Top 8 # Xem Nhiều Nhất Soạn Văn 9 Vnen Bài 4 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Văn 9 Bài Làng Vnen

A. Hoạt động khởi động

(Học sinh tự nghiên cứu)

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Làng”

2. Tìm hiểu văn bản

a) Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì?

Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã đẩy nhân vật vào một tình huống truyện đầy bất ngờ, éo le và gay gắt: ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Ấy vậy mà ông lại nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo giặc, lập tề từ miệng của những người dân tản cư.

Tình huống truyện đầy gay cấn này giúp tạo nên một nút thắt cho câu chuyện. Qua đó tạo điều kiện để diễn biến tâm lí gay gắt, những mâu thuẫn giằng xé trong nhân vật ông Hai, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở ông.

b. Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện

Trước khi nghe tin xấu về làng

Ông lão nhớ làng da diết, muốn trở về làng, cùng anh em trong làng tham gia kháng chiến.

Ông mong trời nắng cho Tây nó chết.

Ông luôn quan tâm đến tình hình chiến sự, đến các tin chiến thắng của quân ta.

Ông Hai lúc này đang trong tâm trạng vô cùng vui sướng, náo nức, vui mừng và tự hào trước thành quả cách mạng của quân ta: “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”.

Khi nghe tin làng theo Tây

Ban đầu

Những ngày sau đó

Khi nói chuyện với con

Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.

Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”.

Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”

Liệu có thật không hả bác, hay chỉ lại…

Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư…”.

Ông Hai sững sờ, bàng hoàng, xấu hổ, uất ức: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

Đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy

Suốt mấy ngày ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà và nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

Ông băn khoăn không biết có nên tin hay không vì ở làng ông ” họ toàn là những người có tinh thần cả mà …”. Song chứng cứ như vậy thì sai làm sao được nên ông phải tin.

Mụ chủ nhà biết chuyện và có ý đuổi khéo gia đình ông đi

Ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng ngay lập tức ông đã gạt phắt ý nghĩ đấy đi.

“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cũng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

Ông bế tắc và tuyệt vọng khi nghĩ về tương lai của mình và gia đình.

Trong lúc đau khổ, tuyệt vọng, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ.

Thế nhà con ở đâu?

Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Trong tâm trạng đầy đau khổ và bế tắc, những lời trò chuyện giúp ông vợi bớt đi nỗi dằn vặt về quyết định của mình.

Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”.

Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!

Vui mừng, phấn khỏi và hạnh phúc tột cùng.

c) Em hãy đọc lại đoạn ông hai trò chuyện với đứa con út từ “Ông lão ôm thằng con út lên lòng” đến “cũng vợi đi được đôi phần” và tìm những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai. Qua cách ông Hai suy nghĩ về tình yêu làng quê và lòng yêu nước, em có nhận xét gì về người nông dân này?

Những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai:

“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

“Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.”

Qua cách ông Hai suy nghĩ về tình yêu làng quê và lòng yêu nước, ta có thể thấy trong người nông dân này đã mang một nét đẹp mang tinh thần thời đại. Tình yêu làng quê, quê hương được mở rộng và thống nhất với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ. Đây là một nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng lúc bấy giờ. Có thể nói, nhân vật ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

A: Cái hay của truyện được tạo nên từ việc tạo dựng tình huống truyện đặc sắc.

B: Cách miêu tả tâm lí nhân vật mới là thành công của truyện.

Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Lí giải ý kiến của em.

3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại?

Trong ba câu đầu đoạn trích là hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau.

Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người.

Những dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại:

Ở mỗi lượt lời (trao và đáp) đều được đánh dấu gạch đầu dòng.

Có hai lượt lời qua lại, hỏi và đáp, nội dung trong câu nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.

b) Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Em hãy tìm dẫn chứng?

Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai tự nói với chính mình.

Trong đoạn trích này còn có câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”.

c) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc kể lại diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp lại họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những biểu hiện tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn “Làng”

Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?

Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình, diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật. Ông cảm thấy xấu hổ, niềm tin như bị đổ vỡ, ngôi làng mà ông coi là niềm tự hào nay lại bán nước theo giặc. Ông nhìn sang lũ con mà tủi thân, trào nước mắt. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.

2. Chương trình địa phương

Tìm hiểu về phương ngữ

a) Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào?

Bài làm:

c) Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích có tác dụng gì?

Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn trích ” Mẹ Suốt” phát huy tác dụng nhằm khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

d) Hãy tìm một số phương ngữ mà em biết.

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:

Phương ngữ bắc (Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…

Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…

Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…

3. Luyện tập về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

– Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

– Thầy nó ngủ rồi à?

– Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

– Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

– Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt…

(Kim Lân, Làng)

4. Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

– Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với người thân của mình.

– Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một ngươi bạn rất tốt.

– Dựa vào nội dung truyện ngắn Làng, hãy đóng vai ông hai kể lại câu chuyện khi nghe tin làng theo Tây và bày tỏ thái độ của ông với làng quê, đất nước và cuộc kháng chiến.

– Sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.

– Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà em sẽ trình bày

– Luyện tập nói ở nhà, hình dung trước: mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào?

Đề 1:

A. Mở bài: (dạng nêu kết quả trước)

Giới thiệu hoàn cảnh sau khi xảy ra chuyện kết hợp tả chút về cảnh(hè oi ả/ đông lành lạnh/ những cơn gió lướt qua…; cỏ cây hoa lá, cảnh vật…)

Nêu một chút về tâm trạng ở phần mở đầu sẽ ấn tượng hơn (tôi buồn, ân hận, day dứt…)

Nêu sự việc có lỗi với người thân của mình ( tại sao tôi có thể…; nói lên là người thân thế nào, tốt ra sao… để nêu bật sự hối hận)…

Giới thệu hoàn cảnh xảy ra chuyện có lỗi với người thân mình(lúc ấy làm sao, giới thiệu như trên nhưng hai phần phải có sự khác biệt trong cả cách tả, kể cũng như tính chất của hoàn cảnh.

Diễn biến của câu chuyện (tại sao lại như thế, dần dần kể lại câu chuyện đó với thái độ ân hận, buồn…)

Kết quả là người ấy giận hay im lặng (nên chọn im lặng để bộc lộ nội tâm), bản thân bạn đã xử sự ntn…

Bộc lộ nội tâm xen trong phần kể chuyện (thái độ ân hận…)

C. Kết bài: Nêu ra (khẳng định lại) là bạn ân hận ra sao, kết quả là bây giờ tình bạn đó ra sao, điều đó để lại cho bạn suy nghĩ thế nào về người thân, về bản thân, kinh nghiêm, bài học rút ra…

Đề 2:

A. Mở bài: Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp sẽ kể

B. Thân bài: Kể lại diễn biến buổi sinh hoạt

Không khí buổi sinh hoạt

Nội dung sinh hoạt

Cô giáo chủ nhiệm sơ kết hoạt động tuần qua, phổ biến kế hoạch tuần tới và kiện toàn lại tổ chức lớp, Nam được cô giáo cử làm lớp trưởng.

Ý kiến phát biểu: có ý kiến cho rằng Nam không tốt :ích kỉ, trầm lặng…

Ý kiến phát biểu của em về bạn Nam: dùng lí lẽ,dẫn chứng khẳng định, thuyết phục mọi người Nam là người tốt.

Thái độ và suy nghĩ của các bạn sau lời phát biểu của em.

Rút ra bài học về cách nhìn nhận, đánh giá một con người.

D. Hoạt động vận dụng

1. Trao đổi với bạn bè trong lớp về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, phát huy lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất.

(Học sinh tự thực hành tại lớp)

Bài viết tham khảo

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

– Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

– Ừ, không có gì đâu.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

– Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm và giới thiệu với các bạn trong lớp 1-2 truyện ngắn hoặc bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước.

2. Sưu tầm và trao đổi với cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình về một số phương ngữ nơi em sinh sống.

( Học sinh tự nghiên cứu)

Những bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước:

……………………………………………………………..

Soạn Văn 9 Vnen Bài 9: Đồng Chí

Soạn văn 9 VNEN Bài 9: Đồng chí

A. Hoạt động khởi động

Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?

Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.

Cách gọi “đồng bào” là cách gọi thân thương trìu mến, gắn liền với truyền thống “yêu nước với thương nòi” của người Việt. Hai tiếng “đồng bào” còn thể hiện một ý nghĩa rằng: mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với tình thương giống nòi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a) Bài thơ mang hình thức lời tâm tình, kể về tình đồng chí của hai người lính (anh với tôi). Em hãy cho biết, hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào? Điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà “không hẹn quen nhau”?

– Hai người lính đều có nguồn gốc xuất thân từ những miền quê nghèo khó:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua.

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Qua việc sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và cụm từ “đất cày lên sỏi đá”, ta có thể hình dung ra quê hương nghèo khó của những người lính. Họ sinh ra từ miền ven biển ngập mặn, khó làm ăn; từ vùng trung du đồi núi đất bạc màu, cằn cỗi. Người lính trong bài thơ là những người nông dân mặc áo lính. Họ có cùng chung quê hương nghèo khổ, chung giai cấp.

– Vốn là những người xa lạ nhưng họ lại “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đó là vì họ cùng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nghe theo sự thúc giục của lòng yêu nước, nên họ đã cùng lên đường đi chiến đấu. Từ những phương trời xa lạ, những người lính đã gặp nhau, quen nhau và có cùng chung mục đích cứu nước.

b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào? Em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ?

– Quá trình hình thành tình đồng chí của hai người lính:

+ Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ rồi gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh đều là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

+ Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng bên súng” là có chung nhiệm vụ đánh giặc. “Đầu sát bên đầu” là cùng chung ý nghĩa và lý tưởng. Họ cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”

– Dòng thơ thứ bảy của bài thơ hết sức đặc biệt.

+ Dòng thơ này chỉ có hai tiếng “đồng chí” ngắn gọn được tách riêng độc lập trở thành một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than.

+ Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.

+ Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

c) Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ những gì với người bạn chiến đấu của mình? Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy có ý nghĩa gì?

Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng và cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ với người bạn chiến đấu của mình.

– Họ cảm thông, thấu hiểu một cách sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.” Khi là đồng chí của nhau, họ kể cho nhau nghe những câu chuyện nơi quê nhà, hoàn cảnh gia đình. Đó là chuyện “ruộng nương” gửi lại “bạn thân cày”, là chuyện “gian nhà không” lung lay mỗi khi gió đến. Qua những lời tâm tình ấy, những người lính càng hiểu và cảm thông cho nhau hơn. Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

– Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

+ Người lính cùng nhau chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”

+ Người lính cùng chia sẻ với nhau sự thiếu thốn về vật chất, quân tư trang trong cuộc đời quân ngũ: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”.

Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy giúp những người lính càng tin tưởng và gắn kết nhau hơn, giúp họ càng thêm lạc quan, tin tưởng, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Tất cả những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội đã được cô đúc lại trong hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí và truyền cho nhau niềm tin chiến thắng.

d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh, nhạc điệu,…)

– Trong ba câu thơ cuối, hình ảnh người lính hiện lên trong thờ điểm đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới thời tiết sương muối khắc nghiệt, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới.

– Câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo” rất thực và cũng rất lãng mạn. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng.

Câu thơ có bốn chữ tạo nên nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim người đồng chí. Nhập đập của trái tim chan chứa yêu thương.

Câu thơ cuối là một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả Chính Hữu đã lấy câu thơ này để đặt nhan đề cho cả tập thơ.

Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ, ngôn từ, giọng điệu, những biện pháp nghệ thuật,…)

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

b) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.

a) Từ đơn và từ phức

(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.

– Khái niệm:

(2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

che chở, nho nhỏ, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, lấp lánh, lung linh, xanh xao, xa lạ, tri kỷ, lung lay.

b) Thành ngữ

(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

– Đánh trống bỏ dùi

– Chó treo mèo đậy

– Được voi đòi tiên

– Nước mắt cá sấu

Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Trong các tổ hợp từ trên, tổ hợp là thành ngữ bao gồm:

– Đánh trống bỏ dùi (làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở dang, thiếu trách nhiệm)

– Được voi đòi tiên (thái độ tham lam, được cái này rồi lại muốn cái khác tốt hơn)

– Nước mắt cá sấu (nước mắt thương xót giả dối; chỉ tình cảm giả nhân giả nghĩa để lừa người)

Tổ hợp là tục ngữ:

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác động, ảnh hưởng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người)

– Chó treo mèo đậy (Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất)

(2) Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.

c. Nghĩa của từ

(1) Nghĩa của từ là gì?

(2) Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở:

(3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Súng bên súng đầu sát bên đầu Đầu súng trăng treo

(4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa

(5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa

Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc

(2)

Từ nhiều nghĩa

Từ “chân”

Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn…)

Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng…)

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. (hăng lên chạy càn, nhảy càn)

– Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. (đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.)

Từ đồng nghĩa

là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).

Tô- bát, Cây viết – cây bút, Ghe – thuyền, Ngái – xa, Mô – đâu, Rứa – thế

Từ trái nghĩa

là từ có nghĩa trái ngược nhau.

xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, rộng – hẹp

Trường từ vựng

là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.

(3) Khái niệm:

(4)

Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Những nét nghĩa này không hoàn toàn khác nhau.

VD:Từ: “bàn”: Nghĩa 1: là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường (VD: bàn ghế)Nghĩa 2: là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó (VD: bàn bạc)

VD Từ “chân”: Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Nghĩa 2: là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển. (VD: bàn chân của em)

– quốc: tổ quốc

– gia: gia đình

D.Hoạt động vận dụng

1. Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ quê hương, trang phục và cảm giác trong đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy, các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:

Ríu rít sẻ nâu, trong khiết tiếng chim ri“Cho gươm mời đến Thúc lang Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, “Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?” khung trời tuổi thơ xanh rờn cổ tíchNắng với mưa, oi nồng và giá buốtmộc mạc hồn làng mẹ nuôi tôi lớn lên.

Trong rất nhiều lãng đãng nhớ và quênlàng vẫn thế. Cánh đồng vẫn thếMùa hanh hao tay cuốc bầm ruộng nẻlúa nghẹn đòng trắng xác những mùa rơm.

Tôi tan vào làn hương ngát mạ noncảm nhận lời ban sơ của đấtĐiều gì mãi còn – điều gì sẽ mấtlàng nhói lên trong hoài vọng bất thường.

3. Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán, cảnh Thùy Kiều (nhờ sự giúp đỡ của Từ Hải ) khi gặp lại và báo ân với Thúc Sinh có đoạn:

Từ “người cũ” và “cố nhân” trong đoạn thơ trên có đồng nghĩa không? Chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?

Soạn Văn 9 Bài Cố Hương Vnen

Một số tác phẩm về quê hương đã học:

Làng – Kim Lân

Quê hương – Tế Hanh

Đất nước – Nguyễn Đình Thi

Việt Bắc – Tố Hữu

Quê hương – Đỗ Trung Quân

Quê hương là nơi ta chôn rau cắt rốn, là cái nôi nuôi dưỡng và che chở ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, tình yêu đối với quê hương là một thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ và thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Cố hương

2. Tìm hiểu văn bản

a) Căn cứ vào thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”, ta có thể chia truyện thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Căn cứ vào thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”, ta có thể chia truyện thành bố cục 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” đây là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.

Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn”: Nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật.

Phần 3: Còn lại: Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

b) Cố hương là tác phẩm tự sự mang hình thức của truyện ngắn hiện đại. Theo em, văn bản này có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Trong đó, phương thức nào là chủ yếu?

Tác phẩm cố hương có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt gồm: tự sự, miêu tả và nghị luận.

Trong đó, phương thức tự sự được sử dụng chủ yếu.

c) Truyện Cố hương có nhiều nhân vật. Đó là những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là nhân vật trung tâm của truyện? Vì sao em xác định như thế?

Trong truyện ngắn “Cố hương” có các nhân vật: nhân vật người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh.

Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn) – người bạn thời ấu thơ của Nhuận Thổ.

Trong đó, nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì tác giả đã thông qua nhân vật này để miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

d) Tìm trong tác phẩm những từ ngữ thích hợp để hoàn thiện bảng sau:

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn nhỏ

(20 năm trước)

Nhuận Thổ lúc nhân vật “tôi” trở về quê

khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bó tí tẹo, cồ đeo vòng bạc sủng loáng

nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vùng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông…

Thái độ đối với “tôi”

Thân mật, gần gũi

Quyến luyến khi phải rời xa “hắn lẩn vào trong bếp khóc to và không chịu về”

e) Đọc đoạn văn từ “Tôi nghĩ bụng” đến “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”, em hiểu nhân vật “tôi” có cảm giác gì khi đang chứng kiến cảnh làng quê cũ của mình? Từ cảm xúc đó, em hiểu tình cảm của nhân vật “tôi” đối với làng quê như thế nào?

Đoạn văn từ “Tôi nghĩ bụng” đến “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”, nhân vật “tôi” đang mong muốn, ước mơ và hy vọng một cuộc đời mới cho cố hương. Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì, con người sẽ có tất cả. Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức. Qúa khứ không thể trở lại thì hãy hướng đến tương lai. Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường ấm no, hạnh phúc cho quê hương. Thế hệ trẻ phải được sống một cuộc đời “mới”, cuộc đời mà nhân vật “tôi” chưa từng được sống.

Suy nghĩ đó, cảm xúc đó bộc lộ tình yêu quê hương một cách mới mẻ của nhân vật “tôi ” và niềm tin mãnh liệt vào sự đổi mới của quê hương.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Cố hương

Kết thúc truyện ngắn Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn là suy nghĩ của nhân vật “tôi”: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường đi trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

a) Em hiểu hình ảnh con đường trong những câu trên như thế nào?

Hình ảnh con đường trong câu nói mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, triết lí.

Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người. Con đường của tự thân hành động, dựng xây và hi vọng. Con đường không tự nhiên có mà do chính con người, nhiều người đi mãi đi nhiều góp phần tạo dựng nên.

Đó là con đường cách mạng, con đường giải phóng cho nông thôn và xã hội Trung Quốc.

b) Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về con đường phía trước của bản thân; trong đó có sử dụng ít nhất một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ ấy.

– Triển khai theo các ý:

Con đường tương lai mà em dự định theo đuổi là gì?

Những khó khăn và thuận lợi trên hành trình chinh phục con đường ấy.

Em đã chuẩn bị những hành trang gì để có thể vững bước trên con đường ấy?

Quyết tâm của em với con đường phía trước của bản thân.

2. Ôn tập phần Tập làm văn

a) Kẻ bảng sau vào vở và đánh dấu X vào các ô trống mà kiểu văn bản hành chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).

(1) Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?

Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng vẫn được gọi là văn bản tự sự vì phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản đó là phương thức tự sự. Những phương thức khác chỉ là phụ để khiến cho văn bản tự sự thêm sinh động, không nhàm chán.

Trên thực tế, không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất vì như thế sẽ khiến cho bài văn cứng nhắc và dễ dàng trở nên nhàm chán. Trong quá trình viết, người viết thường sẽ kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.

