Top 7 # Xem Nhiều Nhất Soạn Địa 8 Bài 1 Biển Đảo Việt Nam Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Bài 24. Vùng Biển Việt Nam (Địa Lý 8)

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam a. Diện tích, giới hạn – Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông. – Diện tích :3.477.000 km2, rộng và tương đối kín.

Hình 24.1.Lược đồ khu vực Biển Đông

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông – Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội. – Chế độ hải văn theo mùa. – Chế độ mưa: 1100 – 1300mm/ năm. Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ. – Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều). – Độ mặn trung bình: 30 – 33%o

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam a. Tài nguyên biển – Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 phần diện tích đất liền, có giá trị về nhiều mặt. – Là cơ sở để nhiều ngành kinh tế đặc biệt là đánh bắt chế biến hải sản, khai thác dầu khí.

b. Môi trường biển – Khai thác nguồn lợi biển phải có kế hoạch đi đôi với việc bảo vệ môi trường của biển.

? (trang 88 SGK Địa lý 8) Em hãy tìm trên hình 24.1 (trang 87 SGK Địa lý 8) vị trí các eo biển và các vịnh nêu trên. Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?

– Tìm trên hình 24.1 vị trí các có biển: Ma-lắc-ca, Gas-pa, Ca-li-man-la, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan. Quỳnh Châu; các vịnh biển: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ. – Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2 tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.

? (trang 89 SGK Địa lý 8) Quan sát hình 24.2 (trang 88 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào.

Hình 24.2. Lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt

– Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7). – Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ bắc vào nam. – Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam giảm dần từ bờ ra ngoài khơi; còn ở vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.

? (trang 89 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 24.3 (trang 89 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào.

Hình 24.3. Lược đồ dòng biển theo mùa trên Biển Đông

Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam.

? (trang 90 SGK Địa lý 8) Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào. – Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. – Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sử cho ngành khai thác hải sản. – Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển. – Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.

? (trang 90 SGK Địa lý 8) Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì. – Khai thác hợp lý thuỷ hải sản – Hạn chế tình trạng tràn dầu – Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển…

? (trang 91 SGK Địa lý 8) Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. – Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ. – Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam. – Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 – 1300mm/năm.

? (trang 91 SGK Địa lý 8) Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta – Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,…), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh… thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển – đảo, giao thông vận tải biển… – Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển…

Hinh 24.5. Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam

Hình 24.6. Sơ đồ mặt cắt ngang các vùng biển Việt Nam

Giải Địa Lý Lớp 8 Bài 24: Vùng Biển Việt Nam

Bài 21. VÙNG BIỂN VỆT NAM I. CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Quan sát hình 24.1 (SGK), hãy cho biết nước ta có chung biển Đông với các quốc gia và lãnh thổ nào? Trả lời Nước ta có chung biển Đông với các quốc gia: Trung Quốc, Phi-líp- pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu- chia và lãnh thổ Đài Loan. Câu 2 Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu biển. Trả lời Vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa: + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 23° c, thay đổi theo mùa. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. + Chế độ gió: Từ tháng 10 đến tháng 4, gió đông bắc chiếm ưư thế. Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam. + Chế độ mưa: Lượng mưa từ 1.100 mm đến 1.300 mm, phân hóa theo mùa gió. Câu 3 Dựa vào hình 24.2 trong SGK. (Lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt). Hãy nêu nhận xét và rút ra kết luận. Trả lời + Hình a/ Tháng 1: Nhiệt độ nước biển tầng mặt giảm dần theo hướng nam - bắc. Nhiệt độ nước biển cao nhất ở vùng biển Tây Nam (vịnh Thái Lan): 27 - 28° c. + Hình b / Tháng 7: Nhiệt độ nước biển tầng mặt cao, từ 28°c -" 30°C. + Kết luận: nhiệt độ nước biển tầng mặt của vùng biển nước ta cao (tính nhiệt đới) và thay đổi theo mùa tương ứng với hoạt động của gió mùa. Câu 4 Quan sát hình 24.3. Lược đồ dòng biển theo mùa trên biển Đông Hãy cho biết hướng chảy và nguyên nhân tạo nên các dòng biển trong biển Đông. Trả lời + Hướng chảy chủ yếu của dòng biển mùa đông: đông bắc - tây nam + Hướng chảy chủ yếu của dòng biển mùa hạ: tây nam - đông bắc + Nguyên nhân: Do tác động của gió mùa đối với lớp nước trên mặt đã tạo nên các dòng chảy như trên. Câu 5 Hãy nêu các nguồn tài nguyên biển của nước ta. Trả lời Các nguồn tài nguyên biển của nước ta: + Tài nguyên sinh vật biển (các loài cá, tôm, cua, mực, rong biển ). . + Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên, cát biển.... + Tài nguyên năng lượng: Năng lượng thủy triều, gió.... + Tài nguyên du lịch: Cảnh quan bờ biển và hải đảo. + Tài nguyên nước và mặt nước -" giao thông đường biển, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, sản xuất muối Câu 6 Thủy triều ở vùng biển nước ta có đặc điểm gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sông và sản xuất? Trả lời + Thủy triều ở vùng biển nước ta có đặc điểm: Phức tạp, có nhiều chế độ triều khác nhau. . - ở vịnh Bắc Bộ, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, ở vùng biển Nam Bộ mỗi ngày có hai lần nước lên, hai lần nước xuống. Chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới. + Ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống và sản xuất: Thuận lợi: Thủy triều tạo thuận lợi cho: Việc ra vào các cảng biển của tàu biển (lúc thủy triều lên). Hoạt động đánh bắt cá vùng ven biển và hoạt động du lịch tắm biển. Giao thông đường sông, làm thủy lợi, đánh bắt thủy sản trong sông rạch. Bất lợi: Gây nên nạn triều cường, xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển. Câu 7 Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Trả lời Những thuận lợi + Đối với kinh tế: Có điều kiện xây dựng và phát triển các ngành kinh tế. Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đóng tàu, giao thông vận tải biển. Khai thác, chế biến khoáng sản biển (dầu mỏ, khí đốt, cát biển....). Khai thác các nguồn năng lượng: Thủy triều, sức gió Du lịch biển đảo. + Đối với đời sống: Cung cấp các loại thủy sản, rong biển, muối.... Tham quan, du lịch, Những khó khăn Vùng biển thường xảy ra bão, gió mạnh, lốc... gây thiệt hại cho các công trình ven biển, ảnh hưởng đến giao thông, nghề cá, du lịch Nạn triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển... gây nhiều trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt dân cư các vùng đất thấp ven biển. Câu 8 Vì sao phải bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam? cần phải làm gì để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển nước ta? Trả lời + Phải bảo vệ tốt môi trường biển nước ta vì: Một số vùng biển ven bờ, ven các đảo đã bị ô nhiễm do các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất, giao thông và việc khai thác dầu khí. Nguồn lợi thủy sản của biển có chiều hướng giảm sút. Môi trường biển sũy giảm đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế (khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển - đảo,....) và đời sống của hàng triệu dân cư vùng ven biển. + Để khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển cần: Nâng cao trình độ công nghệ khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên biển. Quy định số lượng, kích thước thủy sản đánh bắt, hạn chế đánh bắt ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho dân cư, xử lí đúng mức các trường hợp vi phạm. Hợp tác với các nước trong khu vực để bảo vệ môi trường biển. Câu 9 Chọn các địa danh: Cà Ná, Cam Ranh, Cái Lân, Chân Mây, Cửa Lò, Đà Nẵng, Đồ Sơn, Lăng Cô, Hải Phòng, Mũi Né, Mỹ Khê, Sa Huỳnh. Cảng biển Bãi tắm nổi tiếng Nơi sản xuất muối : nổi tiếng II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn) Câu 1 Quốc gia nào không có chung biển Đông với nước ta? Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. Mi-an-ma. D. Xin-ga-po. Câu 2 Eo biển nào là đường thông thương thuận lợi từ biển Đông sang An Độ Dương? Ba-si. B. Ma-lắc-ca. Ca-li-man-tan. D. Quỳnh Châu. Câu 3 Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích: 500 nghìn km2. B. 462 nghìn km2. c. hơn 3 triệu km2. D. trên 1 triệu km2. Câu 4 Thắng cảnh nào được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới? A. Vịnh Hạ Long . B. Vịnh Nha Trang. Bãi biển Mũi Né. D. Bãi biển Hà Tiên. Câu 5 Đặc điểm nào không đúng về biển Đông? - Chế độ hải văn theo mùa. Biển nóng quanh năm. c. Có nhiều chế độ triều khác nhau. ít xảy ra thiên tai. Câu 6 Chiếm ưư thế trong 7 tháng, từ tháng 10 đến tháng 4 trên biển Đông là gió: A. Đông Bắc. B. Đông Nam. Tây Nam. D. Nam. Câu 7 Địa danh nào là nơi nổi tiếng về sản xuất muối? A. Đồ Sơn. B. Sầm Sơn. c. Cà Ná. D. Mũi Né. Câu 8 Yếu tố nào không phải là biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa của vùng biển nước ta? A. Nhiệt độ nước biển tầng mặt. B. Chế độ triều. c. Dòng biển. D. Chế độ gió. Câu 9 Có diện tích lớn nhất trong các đảo của nước ta là: A. Cát Bà. B. Cái Bầu. c. Côn Đảo. D. Phú Quốc. Câu 10 Quần đảo Trường Sa thuộc: A. Thành phố Đà Nẵng. B. Tỉnh Quảng Nam. c. Tỉnh Khánh Hòa. D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 1/ Hàng dọc (cột có kí hiệu A): Quần đảo xa bờ thuộc Thành phố Đà Nẵng. 2/ Hàng ngang: Đảo nằm gần mũi Cà Mau. Thắng cảnh ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản tự nhiên của thế giới vào năm 1994. Đảo có nhiều di tích lịch sử thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Quần đảo xa bờ nhất của nước ta. Đảo nổi tiêhg về trồng tỏi thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nơi nổi tiếng về sản xuất muối thuộc tỉnh Ninh Thuận. A

Bài 24 : Vùng Biển Việt Nam

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

– Biển Đông là 1 vùng biển lớn, diện tích khoảng 3 447 000 km 2, tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc. Có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan

– Biển Việt Nam là một phần Biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km 2.

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

– Chế độ gió: Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại, ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn đất liền.

– Chế độ nhiệt: Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn trên đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển trên mặt là 23 0 C.

– Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thương ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm.

– Dòng biển: Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam.

Cùng với dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.

– Chế độ triều phức tạp. Chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.

– Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 – 33‰.

2. Tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

a. Tài nguyên biển

Phong phú và đa dạng (thủy sản, khoáng sản – nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du lịch – có nhiều bãi biển đẹp)

– Biển giàu tài nguyên nhưng không phải là vô tận. Việc khai thác tài nguyên đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Thiên tai vùng biển dữ dội và khó lường.

b. Môi trường biển

– Vấn đề ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản; vấn đề khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường biển.

– Cần khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để môi trường biển luôn trong lành.

Bài 36. Đặc Điểm Đất Việt Nam (Địa Lý 8)

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam a. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam b. Nước ta có ba nhóm đất chính:

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp: – Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. – Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. – Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al. – Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…). – Thích hợp trồng cây công nghiệp

– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11% – Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao – Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.* Nhóm đất mùn núi cao:

– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. – Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn. – Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ.. – Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…* Nhóm đất phù sa sông và biển:

Hình 36.2. Lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam – Đất là tài nguyên quý giá. – Phải sử dụng đất hợp lý. + Miền đồi núi: chống sói mòn, rửa trôi, bạc màu. + Miền đồng bằng ven biển. Cải tạo các loại đất mùn, đất phèn.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 126 SGK Địa lý 8) Em hãy đọc lên các loại đất ghi ở hình 36.1 (trang 126 SGK Địa lý 8). – Núi, đồi: + Đất mùn núi cao trên các loại đá. + Đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá. – Đồng bằng sông Mã: + Đất bồi tụ phù sa (trong đê). + Đất bãi ven sông (ngoài đề). – Ven biển: đất mặn ven biển.

Hình 36.1. Lát cát địa hình – thổ nhưỡng theo vĩ tuyến 20oB

? (trang 128 SGK Địa lý 8) Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì. Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc.

? (trang 128 SGK Địa lý 8) Quan sát hình 36.2 (trang 127 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào. – Đất ba dan: Tây nguyên, Đông Nam Bộ. – Đất đá vôi: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

? (trang 129 SGK Địa lý 8) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét. a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên. b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên. c) Đất phù sa : chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. – Vẽ biểu đồ :

– Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%)