Top 8 # Xem Nhiều Nhất Tự Học Tiếng Anh Pháp Lý Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Ngữ Pháp Trong Tiếng Anh Pháp Lý

Một nguyên tắc chung khi viết thư tiếng Anh cho khách hàng là ngôn ngữ phải giản dị trong khi đó các hợp đồng, đạo luật và các văn bản pháp luật “chính thức” khác có khuynh hướng chứa các cấu trúc có thể khó hiểu cho những người không thuộc chuyên môn, chưa kể những sinh viên không phải người bản xứ. Cần lưu ý rằng, đa số ác luật sư ở Anh đều dựa vào các mẫu khi viết hợp đồng.

Tại sao tiếng Anh Pháp lý lại khác tiếng Anh thông thường?

Cách viết luật pháp tiếng Anh có nguồn gốc từ hỗn hợp của tiếng Pháp, Latin, tiếng Anh và tiếng Na Uy cổ (ngôn ngữ Viking). Đó là vì những nước khác nhau xâm chiếm nước Anh hàng trăm năm trước.

Trong 300 năm, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của nước Anh và trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi của dân chúng, tiếng Pháp được sử dụng trong tố tụng tòa án và tiếng Latin được sử dụng cho các tài liệu chính thức.

Đây là một câu được viết bằng tiếng Anh pháp lý (ngôn ngữ đặc biệt của luật sư):

“I return here with the stipulation to dismiss the above case; the same being duly executed by me.”

Câu này bao gồm một hỗn hợp các từ tiếng Pháp, Latin và Anh và là câu phổ biến trong luật tiếng Anh. Một số luật sư vẫn viết như thế này trong các văn bản tiếng Anh Pháp lý. Nhưng nó được diễn đạt đơn giản trong tiếng Anh là gì?

“I enclose the document to dismiss the case which has been signed by me.”

Mặc dù đây là một câu dễ hiểu hơn nhưng nó không có vẻ mang tính pháp lý lắm. Đây có lẽ là một lý do khác khiến các luật sư Anh và Mỹ có khuynh hướng sử dụng các thuật ngữ pháp luật hơn – họ cần phải chứng tỏ học thức cao của mình.

Nếu bạn hỏi một luật sư lý do ông ta dùng danh từ thay vì động từ, viết bằng thể bị động hoặc sử dụng cụm từ Latin, họ sẽ nói rằng đó là để tránh sự không chắc chắn, nhưng nhiều người cho rằng điều này là vô nghĩa vì nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể viết một tài liệu chặt chẽ mà không cần các thuật ngữ cổ.

Ngôn ngữ trong tiếng Anh Pháp lý xuất hiện từ thời nước Anh bị xâm chiếm

Chiến dịch The Plain English và Legal English UK đã cố gắng khuyến khích các luật sư “dọn dẹp” việc sử dụng các quy tắc này. Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng điều này xảy ra vì những cụm từ này đã được sử dụng trong hàng trăm năm và đã ăn sâu vào trong từ điển pháp luật. Sẽ rất khó để thay đổi thói quen đã xuất hiện hàng trăm năm như vậy.

Học Tiếng Anh Pháp Lý Như Thế Nào?

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY KỸ NĂNG SOẠN THẢO PHÁP LÝ BẰNG TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRÊN THẾ GIỚI I. Tiếng Anh Pháp Lý

Có thể nói sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người từ một vài thập kỷ qua đã chia nhỏ các ngành học thành nhiều ngành sâu khác nhau, trong đó có Ngôn Ngữ Luật (cấu thành của ngành Ngôn Ngữ Học). Nếu như bộ xương của kinh tế học (economics) là các mô hình toán, thì với luật học là ngôn ngữ (linguistics). Tại Hoa Kỳ, các học giả gọi đó thứ Tiếng Anh Pháp Lý (Legal English) hay Ngôn Ngữ Luật (Language of the Law). Sở dĩ thứ ngôn ngữ này trở nên đặc biệt chính là vì một số đặc điểm chính như tính riêng biệt (peculiar), tính duy nhất (uniqueness), tính mơ hồ (vagueness), tính uyển chuyển (flexibility) và tính phổ quát (universality). Ngay trong nội tại của ngành Ngôn Ngữ Luật, người ta lại chia nhỏ thành Ngôn Ngữ Hợp Đồng (Contractual Language), Ngôn Ngữ Thẩm Phán (Judge-made Language), Ngôn Ngữ Luật Sư (Language for Lawyers). Trong mỗi phần ngành, người ta nghiên cứu sâu sắc về đặc điểm (character), hình thức (form), cấu trúc (structure), bản chất (nature). Trên thực tế, sự uyển chuyển về ngôn ngữ chiếm đến 99% sự thành công của việc soạn thảo một hợp đồng hay bất kỳ một văn bản mang tính pháp lý nào. Hay nói một cách hoa mỹ của các luật sư thì hợp đồng là một trò chơi về ngôn từ. Cách nói như vậy quả là không có gì ngoa nếu chúng ta nhìn một chút lại quá trình lịch sử phát triển của Ngôn Ngữ Luật (ở đây muốn nói đến cụ thể là Tiếng Anh Pháp Lý).

Trở lại với nguồn gốc của Hệ Thống Pháp Luật Chung (hay thường gọi ngắn gọn là Thông Luật). Từ thời trước khi Vương Quốc Anh ngày nay ra đời, Thông Luật được viết bằng ngôn ngữ đời thường của các cộng đồng sống rải rác khắp các vùng thuộc nước Anh ngày nay. Thời kỳ La Mã cai trị nước Anh, ngôn ngữ của luật là tiếng Latin (khoảng năm 43 SCN). Sau khi người La Mã rời khỏi nước Anh và người Anglo-Saxon xâm chiếm và cai trị nước Anh bằng hệ thống pháp luật Anglo-Saxon, ngôn ngữ luật cổ là tiếng Giéc-manh (được coi là Tiếng Anh cổ). Sau khi người Norman xâm lược nước Anh, thì ngôn ngữ luật là tiếng Pháp, phổ biến trong khoảng hơn 3 thế kỷ. Kể từ năm 1066, tiếng Latin là ngôn ngữ chính thống của các văn bản pháp luật và mãi tới năm 1730 mới được thay thế bởi Tiếng Anh (lưu ý là Tiếng Anh của ngày đó khác khá nhiều so với Tiếng Anh hiện đại) theo Đạo Luật Tố Tụng Tại Tòa Án Công Lý (1730). Ngày nay trong Tiếng Anh Pháp Lý, chúng ta còn thấy tồn tại nhiều thuật ngữ Latin như Ipso facto (by that very fact itself), force majeure (unavoidable event), ad hoc (for a particular purpose), de facto (existence by law), bona fide (in good faith), inter alia (among other things), ultra vires (beyond powers) vvv. Chúng ta cũng thấy nhiều từ gốc tiếng pháp nay vẫn được dùng để chỉ nhiều thuật ngữ trong Thông Luật như property (properte), estate (état), chattel (chatel), executor (executor) vvv.

3. Phân loại tiếng Anh Pháp Lý Hiện Đại

Ngày nay, Tiếng Anh Pháp Lý (TAPL) đã trở thành một bộ phận của ngành ngôn ngữ học hiện đại, hay được gọi là một “Tiểu Ngôn Ngữ” bởi TAPL phân biệt nó rất rõ với Tiếng Anh phổ thông về cấu trúc, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp vv. Nó khó hiểu và phức tạp đến độ người ta đặt riêng cho nó một tên gọi là “Legalese” để “bêu rếu” giới luật sư về cách viết và giao tiếp của họ khiến người “ngoại đạo” không thể hiểu nổi họ muốn nói gì, đặc biệt là trong ngôn ngữ của hợp đồng. Mặc dù nhiều nhà ngôn ngữ cũng như nhiều học giả phê bình thứ ngôn ngữ luật mà các luật sư đang dùng là “rối rắm” và đề xuất cải cách TAPL theo hướng đơn giản hóa, trực tiếp về ngữ nghĩa để cho dễ hiểu, nhưng nhìn vào gần như 100% các hợp đồng giao dịch tại các thị trường phát triển như Anh, Hoa Kỳ, và kể cả các hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta vẫn nhận thấy một lối hành văn siêu phức tạp mà nếu không có khả năng ngôn ngữ tốt cộng với kiến thức pháp luật sâu, thì thật sự vất vả mới có thể hiểu được, hoặc tưởng là hiểu đúng, nhưng hóa ra lại đang sai mà không biết là mình sai.

Vậy tại sao TAPL lại cứ phải phức tạp như thế? Câu hỏi này thật khó trả lời, thậm chí đối với cả bản thân những người va chạm nhiều với những thứ văn bản pháp lý kiểu như vậy. Để giúp kiến giải phần nào sự phức tạp này, qua kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, nghiên cứu tại cả hai nền Thông Luật (Hoa Kỳ) và Dân Luật (Việt Nam), tôi đã thử phân loại Tiếng Anh Pháp Lý ra thành nhiều cấp độ như sau: (i) Tiếng Anh dùng trong các văn bản pháp luật chính thống (Statutes, Treaties etc.,) (ii) Tiếng Anh mà các Thẩm Phán dùng để hành văn khi soạn thảo các phán quyết (Judge-made) (iii) Tiếng Anh dùng trong các hợp đồng (Contractual Language) và (iv) Tiếng Anh dùng giao tiếp pháp lý (legal opinion memo). Sự phân chia này của tôi không cố tình chia theo mức độ phức tạp và khó (mặc dù trên thực tế có sự phân biệt này), mà chỉ để cho chúng ta thấy được một số đặc điểm của từng loại văn bản mà trong đó TAPL được sử dụng.

3.1. Tiếng Anh trong các văn bản pháp lý chính thống (Đạo luật, Hiệp định vvv)

Tiếng Anh dùng trong các đạo luật (ở đây tôi chỉ nói tới các đạo luật của Hoa Kỳ) có một đặc điểm chung là tính khái quát quá cao đến độ đậm đặc và rắc rối. Có người nói tại sao không soạn thảo luật bằng một thứ Tiếng Anh thông thường để ai đọc cũng hiểu, vì mục đích cuối cùng của luật là phải đi vào cuộc sống để một người nông dân Mỹ với trình độ học vấn trung học (high school) đọc và hiểu luật quy định gì. Đơn giản đến mức như: Vỉa hè là dành cho người đi bộ hay đèn đỏ dừng xe lại hay đến ngã tư giảm tốc độ nhìn hai phía rồi đi tiếp. Ai cũng muốn viết đơn giản như thế, nhưng không hiểu sao, các đạo luật ở Mỹ lại không được soạn theo thứ Tiếng Anh đơn giản (Plain English), mà lại cứ phải sử dụng thứ Tiếng Anh phức tạp mà đến cả sinh viên tốt nghiệp đại học đọc còn không hiểu luật muốn nói gì (chưa kể đến cả sinh viên luật còn ngồi đọc nát cả luật còn hiểu chưa rõ). Lấy một ví dụ một đoạn trong Bộ Luật Thương Mại Thống Nhất Hoa Kỳ: “2-316. Exclusion or Modification of Warranties: (1) Words or conduct relevant to the creation of an express warranty and words or conduct tending to negate or limit warranty shall be construed wherever reasonable as consistent with each other; but subject to the provisions of this Article on parol or extrinsic evidence (Section 2-202) negation or limitation is inoperative to the extent that such construction is unreasonable…”

Tóm lại, khi một người bình thường đọc kiểu ngôn ngữ này sẽ “chau mày” vì khó hiểu. Điều này là đúng sự thật vì đến cả người hành nghề luật, nghiên cứu luật và học trường luật tại Mỹ cùng còn thấy khó hiểu. Đây chỉ là một ví dụ trong muôn ngàn ví dụ có thể kể ra khi đọc luật Mỹ, chưa kể nếu chúng ta có tham vọng dịch Bộ Luật Thương Mại Thống Nhất này ra tiếng Việt để phục vụ mục đích tham khảo cho các nhà làm luật và nghiên cứu pháp luật ở nước ta. Khi không hiểu, thì chắc chắn dịch sẽ sai, và như thế thực sự là tai hại.

