Top 4 # Xem Nhiều Nhất Soạn Văn 12 Bài Luật Thơ Violet Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12: Luật Thơ

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Luật thơ

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ1. Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định. Ví dụ: Luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,…

Nói chung, ta có thể phân chia các thể thơ Việt Nam thành 3 nhóm chính:

a) Các thể thơ dân tộc gồm: thể lục bát, song thất lục bát và hát nói. b) Các thể thơ luật Đường gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú). c) Các thể thơ hiện đại gồm: thể năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thể hỗn hợp, thể tự do, thơ – văn xuôi,…2. Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng, số tiếng và các đặc điểm của tiếng và cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… là các nhân tố cấu thành luật thơ (xem trong SGK).

– Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

– Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

– Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đối (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2.

– Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

2. Thể song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất) Ví dụ:Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,Đường bèn cầu cỏ mọc còn non.Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. (Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

– Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6-8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

– Vần: Gieo vần lưng ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non – buồn).

– Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc.

Ví dụ:Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. (Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).

3. Các thể ngũ ngôn luật Đường Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũ ngôn bát cú có kết cấu 4 phần: đề, thực, luận, kết.

Ví dụ một bài thơ ngũ ngôn bát cú:

– Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dòng). – Vần: 1 vần (độc vận), gieo cần cách (bên, đen, lên, hèn). – Nhịp lẻ: 2/3. – Hài thanh: có sự luân phiên B -T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

Gồm 2 thể chính: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Mỗi thể lại chia ra thất ngôn luật bằng (thể bằng) và thất ngôn luật trắc (thể trắc). Đây là hai thể thơ có kết cấu, niêm luật chặt chẽ, được nhiều người ưa thích và đến nay vẫn được nhiều người sử dụng để sáng tác.

a) Thất ngôn tứ tuyệt (còn gọi là thể tứ tuyệt hay tuyệt cú) Ví dụ một bài thơ tứ tuyệt thể trắc:

ÔNG PHỖNG ĐÁÔng đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không? (Nguyễn Khuyến)

– Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng. – Vần: 1 vần. Cách hiệp vần: vần chân, gieo vần cách (đồng – không). – Nhịp: 4/3. – Hài thanh theo mô hình sau:

b) Thất ngôn bát cú Ví dụ một bài thất ngôn bát cú thể trắc:

– Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết).

– Vần: Gieo vần chân, độc vận (hoa, nhà, gia, ta và tà ở dòng thơ thứ nhất).

– Nhịp: 4/3.

– Hài thanh theo mô hình sau:

Luật thơ thất ngôn bát cú rất chặt chẽ: một mặt là luật hài thanh, đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 (có thể theo thể trắc hoặc theo thể bằng); mặt khác, đòi hỏi phải niêm (dính) giữa các dòng 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7 và 1 – 8. Về kết cấu, bài thơ chia thành 4 cặp: 2 dòng đầu là đề (phá đề và thừa đề) để vào bài; 2 dòng tiếp theo là thực để giải thích rõ đề, 2 dòng luận để bàn luận và hai dòng kết để kết bài.

Như vậy, thơ luật Đường hết sức chặt chẽ, nhưng rất gò bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phóng khoáng, nhịp điệu rộng mở.

III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI Thành tựu lớn của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là đã đổi mới và sáng tạo nhiều thể thơ mới.

Thơ Việt Nam hiện đại có đủ các thể: từ thơ hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy, tám tiếng; thơ tự do và cả thơ văn xuôi.

Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tiếp nhận ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, “phong trào Thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững”. (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2003).

Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được bài học.

LUYỆN TẬP Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn luật Đường qua các ví dụ sau:

Gợi ý: a) Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,Khói Cam Tuyển mờ mịt thức mây,

– Cách gieo vần: gieo vần lưng: nguyệt, mịt. – Ngắt nhịp: nhịp 3/4:

Trống Tràng Thành / lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây

– Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc. Ở đây là thanh bằng:

Trống Tràng Thành (B) Khói Cam Tuyền (B)

b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

– Cách gieo vần: 1 vần, vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, 2, 4: xa, hoa, nhà.

– Ngắt nhịp: nhịp 4/3.

– Hài thanh: theo mô hình sau:

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12: Luật Thơ (Tiếp Theo)

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Luật thơ (tiếp theo)

LUYỆN TẬP1. So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (mục II.3 bài trước) với đoạn thơ năm tiếng trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.a) Bài Mặt trăng

– Gieo vần: 1 vần (độc vận), vần chân (cuối câu), gieo vần cách (bên, đen, lên, hèn).

– Nhịp lẻ: 2/3

– Hài thanh: có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và thứ 4 .b) Đoạn thơ trong bài Sóng: – Gieo vần:

+ Vần chân, gieo vần cách trong từng khổ ở tiếng cuối câu thứ 2 và thứ 4:

* Khổ 1: thế, trẻ. * Khổ 2: em, lên.

+ Khổ 1 gieo vần trắc (Tv) thì khổ 2 gieo vần bằng (Bv).

– Ngắt nhịp: 3/2.

– Hài thanh: không theo quy luật luân phiên B- T như trong ngũ ngôn truyền thống mà chủ yếu là theo quy luật của tình cảm, cảm xúc. Chẳng hạn, ở khổ 1, ta thấy:

B B Ôi con sóng ngày xưa B T Và ngày sau vẫn thế T B Nỗi khát vọng tình yêu B T Bồi hồi trong ngực trẻ.

2. Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống. Đưa người, / ta không đưa qua sông, (2/5) Sao có / tiếng sóng ở trong lòng? (2/5) Bóng chiều không thắm, / không vàng vọt, (4/3) Sao đầy hoàng hôn / trong mắt trong? (4/3)

– Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (Bv).

– Cách ngắt nhịp: Hai câu 3 và 4 ngắt nhịp 4/3 theo cách ngắt nhịp của thơ thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2/5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường lúc bấy giờ.

3/ Bài này anh (chị) tự làm. (Có thể trao đổi thêm trong nhóm học tập).

4. Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới.

– Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (Bv).

– Ngắt nhịp: 4/3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú).

– Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

Soạn Văn Lớp 12 Bài Luật Thơ (Tiếp Theo) Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 12 bài Luật thơ (Tiếp theo) ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khố thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống. Câu 3 (trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Dùng các kí hiệu để ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sau: Mời trầu Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Soạn văn lớp 12 trang 127 tập 1 bài Luật thơ (Tiếp theo) ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Luật thơ (Tiếp theo) lớp 12 tập 1 trang 127

Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống trong bài Mặt trăng (tr. 103 – 104, SGK) và đoạn thơ của Xuân Quỳnh.

Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khố thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.

Câu 3 (trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Dùng các kí hiệu để ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sau:

Mời trầu

Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Câu 4 (trang 128 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.

Sách giải soạn văn lớp 12 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 127

Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau:

a. Giống nhau:

– Mỗi câu có năm tiếng.

– Đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …

– Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b. Khác nhau:

Đưa người – ta không đưa qua “sông”, (2-5)

Sao có – tiếng sóng ở trong “lòng”? (2-5)

Bóng chiều không thắm, – không vàng vọt, (4-3)

Sao đầy hoàng hôn – trong mắt “trong”? (4-3)

– Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).

– Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 128

– Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)

– Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

Tags: soạn văn lớp 12, soạn văn lớp 12 tập 1, giải ngữ văn lớp 12 tập 1, soạn văn lớp 12 bài Luật thơ (Tiếp theo) ngắn gọn , soạn văn lớp 12 bài Luật thơ (Tiếp theo) siêu ngắn

Giáo Án Văn 12 Tiết 23 Và 30: Luật Thơ

Tiết: 23, 30 Ngày soạn:20 /9/09 Ngày dạy: 26 /9 /09 Tiếng Việt LUẬT THƠ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm được quy luật của các thể thơ; đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam. Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. 2. Kĩ năng: Cách gieo vần, hài hoà âm thanh, ngắt nhịp trong một số thể thơ. 3. Thái độ: Biết nhận ra giá trị nhạc tính và phân tích, biết làm thơ theo đề tài. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: + Thầy: SGK; sách GV; Đọc lại “Từ điển văn học” ; Thiết kế bài dạy. + Trò: Đọc kĩ & soạn bài theo 2 phần I-II (Trang 101-127.) C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1: Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: Nội dung Lớp 12A1 Lớp 12A2 Lớp 12A3 Kiểm diện Kiểm tra *Hỏi: – Trình bày khái niệm VB khoa học và ngôn ngữ KH? – Giải bài tập 3 ở SGK-tr. 76 *Trả lời: – Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập (dựa vào ngành: văn bản KHTN, văn bản KHXH&NV và văn bản KH- công nghệ). – Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực KH, tiêu biểu là trong văn bản KH. Hoạt động 2: Vào bài mới: Các tác phẩm thơ từ cổ chí kim ra đời và tồn tại mãi với thời gian, ngoài nội dung sâu sắc, cón có yếu tố thi luật. Vậy thế nào là luật thơ của một thể thơ và VN có những thể thơ chính nào? Một số thể thơ phổ biến hiện nay có luật thơ ra sao? 2 tiết học này sẽ tập trung đi vào việc tìm hiểu các nội dung trên. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức khái quát về luật thơ: Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thể thơ truyền thống. – Yêu cầu HS quan sát ngữ liệu SGK, đối chiếu phần nhận xét, hình thành kiến thức về thơ song thất lục bát, sau đó đưa một ngữ liệu khác cho HS phân tích khắc sâu kiến thức (Một đoạn trong Cung oán ngâm khúc của NGT) – Yêu cầu quan sát ngữ liệu, nêu nhận xét hình thành kiến thức. – Hướng dẫn Hs quan sát ngữ liệu SGK và ngữ liệu khác ( một bài thơ tứ tuyệt của Lí Bạch hoặc HCM ), nhận ra các nguyên tắc của luật thơ – Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ của thể thơ TNBCĐL ( Như trên) – Đưa ngữ liệu : Bài thơ Thương vợ của Tú Xương. VD:*Luật trắc, vần bằng: Tiếng suối trong như tiếng hát xa *Luật bằng, vần bằng: Trong tù không rượu cũng không hoa Hoạt đông 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu thi luật các thể thơ hiện đai – GV giới thiệu đôi nét về Phong trào Thơ mới và những cách tân của thơ hiện đại – Chọn 1 ngữ liệu trong các bài thơ hiện đại ở phần đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn 11. TIẾT 2: Hoạt động 6: Hướng dẫn HS luyện tập khắc sâu kiến thức cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức Hoạt động 7: Hướng dẫn HS tổng kết kiến thức qua phần ghi nhớ SGK -HS đọc SGK -Nêu ngắn gọn lí thuyết dựa theo SGK -Hs quan sát đoạn thơ của Thâm Tâm, nhận xét : Thanh điệu, vần, ngắt nhịp… HS quan sát ngữ liệu “ Cậy em, em có chịu lời, …Xót tình máu mủ thay lời nước non…” (Truyện Kiều- ND) – Vận dụng hiểu biết từ ví dụ trong SGK, phân tích ngữ liệu do GV nêu: “Trong cung quế âm thầm chiếc bóng, Đêm năm canh trông ngóng lần lần. Khoảnh làm chi bấy chúa xuân! Chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi…” HS quan sát ví dụ SGK, nhận xét các phương diện – HS đọc ngữ liệu, đối chiếu phần nhận xét của SGK, vận dụng vào việc nhận biết các quy tắc đó thể hiện trong các ngữ liệu khác 1/ B B B T T B B 2/ B T B B T T B 3/ T T B B B T T 4/ B B T T T B b 5/ T B B T b B T 6/ B T B b T t b 7/ B T T B B T T 8/ T B B T T B B – HS theo dõi, chú ý các đ. điểm của thơ hiện đại. – Phân tích đặc điểm thơ hiện đại qua ngữ liệu (Tiếngthu-Lưu Trọng Lư): “Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức. Em không nghe rạo rực . Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ…” – Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung – Hs theo dõi hướng dẫn của Gv tiến hành lập mô hình bằng kí hiệu bài thơ của HXH HS theo dõi, ghi kiến thức ở phần Ghi nhớ vào vở I/ Khái quát về luật thơ: 1. Khái niệm: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. Ví dụ: Luật thơ lục bát, thơ song thất lục bát… Phân nhóm các thể thơ Việt Nam: – Nhóm 1: Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát, hát nói. – Nhóm 2 : Các thể thơ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú – Nhóm 3: Các thể thơ hiện đại: Thơ 5 tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do, hỗn hợp, thơ văn xuôi… 3. Vai trò của Tiếng trong việc hình thành luật thơ: + Tiếng trong Tiếng Viêt: – Xét về ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết. – Xét về ngữ nghĩa: Nhìn chung tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. – Xét về ngữ pháp: Tiếng thường là một từ. + Tiếng trong hình thành luật thơ: – Tiếng là căn cứ để xác định các thể thơ. (Thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn…) – Tiếng là căn cứ đẻ xác định cách hiệp vần của bài thơ (Vần chân, vần lưng, vần ôm, gián cách…vần bằng vần trắc…) – Thanh của tiếng tạo nên nhạc điệu thơ, nhịp thơ ( Phối thanh, ngắt nhịp) II/ Một số thể thơ truyền thống: 1. Thơ lục bát: – Số tiếng: Mỗi cặp lục bát có 2 dòng : Dòng lục(6 tiếng) và dòng bát(8 tiếng) – Hiệp vần: Vần chân và vần lưng. – Ngắt nhịp: Nhịp chẵn 2/2/2 – Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên các thanh B-T-B ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm – bỗng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát 2. Thơ song thất lục bát – Số tiếng: Cặp song thất ( 7 tiếng) và cặp lục bát (6,8 Tiếng) luân phiên kế tiếp trong bài – Hiệp vần: ( lọc- mọc, buồn- khôn) . Cặp song thất có vần trắc . Cặp lục bát có vần bằng. . Giữa cặp sông thất và cặp lục bát có vần liền ( non- buồn ) – Hài thanh: Cặp song thất có thể lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát có sự đối xứng B-T chặt chẽ như ở thể lục bát – Ngắt nhịp: Nhịp ¾ ở câu thất và nhịp 2/2/2 ở câu lục bát. 3. Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật: Có 2 thể chính: Ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú – Số tiếng: 5 hoặc 8, có 4 hoặc 8 dòng – Gieo vần: Vần chân, độc vận. – Ngắt nhịp : Lẻ 2/3 – Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4 4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật: Có 2 thể chính: a/ Thất ngôn tứ tuyệt: Số tiếng: 7 tiếng/ 4 dòng -Vần: Vần chân, độc vận, vần cách – Nhịp 4/3 – Hài thanh: Mô hình SGK b/ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: – Số tiếng: 7 tiếng/ 8 dòng ( 4 phần: Đề, thực, luận, kết) – Vần: Vần chân, độc vận – Nhịp 4/3 – Hài thanh: Mô hình SGK – Niêm luật chặt chẽ: + Luật: .Luật B vần B .Luật T vần B (Căn cú tiếng thư 2 câu phá đề) + Niêm (dính): Ở các dòng thơ: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 ( Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh) III/ Các thể thơ hiện đại (Thơ mới): 2. Đặc điểm: – Thể thơ : Không nhất định. Thường là 5 – 8 tiếng – Vần: Vần B vần T (Vần chính, vần thông) . Cách hiệp theo nhiều kiểu: vần liên tiếp, vần gián cách, vần ôm. – Nhịp điệu : Các âm và thanh được lựa chọn tự do, ngắt nhịp tuỳ tình ý trong câu, trong bài. IV/ Luyên tập: * Bài tập 1: ( Trang 107) +Câu a: – Gieo vần: – Nguyệt- mịt ( Vần T) – Tay- ngày ( Vần B) – Mây – Tay – Ngắt nhịp: . Hai câu thất: Nhip ¾ . Hai câu lục bát : Nhịp chẵn 2/2/2 – Hài thanh: Tiếng thứ 3 ở cặp thất: thanh B; Cặp lục bát các tiếng 2,4,6 : B-T-B … + Câu b: Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt : Các yếu tố số tiếng, vần, ngắt nhịp theo đúng luật thơ. + Bài tập 1: ( Trang 127) – Bài thơ : Sóng của Xuân Quỳnh viết theo luật thơ hiện đại. . Số tiếng: 5 tiếng . Gieo vần: Vần T, vần B, gián cách . Hài thanh: Hài hoà theo nhịp những con sóng + Bài tập 2: (tr. 107) . Số tiếng : & tiếng . Ngắt nhịp : Linh hoạt . Hài thanh : Câu 2: Hầu hết thanh T Câu 4: Hầu hết thanh B . Gieo vần : B, liên tiếp , gián cách + Bài tập 3: Bài Mời trầu ( HXH) T B B T T B Bv B T B B T T Bv T T B B B T T B B B T T B Bv + Bài tập 4: Khổ thơ trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận . Số tiếng : 7 tiếng ( Thất ngôn) . Ngắt nhịp 4/3 . Vần : Chân gieo ở câu 2, 4, hiệp vần cách . Hài thanh: Các tiếng 2,4 6, có thanh đối xứng luân phiên V/ Ghi nhớ : (SGK-tr. 107) Hoạt động 8: Củng cố-Dặn dò: + Nắm và phân tích được các ý chính trong phần Ghi nhớ(tr.107) + Hoàn thành bài luyện tập còn lại. PHẦN RÚT KINH NGHIỆM: