Top 9 # Xem Nhiều Nhất Soạn Địa 8 Bài 7 Loigiaihay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Địa 8 Bài 7 Ngắn Nhất: Đặc Điểm Phát Triển Kinh Tế

Mục tiêu bài học

– Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á hiện nay

– Biết được sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 7 ngắn gọn

1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á

a) Thời Cổ đại và Trung đại nhiều dân tộc châu Á đã đạt đến trình độ phát triển cao b) Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…

2. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến và các nước thuộc địa dần dần giành được độc lập. Tuy nhiên kinh tế kém phát triển.

Trong nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến.

– Trình độ phát triển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ rất khác nhau:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.

+ Một số nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a,…

+ Một số nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp: Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Nê-pan, Băng-la-đét,…

+ Một số nước giàu dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí: Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-ut,…

– Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông-công nghiệp nhưng lại có ngành công nghiệp rất hiện đại như ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,…: Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,..

– Ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 7 trang 23

Dựa vào bảng 7.2, em hãy cho biết:

– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?

– Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với nước có thu nhập thấp ở chỗ nào?

– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất là Nhật Bản (33400 USD/người) và thấp nhất là Lào (317 USD/người), chênh nhau khoảng 105 lần.

– Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước có thu nhập cao chỉ chiếm phần rất nhỏ hoặc không đáng kể, các nước có thu nhập thấp có giá trị nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á.

– Nhật Bản sớm thực hiện công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế vào cuối thế kỉ XIX.

– Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.

– Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào.

Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào năm 2001.

– Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, BĐ. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao (Trung Quốc), I xra ren, Cô oét và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

– Các nước có thu nhập trung bình trên: Thổ Nhĩ Kì, Li băng, Ả rập – xê út, Ô man, Malaysia, Hàn Quốc.

– Các nước có thu nhập trung bình dưới: LB Nga, Trung Quốc, Ca dắc xtan, Tuốc mê ni xtan, Xi ri, I rắc, Giooc nan đi, I ran, Thái lan, Xri lan ca, Phi lip pin.

– Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru đi a, Ác mê ni a, A déc bai gian, U dơ bê ki xtan, Cư rơ gư xtan, Tat gi nis xtan, Nê pan, In đô nê si a, Băng la đét, Ấn Độ, Mi an ma, Lào, Việt Nam, Cam pu chia, Triều Tiên và Y – ê- men.

– Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á và Đông Á.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 7 hay nhất

Câu 1. Nêu vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á.

a) Thời Cổ đại và Trung đại – Nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao của thế giới. – Vào thời đó, cư dân ở nhiều nước châu Á đã biết khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được các nước phương Tây ưa chuộng, nhờ đó, thương nghiệp phát triển. – Đã có các con đường vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ẵn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu. b) Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX – Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,… Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là nơi tiêu thụ hàng hóa cho “mẫu quốc”, nhân dân chịu cảnh áp bức khổ cực. – Riêng Nhật Bản, nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

Câu 2. Nêu đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất,… Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy: – Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt: + Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện. + Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,… được gọi là những nước công nghiệp mới. + Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như: Trung Quốc, Ân Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,… Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. + Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như: Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia,… + Ngoài ra, còn một số nước như: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út,… nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tố – xã hội chưa phát triển cao. – Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông – công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,… Đó là các nước Trung Quốc, Ân Độ, Pa-ki-xtan,… – Hiện nay, ở châu Á số quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 7 tuyển chọn

Câu 1: Thời Cổ đại và Trung đại, các mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu nhất của Trung Quốc là

A. Vải, bông, đồ gốm

B. Đồ sứ, tơ lụa

C. Gia vị, hương liệu

D. Thảm len, đồ trang sức, vàng bạc

Câu 2: Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á trở thành những nước có đời sống cao?

A. Kim cương, quặng sắt

B. Than đá, quặng đồng

C. Dầu mỏ, khí đốt

D. Tất cả các tài nguyên trên

Câu 3: Vào thời cổ đại và trung đại, ngành kinh tế phát triển sớm nhất là

A. Nông nghiệp.

B. Thương nghiệp

C. Công nghiệp

D. Dịch vụ.

Câu 4: Nước nào có những mặt hàng nổi tiếng và được thế giới ưa chuộng nhất như tơ lụa, đồ sứ, la bàn, giấy viết?

A. Ấn Độ.

B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc.

D. Hàn Quốc.

Câu 5: Các nước châu Á phát triển mạnh về công nghiệp khai thác than là

A. Ấn Độ, I-rắc, Ả-rập Xê-Út

B. Trung Quốc, I-ran, Cô-oét

C. In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc

D. Trung Quốc; An Độ, In-đô-nê-xi-a

Câu 6: Quốc gia có sản lượng dầu mỏ nhiều nhất châu Á và đứng hàng thứ hai trên thế giới là

A. I-ran

B. Ả-rập Xê-Út

C. Cô-oét

D. I-rắc

Câu 7: Các mặt hàng như đồ trang sức vàng bạc, đồ gốm, thủy tinh là của các nước

A. Ấn Độ.

B. Tây Nam Á.

C. Tất cả đều sai.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Các gia vị và hương liệu như hồ tiêu, trầm hương, hồi, quế là sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng của các nước:

A. Đông Nam Á.

B. Tây Nam Á

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc

Câu 9: Nước nào sau đây thuộc vào các nhóm nước có thu nhập cao.

A. I-xra-en.

B. Cô-oét.

C. Nhật Bản

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Nước có mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh (nước công nghiệp mới) là

A. Sin-ga-po.

B. Hàn Quốc.

C. Đài Loan.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Những nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là những nước

A. Chậm phát triển.

B. Đang phát triển,

C. Phát triển.

D. Tất cả đều sai.

Câu 12: Nước nào sau đây tùy thuộc loại nước nông – công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ?

A. Pa-ki-xtan.

B. Ấn Độ.

C. Trung Quốc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 13: Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á có gì nổi bật

A. Kinh tế của các nước châu Á rất phát triển với trình độ cao.

B. Nhiều nước các nước thực hiện thành công các cuộc cách mạng công nghiệp trở thành các nước tư bản hùng mạnh trên thế giới.

C. Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…

D. Các nước châu Á trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.

Câu 14: Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng hiện nay số nước các quốc gia nghèo khổ vẫn chiếm tỉ lệ cao chủ yếu do

A. Châu Á nghèo tài nguyên thiên nhiên.

B. Châu Á nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão,…

C. Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

D. Ảnh hưởng các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Môi Trường Nhiệt Đới Soạn Địa 7 Bài 6

Môi trường nhiệt đới soạn địa 7 bài 6 là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn địa lí. Đảm bào chính xác, súc tích và dễ hiểu giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm trong Bài 6 Môi trường nhiệt đới và vận dụng giải các bài tập SGK địa lí 7 bài 6.

thuộc: Phần 2. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ và cùng thuộc: Chương I – MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Hướng dẫn soạn Môi trường nhiệt đới địa soạn địa 7 bài 6

Câu 1: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lời giải:

– Nóng quanh năm (trên 20 o C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

– Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 – 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 – 1.500mm.

Câu 2: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? Lời giải:

– Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô.

– Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng.

Câu 3: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng? Lời giải:

Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan đế làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thế mọc lên được ở đó.

– Biểu đồ bên phải: có nhiệt độ cả năm trên 20 oc, biên độ nhiệt năm tới trên 15 o c, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở Nam bán cầu. Mùa mưa ở Nam bán cầu trái trái ngược với mùa mưa ở Bắc bán cầu : mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Địa Lí 9 Bài 8

a) Cây lương thực:

– Gồm lúa, hoa màu: diện tích, năng suất, sản lượng, ngày một tăng( mặt dù tỉ trọng trong cơ cấu cây trồng giảm).

– Thành tựu đạt được : nước ta chuyển từ một nước phải nhập lương thực sang một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Ví dụ: 1986 ta phải nhập 351 nghìn tấn gạo đến năm1989 ta đã có gạo để xuất khẩu.

-Từ 1991 trở lại đây lượng gạo xuất khẩu tăng dần từ 1 triệu đến 2 triệu tấn (1995). Năm 1999, 4,5 triệu tấn. Năm 2003 là 4 triệu tấn.

-Cây lương thực phân bố ở khắp các đồng bằng trong cả nước nhưng trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

b) Cây công nghiệp:

– Tạo ra nhiều nguồn xuất khẩu cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến tận dụng tài nguyên đất pha thế độc canh khắc phục tính mùa vụ và bảo vệ môi trường

– Bao gồm cây CN hàng năm như : lạc, mía, đỗ tương, dâu tằm, … và cây công nghiệp lâu năm như : cà phê, cao su, hạt diều, hồ tiêu, dừa, …

-Thành tựu : tỉ trọng, cơ cấu, giá trị sản suất nông nghiệp ngày một tăng

– Phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái cả nước. Nhưng trọng điểm là 2 vùng Tây nguyên và ĐNB

– Nước ta có tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả: khí hậu và đất trồng đa dạng,

nước tưới phong phú, …

– Với nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Ví dụ : cam xã Đoài, vải thiều, đào SaPa, nhãn Hưng Yên, bưởi năm roi, sầu riêng ,măng cụt…

-Phân bố nhiều nhất ở ĐNB và ĐB Sông Cửu Long

2. Ngành chăn nuôi:

– Chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp khoảng 20%

-Gồm :

+Nuôi trâu bò chủ yếu ở miền núi và trung du lấy sức kéo, thịt

+Ven các thành phố lớn hiện nay có nuôi bò sữa ( vì gần thị trường tiêu thụ)

+Nuôi lợn ở ĐB Sông Hồng , Sông Cửu Long là nơi có nhiều lương thực thực phẩm và đông dân, sử dụng nguồn lao động phụ

+Nuôi gia cầm chủ yếu ở vùng đồng bằng.

B2 – BÀI TẬP:

1/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội để phát triển nông nghiệp ở nước ta ?

* Trả lời: (theo nội dung đã ghi ở trên)

2/ Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp

– Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản

– Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

– Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu

3/ Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp?

– Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn :

+ Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp

+ Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân

– Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp

– Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có : mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu

– Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi .

4/ Dựa vào bản đồ trong Atlat địa lí VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

a) Nhận xét:

– Lúa là cây lương thực chính ở nước ta, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu. Các chỉ tiêu về sản xuất lúa như diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2002 đều tăng lên rỏ rệt so với các năm trước.

– VN là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở ĐNA. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta, nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở đồng bằng:

+ ĐB sông Hồng

+ ĐB sông Cửu Long

+ ĐB duyên hải BTB và NTB

2 vùng trọng điểm lúa lớn nhất là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.

b) Giải thích: vì nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ĐB là nơi có đất phù sa màu mỡ, đông dân cư, tập trung lao động có kinh nghiệm, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, nhất là thuỷ lợi và thị trường tiêu thụ rộng lớn… tất cả các điều kiện trên thích hợp cho trồng lúa.

5/ Cho bảng số liệu sau đây về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sán lượng lúa (nghìn tấn)

1990

1993

1995

1997

1998

2000

2002

6043.0

6559.0

6766.0

7099.7

7363.0

7660.3

7700.0

31.8

34.8

36.9

38.8

39.6

42.4

45.9

19225.1

22836.5

24963.7

27523.9

29145.5

32529.5

34454.4

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự tăng trưởng đó.

a) Vẽ biểu đồ:

– Xử lí bảng số liệu:

Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002(%)

Năm

Diện tích

Năng suất

Sán lượng lúa

1990

1993

1995

1997

1998

2000

2002

100

108.5

112.0

117.5

121.8

126.8

127.4

100

109.4

116.0

122.0

123.5

133.3

144.3

100

118.8

129.8

143.2

161.6

169.2

179.2

– Vẽ biểu đồ:( 3 đường)

– Hoàn thiện biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích:

– Nhận xét

+ Từ 1990 – 2002 cả diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều tăng.

+ Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa (1.79 lần) rồi đến năng suất lúa (1.44 lần) và cuối cùng là diện tích (1.27 lần).

– Giải thích:

+ Diện tích lúa tăng chậm hơn là dokhả năng mở rộng diện tích và tăng vụ có hạn chế hơn khả năng áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp.

+ Năng suất lúa tăng nhanh là do áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, trong đó nổi bật nhất là sử dụng các giống mới cho năng suất cao ( năm 1990 là 31.8 tạ/ha đến năm 2002 là 48.9 tạ/ha)

+ Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích và tăng năng suất.

6/ Cho bảng số liệu sau về giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta ( đơn vị tỉ đồng ):

Năm

Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp

Giá trị sản lượng chăn nuôi

1990

1993

1996

1999

20666.5

53929.2

92066.2

121731.5

3701.0

11553.2

17791.8

22177.7

a) Nhận xét và giải thích vị trí ngành chăn nuôi ở nước ta trong sản xuất nông nghiệp.

b) Vì sao nước ta cần phải đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính.

a) Nhận xét và giải thích vị trí ngành chăn nuôi ở nước ta trong sản xuất nông nghiệp.

– Chuyển đổi bảng số liệu:

bảng giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta ( đơn vị % ):

Năm

Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp

Giá trị sản lượng chăn nuôi

1990

1993

1996

1999

100

100

100

100

17.9

21.4

19.3

18.2

– Nhận xét:

+ Qua bảng số liệu ta thấy chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong sản xuất nông nghiệp ( từ 17.9 à 21.4 ), như vậy mới chiếm khoảng gần ¼ tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.

+ Giá trị sản lượng chăn nuôi từ năm 1990 – 1999 tăng nhưng vẫn chưa ổn định thể hiện ở tỉ trọng có lúc tăng lúc giảm.

– Giải thích:

+ Chăn nuôi chậm phát triển là do:

ü Từ xưa đến nay ngành này dược xem là ngành phụ để phục vụ cho trồng trọt.

ü Cơ sở thức ăn chưa vững chắc: đồng cỏ chất lượng thấp, sản xuất hoa màu chưa nhiều, công nghiệp chế biến thức ăn còn hạn chế.

ü Giống gia súc, gia cầm năng suất còn thấp.

ü Mạng lưới thú y chưa đảm bảo cho vật nuôi.

ü C ông nghiệp chế biến còn hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng.

b) Cần phải đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính vì vai trò của nó rất quan trọng :

– Cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật với giá trị dinh dưỡng cao.

– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, CN thực phẩm, CN dược phẩm…

– Cung cấp sản phẩm được xuất khẩu thu ngoại tệ.

– Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, phương tiện giao thông thô sơ.

– Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân.

Các từ khóa trọng tâm ” cần nhớ ” để soạn bài hoặc ” cách đặt đề bài ” khác của bài viết trên:

Phân tích vai trò của sản lượng lương thực nước ta

,

Giáo Án Địa Lí 8 Bài 7: Đặc Điểm Phát Triển Kinh Tế

1. Mục tiêu

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

(Giảm tải)

1. Mục tiêu:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

1)Đặc điểm KT-XH các nước Châu Á sau chiến tranh TG thứ 2: (Cá nhân / thời gian 5 phút)

1)Vài nét về lịch sử pát triển của các nước Châu Á (Giảm tải)

2)Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ Châu Á hiện nay.

Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu kênh chữ đoạn Sau chiến tranh….sản xuất /trang 22, khai thác thông tin để trả lời các câu hỏi:

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á có đặc điểm nổi bật gì về:

-Chính trị ,xã hội :(diễn biến như thế nào ?)

-Nền kinh tế ?

-Đời sống nhân dân? ( bị ảnh hưởng ra sao)

-Nguyên nhân do đâu?(Tại sao kinh tế xã hội các nước Châu Á lại bị ảnh hưởng như vậy?)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, tự nghiên cứu đưa ra kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.

Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

-Chính trị ,xã hội :Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến,các nước thuộc đia giành được độc lập

-Nền kinh tế : kiệt quệ

-Đời sống nhân dân: cực khổ, thiếu ….

-Nguyên nhân do bị đế quốc chiếm đóng trong thời gian dài

Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2)Phân tích đặc điểm kinh tế xã hội các nước Châu Á: (Hoạt động nhóm / (Thời gian 25 phút)

– Tình trạng phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.

a. Tìm hiểu mức thu nhập của các nước Châu Á:

(Thời gian 10 phút)

Bước 1:GV yêu cầu nhóm dựa vào hình 7.1/24 cho biết:

+ Có mấy nhóm nước phân theo mức thu nhập

-GV cung cấp thêm thông tin về căn cứ để phân chia mức thu nhập trên thế giới

– Mức thu nhập dưới 735 USD/ người/năm : thu nhập thấp.

– Từ 735 đến 2934 USD/ người/năm : thu nhập trung bình dưới .

– Từ 2935 đến 9075 USD/ người/năm : thu nhập trung bình trên .

– Trên 9075 USD/ người/năm : thu nhập cao.

+ Hãy thống kê tên các nước vào các nhóm có thu nhập như nhau theo bảng thống kê cho sẵn (Hoặc bảng trong)

+Cho biết số nước có thu nhập cao,thu nhập thấp tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

+ Nhận xét mức thu nhập của phần lớn các nước châu Á như thế nào ?

Bước 2: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ

(GV yêu cầu học HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm như đã phân công – nhiệm vụ này đã được giao về cho HS ở tiết 6 :Hoạt động vận dụng và mở rộng)

Bước 3:Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức và lưu ý thêm cho HS các nước gạch chân

(Phiếu học tập phụ lục 1)

– Các nước có thu nhập cao tập trung ở khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á.

-Các nước có mức thu nhập thấp tập trung nhiều ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á

(GV chuyển ý)Tại sao lại có sự khác nhau đó? Mức thu nhập có mối quan hệ như thế nào với cơ cấu nền kinh tế ? Tiếp tục phân tích bảng 7.2

b.Phân tích đặc điểm kinh tế các nước Châu Á: (Hoạt động nhóm) (Thời gian 15 phút)

– Hiên nay số lượng các quốc gia có mức thu nhập thấp và dưới trung bình còn chiếm tỉ lệ cao

Bước 1:Yêu cầu HS quan sát bảng 7.2 bên dưới

– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất ?Thấp nhất ?Mức thu nhập giữa hai nước chênh nhau khoảng bao nhiêu lần? Nếu so với Việt Nam thì có mức chênh lệch bao nhiêu?

+ Nhận xét gì về mức thu nhập giữa các nước và vùng lãnh thổ Châu Á?

-Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu của các nước thu nhập cao khác các nước có thu nhập thấp ở chỗ nào?

+Nhận xét tình hình phát triển kinh tế của những nước này ? Nhật Bản; Việt Nam và Lào? Vì sao?

+Nhật Bản có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất Châu Á

+Việt Nam ,Lào,..là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp

+Cô- oét , Ả- rập-xê -út,..là những nước giàu nhưng kinh tế phát triển chưa cao

+Ma- lai- xi-a ,Trung Quốc,.. là những nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng

+Hàn Quốc, Sing-ga-po,…là những nước công nghiệp mới

+ Vì sao Cô- Oét lại có mức thu nhập cao, chỉ đứng sau Nhật Bản?

+ Những nước nào có tỉ trọng giá trị công nghiệp cao nhất?

Ngoài ra một số nước ở Châu Á có tốc độ phát triển cao,nhanh nền kt hướng ra xuất khẩu,.nên được gọi là những nước công nghiệp mới

Châu Á còn có những nước nông -công nghiệp nhưng lại có nền kinh tế hiện đại phát triển như Ấn Độ, Pa-ki-xtan,..

-Nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của các nước Châu Á? (Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Thế giới là 3%) +Quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao và nhanh hơn TG?

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân năm có mối tương quan như thế nào với mức thu nhập?

– Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

– Tốc độ gia tăng GDP hàng năm của nhiều nước cao hơn TG đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào của nhiều nước châu Á ?

Bước 2: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu

Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

-Nước có thu nhập cao nhất ( Nhật Bản) có mức chênh lệch gấp 105 lần so với nước có mức thu nhập thấp nhất (Lào ) gấp Việt Nam 80,5 lần.

Nước có tỉ trong giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao thì có GDP/người thấp, mức thu nhập trung bình và thấp và ngược lại..

-Các quốc qia có mức thu nhập thấp nhưng lại có tỉ lệ tăng trưởng GDP cao

Đây cũng là xu thế phát triển kinh tế của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thư 2 đến nay.

Nâng cao tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ ,giảm dần tỉ trọng nông nghiệp

( tức là phát triển nên kinh tế theo hướng công nghiệp hóa)

Liên hệ: Hiện nay nề KT Việt Nam có sự thay đổi ra sao? (Mức thu nhập? Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP tăng hay giảm so với năm 2001)

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức và lưu ý thêm cho HS

Bước 2: Học sinh các nhóm thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

Nhóm nước theo mức thu nhập Tên các nước và vùng lãnh thổ Nhóm nước theo mức thu nhập Tên các nước và vùng lãnh thổ

I.Trắc ngiệm: Chọn câu đúng

II.Tự luận:

+ Nguyên nhân:

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON HỌC TỐT LỚP 8 CHỈ 399K

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất – CHỈ TỪ 199K tại chúng tôi

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 8 mới nhất, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.