Top 7 # Xem Nhiều Nhất Soạn Sinh Học Lớp 10 Bài 6 Axit Nucleic Violet Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Giáo Án Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nucleic

GV chia nhóm học sinh, nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.

Đặc điểm của phân tử ADN? Trình bày thành phần hóa học của một nuclêôtit?

Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN? Đặc điểm của liên kết Hiđrô?

GV nêu một câu hỏi nhỏ, gọi HS trả lời.

+ Gen là gì?

GV treo hình 6.1, nhận xét và giải thích bổ sung, sau đó đánh giá, kết luận vấn đề.

+ Hãy cho biết đặc điểm cấu trúc nào giúp ADN thực hiện chức năng mang, bảo quản và tryền đạt thông tin di truyền?

GV yêu cầu nhóm 3, 4 trình bày kết quả.

GV đánh giá, nhận xét.

Hoạt động 3:

GV nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.

Câu hỏi: Nêu chức năng của các loại ARN?

GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.

HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.

Nhóm 1, 2 dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK, trả lời.

Nhóm 3, 4 dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Nhóm 1, 2 dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Nhóm 3, 4 dán kết quả lên bảng, các nhóm còn lại bổ sung.

Các nhóm nghiên cứu SGK, ghi kết quả. Nhóm đại diện dán kết quả lên bảng, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

I.Axit Đêôxiribô Nuclêic: 1. Cấu trúc của ADN:

– Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần:

+ Bazơ Nitơ: A, T, G, X.

Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ.

– Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định (Prôtêin hay ARN).

* Cấu trúc không gian của ADN:

– Trong không gian, ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.

Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng như một thang dây xoắn. Trong đó, bậc thang là các bazơ nitơ, tay vịn là các phân tử đường và nhóm phôtphat.

Liên kết Hiđrô là liên kết yếu, mang đặc điểm vừa linh động, vừa bền vững.

2. Chức năng của ADN:

– ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền (TTDT).

ADN được cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên TTDT được bảo quản rất chặt chẽ. Nếu có sai sót sẽ có hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

II. Axit Ribô Nuclêic: 1. Cấu trúc của ARN:

Đơn phân là nuclêôtit, gồm có 3 thành phần:

+ Bazơ nitơ: A, U, G, X

à Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X

* mARN: Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng.

* rARN: Cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit.

* tARN: Cấu tạo gồm 3 thùy, có những đoạn 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

2. Chức năng của ARN:

– mARN: truyền thông tin từ AND đến ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp nên Prôtêin.

– rARN: cùng với prôtêin tạo nên ribôxôm, là nơi tổng hợp nên prôtêin.

– tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm và làm nhiện vụ dịch thông tin dưới dạng trình tự các nuclêôtit trên AND thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.

Ở một số loài virut, thông tin di truyền còn được lưu giữ trên ARN.

Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nuclêic

Tóm tắt lý thuyết

Axit nuclêic

1.1.1. Cấu trúc của ADN

Đơn phân của ADN – Nuclêôtit

Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.

Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin

Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.

Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.

Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.

Theo mô hình Wat-son và Crick:

Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.

Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.

Đường kính vòng xoắn 2nm (20 A o), 1 chu kì cao 3.4nm (34 A o) gồm 10 cặp nuclêôtit.

Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng

Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.

1.1.2. Chức năng của ADN

Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nucleotid trên ADN.

Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.

1.2.1. Cấu trúc của ARN

Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.

Cấu trúc nucleotit gồm: Đường ribozo, gốc phôtphat và nhóm bazơ nitơ

Có 4 loại nuclêôtit: A= Ađênin, G= Guanin, U= Uraxin, X= Xitôzin

Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch. Gồm 3 loại ARN:

ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.

ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.

ARN ribôxôm (rARN) nhiều xoắn kép cục bộ.

1.2.2. Chức năng của ARN

mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.

rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.

Một số thông tin di truyền không phải chỉ được lưu giữ ở ADN mà ở 1 số loài virút nó cũng được lưu giữ ở ARN.

Lý Thuyết Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nuclêic

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

I. Axit đêôxiribônuclêic

1. Cấu trúc của ADN

* Cấu trúc hoá học

– ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu).

– Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

+ Đường đêoxiribôza: C5H10O4

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong có 4 loại bazo nito là A, T, G, X.

– Các Nu liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinuclêotit.

– Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hidro giữa các bazo nito của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

* Cấu trúc không gian

– Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

– Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

2. Chức năng của ADN

– Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

II. Axit ribônuclêic

1. Cấu trúc của ARN

– Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau tạo thành

– Có cấu tạo từ các nguyên tố hoá học : C,H,O,N, P.

– Một đơn phân ( nuclêôtit) được cấu tạo bởi 3 thành phần:

+ Đường ribôzơ: C5H10O5

+ Axit phốtphoric: H3PO4

+ Bazơ nitơ: 1 trong 4 loại A, U, G, X.

– Đa số các loại phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit

– Có 3 loại ARN:

+ mARN: Cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng

+ tARN: Có cấu trúc với 3 thuỳ giúp liên kết với mARN.

+ rARN: Cấu trúc một mạch nhưng nhiều vùng các nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vung xoắn kép cục bộ.

2. Chức năng của ARN

– mARN: là khuôn trực tiếp trong quá trình dịch mã, truyền thông tin từ ADN đến prôtêin.

– tARN: mang axit amin đặc hiệu đến ribôxôm để tham gia quá trình dịch mã.

– rARN: là thành phần chủ yếu của ribôxôm địa điểm sinh tổng hợp chuỗi pôlypeptit, chứa 90% tổng hợp ARN của tế bào và 70-80% loại prôtein.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Sinh Học 6 Bài 51 Nấm

Sinh học 6 Bài 51 Nấm thuộc: CHƯƠNG X. VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y

I. Lý Thuyết:

Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men).

Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có nấm lớn nhưng cũng có nấm rất bé, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

II. Câu hỏi cuối bài:

1. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?

+ Cấu tạo mốc trắng: dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục.

+ Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần sợi nấm và mũ nấm

– Sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục.

– Mũ nấm là cơ quan sinh sản.

+ Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử.

– Mốc trắng: cuống của túi bào tử gắn với sợi nấm. Túi bào tử hình cầu, chứa các bào tử.

– Nấm rơm: mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.

2. Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?

Đặc điểm của nấm giống vi khuẩn:

– Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.

– Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

3. Nấm giống và khác tảo ở điểm nào ?

+ Giống nhau:

– Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

– Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

– Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau:

Nấm

Tảo

– Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.

– Sống trong môi trường nước.

– Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

-Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.

– Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh.

– Sống tự dưỡng

4. Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm…. các loại nấm mũ khác nhau.

Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm có thể tìm thấy nấm mốc xanh, nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm báo mưa, nấm hại cây trồng…

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học