(2) Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bảo giờ cũng phân biệt bố cục rõ ràng ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sựu của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?

Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 đến lớp 9 không phải bảo giờ cũng phân biệt bố cục rõ ràng ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài vì

Thể hiện sự sáng tạo của nhà văn và quan trọng hơn là gây được sự hứng thú, tò mò cho người đọc

Hầu hết những bài tự sự không có đủ bố cục ba phần trong chương trình Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9 đều là của những nhà văn lớn hoặc những người đã làm việc với ngôn ngữ, văn bản trong nhiều năm nên họ có nhiều kinh nghiệm viết.

Bài tập làm văn tự sựu của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu vi: Hiện tại, học sinh chỉ mới đang “Tập” làm văn chứ chưa phải là viết văn, sáng tạo văn bản thực sự. Chính vì thế nên học sinh cần phải đi theo từng bước để nắm vững được cách thức làm bài.

(3) Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.

Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp ích rất nhiều trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn:

Giúp cho học sinh có thể nhận diện được các yếu tố cấu thành nên một bài văn tự sự: cốt truyện, sự kiện, nhân vật để từ đó có thể hiểu sâu hơn về diễn biến cốt truyện và tính cách của nhân vật.

Học sinh có thể xác định được ngôi kể, giọng điệu, diễn biến tâm lí nhân vật, độc thoại, đối thoại – những đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của một tác phẩm tự sự.

Ví dụ:

Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân học sinh có thể xác định được nhân vật chính là ông Hai và việc xây dựng tình huống truyện độc đáo của tác giả đã khiến cho diễn biến tâm trạng của nhân vật được hiện lên rõ nét. Từ ấy, người đọc có thể nhận ra tình yêu làng, yêu quê hương, yêu đất nước của nhân vật ông Hai luôn tồn tại thống nhất với nhau.

Trong tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du, ở đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, người đọc có thể hình dung về thế giới nội tâm phong phú của Kiều với nỗi lo lắng cho thân phận hẩm hiu, lênh đênh của mình. Nàng không biết mình sẽ đi về đâu, tương lai của mình sẽ ra sao.

(4) Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc – hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc làm bài văn tự sự của em? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.

Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc – hiểu văn bản tiếng Việt tương ứng đã giúp em rất nhiều trong việc viết bài văn tự sự:

Xác định rõ ràng các bước để làm bài văn tự sự

Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện cho phù hợp với yêu cầu của đề bài

Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ trong bài viết để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn

Ví dụ:

Trước khi viết bài văn tự sự, em sẽ xác định rõ các bước làm bài: Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và sửa chữa. Việc tuân thủ các bước làm bài ấy sẽ giúp em tránh được tình trạng lạc đề và bài văn tự sự sẽ có sự trau chuốt, cẩn thận hơn.

Thay vì viết câu: “Mặt trời đỏ rực” thì em sẽ sử dụng thêm các từ ngữ giàu hình ảnh kết hợp với biện pháp tu từ để câu văn trở nên sinh động hơn “Ông mặt trời vươn vai thức dậy, tỏa những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất khiến cho cả không gian bừng sáng lên một màu đỏ rực rỡ”

……………………………………………………………..

Soạn Văn 8 Vnen Bài 4: Lão Hạc

Soạn văn 8 VNEN Bài 4: Lão Hạc

A. Hoạt động khởi động

(trang 24, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Qua việc đọc tác phẩm ở nhà, theo em, có thể đổi tên truyện Lão Hạc thành Con chó vàng được không? Vì sao?

Trả lời:

Qua việc đọc tác phẩm ở nhà, theo em, không thể đổi tên truyện Lão Hạc thành Con chó vàng được. Vì các lí do:

* Nội dung của câu chuyện xoay quanh cuộc đời, những tâm sự và phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc. Cậu Vàng giống như cây cầu nối để làm rõ tình cảm của lão Hạc với con trai, đồng thời thể hiện sự nhân ái của lão;

* Nhân vật chính ở trong tác phẩm này là Lão Hạc chứ không phải là con chó vàng;

* Con chó Vàng chỉ được coi như trong một câu chuyện của Lão Hạc.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 25, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản sau: LÃO HẠC

2. (trang 33, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản

a. Tóm tắt gia cảnh của lão Hạc. Theo em cậu Vàng có ý nghĩa như thế nào với lão Hạc? Chi tiết nào cho em biết điều đó?

b. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình. Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc, em thấy con người này là người như thế nào?

c. Hoàn thành phiếu học tập sau để thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật:” tôi” về lão Hạc. Qua đó, em thấy thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi” về lão Hạc Thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc

d. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời thật …đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ:” Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật “tôi” như thế nào?

e. Khi trao đổi về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc:

Bạn A cho rằng:” Cái hay của truyện được tạo nên từ việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ.

Bạn B lại cho rằng: Cách xây dựng nhân vật mới là thành công của truyện

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn không? Theo em, đặc sắc về nghệ thuật của truyện là gì?

Trả lời:

a. Tóm tắt gia cảnh của lão Hạc:

* Vợ lão mất sớm, con trai vì không có đủ tiền lấy vợ nên phẫn chí, bỏ đi phu đồn điền cao su.

* Lão sống với con chó Vàng – ” Cậu Vàng”

* Gia sản duy nhất còn lại của lão Hạc là mảnh vườn mà lão cố giữ bằng được cho con.

Theo em, con chó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Lão Hạc. Không chỉ là kì vật anh con trai để lại, mà với hoàn cảnh một mình lão sống cô đơn thui thủi như thế, cậu Vàng vừa như một người bạn để lão tâm tình, lại như đứa con cầu tự để lão quan tâm yêu thương, gửi gắm tình yêu thương, nhớ mong dành cho con trai.

Những chi tiết thể hiện sự quan trọng của cậu Vàng đối với lão Hạc:

* Gọi con chó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự

* Lão bắt rận cho nó, đem nó ra ao tắm

* Cho nó ăn cơm trong bát như 1 nhà giàu

* Ăn gì cũng chia cho nó

* Chửi yêu nó, trò chuyện với nó, nhắc đến anh con trai như là bố của cậu Vàng

b. – Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình:

+ Trước khi bán cậu Vàng, lão Hạc rất yêu thương nó

+ Lão vô cùng hối hận, day dứt khi đã bán cậu Vàng, khi đã “trót lừa một con chó”. Cụ thể:

* Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.

* Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra… Lão hu hu khóc”.

* Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.

+ Sau khi bán chó, lão Hạc tự sắp xếp cho phần cuối của cuộc đời mình mà không muốn phải phiền lụy đến ai, đầy lòng tự trọng. Cụ thể:

* Lão gửi nhờ mảnh vườn cho ông giáo trông coi đến khi nào con trai lão về thì nó có cái để làm vườn. Lão sợ khi lão mất rồi nhiều người lại dòm ngó

* Lão đem số tiền bán chó và nhịn ăn có được mang sang nhà ông giáo để nhờ vả ma chay cho mình

* Lão xin bả chó của Binh Tư để tự kết liễu cuộc đời mình.

– Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc, em thấy lão Hạc là người có tình yêu thương con vô cùng đánh quý, giàu lòng tự trọng và có ý thức nhân phẩm rất cao:

* Suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì thương con lão. Lão nhất quyết không tiêu lạm vào mảnh vườn và chút vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai.

* Lão Hạc là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống của chính mình. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ đe dọa cuộc sống của lão Hạc mỗi ngày và đấy lão vào đường cùng. Lão tìm đến cái chết, tìm một lối thoát cuối cùng.

* Lão giàu lòng tự trọng khi tự sắp xếp phần cuối đời cho mình, gửi ông giáo tiền ma chay để không phải phiền lụy đến làng xóm.

c. Hoàn thành phiếu học tập:

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi” về lão Hạc Thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc

Qua đó, em thấy rõ được thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc. Cụ thể:

– Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

– Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ “muốn ôm choàng lấy lão mà khóc”, muốn giúp đỡ

– Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

– Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

d. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời thật …đáng buồn”. Nhân vật tôi – ông giáo bất ngờ, hoài nghi và cảm thấy thất vọng:

+ Nhân vật “tôi” nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại “nối gót” Binh Tư.

+ Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)

Thế nhưng, khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ:” Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lúc này, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác:

+ Hóa giải được hoài nghi về lão Hạc trong lòng nhưng lại thấy buồn cho cuộc đời lão.

+ Xót xa vì người giàu lòng yêu thương, sống tử tế và nhân hậu, tự trọng như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội chứ không còn cách nào khác tươi sáng hơn.

e. Khi trao đổi về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc:

Bạn A cho rằng:” Cái hay của truyện được tạo nên từ việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ.

Bạn B lại cho rằng: Cách xây dựng nhân vật mới là thành công của truyện

Ý kiến của cả 2 bạn đều đúng, nhưng chưa đủ. Khi kết hợp cả 2 ý kiến đó, chúng ta có được những điểm đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của truyện “Lão Hạc”:

Đặc sắc nghệ thuật:

* Tình huống truyện đầy bất ngờ (Ý kiến của bạn A): Khi một người luôn chia sẻ với lão Hạc cũng lầm tưởng rằng lão “theo gót Binh Tư để kiếm miếng ăn”, và cái chất bất ngờ, đau đớn của lão Hạc đã hóa giải tất cả những nghi ngờ đó trong lòng ông giáo.

* Chi tiết truyện: tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua sự nhìn nhận hết sức tỉ mỉ của ông giáo về các sự việc: từ việc lão Hạc bán con chó vàng, lão Hạc nhờ ông giáo làm ma chay, …

* Cách xây dựng nhân vật (Ý kiến của bạn B): Miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình và n diễn biến tâm lí tinh tế. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác (qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo), qua đó làm nổi bật những phẩm chất đáng quý của lão.

* Nhân vật người kể chuyện: nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện thông qua lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện (Ông giáo) làm cho câu chuyện giàu tính chân thực.

* Ngoài ra, truyện còn có một số nét đặc sắc về nghệ thuật khác như: ngôn ngữ truyện chân thực, cảm động; truyện giàu tính triết lí; …

3. (trang 34, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu từ tượng hình, từ tượng thanh

a. Đọc đoạn trích sau ( trong Lão Hạc của Nam Cao) và trả lời câu hỏi:

(1) Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật sự việc; từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?

(2) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự?

(3) Từ đó, hãy cho biết thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh và tác dụng của chúng trong văn miêu tả và tự sự

Trả lời:

(1) Xét các từ in đậm:

* Những từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái sự vật là: móm mém, xồng xộc, vật vã, rủ rượi, xộc xệch, sòng sọc

* Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người là: hu hu, ư ử

(2) Những từ ngữ gợi tả dáng vẻ, trạng thái, âm thanh như trên có tác dụng gợi hình ảnh cụ thể, sinh động mang lại giá trị biểu cảm cao.

(3)

* Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.

* Từ tượng hình, từ tượng thanh do có chức năng gợi hình và mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động như trong cuộc sống nên có giá trị biểu cảm cao.

* Tác dụng của từ tượng hình tượng thanh trong văn miêu tả và tự sự: Từ tượng hình,từ tượng thanh gợi được hình ảnh,âm thanh cụ thể,sinh động,có giá trị biểu cảm

4. (trang 35, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

a. Hai đoạn văn sau có mỗi liên hệ gì không? Tại sao?

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

b. Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh trả lời câu hỏi:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(1) Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai ?

(2) Theo em cụm từ trên , hai đoạn văn đã Liên hệ với nhau như thế nào ?

(3) Cụm từ trước đó mấy hôm gọi là phương tiện liên kết đoạn . Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản

c. Đọc các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Ví dụ 1:

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ

(1) Hai đoạn văn trên liệt kê hai khẩu của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Đó là những câu khẩu nào?

(2) Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên

(3) Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê , ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê . Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có Quan hệ liệt kê ( trước hết, đầu tiên)

Ví dụ 2:

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác, trước mắt tôi làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ

(1) Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên.

(2) Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn đó.

(3) Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê(trước hết, đầu tiên,…)

Ví dụ 3:

Bấy giờ, khi Bác viết gì cũng đưa cho một đồng chí xem lại, chỗ nào không hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa.

Nói tóm lại, viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình mà tiến bộ.

(1) Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên với đoạn có ý nghĩa khái quát

(2) Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó

(3) Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa khái quát, ta thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc. Hãy kể tiếp các sự việc mang ý nghĩa trên (tóm lại, nhìn chung,….)

Ví dụ 4:

U lại nói tiếp:

– Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố con đóng sách cho mà đi học bên anh Thuận

Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăm nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các nó vừa chăn trâu vừa học đấy thì sao.

Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn trên. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết.

Có thể sử dụng các ……. chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:

* Dùng từ có tác dụng liên kết:……………, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý…………., so sánh,……….,…………,khái quát,….

* Dùng………..

Trả lời:

a. Xét 2 đoạn văn:

– Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì, bởi vì đoạn văn phía trên đang nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi.

– Hai đoạn văn trên rời rạc bởi không có phương tiện nối kết thể hiện quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau.

b. Xét 2 đoạn văn:

+ Cụm từ “trước đó mấy hôm” giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

+ Với cụm từ “trước đó mấy hôm” hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

+ Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

c. Xét các ví dụ:

– Ví dụ 1:

(1) Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

(2) Từ ngữ liên kết: Bắt đầu(là), thế(là), sau

(3) Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, một là, hai là,…

– Ví dụ 2:

(1) Quan hệ của 2 đoạn văn: Quan hệ đối lập

(2) Từ ngữ liên kết: Nhưng

(3) Các phương tiện liên kết có quan hệ đối lập: nhưng, trái lại, song, ngược lại,…

Ví dụ 3:

(1) Quan hệ của 2 đoạn văn: Quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết

(2) Từ ngữ liên kết: Nói tóm lại

(3) Các phương tiện liên kết có quan hệ ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: Như vậy, nhìn chung, tóm lại,…

Ví dụ 4:

* Câu liên kết hai đoạn văn trên là Ái dà, lại còn chuyện học nữa cơ đấy!

* Câu có tác dụng liên kết vì nó khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung sau.

d. Hoàn thiện bảng thông tin như sau:

Có thể sử dụng các phương tiện chủ yếu sau đây để thể hiện các đoạn văn

– Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát, …

– Dùng câu nối

C. Hoạt động luyện tập

Trả lời:

Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Dù anh con trai đã đi phu đồn điền cao su, nhưng chưa khi nào lão Hạc nguôi đi sự day dứt vì đã không có đủ tiền cho con cưới vợ. Lão ngày đêm mong nhớ con, nuôi cậu Vàng như để lưu giữ chút kỉ niệm về con. Khi đến bước đường cùng, cuộc sống của cảnh già ốm yếu dù khó khăn, dù phải chọn cái chết để kết thúc tất cả những đau đớn của cuộc đời, nhưng lão vẫn cố giữ trọn mảnh vườn và gửi ông giáo chút tiền, để khi anh con trai về còn có chút vốn liếng mà làm ăn. Qua đó, ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người cha nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt. Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp như giàu lòng vị tha, lòng tự trọng đáng kính, thì dường như sâu đậm nhất, ở lão Hạc vẫn luôn thường trực một tình thương con dạt dào, sâu sắc.

2. (trang 37, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc đoạn văn sau và cho biết nhân vật: “tôi” (có thể coi là tác giả) trong tác phẩm Lão hạc có suy nghĩ như thế nào về cách nhìn nhận mọi người xung quanh? Từ đó em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân?

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không có tìm mà hiểu họ ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc ,bắn tiền , xấu xa, bỉ ổi…toàn nhưng có để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng ,buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

Trả lời:

– Cách nhìn nhận về mọi người xung quanh mà “tôi” đưa ra là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

+ Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

+ Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải “cố tìm hiểu”

+ Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

– Bài học cho mỗi chúng ta: Chúng ta cần xây dựng cho mình cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người; cần tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.

* Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chỗ chồng nằm.

* Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

* Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

* Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Trả lời:

Từ tượng hình là: rón rén , sấn , lẻo khẻo, chỏng quèo

Từ tượng thanh là: soàn soạt, bịch, nham nhảm

Các từ tượng thanh, tượng hình giúp người đọc cảm nhận rõ được sự ân cần của chị Dậu dành cho chồng. Các câu văn sau thể hiện hình dáng xấu xí, thiếu sức sống và thái độ hung dữ, độc ác, vô nhân tính của tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước thái độ và hành động đó, chị Dậu đã vùng lên để bảo vệ chồng.

* rón rén: chỉ bước đi nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới người khác

* sấn: bước đến gần với thái độ hùng hổ, không có ý tốt

* lẻo khẻo: chỉ hình dạng người gầy, yếu, thiếu sức sống

* chỏng quèo: là ngã giơ 2 tay, 2 chân lên

* soàn soạt: ăn nhanh, phát ra tiếng động to

* bịch: mô tả âm thanh của cú đấm mạnh

* nham nhảm: nói nhiều nhưng tiếng nhỏ, lời nói không rõ ràng

4. (trang 37, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm và phân biệt ý nghĩa của 3 từ tượng thanh tả tiếng cười.

Trả lời:

Chọn các từ: ha ha, hi hi, hô hố:

* Ha ha: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.

* Hi hi: từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.

* Hô hố: từ mô phỏng tiếng cười to, thô lỗ, gây cám giác khó chịu cho người khác

D. Hoạt động vận dụng

(trang 37, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Viết bài văn ngắn khoảng 20 câu trình bày cảm nhận của em về người nông dân trong xã hội cũ sau khi học xong hai bài Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc. Phân tích tính liên kết giữa các đoạn trong bài văn em vừa tạo lập.

Trả lời:

Học sinh tự viết đoạn văn, có thể tham khảo dàn ý sau đây:

1. Khẳng định: sau khi học xong hai bài Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc , ta thấy chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

* Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể:

– Là một người vợ giàu tình thương, lo lắng, chăm sóc cho chồng.

– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng, tiềm tàng sức mạnh phản kháng

* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất đáng quý của người nông dân:

– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu, giàu lòng vị tha.

– Dù nghèo khổ nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch và lòng tự trọng.

2. Lão Hạc và chị Dậu đều là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng:

* Chị Dậu: Gia cảnh nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng đau ốm, …

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.

3. Các tác giả đều thể hiện được tinh thần nhân đạo khi xây dựng các nhân vật:

– Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật

– Đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân trước CMT8

– Lên án tố cáo xã hội Thực dân nửa phong kiến khiến đời sống của người nông dân “một cổ hai tròng”

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. (trang 38, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm xem bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy (đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể từ 3 tác phẩm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Hình ảnh Lão Hạc khi được dựng thành phim có gì giống và khác so với hình ảnh Lão Hạc trong tưởng tượng của em khi đọc tác phẩm?

2. (trang 38, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Sưu tầm một số bài thơ/đoạn thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Ghi lại những câu thơ/đoạn thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.