Sở dĩ thứ ngôn ngữ này khó hiểu đến vậy vì ẩn trong mỗi đạo luật là những triết lý, những học thuyết pháp luật đã hình thành từ lâu đời mà muốn hiểu rõ thì phải học, phải đọc lại các học thuyết đó, đọc lại các án lệ (precedents) xem quan điểm của các thẩm phán như thế nào và kết luận ra sao. Ngay trong đoạn trên, một sinh viên luật trung bình phải biết tra cứu xem thế nào là warranties, có các dạng warranties nào và ý nghĩa của chúng là gì. Ví dụ, warranties of merchantability hay warranties of fitness, và chúng là “implied” hay “express”. Mỗi dạng lại có một hậu quả pháp lý khác nhau. Hay chúng ta nhìn thay có học thuyết “parol evidence rule” trong đoạn trích trên. Đây là cả một học thuyết về hợp đồng, mà người không học không hiểu được. Đấy là còn chưa kể đến cấu trúc ngữ pháp của câu, đoạn nối tiếp nhau, đoạn này dẫn chiếu tới đoạn kia và ngược lại, bổ sung cho nhau hay loại trừ lẫn nhau. Nói tóm lại, nếu chỉ đọc trên bề mặt thì không sao hiểu được, mà phải đọc từ án lệ điển hình xem cách tiếp cận và diễn giải của các thẩm phán có uy tín mới vỡ ra được.

3.2. Tiếng Anh của Thẩm Phán

Trong cuốn sách nổi tiếng về Legal Writing (Viết Tiếng Anh Pháp Lý), Giáo sư Bryan A. Garner đã phải thốt lên rằng “Mỗi sinh viên luật phải đọc và tiêu hóa cả đống văn bản rải rác khắp nơi. Bạn phải đọc qua các bản án cổ dài tới 50 trang chỉ để nói cái có thể được nói dứt khoát trong 5 trang….”

“And in the outset we may as well be frank enough to confess, and, indeed, in view of the seriousness of the consequences which upon fuller reflection we find would inevitably result to municipalities in the matter of street improvements from the conclusion reached and announced in the former opinion, we are pleased to declare that the arguments upon rehearing have convinced us that the decision upon the ultimate question involved here formerly rendered by this court, even if not faulty in its reasoning from the premises announced or wholly erroneous in conclusions as to some of the questions incidentally arising and necessarily legitimate subjects of discussion in the decision of the main proposition, is, at any rate, one which may, under the peculiar circumstances of this case, the more justly and at the same time, upon reasons of equal cogency, be superseded by a conclusion whose effect cannot be to disturb the integrity of the long and well-established system for the improvement of streets in the incorporated cities and towns of California not governed by freeholders’ charters.”

Tòa muốn nói gì ở đây sau một đoạn văn dài dòng và cách điệu? theo Garner, tòa muốn nói “we made a mistake last time”, có thế thôi.

3.3. Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng

Nguyên tắc tự do hợp đồng (freedom to contract) được thừa nhận rộng rãi ở các nền tài phán theo hệ thống luật chung và đây chính là khoảng trống lớn nhất để các bên thương lượng và đưa vào hợp đồng bất kỳ điều khoản nào (miễn là không trái với pháp luật và đạo đức xã hội). Chính vì thế, đây là “đất diễn” của giới luật sư và đây cũng chính là chỗ để thể hiện “trò trơi pháp luật” bằng ngôn ngữ. Thật không ngoa khi nói luật sư tạo ra thứ pháp luật thứ ba, là Lawyer-Made Law (bên cạnh Hiến Pháp, Luật và Luật do Thẩm Phán tạo ra (Judge-made law dưới dạng các án lệ). Chính vì các bên đều mong muốn đưa ý đồ của mình vào hợp đồng, nên cần có sự thỏa hiệp, và do đó nhiều khi chúng ta thấy một điều khoản dài dòng, đọc không biết đâu là đầu, đâu là cuối, đâu là chủ ngữ và đâu là vị ngữ, và mệnh đề phụ này bổ nghĩa cho mệnh đề chính nào. Cấu trúc giao dịch càng phức tạp thì hợp đồng thể hiện cấu trúc đó càng phức tạp.

Để hiểu được hợp đồng, người học phải có một nền tảng về các nguyên tắc cơ bản. Không có gì xa lạ khi trong các hợp đồng chúng ta thường thấy xuất hiện các từ ngữ như terms and conditions, covenants, conditions precedent, representations and warranties, waivers, successor, survival, deed of accession etc. Thực sự đây là những thứ ngôn ngữ của nền tài phán Thông Luật đang xâm chiếm và được chấp nhận tại nhiều nền tài phán khác nhau, trong đó có Việt Nam. Tất cả những loại điều khoản này đã có khuôn mẫu được nhiều thế hệ luật sư Anh-Mỹ soạn thảo, và các luật sư sau này chỉ cần thêm bớt, chỉnh sửa theo ý đồ đàm phán thực tế của từng giao dịch. Đây là lúc mà luật sư cần thể hiện một thứ ngôn ngữ sao cho chuyên nghiệp để không quá chênh lệch với thứ ngôn ngữ “boilerplate” trong từng điều khoản. Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều dạng điều khoản như disclaimers of liability, implied and express warranties of merchantability and fitness; rồi nhiều học thuyết ẩn sau hợp đồng như paro evidence rule, promissory estoppels, statute of frauds, statute of limitations; cũng như các biện pháp khắc phục như compensatory and punitive damages, restitution (unjust enrichment) vân vân.

Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các luật sư (đặc biệt là những luật sư làm việc trong môi trường hành nghề có yếu tố nước ngoài) đã dần quen với những dạng, kiểu ngôn ngữ như vậy. Những hợp đồng có yếu tố nước ngoài như Share Purchase or Subscription Agreement, Bond, Securities Lending, Guarantee, Purchasing Order, Loan Agreement, là những chỗ chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những phong cách ngôn ngữ du nhập từ hệ thống luật chung. Điều đáng nói là (có thể) những kiểu hợp đồng và ngôn ngữ này lại không được giảng dậy một cách chính quy tại bất kỳ một trường đại học luật nào ở Việt Nam. Xin thứ lỗi nếu ý kiến của tôi là chưa đúng.

Rất nhiều các bối cảnh pháp lý khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về hình thức văn bản pháp lý đặc thù cần phải sử dụng cho việc giao tiếp bằng văn bản. Trong nhiều trường hợp, văn bản là phương tiện để một luật sư có thể biểu đạt những phân tích của họ về một vấn đề và tìm cách thuyết phục người khác thay mặt cho khách hàng của họ. Bất kỳ một văn bản pháp lý nào được soạn ra đều phải đáp ứng yêu cầu chung là phải súc tích, rõ ràng và phù hợp với các tiêu chuẩn khách quan đã được hình thành đối với nghề luật.

Thông thường sẽ có hai loại soạn thảo pháp lý là phân tích pháp lý (legal analysis) và phác thảo pháp lý (legal drafting). Loại 1 gồm 2 kiểu. Kiểu thứ nhất là việc soạn thảo nhằm phân tích hài hòa về một vấn đề hay sự việc pháp lý. Ví dụ của kiểu 1 này là biên bản ghi nhớ giữa các văn phòng luật sư và thư tư vấn, trao đổi gửi cho khách hàng. Để có thể đạt hiệu quả cao trong kiểu soạn thảo này, người luật sư cần phải nhạy cảm đối với nhu cầu, mức độ quan tâm và lai lịch của các bên mà họ đại diện. Một biên bản ghi nhớ cho một đối tác trong cùng một công ty luật mà ghi chi tiết định nghĩa các khái niệm pháp lý cơ bản sẽ trở nên vô nghĩa và không hiệu quả. Ngược lại, đối với các biên bản ghi nhớ với khách hàng không có kiến thức về luật pháp mà không ghi rõ các định nghĩa trên thì có thể sẽ gây nhầm lẫn và phức tạp hóa một tình huống đơn giản.

Bên cạnh loại 1, còn có loại 2 là hình thức soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng hay di chúc. Đối với những thể loại văn bản này, thường sẽ có những mẫu văn bản cụ thể có sẵn để áp dụng, tuy nhiên việc soạn ra các văn bản đặc biệt áp dụng mẫu cho thực tế của sự việc cũng thường được yêu cầu. Soạn thảo pháp lý không tốt có thể sẽ dẫn đến những vụ tranh chấp không cần thiết và ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng[1].

Khác với các khóa đào tạo tiếng Anh pháp lý, khóa đào tạo kỹ năng soạn thảo pháp lý là khóa học không chỉ dành cho sinh viên quốc tế mà còn là khóa học cần thiết dành cho chính các sinh viên luật người bản địa đang theo học tại trường.

III. Hoạt động giảng dạy kỹ năng soạn thảo pháp lý tại Mỹ

Theo mô hình đào luật J.D (Jurist Doctor), các kỹ năng nghề nghiệp được chú trọng đào tạo trong chương trình đào tạo 3 năm. Kỹ năng soạn thảo pháp lý là kỹ năng thách thức nhất đối với sinh viên luật và thường là môn học bắt buộc đối với sinh viên.

1. Trường luật – Đại học Harvard

2. Đại học Luật Washington[5]

Kỹ năng soạn thảo pháp lý được đưa vào giảng dạy trong Chương trình Phân tích, Tra cứu, và Viết pháp lý (LARW) cho sinh viên năm nhất và được thiết kế để dạy cho sinh viên nguyên lý nền tảng về hệ thống pháp luật Mỹ và giới thiệu các kỹ năng cần thiết để phục vụ tư vấn hiệu quả và bào chữa trong hệ thống đó. Mỗi phần LARW giúp học sinh đạt được các mục tiêu và mục đích đó. Trong kỳ học thu đông, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ khoảng 25 học sinh. Mỗi giảng viên sẽ phát triển một loạt các vấn đề và hội thảo thực hành được thiết kế để dạy các kỹ năng phân tích, nghiên cứu, và viết pháp lý cho sinh viên. Ngoài việc phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các giảng viên, sinh viên còn phải nhờ cậy các sinh viên năm thứ hai và thứ ba để học hỏi kinh nghiệm và thay đổi mình từ nghiệp dư thành chuyên gia trong ngành văn bản quy phạm pháp luật. Tất cả học sinh tham gia vào một loạt các dự án nghiên cứu và viết trong hai quý đầu năm, bao gồm cả việc soạn thảo các hình thức khác nhau của biên bản ghi nhớ nghiên cứu. Học sinh cũng có thể có cơ hội để dự thảo biên bản ghi nhớ tư pháp băng ghế dự bị hoặc ý kiến, thư từ khách hàng, điều khoản hợp đồng, hoặc biện hộ pháp lý.

Ngoài ra, tất cả các sinh viên phải tiếp tục theo học các khóa học về tra cứu và soạn thảo pháp lý trong những năm tiếp theo đại học để có thể hoàn thành các yêu cầu về viết pháp lý nâng cao để có thể được xét công nhận lấy bằng J.D. Các khóa học nâng cao về viết pháp lý cho sinh viên năm hai và năm ba sẽ tập trung vào bào chữa bằng văn bản, viết bài phân tích và nghiên cứu. Thêm vào đó, trường còn tổ chức một Trung tâm về soạn thảo pháp lý trong trường với sự tham gia của chính các sinh viên năm hai và ba trong trường dưới sự dẫn dắt của Khoa Viết & Nghiên cứu Phân tích Pháp lý. Có thể nói, Trườn luật – Đại học Washington cung cấp cho sinh viên của mình rất nhiều sự lựa chọn và mở ra các cơ hội cho sinh viên được học, trau dồi và thực hành kỹ năng soạn thảo pháp lý khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

3. Đại học luật Seattle (Mỹ)[6]

Chương trình soạn thảo pháp lý tại Đại học luật Seattle được đánh giá là chương trình soạn thảo pháp lý tốt nhất tại Mỹ theo xếp hạng của trang U.S. News. Chương trình này là một bộ môn bắt buộc cho sinh viên từ năm nhất đại học bao gồm các môn sau:

– Soạn thảo pháp lý 1: Tra cứu, Phân tích, Soạn thảo (4 tín chỉ) (Legal Writing I: Research Analysis, Writing)

– Soạn thảo pháp lý 2: Bào chữa bằng lời và bằng văn bản (3 tín chỉ) (Legal Writing II: Written & Oral Advocacy)

– Chuyên đề Nghiên cứu Viết Nâng cao (2 tín chỉ) (Advanced Writing Seminar)

– Thực hành Soạn thảo (1 tín chỉ)

– Nghiên cứu Pháp lý Nâng cao (2 tín chỉ)

Khoa Soạn thảo pháp lý tại Đại học Seattle sử dụng cả phương pháp trong và ngoài lớp học nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Mỗi lớp học sẽ được trang bị hệ thống thiết bị tân tiến nhất cho phép giáo viên sử dụng máy tính và tất cả các loại văn bản giấy tờ bản cứng để trình chiếu cho sinh viên. Ngoài ra, các phòng học còn được lắp đặt hệ thống mạng internet không dây tốc độ cao. Sinh viên có thể gửi bài làm nháp của mình ngay và lập cho giáo viên thông qua bằng email để từ đó giáo viên có thể sử dụng chính bài của sinh viên và trình chiếu trên hệ thống máy chiếu, và hệ thống này cũng giúp sinh viên và giáo viên trao đổi được thuận tiện và nhanh chóng đối với các tiết học dạy từ xa.

IV – Hoạt động giảng dạy kỹ năng soạn thảo pháp lý tại Anh

Tương tự như Mỹ và hầu hết các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung, Anh cũng sử dụng hệ thống Thông luật. Tại Anh, kỹ năng soạn thảo pháp lý đa phần không được các trường đưa vào chương trình khung như là một môn học bắt buộc đối với các sinh viên đại học, mà các sinh viên chỉ được học kỹ năng viết pháp lý trong quá trình học các khóa học ngắn hạn khác như Tiếng Anh pháp lý hay môn Luật EU và Viết báo cáo (European Union Law and Report Writing) ở năm đầu đại học. Tuy nhiên, việc giảng dạy kỹ năng soạn thảo pháp lý lại được quan tâm và chú trọng nhiều hơn cho các đối tượng học Thạc sĩ Luật (LLM) hay chương trình Thực hành nghề luật LPC (Legal Practice Course).

1. Khoa luật – Đại học Cambridge[7]

Khoa luật Đại học Cambridge là một trong những trường luật hàng đầu trên thế giới, đứng thứ 2 trên thế giới theo xếp hạng của trang Top Universities. Đại học Cambridge còn là nơi cung cấp chương trình đào tạo và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh pháp lý ILEC (International Legal English Certificate) cho luật sư và những người học nghề luật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các khóa học về soạn thảo pháp lý lại không phải là một trong những trọng tâm được giảng dạy riêng thành một khấu phần trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Trong chương trình giảng dạy cho sinh viên đại học, kỹ năng soạn thảo pháp lý chỉ được giảng dạy kết hợp trong khấu phần về Phương pháp và Các Kỹ năng pháp lý (Freshfields Legal Skills and Methodology) của sinh viên năm thứ nhất. Ngoài ra, kỹ năng soạn thảo pháp lý cũng chưa được cụ thể thành một khóa học riêng trong các chương trình học khác tại trường.

2. Trường luật – Đại học Westminster[8]

Trường luật – Đại học Westminster là một ngôi trường có danh tiếng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghề cho các luật sư tư vấn và chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật với việc cung cấp cho người học các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành một luật sư thành công trong xã hội với sự quốc tế hóa ngày càng sâu rộng như hiện nay. Như phần lớn các trường luật khác tại Anh Quốc, Đại học Westminster cung cấp chương trình đào tạo kỹ năng soạn thảo pháp lý trong chuỗi các kỹ năng mà sinh viên phải học trong chương trình Thực hành nghề luật LPC và Thạc sĩ luật LLM. Kỹ năng viết và soạn thảo pháp lý sẽ được giảng dạy cùng với nhóm các kỹ năng khác như Nghiên cứu pháp lý thực hành, Phỏng vấn và Tư vấn, và kỹ năng bào chữa.

Tác giả: Nguyễn Bá Trường Giang Tác giả từng học kinh tế tại Cornell và luật tại Đại học Boston (Mỹ), anh là cựu luật sư cao cấp của Baker & McKenzie.

[1] https://www.law.cornell.edu/wex/legal_writing

[2] http://hls.harvard.edu/dept/lrw/

[3] http://hls.harvard.edu/academics/curriculum/catalog/default.aspx?o=68707

[4] http://hls.harvard.edu/academics/curriculum/catalog/default.aspx?o=67658

[5] https://www.law.washington.edu/Writing/

[6] http://www.law.seattleu.edu/academics/foundational/legal-writing-program/program-overview

[7] http://www.undergraduate.study.cam.ac.uk/courses/law

[8] http://www.westminster.ac.uk/courses/subjects/law/postgraduate-courses/full-time/d09fplpc-legal-practice-llm

Tự Học Tiếng Anh B1 Và Các Phương Pháp Tự Học Tiếng Anh B1

Để có thể tự học tiếng Anh B1 hiệu quả, người học trước tiên cần nắm được các dạng thức của đề thi B1, cấu trúc đề thi cũng như một số thông tin cơ bản khác. Việc này sẽ giúp bạn định hướng đúng đắn và có hướng ôn tập phù hợp.

1.1 Hai đề thi chứng chỉ tiếng Anh B1 của bộ Giáo Dục và Đào tạo

Có hai đề thi chứng chỉ tiếng Anh B1 của bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là đề thi tiếng Anh B1 sau đại học và đề thi tiếng Anh Vstep bậc 3 đến 5. 

-Đề thi tiếng Anh B1 sau đại học: Dành cho sinh viên và những đối tượng sau đại học, dùng để đánh giá một trình độ duy nhất là trình độ B1 hoặc B2. Để đạt được trình độ này, thí sinh phải có điểm số từ 50 điểm trở lên trên thang điểm 100. Trong đó, điểm nghe, nói phải từ 6 điểm trở lên trên thang 20 điểm.

-Đề thi tiếng Anh B1 Vstep: Đề thi này dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của mọi đối tượng thí sinh ở 3 cấp bậc từ 3 đến 5 tương ứng với các chứng chỉ B1, B2, C1. Thí sinh sẽ đạt được trình độ B1 nếu được 4.0/10 , trình độ B2 nếu như đạt 6.0/10 và  trình độ C1 nếu như đạt được 8.5/10. 

Nhìn chung, đề thi tiếng Anh B1 sau đại học sẽ dễ hơn một chút so với đề thi B1 Vstep. Tuy nhiên, thì bài B1 Vstep có yêu cầu về điểm số thấp hơn, thí sinh dễ đạt được hơn và còn có thể đánh giá 3 trình độ. 

1.2 Cấu trúc đề thi B1

Với mỗi dạng đề thi B1 sau đại học hay B1 Vstep sẽ có cấu trúc đề thi khác nhau, cụ thể:

-Đối với đề thi tiếng Anh B1 sau đại học, sẽ có 3 bài thi, bao gồm:

+Bài thi Nghe (20 điểm): Bài thi được chia làm hai phần chính, bao gồm nghe tranh, hình ảnh đúng (10 điểm), nghe điền vào chỗ trống (10 điểm).

-Đối với đề thi tiếng Anh B1 Vstep, có 4 bài thi, bao gồm:

+Nghe Vstep: Bài nghe có tổng cộng 35 câu hỏi, trong đó có 08 câu nghe hướng dẫn, thông báo, 12 câu nghe 3 bài hội thoại (mỗi bài có 4 câu hỏi), 15 câu hỏi sau khi nghe xong 3 bài giảng (mỗi câu có 5 câu hỏi đi kèm).

+ Đọc Vstep: Có tất cả 4 bài đọc, mỗi bài có 10 câu hỏi đi kèm.

2. Lượng kiến thức cần ôn tập trong quá trình tự học tiếng Anh B1

2.1 Kiến thức về từ vựng, ngữ pháp

Trong quá trình tự học tiếng Anh B1, người học cần lưu ý nắm được một số kiến thức về từ vựng, ngữ pháp trọng tâm. Với phần ngữ pháp, lượng kiến thức trọng tâm sẽ tập trung vào:

-Cấu trúc và cách sử dụng các thì cơ bản trong tiếng Anh

-Các cấu trúc ngữ pháp nổi bật như: câu điều kiện, câu bị động, câu gián tiếp, mệnh đề quan hệ…

-Một số cấu trúc “Because/Because of”, “Though/Although/In spite of”, “Enough”, …

-Sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ, cách sử dụng danh từ, tính từ, trạng từ,..

2.2 Kiến thức về kỹ năng nghe

Người học cần nắm được các kỹ năng để nghe và đoán tranh, ảnh phù hợp với nội dung được miêu tả. Nghe bài luận hoặc đoạn hội thoại để xác định ý chính và làm bài tập phần điền từ.

2.3. Kiến thức về kỹ năng nói

3. Phương pháp tự học tiếng Anh B1 hiệu quả nhất

Để có thể tự tin tham gia kì thi lấy chứng chỉ B1, bạn cần phải nắm được một số phương pháp học tập, cũng như cách làm bài hiệu quả, cụ thể như:

-Rèn kỹ năng tập trung: Bạn cần phải rèn cho mình sự tập trung cao độ cả trong quá trình học lẫn quá trình luyện đề thi. Việc tập trung trong khi tự học tiếng Anh B1 sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian học và cũng làm cho kết quả học tập cao hơn đáng kể. Để có thể chinh phục kỳ thi này, bạn cần phải chăm chỉ luyện đề, làm thật nhiều bài tập. Đó chính là một trong những bí kíp được rút ra từ nhiều chuyên gia luyện thi chứng chỉ tiếng Anh B1.

4. Tự học tiếng Anh B1 từng kỹ năng

Đối với mỗi bài thi của từng phần, người học còn cần nắm được những kỹ năng làm bài riêng, cụ thể như:

4.1 Tự học tiếng Anh B1 kỹ năng nghe

Để hoàn thành tốt bài thi ở phần này, người học cần phải đọc kỹ câu hỏi và gạch chân từ khóa ở phần câu trả lời, xem tranh và tìm ra điểm khác biệt giữa các bức tranh, sau đó nghe và phỏng đoán theo đáp án đã đoán trước đó.

Đối với dạng bài điền từ, người học nên dành thời gian để đọc lướt nội dung câu hỏi trước, sau đó xác định thông tin về từ vựng ở chỗ trống cần điền, thuộc loại từ gì và ở dạng thức nào. Khi điền đáp án lần đầu hãy cố gắng điền những gì bạn nghe được, có thể viết tắt, miễn là bạn hiểu. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh bỏ lỡ đoạn nghe sau.

Sau khi hoàn thành bài thi nghe, hãy chú ý kiểm tra lỗi chính tả để có thể có được đáp án chính xác nhất.

Trong quá trình luyện tập kỹ năng này, người học cần cố gắng bắt kịp tốc độ bài nghe, nghe đi nghe lại nhiều lần để có thể hiểu được phụ đề bài nghe một cách nhuần nhuyễn nhất.

4.2 Tự học tiếng Anh B1 kỹ năng viết

Chú ý làm dàn ý trước khi viết bài, sau đó triển khai đầy đủ, cụ thể để đảm bảo hoàn thành được tất cả các ý. Kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả sau khi viết xong bài là việc làm cần thiết để bạn có thể tự sửa được lỗi sai và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

4.3 Tự học tiếng Anh B1 kỹ năng đọc, mở rộng từ vựng, ngữ pháp

Các câu hỏi kiểm tra từ vựng, ngữ pháp ở trong bài thi B1 thường là các câu trắc nghiệm, vì vậy bạn cần rèn kỹ năng làm trắc nghiệm sao cho tiết kiệm thời gian mà vẫn có nhiều đáp án đúng. Hãy phân bổ thời gian làm bài cho hợp lí, những câu khó bạn có thể để lại sau cùng để tiết kiệm thời gian làm bài và tránh bỏ phí những câu ăn điểm một cách đáng tiếc.

4.4 Tự học tiếng Anh B1 kỹ năng nói

Luyện cách phát âm và sử dụng linh hoạt nhiều từ nối cũng như cấu trúc ngữ pháp. Chú ý diễn đạt một cách tự nhiên nhất, chứ không phải trả lời giống như bản thân đang đọc thuộc lòng một bài luận, điều này sẽ tạo ấn tượng không tốt với ban giám khảo.Trong quá trình tự học tiếng Anh B1 kỹ năng nói, hãy rèn cho mình sự tự tin và bình tĩnh. Thái độ này sẽ giúp bạn hoàn thành bài thi tốt hơn và cũng tạo được thiện cảm với người chấm bài.

5. Một số giáo trình tự học tiếng Anh B1

-Cuốn “Làm sao để tự ôn tiếng Anh B1, B2 ở nhà”: Với cuốn giáo trình tự học tiếng Anh B1 này, bạn chỉ cần dành ra 30 phút học mỗi ngày là có thể cải thiện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rồi. Bạn có thể dễ dàng tìm được những video hướng dẫn cách học cuốn sách này sao cho hiệu quả nhất. Từ đó, bạn sẽ tự vạch ra cho mình được một lộ trình học cụ thể và có thể bám sát lộ trình để có thể hoàn thành bài thi tiếng Anh chứng chỉ B1 một cách tốt nhất.

-Cuốn “Cẩm nang hướng dẫn làm bài thi B1”: Cuốn sách chứa đựng những lời khuyên, lời hướng dẫn chi tiết nhất cho những đối tượng người học đang muốn tự học tiếng Anh B1. Cuốn sách không những mang đến cho bạn phương pháp làm bài hiệu quả mà còn đưa ra chiến thuật khi tham gia kì thi. Được biên soạn bởi những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ôn thi chứng chỉ B1, cuốn sách sẽ là một trong những lựa chọn sáng suốt của người học. Cuốn sách có kết hợp với hệ thống giảng bài online của trung tâm để bạn có thể dễ dàng hiểu được nội dung học và ôn luyện theo.

6. Một số trang web tự học tiếng Anh B1

-Language Link Academic: Trang web hỗ trợ người học kiểm tra trình độ tiếng Anh trực tuyến cùng chuyên gia quốc tế theo tiêu chuẩn Châu Âu. Bài kiểm tra hoàn toàn miễn phí, sẽ giúp người học đánh giá được toàn diện các kỹ năng tiếng Anh. Kết quả của các phần thi sẽ được thông báo cho từng đối tượng người tham gia để từ đó đưa ra lời khuyên về lộ trình học phù hợp nhất. 

-TiengAnhB1.com: Trang web có tổng hợp hơn 2.000 câu hỏi để người học có thể tham khảo và tự học tiếng Anh B1. Các câu hỏi được sắp xếp có hệ thống theo từng kỹ năng, vì vậy người học có thể tự lập lên kế hoạch học tập và làm đề của mình. Nhờ những tính năng tiện ích trên trang web này mà bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, mỗi khi bản thân cảm thấy thoải mái nhất để có thể học tập hiệu quả.

-British Council: Trang web cung cấp các bài tập ôn luyện trình độ B1 ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thêm vào đó, trang web cũng cho phép người học luyện từ vựng thông qua hình ảnh, trò chơi, ghép từ,

-Cambridge English: Trang web cũng có các bài tập luyện các kỹ năng cho trình độ B1. Tất cả các bài tập luyện ngữ pháp, luyện nghe, luyện nói, luyện viết trên kênh này đề hoàn toàn miễn phí. Kho tài liệu phong phú đáp ứng nhu cầu học hỏi ngày càng nâng cao của người học.

Bên cạnh một số trang web trên, người học có thể luyện riêng biệt từng kỹ năng trên nhiều kênh học chất lượng. Bạn có thể luyện nghe trình B1 trên “ESL video”, luyện nghe các đoạn hội thoại trên kênh “Real English”, “Elllo.org”, “Talkenglish.com”, “VoiceTube.com”.

Với kĩ năng đọc, bạn có thể tham khảo trang “Readtheory.org” với tổng hợp nhiều bài đọc với độ khó phù hợp với trình độ tiếng Anh của bạn. Thêm vào đó, kênh “K12Reader” với những bài học kết hợp với việc học từ vựng theo lộ trình được thiết kế bởi những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh B1.

Sổ Tay Người Học Tiếng Anh Pháp Lý Chương I: Các Thuật Ngữ Pháp Lý Cơ Bản

SỔ TAY NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH PHÁP LÝ Chương I: Các Thuật Ngữ Pháp Lý Cơ Bản

Nguyễn Phước Vĩnh Cố Tôn Nữ Thanh Thảo Tôn Nữ Hải Anh Bảo Nguyên

Nếu biết trăm năm là hữu hạn… Xin vui lòng trích dẫn nguồn khi dùng lại bài từ blog này!

Các Thuật Ngữ Pháp Lý Cơ Bản

Danh từ: Nguồn gốc pháp luật

– Civil law/Roman law: Luật Pháp-Đức/luật La mã – Common law: Luật Anh-Mỹ/thông luật – Napoleonic code: Bộ luật Na pô lê ông/bộ luật dân sự Pháp – The Ten Commandments: Mười Điều Răn

Danh từ: Nguồn gốc pháp luật Anh

– Common law: Luật Anh-Mỹ – Equity: Luật công lý – Statue law: Luật do nghị viện ban hành

Danh từ: Hệ thống luật pháp và các loại luật

– Case law: Luật án lệ – Civil law: Luật dân sự/luật hộ – Criminal law: Luật hình sự – Adjective law: Luật tập tục – Substantive law: Luật hiện hành – Tort law: Luật về tổn hại – Blue laws/Sunday law: Luật xanh (luật cấm buôn bán ngày Chủ nhật) – Blue-sky law: Luật thiên thanh (luật bảo vệ nhà đầu tư) – Admiralty Law/maritime law: Luật về hàng hải – Patent law: Luật bằng sáng chế – Family law: Luật gia đình – Commercial law: Luật thương mại – Consumer law: Luật tiêu dùng – Health care law: Luật y tế/luật chăm sóc sức khỏe – Immigration law: Luật di trú – Environment law: Luật môi trường – Intellectual property law: Luật sở hữu trí tuệ – Real estate law: Luật bất động sản – International law: Luật quốc tế – Tax(ation) law: Luật thuế – Marriage and family: Luật hôn nhân và gia đình – Land law: Luật ruộng đất

Danh từ: Luật lệ và luật pháp

Danh từ: Dự luật và đạo luật

– Bill: Dự luật – Act: Đạo luật – Constitution: Hiến pháp – Code: Bộ luật

Các ví dụ – The Members of the Parliament voted on the new bill. – The bill is now an act and part of the law of the land. – Great Britain has an unwritten constitution, while the United States has a written constitution. – Each state in the US has a different criminal and civil code.

Danh từ: Ba nhánh quyền lực của nhà nước

– Executive: Bộ phận/cơ quan hành pháp – Judiciary: Bộ phận/cơ quan tư pháp – Legislature: Bộ phận/cơ quan lập pháp

Tính từ: Ba nhánh quyền lực pháp lý

– Executive: Thuộc hành pháp (tổng thống/thủ tướng) Executive power: Quyền hành pháp – Judicial: Thuộc tòa án (tòa án) Judicial power: Quyền tư pháp – Legislative: Thuộc lập pháp (quốc hội) Legislative power: Quyền lập pháp

Danh từ: Hệ thống tòa án

Các loại tòa án – Court, law court, court of law: Tòa án – Civil court: Tòa dân sự – Criminal court: Tòa hình sự – Magistrates’ court: Tòa sơ thẩm – Court of appeal (Anh), Appellate court (Mỹ): Tòa án phúc thẩm/chung thẩm/thượng thẩm – County court: Tòa án quận – High court of justice: Tòa án tối cao. Suprem court (Mỹ) – Crown court: Tòa án đại hình – Court-martial: Tòa án quân sự – Court of military appeal: Tòa án thượng thẩm quân sự – Court of military review: Tòa phá án quân sự – Military court of inquiry: Tòa án điều tra quân sự – Police court: Tòa vi cảnh – Court of claims: Tòa án khiếu nại – Kangaroo court: Tòa án trò hề, phiên tòa chiếu lệ

Các ví dụ:

– You will be fairly tried in a court of law. – The law courts are situated near the city center. – Peope or firms who ignore these standards are punished in civil or criminal courts. – The European Court of Justice is the final court of appeal for such cases. – He faced a court-martial for disobeying orders,

Danh từ: Luật sư

– Lawyer: Luật sư – Legal practitioner: Người hành nghề luật – Man of the court: Người hành nghề luật

– Solicitor: Luật sư tư vấn – Barrister: Luật sư tranh tụng

– Advocate: Luật sư (Tô cách lan)

– Attorney: Luật sư (Mỹ) – Attorney in fact: Luật sư đại diện pháp lý cho cá nhân – Attorney at law: Luật sư hành nghề – County attorney: Luật sư/ủy viên công tố hạt – District attorney: Luật sư/ủy viên công tố bang – Attorney general: 1. Luật sư/ủy viên công tố liên bang. 2. Bộ trưởng tư pháp (Mỹ)

– Counsel: Luật sư – Counsel for the defence/defence counsel: Luật sư bào chữa – Counsel for the prosecution/prosecuting counsel: Luật sư bên nguyên – King’s counsel/Queen’s counsel: Luật sư được bổ nhiệm làm việc cho chính phủ

Các ví dụ – I want to speak to my lawyer before I sign these papers. – She’s a senior partner in a firm of solicitors. – She asked counsel for the defence to explain the point. – Mr Smith acted as counsel for the prosecution.

Danh từ: Chánh án và hội thẩm

– Judge: Chánh án, quan tòa – Magistrate: Thẩm phán, quan tòa – Justice of the peace: Thẩm phán hòa giải – Justice: Thẩm phán của một tòa án, quan tòa (Mỹ) – Sheriff: Quận trưởng, quận trưởng cảnh sát – Jury: Ban hội thẩm, hội thẩm đoàn – Squire: Quan tòa địa phương (Mỹ)

Các ví dụ – He is a judge of the High Court/a High Court jugde. – The boy comes up before the magistrate next week. – He spoke to several justices of the peace. – The Lord Chief Justice will give his decision shortly. – Members of the jury, you must now give your verdict.

Danh từ: Tố tụng và biện hộ

– Lawsuit: Việc tố tụng, việc kiện cáo – (Legal/court) action: Việc kiện cáo, việc tố tụng – (Legal) proceedings: Vụ kiện – Ligitation: Vụ kiện, kiện cáo – Case: Vụ kiện – Charge: Buộc tội – Accusation: Buộc tội – Writ [rit]: Trát, lệnh – (Court) injunction: Lệnh tòa – Plea: Lời bào chữa, biện hộ – Verdict: Lời tuyên án, phán quyết – Verdict of guilty/not guilty: Tuyên án có tội/không có tội

Động từ: Tố tụng

– To bring/press/prefer a charge/charges against s.e: Đưa ra lời buộc tội ai – To bring a legal action against s.e: Kiện ai – To bring an accusation against s.e: Buộc tội ai – To bring an action against s.e: Đệ đơn kiện ai – To bring/start/take legal proceedings against s.e: Phát đơn kiện ai – To bring s.e to justice: Đưa ai ra tòa -To sue s.e for sth: Kiện ai trước pháp luật – To commit a prisoner for trial: Đưa một tội phạm ra tòa xét xử – To go to law (against s.e): Ra tòa – To take s.e to court: Kiện ai – To appear in court: hầu tòa