Top 6 # Xem Nhiều Nhất Soạn Sinh Học Lớp 8 Bài 31 Trao Đổi Chất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Sinh Học 8 Bài 31: Trao Đổi Chất

Soạn sinh học 8 Bài 31: Trao đổi chất thuộc CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Đề bài

Quan sát hình 31 – 1, cùng với những hiểu biết của bản thân hãy trả lời:

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

– Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

– Hệ hô hấp đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

– Hệ tuần hoàn đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

– Hệ bài tiết đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

* Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài biểu hiện như sau:

– Có thể lấy vào khí oxi và thải khí CO2 nhờ hệ hô hấp

– Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa

– Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết

– Thải phân nhờ hệ tiêu hóa.

* Hệ tiêu hóa có vai trò trong sự trao đổi chất là:

+ lấy thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài vào cơ thể, rồi biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đưa vào hệ tuần hoàn đi nuôi cơ thể.

+ chất bã còn lại được thải ra ngoài ở dạng phân.

* Hệ hô hấp có chức năng:

+ lấy oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể

+ thải CO2 của cơ thể ra môi trường ngoài.

* Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng trong sự trao đổi chất là:

+ vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng đến từng tế bào.

+ đồng thời vận chuyển CO2 (đưa về hệ hô hấp để thải ra) và chất độc, chất không cần thiết cho cơ thể (đưa về hệ bài tiết để thải ra ngoài)

* Hệ bài tiết có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất độc, chất thải của tế bào để thải ra môi trường ngoài dưới dạng nước tiểu.

Đề bài

– Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?

– Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

– Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

– Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

– Máu và nước mô cung cấp chất dinh dưỡng và chất khí cho tế bào chất

– Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm là chất thải, CO2

– Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được dưa tới cơ quan bài tiết là phổi, thận, da…

– Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như sau:

Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận tử máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong được đưa tới hệ bài tiết còn khí CO2 được đưa đến phổi.

Đề bài

Qua sơ đồ hình 31 – 2, em hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

Qua sơ đồ em thấy sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất của tế bào có quan hệ sau:

+ trao đổi ở cấp độ cơ thể được thực hiện như sau: cơ thể lấy vào từ môi trường thức ăn, nước, muối khoáng (nhờ hệ tiêu hóa) và oxi (nhờ hệ hô hấp), thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản dễ hấp thụ, chất thải và CO2 được thải qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

+ trao đổi ở cấp độ tế bào: tế bào thu nhận oxi, chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào thải ra môi trường trong để đưa tới hệ bài tiết, hệ hô hấp.

Mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

+ TĐC ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho TĐC ở cấp độ tế bào. Không có sự TĐC ở cấp độ cơ thể thì cũng không có TĐC ở cấp độ tế bào

+ ngược lại: TĐC ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.

Sự TĐC ở cấp độ tế bào và TĐC ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể thiếu 1 trong 2 quá trình trên.

Giải bài 1 trang 101 SGK Sinh học 8.

Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Đề bài

Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối.

Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận O2, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

Hệ bài tiết lọc máu để giữ lại các chất cần thiết và thải ra các chất bã, độc hại ra khỏi cơ thể thông qua mồ hôi, nước tiểu

Giải bài 2 trang 101 SGK Sinh học 8.

Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào?

Vận chuyển dinh dưỡng và khí O2 đến tế bào và vận chuyển các chất thải và khí CO2 từ tế bào đến các cơ quan bài tiết.

Giải bài 3 trang 101 SGK Sinh học 8.

Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ờ hai cấp độ này.

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.

Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.

Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Sinh Học 8 Bài 31: Trao Đổi Chất

Tóm tắt lý thuyết

Cơ thể lấy các chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng và O2) từ môi trường qua hệ tiêu hóa và hệ hô hấp đồng thời cơ thể thải ra môi trường khí CO2 và các chất cặn bã.

Mỗi hệ cơ quan có vai trò nhất định trong sự trao đổi chất.

Tiêu hóa

Biến đổi thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài

Hô hấp

Lấy O 2 từ môi trường cung cấp cho cơ thể và thải CO 2 từ cơ thể ra ngoài môi trường

Bài tiết

Lọc máu, thu gom chất thải để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu và mồ hôi

Tuần hoàn

Vận chuyển ôxi, chất dinh dưỡng tới tế bào và CO 2, các chất thải từ tế bào tới cơ quan bài tiết

Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết

Mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết: Máu mang theo nhiều dưỡng chất đi nuôi dưỡng cơ thể, tuy nhiên máu không trao đổi chất trực tiếp với các tế bào mà thông qua nước mô (nước mô được hình thành từ máu, thẩm thấu qua thành mạch). Nước mô bao quanh các tế bào trong khi mạch máu chỉ len lỏi tới các mô. Nước mô trực tiếp trao đổi chất với tế bào: cung cấp các chất dinh dưỡng và nhận các chất thải từ tế bào. Nước mô trao đổi chất với tế bào xong không thấm ngược trở lại máu mà hình thành 1 dòng chảy riêng chính là bạch huyết.

Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong

Tế bào tiếp nhận từ môi trường trong: các chất dinh dưỡng và O2 được sử dụng cho các hoạt động sống.

Đồng thời tế bào thải vào môi trường trong: các sản phẩm phân huỷ, khí CO2 và được đưa đến các cơ quan bài tiết, tiêu hóa và phổi để thải ra ngoài.

Nếu trao đổi chất ở 1 cấp độ ngừng lại thi cấp độ kia sẽ bị ngừng lại và cơ thể sẽ không tồn tại và phát triển.

Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ môi trường: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 31: Trao Đổi Chất

Bài 31: Trao đổi chất

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 78-79 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 31 – 1 SGK, cùng với những hiểu biết của bản thân hãy trả lời những câu sau:

1. Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

2. Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

3. Hệ hô hấp có vai trò gì?

4. Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất?

5. Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

1.Môi trường ngoài cung cấp ôxi, thức ăn, nước, muối khoáng qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết; đồng thời tiếp nhận CO 2, chất bã, phân, nước tiểu, mồ hôi.

2. Hệ tiêu hóa biến thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

3.Hệ hô hấp thực hiện quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi. Qua đó, cơ thể nhận O 2 từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO 2 ra ngoài môi trường.

4. Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang O 2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải (CO 2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

5. Hệ bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại qua mồ hôi, nước tiểu.

Bài tập 2 (trang 79-80 VBT Sinh học 8):

1. Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?

2. Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

3. Những sản phẩm trao đổi của tế bào vào nước mô rồi vào máu được đưa tới đâu?

4. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

1. Máu và nước mô cung cấp khí ôxi, các chất dinh dưỡng cho tế bào thực hiện các hoạt động sống.

2.Hoạt động sống của tế bào đã thải ra các sản phẩm phân hủy (phân, nước tiểu), khí CO 2.

3. Những sản phẩm trao đổi của tế bào vào nước mô rồi vào máu:

– Các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong rồi đưa tới cơ quan bài tiết.

– Khí CO 2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

4. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện:

– Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

– Các sản phẩm phân hủy được đưa vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO 2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

Bài tập 3 (trang 80-81 VBT Sinh học 8): Qua sơ đồ hình 31-2 SGK, em hãy phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với mỏ trường trong.

Trả lời:

+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Không có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thì cũng không có trao đổi chất ở cấp độ tế bào

+ ngược lại : trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.

Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể thiếu 1 trong 2 quá trình trên.

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO 2 từ cơ thể thải ra.

2. Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào: các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO 2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 81 VBT Sinh học 8): Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và ở cấp độ tế bào. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở hai cấp độ này?

Trả lời:

– Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài.

– Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong.

→ Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO 2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

Bài tập 2 (trang 81 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp:

a) Chất dinh dưỡng, ôxi, nước, muối khoáng qua hệ tiêu hóa.

x

b) Thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.

c) Tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO 2 từ cơ thể thải ra.

d) Trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.

Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Vbt Công Nghệ 8 Bài 31. Thực Hành : Truyền Và Biến Đổi Chuyển Động

Bài 31. Thực Hành : Truyền và biến đổi chuyển động

I. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH (Trang 68-vbt Công nghệ 8)

Hãy ghi tóm tắt các nội dung cần thực hành

1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.

– Dùng thước lá, thước cặp đo đường kính bánh đai và đánh số đếm số răng.

2. Thứ tự lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền

Lắp ráp các bộ truyền, đánh dấu, kết quả đo kiểm tra tỉ số truyền.

3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ 4 kì/

Hãy quan sát mô hình động cơ 4 kì ở hình 31.1 SGK để tìm hiểu các nội dung:

– Chuyển động của trục khuỷu – thanh truyền, pít – tông: vị trí thanh truyền?

– Chuyển động của trục cam với van nạp (thải): chuyển động ra sao?

II. BÁO CÁO THỰC HÀNH (Trang 68-vbt Công nghệ 8)

TRUYỀN VÀ BIỂN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

Câu 1 (Trang 169-Vbt công nghệ 8): Khi pit-tông ở điểm cao nhất và thấp nhất, vị trí của thanh truyền và tay quay như thế nào?

Lời giải:

– Khi piston ở điểm cao nhất và thấp nhất thì vị trí của trục khuỷu và tay quay có 1 điểm chung là tay quay sẽ vuông góc với thanh ngang (tay ngang) của trục khuỷu khi nhìn vào hình chiếu ngang (theo đúng kỹ thuật là hình chiếu đứng). Nhưng lúc này có 2 điểm để phân biệt:

1. Khi piston ở vị trí cao nhất: đỉnh của tay quay (phần nối với piston) sẽ xa thanh ngang nhất.

2. Khi piston ở vị trí thấp nhất: đỉnh của tay quay (phần nối với piston) sẽ gần thanh ngang nhất.

Câu 2 (Trang 69-Vbt công nghệ 8): Tại sao khi quay tay quay thì van nạp và van thải lại đóng, mở được? Để van nạp và van thải đóng mở một lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng?

Lời giải:

– Khi quay tay quay, bánh xích gắn liền với tay quay sẽ dẫn động trục cam, thông qua sên cam. Các cam trên thân trục cam khi đó sẽ nén hoặc nhả các van nạp và van thải để điều khiển chúng đóng mở chính xác theo chu trình hoạt động của động cơ.

– Trong một chu trình hút, nén nổ, xả thì trục khuỷu phải quay 2 vòng. Trong khi đó van nạp chỉ đóng mở có 1 lần. Tương tự cho van xả

3. Nhận xét và đánh giá bài thực hành

Các bài giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 (VBT Công nghệ 8) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: