Top 12 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Tiếng Anh Tại Nhà Lớp 6 Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Tự Học Tiếng Anh Tại Nhà Trong 6 Tháng

Đôi nét giới thiệu về bản thân

Xin chào mọi người, mình tên là Kim Phương, hiện tại mình mới tốt nghiệp khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp – trường đại học Tôn Đức Thắng. Mình đã đạt Ielts 6.0 trong thời gian tự học 6 tháng tại nhà. Để đạt được kết quả này, đối với mình đây là một nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân. Thời gian 6 tháng là khoảng thời gian mình hoàn thiện đồ án tốt nghiệp. Vì vậy, khoảng thời gian này mình khá rảnh, bên cạnh việc hoàn thiện nốt đồ án, phần lớn thời gian của mình là trống. Khác với nhiều bạn cùng lớp, các bạn ngoài hoàn thành đồ án sẽ bắt đầu kiếm việc làm. Mình lại có một chút định hướng khác so với các bạn.

Tại sao mình quyết định học IELTS?

Mục tiêu trong thời gian sắp tới của mình là nộp đơn vào những công ty nước ngoài về đồ họa. Lý do chọn các công ty nước ngoài vì mình muốn đi du học nâng cao về ngành đồ họa. Do đó, việc bạn làm việc ở các công ty nước ngoài sẽ là một điểm cộng khi nộp đơn xin học bổng. Vì vậy, trong 6 tháng này mình quyết định sẽ tập trung chủ yếu thời gian vào việc học và luyện thi Ielts.

Lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà

Xác định mục tiêu

Đạt Ielts 6.0 với mục đích phục vụ việc làm và học nâng cao

Thời gian thực hiện: trong vòng 6 tháng từ ngày 1 tháng 4 tới ngày 1 tháng 10.

Phương pháp học: tự học tiếng Anh tại nhà.

Để xác định mục tiêu rõ ràng hơn, mình đã tiến hành đăng ký thi IELTS vào ngày 20 tháng 10 tại Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, chắc chắn nếu không muốn bị mất tiền vô nghĩa, mình sẽ phải cố gắng hoàn thành theo lộ trình học đặt ra.

Lựa chọn phương pháp

Sau khi xác định được mục tiêu, mình đã lựa chọn tự học tiếng Anh tại nhà. Sở dĩ, mình chọn phương pháp tự học tại nhà bởi 3 lý do. Lý do đầu tiên, mình không muốn xin thêm tiền từ bố mẹ, mình đã thử liên hệ và tham khảo một số trung tâm. Giá tiền cho một khóa luyện thi sẽ lên tới vài chục triệu. Lý do thứ 2, khả năng tự học của mình khá tốt, trong thời gian ôn thi vào đại học mình đều tự học ở nhà. Tuy vậy, kết quả thi của mình khá tốt. Vì vậy, mình rất tự tin với khả năng tự học và kiểm soát thời gian.

Lý do cuối cùng chính là thời gian. Mình đặt ra lộ trình học trong vòng 6 tháng. Với khoảng thời gian này, mình hoàn toàn tự tin nếu tận dụng tốt mình sẽ đạt được mục tiêu như đã đề ra.

Kiểm tra kiến thức nền

Để kiểm tra mình đang đạt mức tới đâu trước khi bắt đầu việc phác thảo lộ trình, mình đã tới thử kiểm tra đầu vào tại ACET. Tại trung tâm , mình đã được thực hiện một bài test đầu vào với đủ 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết. Sau khi có kết quả, mình khá thất vọng vì hiện tại tiếng Anh của mình đang ở mức mất gốc nhẹ. Lượng từ mới chưa đủ. Ngữ pháp thiếu chính xác, cách dùng từ thiếu linh hoạt.

Tự học tiếng Anh tại nhà cho người mất gốc

Dựa trên kết quả kiểm tra đầu vào tại ACET, mình nhận định hiện tại mình đang rơi vào tình trạng mất gốc tiếng Anh. Dựa trên một số kinh nghiệm học mình đã tham khảo trên group, mình chia việc tự học tiếng Anh tại nhà thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bổ sung kiến thức nền (Thời gian: 2 tháng)

Giiai đoạn bổ sung kiến thức nền, mình chia giai đoạn này thành 2 lộ trình:

Lộ trình 1

Bên cạnh học từ mới, hai cuốn sách mình dùng để củng cố ngữ pháp là: Ngữ pháp và giải thích ngữ pháp tiếng Anh 1 và 2. Hai cuốn sách này giải thích rõ về các cấu trúc ngữ pháp, các thì trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, hai cuốn sách còn được thiết kế các bài tập về ngữ pháp giúp mình có thể hiểu rõ hơn cách sử dụng từng cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh. Ngoài học từ vựng và ngữ pháp, mình cố nghe và tập phát âm theo từ vựng và các đoạn hội thoại ngắn trong CD đi kèm sách.

Lộ trình 2

Sau 1 tháng học theo lộ trình 1, tổng kết lại mình đã học được khoảng hơn 2000 từ vựng cho tiếng Anh. Theo mình đây là một kết quả khá ổn cho lộ trình 1 tháng đầu tiên của mình. Mục tiêu 1 tháng trong lộ trình tiếp theo của mình vẫn là tăng vốn từ vựng. Đồng thời luyện ngữ pháp và luyện nghe.

Hai cuốn sách mình lựa chọn cho đợt học này: English Grammar In Use và Grammar For IELTS. Với hai tựa sách này, mình hoàn toàn có thể tự làm bài tập và kiểm tra kết quả. Chắc chắn sẽ có nhiều bạn tahwcs mắc tại sao mình tập trung vào ngữ pháp. Sở dĩ mình tập trung vào ngữ pháp để chuẩn bị cho giai đoạn thứ 2, mình sẽ tập trung vào kỹ năng viết. Và theo mình biết, trong IELTS viết, ngữ pháp được chấm khá gắt gao. Đây cũng là lỗi mà nếu chủ quan chúng ta sẽ rất dễ mất điểm.

Giai đoạn 2: Tìm hiểu cấu trúc đề và làm quen (Thời gian: 3 tháng)

Kết thúc giai đoạn 1 với số lượng từ vựng nền khoảng hơn 3000 từ, mình chuyển tiếp sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn 2, mình sẽ đi sâu hơn vào việc tìm hiểu cấu trúc đề và làm quen dần với dạng bài. Với giai đoạn 2 mình sẽ đi vào tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc đề thi, cách chấm điểm. Dựa trên câu trúc đề thi, các phương pháp mình áp dụng riêng cho từng kỹ năng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Kỹ năng đọc

Với kỹ năng đọc, theo mình chìa khoá để chinh phục phần thi đọc chính là từ vựng. Bên cạnh đó, hai kỹ năng Scanning, Skimming trong luyện đọc IELTS là điều bạn nên củng cố. Scanning là phương pháp giúp tăng tốc tốc độ đọc bài. Phương pháp này giúp bạn đọc quét toàn bài giúp tìm thông tin chi tiết hoặc một đoạn văn bản trong bài đọc mà không cần đọc hết toàn bài. Đặc biệt, đây là kỹ năng sẽ giúp bạn rất hiệu quả khi thời gian đọc của bạn đang gấp rút.

Phương pháp Skimming là phương pháp giúp bạn tìm kiếm được ý chính bài đọc. Với kỹ năng này, bạn không cần thiết phải đọc hết toàn bộ bài nhưng vẫn nắm được ý chính của bài viết. Nhờ vậy, tốc độ đọc của bạn sẽ được cải thiện.

Short-answer questions: Dạng câu hỏi trả lời ngắn

Multiple choice: Dạng câu hỏi lựa chọn với nhiều đáp án

Sentence completion: Hoàn thành câu với thông tin còn thiếu từ bài viết

Notes/summary/diagram/flow chart/table completion: Dạng câu hỏi tóm tắt biểu đồ hoặc hoàn thành bảng.

Identification of writer’s views/claims – yes, no or not given: Xác định ý chính của người viết.

Identification of information – true, false or not given: Xác định thông tin đúng/ sai hay không được đề cập trong bài.

Kỹ năng nghe

Với kỹ năng nghe, mình áp dụng phương pháp đọc và chép chính tả. Theo cảm nhận của mình, mặc dù phương pháp này lúc mới bắt đầu khiến mình khá nản. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tháng kiên trì với phương pháp này, khả năng nghe của mình đã được cải thiện rất nhiều.

Các bước thực hiện phương pháp nghe chép chính tả của mình:

Bước 2: Mình sẽ bắt đầu nghe và chép chính tả. Nếu bạn không chép kịp bạn có thể nghe lại vài lần. Tuy nhiên, bạn không nên chỉnh chậm tốc độ nói. Chỉnh tốc độ nói sẽ ảnh hưởng đến việc nghe của bạn.

http://ieltsonlinetests.com/

https://www.voicetube.com/

http://www.ted.com/

Kỹ năng viết

Phương châm của mình khi tự học tiếng Anh tại nhà với phương pháp viết: Tập viết chuẩn thay vì viết nhiều. Với hai task đọc mình sẽ có những phương pháp học viết riêng:

Học tiếng Anh online tại nhà với kỹ năng nói

Giai đoạn 3: Luyện thi IELTS

Giai đoạn luyện thi là giai đoạn cuối cùng trong lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà trong 6 tháng của mình. Ở giai đoạn này, mình sẽ bắt đầu thực hiện làm những bài test thực, các bộ đề cũ. Với phần nghe và đọc mình sẽ tự chấm bài. Với phần nói và viết mình sẽ nhờ giáo viên trên Italki kiểm tra và chấm.

Làm thế nào để học tốt tiếng Anh tại nhà?

Lên thời gian biểu hàng ngày

Chắc chắn, khi bạn tự học tiếng Anh tại nhà, nếu bạn ở riêng một mình, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được kế hoạch cá nhân. Tuy nhiên, nếu như mình, do ở chung với bố mẹ nên thời gian của mình cũng cần được xây dựng trên thời gian sinh hoạt chung với bố mẹ. Bố mẹ mình đều đã về hưu nên đều có thói quen bắt đầu một ngày rất sớm. Vì vậy, để tránh bị ảnh hưởng trong quá trình học cũng như dành thời gian chung để cả nhà cùng sinh hoạt. Trong 6 tháng tự học mình đã đẩy thời gian sinh hoạt và học sớm hơn. Mình sẽ bắt đầu thức dậy lúc 6h và đi ngủ lúc 10h30 hoặc 11 giờ.

Lên chi tiết kế hoạch cho từng ngày

Hằng ngày trước khi đi ngủ, mình sẽ dành ra 15 phút để tổng kết và lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Mình lên kế hoạch cho ngày tiếp theo theo dạng Task công việc. Mình sẽ liệt kê ra từ 4-5 nhiệm vụ cần hoàn thành. Ví dụ như:

Học 50 từ mới

Hoàn thành 4 bài đọc

Xem 1 tập phim Friends với phụ đề Anh ngữ

Không mặc đồ ngủ khi ngồi vào bàn học

Kiểm tra và tổng kết lộ trình theo thời điểm

Tại sao chúng ta nên tổng kết lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà theo từng thời điểm? Việc bạn kiểm tra và tổng kết lộ trình theo từng thời điểm sẽ giúp bạn kịp thời kiểm tra tiến trình cũng như hiệu quả học. Từ đó, nếu lộ trình học chưa thực sự phù hợp và hiệu quả, bạn sẽ có thể kịp thời thay đổi. Nhờ vậy lộ trình học của bạn sẽ được đảm bảo.

Với lộ trình tự học tiếng Anh tại nhà của bạn Kim Phương, ACET hy vọng, bạn sẽ có thêm những kiến thức thật hữu ích giúp bổ sung vào phương pháp học của bạn. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các khóa học và chương trình học, hãy liên hệ với ACET quá website: https://acet.edu.vn/. Các tư vấn viên sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn nhanh nhất!

Cùng Con Tự Học Tiếng Anh Tại Nhà

Mình là người có học tiếng Anh, học trong thời cấp II, cấp III và 2 năm đầu Đại học. Khi đi học thì trình độ cũng được đánh giá khá ở cấp độ B. Nhưng do làm trong ngành kỹ thuật, không sử dụng tiếng Anh nên tiếng Anh rơi rụng hết. Hơn nữa, ra trường từ 2003 nên đến khi con đi học lớp 1 là năm 2012 thì chả còn gì để dạy con, và rất cấp thiết muốn con không có ở tình trạng mù tiếng như mình.

