, thời mà trình độ Tiếng Anh của Tôi chỉ đang ở mức “siêu gà” nếu không muốn nói là “mù.” Bài viết sau là kinh nghiệm học Tiếng Anh của Tôi không những giúp ích cho các bạn mất căn bản mà nó còn mở ra hướng đi tích cực cho những ai mới bắt đầu học Tiếng Anh trong việc trau dồi kỹ năng Tiếng Anh của mình. Nếu muốn nhận lời tư vấn học Tiếng Anh hiệu quả, vui lòng để lại email bên dưới.

1. Bài giải chi tiết môn Anh thi TN THPT 2014.2. Bài giải chi tiết môn Anh thi TSĐH Khối A1-2014.3. Bài giải chi tiết môn Anh thi TSĐH Khối D-2014.4. Bài giải chi tiết môn Anh thi Cao Đẳng Khối A1&D-2014.5. Bài giải chi tiết môn Anh thi HSGQG 2014.6. Bài giải chi tiết môn Anh thi HSGQG 2013.7. Tổng hợp chuyên đề luyện thi đại học & HSG.

Thời gian đầu học 2 lớp ở trung tâm Đại Học Sư Phạm chúng tôi (học 2 lớp Tôi trốn học phí được 1 lớp, vì nghèo quá nên làm liều :)) nhưng Tôi thấy không hiệu quả, trình độ Tiếng Anh của Tôi vẫn dậm chân tại chỗ. Không phải do giáo viên dạy không tốt, mà lỗi là do chính Tôi bởi bản chất lười nó luôn đeo bám khó mà dứt được. Đi học thì chép bài đầy đủ nhưng về nhà chẳng bao giờ nhìn lại, bài tập “Nghe” thầy cô giao cũng không hoàn thành, vô lớp thì mượn vở bạn chép để đối phó. Nhận ra không những mình đang tự lừa dối bản thân mà còn lãng phí tiền bạc vô ích. Tôi quyết định nghỉ học ở trung tâm để ra kế hoạch tự học nhằm “đánh bại” tật lười của mình. Ý thức được việc tự học làm cho bản thân mình rất thoải mái, không áp lực, và cũng không bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác như: giáo viên, thời gian, không gian…, mà đôi khi còn mang lại kết quả thưc tế nữa bởi mình có thể học mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào hứng mà không phải lo lắng gì cả. Là dân khối A, tôi tâm niệm việc học Tiếng Anh chỉ để phòng khi sử dụng đến; tuy nhiên, Tôi cũng ý thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong thời kì hội nhập, nhất là ở cái thời “Nhất Thân, Nhì Thế, Tam Tiền” đang thống trị mối quan hệ xã hội thì chỉ có con đường học vấn mới giúp Tôi thoát nghèo và có chỗ đứng trong xã hội mà thôi bởi “Thân, Thế, và Tiền” Tôi đều không có. Ý thức được điều đó, Tôi bắt đầu vạch ra cho mình một kế hoạch tự học Tiếng Anh với mục tiêu phải giỏi bằng được, tất nhiên đây là “kế hoạch lười.” Tại sao Tôi lại gọi nó là “kế hoạch lười?” Bởi Tôi biết bản chất mình đã lười sẵn rồi, mà đa phần dân khối A ai cũng giống ai, lười là “căn bệnh” chung và là “căn bệnh” kinh niên khó mà “chữa” được. Bởi nếu Tôi siêng thì Tôi đã là dân khối D hay C rồi. Vì thế “kế hoạch lười” của Tôi là học Tiếng Anh theo kiểu “tùy hứng”, tức lúc nào thấy hứng lên thì vác sách ra học mà không có thời gian cụ thể, không hứng thì vứt xó; tuy nhiên, “một khi học thì phải học nghiêm túc và chắc rằng phải hiệu quả.” Tôi tâm niệm như thế.

Tôi bắt đầu lang thang lên mạng, nướng phần lớn thời gian của mình vào chát chít, nhưng Tôi lại vào những forums nước ngoài để tập nói Tiếng Anh. Ở đây, Tôi học được rất nhiều từ bạn chat, từ cách nói chuyện đến cách viết Tiếng Anh của những người ở những quốc gia khác nhau, chẳng hạn như: ASL plz là Age, Sex, Location please, cái mà trước đây Tôi không bao giờ biết được. Tôi chỉ tận dụng thời gian rãnh của mình để nói chuyện với người nước ngoài nhằm trau dồi vốn Tiếng Anh vốn rất khiêm tốn của mình. Tôi chỉ tham gia chat thôi chứ voice chat thì Tôi chịu, bởi có nói được đâu mà voice chat.

Thấy người ta nói Tiếng Anh lưu loát mà Tôi thấy ức chế, vì thế, kế hoạch của Tôi là phải tìm cho được một môi trường luyện nói Tiếng Anh để tập phản xạ, còn vấn đề Nghe, Đọc, Viết thì tự luyện ở nhà cũng được, và tất nhiên những việc này cũng nằm trong “kế hoạch lười” của Tôi bởi cách học của Tôi chẳng giống ai, Tôi học tùy hứng nhưng luôn có mục tiêu cuối cùng là phải sử dụng được Tiếng Anh chứ không phải học để lấy bằng này bằng kia treo trong nhà nhằm “lòe” người khác.

3 kỹ năng này Tôi gộp lại học một lần. Tài liệu của Tôi đơn giản chỉ là 3 trang web:

Còn đọc và viết thì Tôi chọn cho mình một quyển sổ khác để ghi chép. Khi nghe chán thì Tôi chuyển sang đọc báo bằng Tiếng Anh (cái này Tôi cực kì thích). Tôi thường đọc to chứ không đọc thầm bởi đọc to nó giúp cho Tôi cải thiện kỹ năng nói và phát âm. Trong quá trình đọc, Tôi luôn chú ý văn phong viết của họ (Anh lẫn Mỹ). Nhiều câu họ viết rất hay (điều này chắc chắn bạn không thể học được ở trường hay trung tâm). Với những cấu trúc hay đó cộng với vốn ngữ pháp đã được tích lũy của mình, Tôi cẩn thận ghi chép lại và tự đặt thêm vài câu tương tự để nhớ cách dùng. Trong quá trình đọc, có từ nào không hiểu, Tôi highlight từ đó và đọc cho hết bài báo (chú ý: đừng dừng lại để tra từ điển nhá, vì nó sẽ làm cho bạn mất hứng và giảm kỹ năng đọc.) Sau đó Tôi quay lại , dùng từ điển Oxford Advanced Learner Dictionary (cũng đơn ngữ nhá) để tra cứu những từ mà mình highlight trước đó. Tôi dùng Flashcards để ghi chép từ mới ở mặt trước kèm “họ hàng nhà nó” tức nếu Tôi có động từ là “authorize” thì Tôi tìm danh từ, tính từ, trạng từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của nó. Còn mặt sau thì Tôi ghi nghĩa bằng Tiếng Anh. Học như thế, khả năng Tiếng Anh của Tôi lên nhanh như “diều gặp gió.” Tôi muốn nhấn mạnh với bạn đọc về lợi ích của việc đọc báo bằng Tiếng Anh rằng nó giúp cải thiện vốn từ vựng của bạn một cách đáng kể ở tất cả các lĩnh vực như: Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Giải Trí, Tôn Giáo… điều mà chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được khi bạn chỉ học ở nhà trường, trung tâm, hay chỉ chăm chăm vào một quyển sách Tiếng Anh nào đó. Từ vốn từ vựng đa dạng đó, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc cải thiện kỹ năng nói và viết của mình. Ngoài việc đọc báo bằng Tiếng Anh, bạn đọc cũng có thể chọn cho mình một quyển tiểu thuyết Tiếng Anh nào đó để “gối đầu giường”, hi vọng một ngày nào đó, kỹ năng đọc và viết của bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng.

Cũng nói thêm, trong quá trình học Tiếng Anh ở trường ĐH Sư Phạm chúng tôi tình cờ lang thang sang khoa Anh, Tôi thấy bảng thông báo thời khóa biểu lớp Sư Phạm Anh năm 3, môn nói – môn này do một giáo viên người Úc đảm nhiệm. Tôi nghĩ đây chính là cơ hội vàng để mình luyện nói rồi. Tôi theo chỉ dẫn của thời khóa biểu vào đúng lớp 3h chiều ngày hôm đó. Điều đầu tiên làm Tôi ngạc nhiên nhất là 1 lớp Tiếng Anh chỉ có vỏn vẹn 30 sinh viên, không giống như mấy trường ĐH khác, một lớp có thể lên đến 200 sinh viên. Ban đầu, Tôi cũng hơi lo, nhưng Tôi vẫn đánh bạo vào học thử xem sao. Vào lớp lúc sinh viên còn đang lao nhao, giảng viên chưa có mặt, Tôi chọn một góc cuối lớp ngồi cho an toàn. 5 phút sau, một bà giáo người Úc với “thân hình đồ sộ” tiến vào, cả lớp đứng dậy chào. Sau màn chào cô, cô bắt đầu đưa mắt quan sát cả lớp như muốn điểm danh. Khi mắt cô dừng lại ngay chỗ Tôi ngồi, Tôi cảm nhận có điều chẳng lành xảy ra. Cô gọi Tôi đứng dậy và hỏi tên Tôi, học lớp nào? Bảo, lớp Toán – Tôi đáp. Sau đó cô nói chuyên với lớp trưởng bla bla… mà Tôi chẳng hiểu gì cả (trình độ Tiếng Anh của Tôi đang ở mức “siêu gà” mà :D). Sau khi nói chuyện với lớp trưởng xong, mắt cô hướng về phía Tôi và phán: “you may get out now.” Tôi nghe đúng như in câu đó nhưng vẫn đứng như trời tròng bởi Tôi chẳng hiểu cô đang nói gì? Hiểu được việc gì đang xảy ra, lớp trưởng tiến lại gần và giải thích rằng cô không đồng ý cho Tôi ngồi trong lớp học này. Thế là Tôi lẳng lặng chào cô và ra khỏi lớp. Tôi biết Tôi thích Tiếng Anh nhưng không ai giúp Tôi, còn đi học trung tâm thì không có khả năng. Hơi tủi thân, nhưng đó cũng là lý do khiến Tôi phải hạ quyết tâm tự học Tiếng Anh cho bằng được.

Còn bây giờ thì sao? Bây giờ thì đã khác xưa rồi, Tôi có thể xem truyền hình Mỹ, xem phim Mỹ không cần phụ đề, đọc báo bằng Tiếng Anh như Tiếng Việt, viết Essay như làm “Tập làm văn,” nói chuyện với người bản xứ một cách tự nhiên, tự tin thuyết trình bằng Tiếng Anh. Tất cả những điều mà Tôi có được hoàn toàn là nhờ tự học mà không phải trải qua trung tâm này trung tâm nọ, và tất nhiên không tốn triệu này, triệu nọ. Phải nói, số tiến mà Tôi bỏ ra học Tiếng Anh chỉ bằng số tiền bạn uống café 1 tháng nhưng vẫn mang lại kết quả thiết thực. Bạn có muốn vậy không? Tất cả những gì bạn cần là:

Một xấp Flashcards để học từ vựng. (tầm 50K)

2 quyển sổ nhỏ (1 cho Ngữ Pháp, 1 cho Viết) (tầm 20K)

Vài websites sau, bạn thích trang nào thì chọn trang ấy:

Have a good one!

Học Tiếng Đức Trình Độ A1 Online Như Thế Nào?

Học tiếng Đức trình độ A1 online như thế nào?

Bạn có muốn biết làm thế nào học tiếng Đức tốt nhất? Để biết được điều này, những người mới bắt đầu học tiếng Đức tất nhiên phải trải qua thời gian học tiếng Đức trình độ A1. Bài viết này sẽ giới thiệu đến quý độc giả một cách tổng quan về cấp độ A1 bao gồm nội dung bài tập, cấu trúc bài học, hay trình độ ngữ pháp cần đạt được.

Đương nhiên bạn hoàn toàn có thể học tiếng Đức A1 trực tuyến miễn phí, bởi lẽ hiện nay có rất nhiều video đa dạng dạy tiếng Đức. Tuy vậy, chúng tôi cũng khuyên bạn nên tìm đến những khóa học tại các trung tâm học tiếng Đức uy tín tại tp hcm, bởi lẽ ở đó sẽ có nhiều thầy cô hướng dẫn, định hướng giúp bạn trong việc học tập.

Chúng tôi sẽ giới thiệu 12 bài học tiếng Đức A1, bạn hoàn toàn có thể tải chúng miễn phí ở những trang mạng trực tuyến uy tín. Hi vọng nó sẽ giúp hiều cho bạn trong việc tự học tiếng Đức tại nhà, cũng như giúp bạn cải thiện các kỹ năng nói hay học nghe tiếng Đức. Điều quan trọng hơn hết, đây đều những bài học căn bản hoàn toàn phù hợp với những người mới bắt đầu học tiếng Đức, tin chắc chúng sẽ không quá khó đối với bạn.

1. Cấu trúc bài học tiếng Đức A1 online

Học tiếng Đức trình độ A1 dành cho mọi đối tượng

Bài 1: German articlesgerman course for free – learning german articles. Bài 2: Declension of Nounsgerman course for free – learning german declension of nouns. Bài 3: Nominative and Accusative Casesgerman course for free. Bài 4: Negation with kein/e/er german course for free – learning german negations. Bài 5: Dative Casegerman course for free – learning german dativ case. Bài 6: Pluralgerman course for free – learning german plural. Bài 7: Personal Pronounsgerman course for free – learning german personal pronouns. Bài 8: Prepositionsgerman course for free – learning german prepositions. Bài 9: Conjugation of Verbs in Present Tensegerman course for free – Conjugation of Verbs in Present Tense. Bài 10: Separable and Inseparable VerbsSeparable and Inseparable Verbs. Bài 11: Conjugation of Verbs in Present Perfectgerman course for free – learning german Conjugation of Verbs in Present Perfect. Bài 12: Modal Verbsgerman course for free – learning german modal verbsGlossarygerman course for free – learning german glossary.

Dành thời gian học tiếng Đức A1 mỗi ngày

Về phần bài tập ngữ pháp, sẽ bao gồm những câu ví dụ ngắn gọn để mô tả một cấu trúc ngữ pháp nào đó về các cấu trúc câu hoàn chỉnh, song ngữ, câu rút gọn… Chúng đều được thể hiện ở cả 2 thứ tiếng và tiếng Đức và tiếng Anh, nó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho các bạn, vì vậy trong quá trình học tiếng Đức bạn có thể trao dồi thêm vốn từ ngữ tiếng Anh. Vì vậy, có thể nói những bạn nào rành rẽ về tiếng Anh sẽ lợi thế hơn rất nhiều trong việc tiếp thu tiếng Đức so với các bạn mù tịt Anh ngữ. Sau khi giải những bài tập này thông qua các dịch thân thuộc, bạn hãy tìm đáp án chính xác nhất thông qua phần chú giải. Đồng thời cố gắng ghi lại những từ vựng mà bạn vừa học được trong quá trình giải bài tập.

Hãy ôn luyện ít nhất 10 từ vựng mỗi ngày, đến khi nào bạn cảm giác nó như câu cửa miệng của bạn vậy. Tức là có khi bạn sẽ kêu tên bất cứ cứ đồ vật nào bằng tiếng Đức, mà không phải tiếng mẹ đẻ. Đừng cố gắng hiểu chi tiết nghĩa của một từ nào, mà hãy hiểu một cách tổng quan về ý nghĩa của từ đó khi đặt trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Việc bạn áp đặt cứng một nghĩa tiếng Việt cho một từ tiếng Đức sẽ chỉ làm bạn thụt lùi hơn trong học tiếng Đức mà thôi.

Hơn nữa, bạn nên tranh thủ tải những ứng dụng học tiếng Đức về điện thoại của mình. Điều này sẽ thuận tiện hơn cho bạn trong việc tận dụng điện thoại để học tiếng Đức mọi nơi mọi lúc khi cố thể. Trình độ ngôn ngữ A1 là mức thấp nhất của trình độ theo tiêu chuẩn chung về ngôn ngữ Châu Âu. Mục đích của giai đoạn học tập này là khả năng vận dụng nền tảng ngôn ngữ để phát triển chuyên sâu hơn nữa. Nên lúc đầu nó có thể hơi khó khăn với những người mới bắt đầu học tiếng Đức do chưa quen. Những thời gian sau khi bạn đã thành công rồi, bạn sẽ nhận ra học tiếng Đức A1 dễ như ăn cháo.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN