Top 7 # Xem Nhiều Nhất Soạn Văn Bài Vịnh Khoa Thi Hương Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Bài Vịnh Khoa Thi Hương

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

Bố cục

– Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

– Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

– Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

– Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Kì thi có điều khác thường là trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ “lẫn”: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong kì thi.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Hình ảnh:

+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.

+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.

⇒ Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trong của nhà nước

⇒ Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Hình ảnh:

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

⇒ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

⇒ Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

– Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Văn 11 Bài Vịnh Khoa Thi Hương Ngắn Nhất

Soạn văn 11 bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất được soạn và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn trên toàn quốc. Đảm bảo chính xác, chi tiết, đủ ý giúp các em dễ hiểu, dễ soạn bài Vịnh khoa thi Hương.

Soạn văn 11 bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất thuộc: Tuần 3 SGK Ngữ Văn 11

I. Hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

– “Nhà nước”: chi triều đình phong kiến. Tác giả không sử dụng từ triều đình

– Theo lệ thường dưới thời phong kiến, cứ ba năm có một khoa thi hương.

– Trường Nam: trường thi ở Nam Định

– Trường Hà: trường thi ở Hà Nội

Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Hình ảnh:

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.

Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Hình ảnh:

+ Quan sứ: công sứ Nam Định, được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, phô trương

Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Tâm trạng, thái độ của tác giả được thể hiện rõ qua hai câu thơ cuối:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

– Hai câu cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.

– Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

– Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

III. Bố cục, Nội dung bài Vịnh khoa thi Hương

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời giới thiệu kì thi hương.

– Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Cảnh tượng trường thi.

– Phần 3 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của nhà thơ trước kì thi hương.

ND chính

– Tác giả Tú Xương vẻ lên cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu

– Tâm sự của tác giả trước tình cảnh đất nước

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Hướng Dẫn Soạn Bài Vịnh Khoa Thi Hương

Tú Xương là một người rất lận đận trong chuyện thi cử. Ông thi nhiều lần và đều hỏng, chỉ đỗ đến tú tài. Ông lại sống và thời buổi “mưa Âu gió Mĩ”, thời kì khủng hoảng của những qua hệ đạo đức truyền thống. Cay đắng của số phận riêng cùng với những điều ngang tai trái mắt của cuộc sống thị thành đã khiến Tú Xương trở thành một nhà thơ trào phúng tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm :

Thực dân Pháp tạm thời hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, văn hoá phương Tây tràn vào lấn át văn hoá truyền thống. Hán học suy vong, các nhà Nho đua nhau “vứt bút lông đi” đổi sang cầm cây bút chì để kiếm sống. Chuyện thi cử của Nho học trở thành trò hề, cảnh tượng các kì thi vô cùng thảm hại. Cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều là những nhà nho có lòng tự trọng, họ đều rất đau lòng và cay đắng ghi lại trong một loạt bài thơ. Trong đó có Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.

II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm

1. Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ trữ tình – trào phúng. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học. Khoa thi Hương 1897 ấy được miêu tả với cảm hứng trào phúng. Bức tranh trường thi hiện lên với cảnh tượng thật nhốn nháo, lộn xộn. Khoa thi Hương ấy gợi cảm giác đau xót trước hiện thực đất nước. Trong ngày tuyển chọn nhân tài cho đất nước vốn đã chẳng được trang nghiêm mà cái bóng của kẻ xâm lược vẫn bao trùm không tha. Hiện thực đen tối của dân tộc phần nào đwocj táI hiện trong bàI thơ này.

2. Tú Xương thuộc lớp nhà Nho theo nghiệp khoa cử cuối cùng của xã hội phong kiến Việt Nam. Cuối thế kỉ XIX, việc tổ chức các kì thi Hán học chỉ còn là hình thức. Khoa thì năm Đinh Dậu được nhà thơ giới thiệu một cách giới thiệu rất tự nhiên. Kì thi được tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm một lần. Nhưng có điểm không bình thường: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ “thi lẫn”. Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Khoa thi Hương 1897 ấy được miêu tả với cảm hứng trào phúng rõ rệt. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác của trường thi và sự xuất hiện ồn ào, ầm ĩ của bọn quan thầy xâm lược. Qua đó thể hiện tâm sự xót xa của một nhà Nho có tự trọng và lòng căm thù giặc của một người dân yêu nước thương nòi.

3. Bốn câu thơ 3,4,5,6 tả cảnh trường thi đều được dùng cấu trúc đảo trật tự thành phần câu và phép đối ngẫu. Hai câu thực, tác giả đảo trật tự thành phần phụ chỉ đặc điểm lên trước. Hai từ “lôi thôi”, “ậm oẹ” đứng đầu câu nhấn mạnh điểm nổi bật nhất của cảnh thi, thật bi hài. Sĩ tử là nhân vật chính của kì thi. Khi Nho học đang ở thời thịnh vượng, các sĩ tử khi đi thi thường có người hầu đi theo cho nên họ không phải làm công việc “đeo lọ” bên mình như sĩ tử trong cảnh thi này. Những sĩ tử đến kì thi trông thật nhếc nhách và tội nghiệp. Còn “quan trường”, những người có trách nhiệm tổ chức và trông coi kì thi thì cũng thảm hại không kém. “Lôi thôi” đối với “ậm oẹ” thật là cân xứng. Lẽ ra họ phải dõng dạc, oai phong trong tư thế của mệnh quan triều đình. Tú Xương đã chọn từ ngữ rất đắt. Không cần nhiều chỉ hai từ đó thôi đã đủ tái hiện bộ mặt nhếch nhác đến thảm hại của kì thi Hán học cuối cùng này.

4. Câu kết là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn. Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc. Nỗi đau đớn xót xa ấy thể hiện tác giả là người trọng danh dự, danh dự của các trí thức nho học và là người có tấm lòng với dân với nước. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình.

5. Vịnh Khoa thi Hương thể hiện tấm lòng tha thiết tình đời của nhà thơ trào phúng Tú Xương. Sống trong hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, biết trọng danh dự, biết đau xót trước hiện thực dân tộc như Tú Xướng là một thái độ rất đáng trân trọng. Những nhà Nho như Tú Xương không đủ sức, đủ điều kiện để đứng lên cầm súng chống giặc, cải tạo đất nước nhưng họ đã dùng ngòi bút để thể hiện tấm lòng mình với dân tộc và đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người Việt Nam. Những nhà thơ như Tú Xương đã góp phần làm nên sức mạnh Việt Nam.

Soạn Bài: Đọc Thêm: Vịnh Khoa Thi Hương

Nhà thơ Tú Xương là một nhân chứng của lịch sử Việt Nam trong giai đòạn đất nước chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Ông đã đưa vào thi ca cái xã hội mình đang sống một cách khá cụ thể, chân thực và sinh động. Đặc biệt là qua bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, tuy chỉ vẽ lại cái cảnh trường thi nho nhỏ thôi nhưng bằng nghệ thuật trào phúng tài hoa điêu luyện của mình nhà thơ đã phơi bày được bản chất của cả xã hội Việt Nam thời ấy. Bài thơ ấy như sau:

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Đây là một bài thơ Nôm luật Đường thuộc thể thất ngôn bát cú (bảy chữ, tám câu) luật trắc vần bằng. Bài thơ này là một bức tranh chân thực và sinh động miêu tả quang cảnh kì thi Hương cuối mùa đầy lố lăng và trơ trẽn ở đất Bắc. Qua đây, nhà thơ cũng bộc lộ nỗi nhục mất nước và niềm đau xót của chính mình, một kẻ sĩ của thời bấy giờ.

1. Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Để giới thiệu khoa thi Hương năm Đinh Dậu 1897 này, trước hết nhà thơ nhắc lại một quy định bình thường của lệ thi cử xưa nay là cứ ba năm, nhà nước lại mở một khoa thi như thế. Câu thơ thứ hai tiếp theo lại cho thấy cái bình thường vừa nói trên đến năm Đinh Dậu lại trở nên không bình thường. Vì sao? Vì “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Nam ở đây là Nam Định còn Hà là Hà Nội. Cái không bình thường của lần thi này là trường Nam Định thi lẫn với trường Hà Nội. Thời nhà Nguyễn, theo lệ thường, đất Bấc có hai địa điểm tổ chức thi Hương là Nam Định và Hà Nội. Nhưng năm Đinh Dậu 1897 này vì bọn thực dân Pháp sợ các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại nên không cho tố chức thi ở Hà Nội nữa. Triều đình nhà Nguyễn vì vậy đã dồn sĩ tử xuống cả Nam Định để thi. Từ “lẫn” ở đây nhà thơ dùng rất khéo thể hiện rõ tính chát lộn xộn, láo nháo, lôi thôi, thiếu nề nếp quy củ của cuộc thi.

2. Điều này còn được thế hiện rõ ràng sắc nét hơn nữa trong hai câu thực tiếp theo:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ạrn ọe quan trường miệng thét loa.

Ai chẳng biết những nhân vật trung tâm của cuộc thi là sĩ tử và quan trường. Vậy mà sĩ tử ở đây thì lôi thôi còn quan trường ở đây thì “ậm ọe”. Phép đảo ngữ đưa các từ “lôi thôi”, “ậm ọe” lên đầu câu thơ đã gây được ấn tượng mãnh liệt cho người đọc. Sĩ tử là người đi thi. Quan trường là những ông quan lo việc tổ chức và coi thi. Hình ảnh vai đẹo lọ không những thể hiện tư thê mà còn thế hiện tư cách xốc xếch, lôi thôi của sĩ tử, những kẻ trí thức một thời từng được xếp vào hàng đầu trong xã hội phong kiến (nhất sĩ… mà!).

Bên cạnh hình ảnh vẹo xiêu lếch thếch của những ông cử nhân tương lai vừa nói là hình ảnh của lù quan trường “ậm ọe”. Khi ấy trong trường thi, đế chỉ dần, điều khiển và gọi tên sĩ tử, các quan trường phải dùng loa. Trường thi lại rất rộng, sĩ tử lại rất đông, do đó, quan trường phải thét vào loa người ta mới nghe được. “Miệng thét loa” là như vậy. ở đây nhà thơ chỉ làm công việc ghi nhận một cách trung thành bức tranh hiện thực. Cái tài hoa độc đáo và sắc sảo là ớ từ “ậm ọe”. Ậm ọe là từ tượng thanh. Đó là âm thanh ú ớ, nói không thành tiếng rõ ràng, nhưng đúng là giọng điệu la lối, lên gân hách dịch và vênh váo cùa lũ người chi biết dựa thế thần, không có thực quyền chi cả. Từ ấy phơi bày bộ mặt thật và bàn chất tay sai của đám quan trường khi ấy.

Đúng là trong trường thi lúc này, sĩ tử thì mất đi nét nho nhã, trí thức, nền nếp từ bao giờ, còn quan trường thì cũng không còn dáng vẻ tôn nghiêm đáng kính vốn có nữa.

Hai câu thực đôi nhau rất chỉnh này đã làm thành một bức tranh sinh động hết sức buồn cười cùa cảnh một trường thi. Cảnh tượng khôi hài đó phản ánh một xã hội láo nháo, nhố nhãng, hỗn tạp của chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời, khi mà triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là bù nhìn, Nó thảm hại đến mức buồn cười.

3. Liền mạch thơ với hai câu trên là hai câu luận càng bộc lộ rõ hơn điều vừa nói:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Vẫn là những đường nét điểm tô thêm vào bức tranh tả thực đã nói. Ai có đọc sách sử đều biết lễ khai mạc kì thi Hương năm Đinh Dậu 1897 này có cả vợ chồng tên Toàn quyền Paul Doumer và vợ chồng tên Công sứ Nam Định Le Normand đến dự.

Hình ảnh “quan sứ” và “mụ đầm” ở đây là đế chỉ bọn chúng. Điều này phản ánh hết sức chân thật đúng với bản chất xã hội Việt Nam khi ấy. Đất nước đang chịu cảnh nô lệ. Người thật sự nắm chủ quyền đất nước là bọn thực dân. Chỉ cần thấy “lọng cắm rợp trời” là đủ hiểu. Hình ảnh “lọng cắm rợp trời” thể hiện cuộc tiếp đón “ông Tây, mụ đầm” thật là long trọng và kính cẩn nhưng đồng thời cũng cho thây tình cảnh vong quốc của dân tộc ta lúc bấy giờ.

Những cái đặc sắc và đầy thú vị nhất của hai câu thơ này đâu phải chỉ có ngần ấy, mà chủ yếu là ở ngón đòn trào phúng lợi hại của nhà thơ đã biến một đặc điểm nghệ thuật của thơ luật Đường trở thành vù khí sắc bén để khảng địch và bày tỏ thái độ của mình.

Còn gì đặc sắc và thú vị bằng lợi dụng nghệ thuật đối nhà thơ đã đặt cái “váy” của bà đầm ngang với lá “lọng” rợp trời trên dầu ông Tây. Cách đối đầy hình ảnh đó trong hai câu thơ chính là một ngón trào phúng lợi hại, một đòn rất đau của nhà thơ dành cho lũ quan thực dân. Ngay cách dùng từ cũng vậy “quan sứ” đốì với “mụ đầm”, đúng là khinh rẻ. Xưa nay từ mạ chỉ để gọi hạng đàn bà không ra làm sao. Gọi chồng là quan sứ trang trọng mà lại gọi vợ là “mụ dầm” là cái con mẹ chẳng ra gì thì chẳng là chửi chớ còn là gì nữa.

Với nghệ thuật miêu tá hiện thực cụ thế và sinh động, Tú Xương đã thể hiện thái độ phê phán sắc bén của mình. Chúng ta còn có thể tìm thấy ở bức tranh xã hội trên nồi đau mất nước của một tâm hồn, một tâm lòng đáng quý đó.

Sau cùng, là hai câu kết:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Đây là lời buột miệng một cách tự nhiên của nhà thơ trước cảnh tượng trái tai gai mắt nói trên. “Đất Bắc” ở đây là chỉ vùng Bắc Hà nói chung, Hà Nội nói riêng, nơi lừng danh là kinh đô nghìn năm văn vật, nơi gặp gỡ, tụ hội của biết bao bậc hiền tài. ưu tú của đất nước ta. Câu thơ hãy “ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” có thế là tiếng kêu thương hướng về bản thân mình mà cũng có thể là tiếng kêu gọi hướng tới những ai còn chút tâm huyết, biết nghĩ đến nỗi nhục vong quốc, những ai còn chút tự hào về truyền thông tốt đẹp và cao quý của cha ông.

Trong câu thơ cuối này nhà thơ đã sử dụng một từ táo bạo là “ngoảnh cổ” thay vì “ngoảnh lại” nhẹ nhàng, trang nhã như Bà Huyện Thanh Quan trong phần kết bài Qua Đào Ngang quen thuộc đã viết: “Dừng chân ngoảnh lại trời non nước”. Từ “ngoảnh cổ” ở đây vừa nặng nề vừa nhuốm đầy màu sắc trào phúng, châm biếm. Sở dĩ ông phải dùng đến từ này là vì trong thực tế. trước mắt ông, xung quanh ông còn biết bao kẻ cô’ ý hoặc vô tình làm ngơ, quay mặt đối với nỗi nhục vong quốc sờ sờ ra đó. Âm điệu của hai câu kết này còn chút gì đau xót xô’n xang! “Nhân, tài dắt Bắc” mà nhà thơ hướng tới ở đây là ai? Nếu không phải là kẻ sĩ Bắc Hà, những bậc trí thức thời đại, những kẻ đã và đang muôn vượt qua cái cửa của trường thi này.

4. Đọc xong bài thơ chúng ta chợt nhận ra rằng phía sau nụ cười của nhà thơ là nỗi đau. Trong cái cười sâu cay của ông chúng ta chợt thấy thấp thoáng bóng dáng của những giọt nước mắt rơi xuống vì một nỗi đau.

Tóm lại, qua bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Tú Xương tuy chi vẽ lại cảnh tượng của một trường thi nhỏ bé, nhưng đã bộc lộ được bản chất của cả cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Cái đặc sắc và thú vị nhất ở đây là nhà thơ đã biến nghệ thuật làm thơ Đường thành một ngón đòn đả kích sắc bén để tỏ bày thái độ của mình với đối tượng mình không ưa thích. Cũng như các bài thơ khác của cùng tác giả, đằng sau nụ cười là cả một tấm lòng đau xót của nhà thơ.