– Từ lớp 1, mình cho con đi học tiếng Anh. Lúc đầu cho con học ở Language Link. Sau 1 khóa học do trực tiếp người nước ngoài dạy, con không có phản ứng với tiếng Anh, nghe thấy tiếng Anh thì sợ, có thái độ làm lơ.

– Sau đó cho con học 2 khóa ở Cung thiếu nhi, khóa học có 1/4 buổi học do người nước ngoài dạy. Kết quả là không thích học tiếng Anh, chỉ thích đi học để chơi trò chơi.

– Lớp 3, con đã học tiếng Anh chính thức ở trường, trường cũng có các buổi tiếng Anh tăng cường do 1 giáo viên nước ngoài và 1 giáo viên VN cùng dạy. Mẹ bắt đầu tải các bài hát trên youtube về bắt xem. Kết quả, biết vài từ vỡ lòng, vẫn chưa có phản ứng với tiếng Anh nhưng có vẻ hứng thú hơn với “nó”.

– Lớp 4, mẹ và con thi đỗ một khóa học tiếng Anh của EPVS. Hai buổi học đầu tiên (1 buổi/ 1 tháng), con miễn cưỡng theo được chương trình học của EPVS. Ở nhà mẹ chủ động yêu cầu con xem, học thuộc, hát lại để tăng trình độ. Hai mẹ con cố gắng duy trì xem chương trình 5 từ mới tiếng Anh mỗi ngày, buổi tối hỏi lại các từ con đã học. Hiện trình độ của con đã tăng từ KK (nhà trẻ) lên K (mẫu giáo). Hy vọng trong 3 tháng tới con sẽ tăng lên trình độ grade 1 (lớp 1).

Phương pháp mình cho con học trên cơ sở học tiếng mẹ đẻ. Đó là một đứa trẻ ban đầu chưa biết nói, bé chỉ đoán ý của người lớn thông qua cách nhìn và nghe, sau đó bé lớn dần lên, phát ra được âm thanh có chủ đích thì bé sẽ bắt chước người lớn. Thông qua cách nhìn, nghe, nói theo mà bé có thể nghe – hiểu – nói. Mình mới áp dụng phương pháp này cho con từ giữa tháng 12-2015, nhưng ban đầu vì cho con xem các bài trình độ cao quá nên con không theo được. Từ 28-12-2015 đến nay, mình tìm được các bài hát vừa với trình độ con, thì con mới có tiến bộ rõ rệt.

1. Thời điểm nào con nên làm quen với tiếng Anh, như bên Tomokid nói là từ khi 2 tuổi.

2. Con làm quen với tiếng Anh như thế nào? Làm quen qua các mẫu câu ngắn, đơn giản, thường chỉ có 3 đến 5 từ. Các mẫu câu ngắn thường có trong các bài hát. Nguồn bài hát trên youtube có rất nhiều. Hãy cho các con xem Super Simple Songs, Pinkfong,… nhưng hãy chọn những video đơn giản và là những video con có hứng thú.

Cụ thể như nhà mình, con không thích Peppa Pig thì tìm phim khác, không phải Peppa được bao nhiêu nước ưa thích thì nhà mình cũng thích.

3. Làm quen với tiếng Anh là như thế nào?

Hãy cho con xem các phim, các bài hát đó mỗi ngày, xem đi xem lại mỗi phim từ 5 đến 7 lần, mỗi ngày xem 1 lần. Đừng tham cho con xem nhiều, chú trọng về chất lượng hơn số lượng. Đặc biệt TUYỆT ĐỐI KHÔNG dịch sang tiếng Việt. Nếu dịch sang tiếng Việt, con sẽ mất quá trình phiên dịch trong não, và không thể có phản ứng tự nhiên.

Đặc biệt bố hoặc mẹ nên xem phim cùng con, để cũng làm quen với tiếng Anh cùng con, ít ra để phân biệt được phát âm thế nào là đúng, nếu tốt hơn, bố mẹ học thuộc bài hát luôn, tức là bố mẹ cũng đang học tiếng Anh luôn rồi. Nếu quyết định học tiếng Anh, bố mẹ đừng dịch sang tiếng Việt, cố gắng đoán nghĩa của từ thông qua hình ảnh của bài hát.

Giai đoạn làm quen này, không bắt buộc con học thuộc, nhưng nên khuyến khích con học thuộc và hât lại, nếu con phát âm sai phải sửa cho con.

4. Khi con 3-4 tuổi, có thể học tiếng Anh rồi. Bây giờ phải yêu cầu con nghe và xem, học thuộc. Khi con tự tin đã học thuộc, phải tắt tiếng đi, chỉ để lại phụ đề và yêu cầu con hát lại. Học hết bài này mới chuyển sang bài khác. Trong quá trình này, chú ý chỉnh âm sai cho con.

5. Khi con đã nghe hết các bài ngắn, đơn giản, nâng trình độ cho con xem các bài dài hơn. Vào thời điểm này, cho con xem pinkfong trên youtube, có nhiều trình độ hơn. Bố mẹ có thể tải bài về theo yêu cầu của con.

Nếu bố mẹ giao tiếp được tiếng Anh thì nên nói chuyện với con hàng ngày. Nếu không giao tiếp được, bố mẹ nên học những mẫu câu như “What is it?”,… tức là những mẫu câu hỏi đơn giản nên không sợ phát âm sai. Trường hợp hẻo nhất như mình, lười giao tiếp thì vẫn phải chỉnh từ phát âm sai cho con.

6. Hiện có chương trình: học 5 từ mới tiếng Anh mỗi ngày vào lúc 6h25 đến 6h35 trên VTV7. Khuyến khích con xem và học theo để tăng vốn từ.

Với cách học này, trình độ tiếng Anh của con và bố mẹ sẽ tăng lên, mức độ đầu tư tài chính thấp, chỉ đầu tư công sức và thời gian cho con.

Topic này mình lập để chia sẻ cách học cùng con với các mẹ chỉ biết một chút về tiếng Anh. Mình sẽ liên tục up các link mà Quỳnh Anh nhà mình học để các mẹ cùng xem. Mong chia sẻ từ các mẹ, để thấy các con tiến bộ, để chỉnh sửa phương pháp học tập của con phù hợp nhất!

😡

6 Bí Quyết Tự Học Tiếng Anh Giao Tiếp Hiệu Quả Tại Nhà

Việc tự học Tiếng Anh giao tiếp thường bị nhiều người than phiền là khó khăn, không hiệu quả. Nhiều bạn trẻ cho biết dù rất muốn nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ nhưng khi bắt đầu thì lại vô cùng lúng túng, khó khăn bởi các lý do như không thể chọn lựa từ phù hợp, phát âm chưa chuẩn hay nói sai ngữ pháp. Một trong những mong muốn của rất nhiều bạn trẻ học Tiếng Anh là có thể giao tiếp hiệu quả, nói năng lưu loát như người bản xứ. Vậy bí quyết tự học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả là gì?

Học Tiếng Anh giao tiếp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng sử dụng ngoại ngữ như là: nghe, nói, phát âm, chọn lựa từ vựng và áp dụng hiệu quả các kĩ năng này trong thực tế. Phạm trù sử dụng ngữ pháp của Tiếng Anh giao tiếp đơn giản hơn, chỉ sử dụng cấu trúc và mẫu câu đơn giản, nhờ đó bạn có thể dễ dàng nắm được bí quyết học hiệu quả.

Nhiều bạn cho biết, việc sử dụng Tiếng Anh giao tiếp hoàn toàn không cần đến ngữ pháp. Chỉ cần học thuộc lòng các mẫu câu và áp dụng. Tuy nhiên, có đến hàng trăm ngàn mẫu câu giao tiếp khác nhau và việc học thuộc lòng sẽ khiến bạn không thể ghi nhớ được hết kiến thức, càng khiến quá trình học Tiếng Anh trở nên khó khăn và gây chán nản cho người học.

Khi quyết định học Tiếng Anh giao tiếp, hãy ôn lại kiến thức ngữ pháp cơ bản. Học những mẫu câu thường sử dụng trong các tình huống, cách sử dụng ngữ điệu và luyện phương pháp nghe hiểu. Tiếp tục học những mẫu câu giao tiếp mới và đưa vào vận dụng trong các đoạn hội thoại tình huống.

2. Tập suy nghĩ và diễn đạt mọi thứ bằng Tiếng Anh

Như đề cập ban đầu, việc học giỏi Tiếng Anh và việc nói lưu loát là 2 phạm trù khác nhau. Nhiều bạn cho biết dù nghe hiểu, nhưng khi đáp lại các bạn vẫn không tìm được từ phù hợp.

Trong những trường hợp này, hãy luyện tập cách suy nghĩ mẫu câu, từ loại thích hợp trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như khi giao tiếp bằng Tiếng Việt, hãy chủ động phiên dịch câu nói đó sang Tiếng Anh, thường xuyên thực hiện và não bộ của bạn sẽ hình thành nên thói quen tìm từ Tiếng Anh nhanh chóng, giúp bạn khi giao tiếp không phải ngập ngừng, lúng túng. Não bộ con người khi được rèn luyện một kĩ năng nhất định đến thuần thục sẽ tự sinh ra phản xạ tốt hơn cho lần sau, chính vì vậy việc đọc các đoạn văn Tiếng Anh thường xuyên cũng giúp kĩ năng dịch của chúng ta được nhanh và tốt hơn.

3. Luyện tập cách phát âm, ngữ điệu theo như người bản xứ

Tiếng Anh cũng được chia ra nhiều ngữ điệu khác nhau như giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ, Anh-Úc… Theo cách giảng dạy từ khi còn nhỏ, ta thường làm quen với cách phát âm của Anh-Mỹ hơn, mặc dù Anh-Anh sẽ có được ngữ điệu chuẩn mực hơn. Tuy vậy sự phổ biến của Anh-Mỹ cũng sẽ không ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ của bạn, bạn có thể chọn dùng ngữ điệu Anh-Mỹ làm quen trước.

Bạn có thể học cách sử dụng ngữ điệu bằng cách học theo các mẫu băng hội thoại và bắt chước, xem phim Tiếng Anh và lặp lời các bài hát bằng Tiếng Anh. Có rất nhiều đoạn video, ghi âm hội thoại giao tiếp căn bản và bạn có thể nghe chúng mỗi ngày, lặp lại và bắt chước ngữ điệu của người nói. Ngoài ra hãy thường xuyên nghe các bài hát Tiếng Anh, lặp lại theo lời bài hát để luyện cách phát âm và uốn chữ tốt nhất.

Những website hướng dẫn cách học phát âm, giao tiếp và luyện nói nổi tiếng nhất:

4. Ghi nhớ từ vựng, cấu trúc câu thường xuyên

Những cách học từ vựng thông dụng:

Luyện từ vựng bằng cách chép và thuộc lòng nhiều lần.

Tự học từ vựng hằng ngày với flashcard.

Luyện học từ mới thông qua bài hát, truyện bằng Tiếng Anh, các đoạn hội thoại, giao tiếp trong từ ngữ cảnh, phim ảnh.

Học từ vựng trong các bài tập ngữ pháp.

Luyện đọc các bài đọc Tiếng Anh, tra cứu từ vựng khi gặp từ mới, đọc lại nhiều lần cho đến khi có thể tự dịch cả đoạn văn.

5. Không nản chí khi tự học

Là nguyên nhân chính khiến bạn bỏ cuộc khi tự học Tiếng Anh, những nỗi lo về năng lực của bản thân, nản chí khi kết quả chưa có mấy thay đổi khiến bạn dần từ bỏ. Luôn đặt mục tiêu, cố gắng phấn đấu và chăm chỉ ôn luyện mỗi ngày sẽ là những yếu tố giúp bạn tự học Tiếng Anh thành công tại nhà. Đừng bao giờ có những ý nghĩ nản lòng, bỏ cuộc khi kết quả chưa mấy khả quan.

6. Không ngại nói, ngại thể hiện trình độ ngoại ngữ của bản thân

Việc e dè, ngại ngùng, lo sợ người khác phát hiện bạn sử dụng Tiếng Anh kém cũng là một trong những lý do khiến bạn không thể phát triển khả năng của bản thân. Luôn tự tin, mạnh dạn và sẵn sàng nói khi cần trước đám đông, bạn bè dù cho có nhiều lời chê bai sẽ khiến bạn xây dựng một tâm lý tốt cho bản thân, loại bỏ hoàn toàn được những mối lo về khả năng giao tiếp.

Hãy đăng kí một câu lạc bộ giao tiếp Tiếng Anh tại trường học hoặc tại cộng đồng địa phương, để cùng bạn bè rèn luyện giao tiếp Tiếng Anh. Luôn đặt quy định hạn chế nói Tiếng Việt tối đa những khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ cũng như chọn lựa đề tài giao tiếp đa dạng, để khoảng thời gian rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh được hiệu quả hơn.

Theo duhoc.online tổng hợp

Tự Học Nói Tiếng Anh Tại Nhà Phần 2

5. Trò chuyện với bạn bè trực tuyến

Còn cách nào tốt hơn để học nói tiếng Anh hơn là học với bạn bè? Thay vì trò chuyện với họ thông qua bàn phím máy tính. Tại sao bạn không thực hiện cuộc gọi thoại hoặc cuộc gọi bằng video.

Bằng cách này, bạn có thể thực hành nói tiếng Anh theo cách giao tiếp. Phương pháp tự học nói tiếng Anh này sẽ rất tốt cho cả hai bạn.

Một trong những ứng dụng học tiếng Anh, trò chuyện video hữu ích nhất là Skype hoặc Viber. Sau khi tải xuống phần mềm miễn phí, hãy đăng ký tài khoản và bắt đầu thêm bạn bè vào danh bạ của bạn để cùng nhau trò chuyện.

6. Ghi âm lại bản thân

Ghi âm chính mình sẽ giúp bạn biết những lỗi sai về cách phát âm của bạn. Bạn có thể ghi âm lại chính mình bằng những công cụ mà bạn cảm thấy tiện dụng nhất cho mình.

Đơn giản chỉ bắt đầu bằng cách tìm một phần mà bạn muốn đọc, và sau đó bắt đầu mở Audio Recorder để bắt đầu ghi âm lại chính mình. Bước quan trọng thứ hai đó là kiểm tra xem bạn đã phát âm tiếng Anh đúng từ chưa.

Tiếp tục ghi âm các buổi tự học nói tiếng Anh ở nhà của bạn cho đến khi bạn hoàn thiện phần mà bạn đang đọc. Sau đó, bạn có thể chuyển sang một phần khác và thử thách bản thân bằng từ vựng nâng cao.

7. Ghi nhớ các phim yêu thích

Chắc hẳn bạn cũng có một vài bộ phim yêu thích. Lần này, bạn có thể thử thưởng thức những bộ phim mà bạn yêu thích bằng cách nói như bạn cũng là một nhân vật của bộ phim. Hoặc bắt chước các nói của một nhân vật mà bạn yêu thích.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc gặp xác định được từ ngữ mà họ sử dụng, bạn có thể tham khảo transcrip của bộ phim. Đây cũng chính là cách tự học tiếng anh nói qua phim được nhiều bạn học áp dụng hiện nay.

8. Tạo Blog Audio

Một audioblog là loại giống như blog của podcast, nơi bạn có thể ghi lại bản thân của mình. Bạn có thể nói về bất cứ điều gì bạn muốn: đánh giá phim, chia sẻ câu chuyện gì đó, hay đưa ra ý kiến của bạn về một vấn đề…

Sau khi bạn ghi lại chúng, bạn có thể tải lên blog của mình. Và nhờ người xem có thể để lại nhận xét về cách bạn nói, cách bạn phát âm, sử dụng câu chữ như vậy đã được và hợp lý chưa…Bạn có thể bắt đầu tạo audioblog qua các công cụ miễn phí như Blogger hoặc Tumblr.

Nhưng một công cụ cuối cùng mà bạn sẽ cần để thành công

Nếu bạn muốn tự học nói tiếng Anh tốt, thực hành thôi là chưa đủ. Bạn nên để mắt đến mục tiêu và luôn lạc quan khi học. Vì vậy, hãy tích cực và tin vào chính mình. Hãy luôn khuyến khích bản thân: Bạn có thể làm được.

Ngoài việc tích cực, bạn cần phải kiên trì, tận tâm, và cam kết với bản thân. Những điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều thành công hơn trong học tập.

Như bạn có thể thấy, để có thể nói được tiếng Anh, bạn sẽ cần nhiều khía cạnh về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Bạn cần phải thực hành nói, nhưng cũng cần giữ tư duy đúng đắn.

Và trên hết, bạn cần phải vui vẻ. Nếu bạn có thể làm tất cả những điều này, bạn chắc chắn sẽ học tiếng Anh giao tiếp thành thạo và nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều.