Top 12 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Văn 8 Tức Cảnh Pác Bó Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Bài Tức Cảnh Pác Bó Ngữ Văn 8

Tức Cảnh Pác Bó là một sáng tác vô cùng độc đáo của Hồ Chí Minh nói về cuộc sống cách mạng cho dù gian khó thế nhưng Bác vẫn lạc quan. Giải Văn mang đến cho các em bài soạn này hi vọng giúp cho các em có thể tiếp thu bài học tốt nhất!.

Soạn bài Tức Cảnh Pác Bó Ngữ văn 8

Bài làm

Câu 1:Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

Nhận xét thấy được bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt Đường luật. Thế rồi có một số bài thơ cùng thể thơ này đã học đó chính là những bài thơ: Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu, Nam quốc sơn hà, Tĩnh dạ tứ, …

Câu 2:Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” ?

Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng một giọng thơ hài hước, dí dỏm, tươi vui. Cho dù là cuộc sống khó khăn và thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa thì Bác vẫn lạc quan và coi đó là một việc “sang”. Thực sự với Bác thì đó cũng chính là niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được giúp sức mình cho dân cho nước.

Nhận xét về “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi xưa đó chính là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ bất lực khi đứng trước thực tế xã hội, lúc đó thì chỉ muốn lánh đục về trong và có thể tự tìm đến cuộc sống mang tính an bần lạc đạo. Thế nhưng chúng ta cũng nhận thấy được ở vị lãnh tụ Hồ Chí Minh thì cái “thú lâm tuyền” lúc này đây lại cứ vẫn gắn với con người hành động, gắn bó với con người chiến sĩ. Thông qua đây ta nhận thấy được cũng chính nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng ta có thể nhận thấy được chính thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, luôn luôn tận lực vì tự do độc lập của non sông của đất nước đó chính là “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”.

Chúc các em học tốt

Minh Minh

Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000

Soạn bài Ôn dịch thuốc lá

Soạn bài Trường từ vựng Ngữ văn lớp 8

Topics #Soạn bài Tức Cảnh Pác Bó #Soạn bài Tức Cảnh Pác Bó Ngữ văn 8 #Soạn văn #Tức Cảnh Pác Bó

Soạn Văn 8 Bài Tức Cảnh Pác Bó Vnen

A. Hoạt động khởi động

Em đã được học bài thơ nào của Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc? Hãy đọc và nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác trong bài thơ đó.

Bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) được Bác Hồ viết vào năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc:

Phiên âm:

Nguyên tiêu Kim dạ nguyền tiêu nguyệt chính viên Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Qua bài thơ Nguyên tiêu, hình ảnh Bác Hồ – nhân vật trữ tình hiện lên với một phong thái ung dung, tinh thần lạc quan và tâm hồn giao hòa với thiên nhiên đất trời. Đặt trong hoàn cảnh của đất nước đang trong cuộc kháng chiến chống chống Pháp, ta càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Tâm hồn của người nghệ sĩ được hòa quyện với tâm hồn của người thi sĩ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Tức cảnh Pác Bó”.

2. Tìm hiểu văn bản

a) Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?

b) Đọc hiểu hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu:

(1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu. Những hình ảnh như hang, bờ suối gợi lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên?

(2) Theo em, hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại?

A – Hình tượng chinh phu, tráng sĩ bày tỏ chí hướng, hoài bão.

B – Hình tượng ẩn sĩ vui thú lâm tuyền.

C -Hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê.

D – Hình tượng người tài tử chán ghét công danh.

(1)

Các từ trái nghĩa trong hai câu thơ đầu:

Các cặp từ trái nghĩa kết hợp với nhịp thơ linh hoạt diễn tả lối sống nhịp nhàng, đều đặn, nề nếp của Bác Hồ.

Những hình ảnh như hang, bờ suối gợi lên mối quan hệ hòa hợp, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, sự ung dung, thoải mái giữa cuộc sống núi rừng.

(2)

B – Hình tượng ẩn sĩ vui thú lâm tuyền.

c) Câu thơ thứ ba tạo nên bước chuyển về cảm xúc thơ như thế nào?

d) Vì sao trong câu thơ cuối, nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng “thật là sang”? Câu thơ hé mở điều gì về tâm hồn, lẽ sống của Bác.

e) Nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

3. Tìm hiểu về câu cầu khiến

a) Chỉ ra câu cầu khiến trong những đoạn trích sau:

(1) Ông lão chào con cá và nói:

– Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng. Con cá trả lời: – Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)

(2) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu cầu khiến trong các đoạn trích:

(1) – Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.

(2) – Đi thôi con.

– Mở cửa!

Bài làm: Bài làm:

4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Đọc bài viết sau và trả lời câu hỏi:

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thủy Quân.

Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu Đài tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Đến thời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Đầu thế kỉ XIX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau, nơi đây không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử) và Đức thánh Trần (tức anh hùng Trần Quốc Tuấn), do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên gò Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (có nghĩa là viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa là nơi ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội.

Ngày nay khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng – đèn hoa – pháo hoa – trong những dịp lễ tết hằng năm.

(Theo Lịch văn hóa tổng hợp 1987 – 1990 )

a) Bài viết giới thiệu hai danh thắng cảnh nào của Thủ đô Hà Nội?

b) Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào? Bài viết còn có chỗ nào chưa hoàn chỉnh về bố cục?

c) Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

d) Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, em cần phải làm gì?

a) Bài viết giới thiệu hai danh thắng cảnh: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn của Thủ đô Hà Nội.

b) Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự:

+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.

+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn.

+ Sinh hoạt quanh bờ hồ.

Về bố cục, bài viết này thiếu phần mở bài.

c) Bài viết sử dụng phương pháp thuyết minh chủ yếu là phương pháp miêu tả và giải thích.

Cả hai ý kiến trên đều hoàn toàn đúng. Thứ nhất, trong điều kiện sống giữa núi rừng chiến khi Việt Bắc, những sản vật như “bẹ”, như “rau”, như “măng” rất đầy đủ và lúc nào cũng có “sẵn”. Nhưng bên cạnh đó, ở đây ta còn có thể hiểu là, dẫu trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng người chiến sĩ cách mạng lúc nào cũng “sẵn sàng” để phục vụ cho cách mạng, phục vụ cho lợi ích dân tộc.

2. Luyện tập về câu cầu khiến

a) Gạch dưới những từ ngữ cầu khiến trong các câu sau và thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của câu thay đổi như thế nào.

(1) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(3) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

b) Gạch dưới câu cầu khiến trong những đoạn trích sau. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu đó.

(1) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

(2) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

(3) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

– Đưa tay cho tôi mau! Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói: – Cầm lấy tay tôi này! Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […]. (Theo Ngữ văn 6, tập một)

c) So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

(1) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

(2) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a) Những từ cầu khiến trong câu:

(1) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(2) Ông giáo hút trước đi.

(3) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

Khi thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ, nghĩa của câu có những sự thay đổi nhất định:

(1) Thêm chủ ngữ: Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

Nghĩa của câu về cơ bản không thay đổi nhưng giúp cho đối tượng tiếp nhận được xác định rõ hơn và đồng thời sắc thái của lời yêu cầu những nhẹ nhàng, tình cảm hơn.

(2) Bớt chủ ngữ: Hút trước đi.

Nghĩa của câu thay đổi: Lời đề nghị trở nên sỗ sàng, bất lịch sự và khiếm nhã.

(3) Thay đổi chủ ngữ: Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?

Nghĩa của câu thay đổi: người nói đã bị loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị.

b) Câu cầu khiến:

(1) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

(2) – Các em đừng khóc.

(3) – Đưa tay cho tôi mau!

– Cầm lấy tay tôi này!

Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu:

Câu (1): có từ cầu khiến: đi; không có chủ ngữ.

Câu (2): có từ cầu khiến: đừng, có chủ ngữ: Các em.

Câu (3): Không có chủ ngữ và từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.

c)

Câu (1) có chủ ngữ Thầy em, ngược lại câu (2) không có chủ ngữ

3. Luyện tập về văn bản thuyết minh

a) Lập bảng so sánh đặc điểm của văn bản thuyết minh với các loại văn bản đã học trong chương trình (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận) theo mẫu sau:

b) Lập dàn bài cho các đề bài sau:

(1) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt.

(2) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

(3) Giới thiệu về một văn bản mà em đã học.

(1) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt.

Dàn bài

(Giới thiệu về chiếc bút bí)

Mở bài: Giới thiệu vai trò quan trọng của chiếc bút bi trong học tập đối với người học sinh. (Đây là một sản phẩm của trí tuệ và cũng là dụng cụ quan trọng trong học tập cũng như cuộc sống).

Thân bài: – Xuất xứ của chiếc bút bi:

+ Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro trong những năm 1930.

+ Tình cờ khi quan sát bọn trẻ chơi bi, ông nảy ra ý tưởng đặt viên bi ở

đầu bút.

+ Nhờ phát hiện ra mực in giấy rất nhanh khô nên ông đã nghiên cứu và tạo ra loại bút sử dụng mực.

– Cấu tạo của chiếc bút bi:

Gồm có 2 bộ phận chính:

+ Vỏ bút bằng nhựa hoặc kim loại, hình trụ rỗng dài từ 14 -15 cm. Trên thân thường in tên bút, nhà sản xuất, có nhiều màu sắc phong phú.

+ Ruột bút nằm bên trong vỏ bút, chứa mực, đầu ruột bút được gắn với ngòi bút bằng kim loại. Đầu ngòi bút được gắn một viên bi nhỏ giúp mực ra đều trên trang giấy.

– Công dụng của chiếc bút bi:

+ Với ưu điểm ra mực nhanh, đều và không bị dây bẩn, bút bi là một vật dụng quan trọng và hữu ích dùng để ghi chép trong đời sống. Đặc biệt đối với học sinh, bút bi là một người bạn thân thiết giúp các em học tập, ghi chép thông tin, kiến thức trên trường lớp.

Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng và sự tiện lợi của chiếc bút bi.

(2) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

Dàn bài

(Giới thiệu về Vịnh Hạ Long)

Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long (Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng được công nhận là di sản văn hóa thế giới của nước ta.)

Thân bài: – Lịch sử ra đời của Vịnh Hạ Long:

+ Tên gọi Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”.

+ Vịnh Hạ Long có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải đến thời người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long tên gọi đó được duy trì cho đến ngày nay với ý nghĩa vịnh nơi rồng đáp xuống.

– Vị trí địa lí và cấu trúc của Vịnh Hạ Long:

+ Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.

+ Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long.

+ Có một hệ thống những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung…

+ Sở hữu hàng ngàn đảo đá với những hình thù sống động, đẹp như những tác phẩm điêu khắc như Hòn Đầu Người, hòn Trống Mái,…

– Ý nghĩa, giá trị:

+ Là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…

+ Thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có nhiều điều kiện thuận lợi.

+ Đặc biệt, là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi ăm, đem lại nguồn thu lớn về kinh tế.

Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp, giá trị của danh lăm thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

(3) Giới thiệu về một văn bản mà em đã học.

Dàn bài:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả O’ Henri và văn bản “Chiếc lá cuối cùng”

Thân bài: – Giới thiệu về tác giả O’ Henri:

O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,…

Các tác phẩm của ông thường rất cảm động, nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ.

– Giới thiệu về xuất xứ và tóm tắt văn bản “Chiếc lá cuối cùng”:

Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” trong SGK là một đoạn trích thuộc phần một của truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn này được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories.

Tóm tắt văn bản:

– Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiếc lá cuối cùng”:

+ Nội dung:

Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là bức thông điệp màu xanh tác giả gửi đến người đọc để ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật: hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người.

Tác phẩm là một bài ca ca ngợi tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật và định mệnh; ca ngợi ý nghĩa nhân sinh cao cả của lao động nghệ thuật chân chính, sự lao động nghệ thuật quên mình vì người khác; đồng thời, tác phẩm cũng bày tỏ niềm cảm thông với cuộc sống đói nghèo của giới họa sĩ, cùng giới thiệu với bạn đọc một phẩm chất cao quý của những người nghệ sĩ chân chính.

+ Nghệ thuật:

Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của văn bản.

Bài làm:

2. Dựa vào những gợi ý ở mục 3, Hoạt động luyện tập, hãy viết bài văn giới thiệu một đồ dùng học tập/ sinh hoạt hoặc giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em hay giới thiệu một văn bản mà em đã học.

Phát minh ra đời là yếu tố giúp phát triển cuộc sống của con người. Một trong số những phát minh có đóng góp to lớn cho nhân loại đó chính là sự ra đời của chiếc bút bi. Đây là một sản phẩm của trí tuệ và cũng là dụng cụ quan trọng trong học tập cũng như cuộc sống.

Bút bi là sản phẩm được phát minh bởi nhà báo Lazo Biro vào những năm 1930. Lazo Biro làm cộng tác viên cho một tờ báo. Khi đang làm công việc này, ông gặp khó khăn trong việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy và thường xuyên bị hỏng. Một lần tình cờ, ông thấy bọn trẻ chơi bi trong công viên. Một viên bị vô tình chạy qua vũng nước để lại một vệt dài. Điều này dẫn đến ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút. Sau đó, khi thăm xưởng in báo, ông để ý rằng loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, không làm bẩn giấy nên ông đã nảy ra sáng kiến sử dụng loại mực này. Kể từ khi ra đời, bút bi trở thành vật dụng tiện lợi, hỗ trợ đắc lực cho con người trong ghi chép.

Cấu tạo của bút bi khá đơn giản, bao gồm vỏ bút và ruột bút. Chất liệu làm nên vỏ bút có thể là nhựa hoặc kim loại, tùy thuộc vào từng loại bút. Bút bi có độ dài khoảng 15 cm, đường kính từ 1,5 cm. Vỏ bút có hình trụ dài, chỗ cầm bút có những vân nổi hoặc đệm cao su để dễ cầm bút và không bị tuột. Ruột bút rất nhỏ gọn, ngắn hơn vỏ một chút và nằm bên trong vỏ. Đây là nơi chứa mực, đầu ruột bút được gắn với ngòi bút bằng kim loại. Ngòi bút chính là bộ phận tiếp xúc với trang giấy để viết ra chữ. Nhưng để ngòi bút được hoạt động trơn tru cần gắn một viên bi nhỏ giúp mực ra đều trên trang giấy. Bộ phận điều chỉnh của bút bi có đầu bấm dùng để mở ngòi bút hoặc tắt đi khi sử dụng. Bộ phận này được kết nối với lò xo giúp ruột bút được hoạt động dễ dàng. Người dùng chỉ cần sử dụng nút bấm để điều chỉnh. Đối với những loại bút bi có nắp thì chỉ cần đóng mở nắp khi dùng, không có bộ điều chỉnh.

Trên thị trường hiện nay có đang dạng mẫu mã, kích thước, màu mực của các sản phẩm bút bi. Những loại bút này sử dụng vô cùng tiện lợi cho học sinh, sinh viên cũng như người đi làm với thiết kế nhỏ gọn, có thể mang bên mình mọi lúc, mọi nơi.

Bút bi không chỉ là vật dụng giúp con người dễ dàng tiếp cận với tri thức mà còn là người bạn của con người trong công việc. Với ưu điểm ra mực nhanh, đều và không bị dây bẩn, bút bi là một vật dụng quan trọng và hữu ích dùng để ghi chép trong đời sống. Từ học sinh, sinh viên đến người đi làm đều sử dụng bút bi. Đặc biệt đối với học sinh, bút bi là một người bạn thân thiết giúp các em học tập, ghi chép thông tin, kiến thức trên trường lớp.

Trải qua thời gian, bút bi ngày càng được cải tiến và trở nên tiện dụng hơn, mang đến những tiện ích cho mọi người.

……………………………………..

Soạn Bài: Tức Cảnh Pác Bó

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Vào tháng 2 – 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang (được Người đặt tên là suối Lê – nin). Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ được Bác sáng tác trong thời gian này.

* Thể thơ: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ thơ, gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ rất nổi tiếng ở Trung Quốc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

* Một số bài thơ thuộc thể loại này đã được học là: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,…

Câu 2:

* Giọng điệu chung của bài thơ là giọng dí dỏm, vui tươi pha chút hài hước.

* Mặc dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng Người vẫn cho đó là “sang”. Bởi vì với Bác, niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được cống hiến cho dân, cho nước.

Câu 3:

Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Sự khác nhau của hai “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Bác Hồ:

“Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ đang bất lực trước thực tế xã hội, muốn “lánh đục về trong”, muốn tìm đến một cuộc sống “an bần lạc đạo”.

“Thú lâm tuyền” ở Hồ Chí Minh vẫn gắn với con người hành động và con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ, nhưng trên thực tế, đó là một người chiến sĩ, một nhà hoạt động cách mạng đang tận tâm, tận lực vì độc lập tự do của dân tộc.

Bài 20. Tức Cảnh Pác Bó

Ngày soạn:20.01.2017Ngày dạy: 24.01.2017TIẾT: 81 TỨC CẢNH PÁC BÓ Hồ Chí Minh

MỤC TIÊU :– Bước đầu biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh .– Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ 1. Kiến thức: – Một đặc điểm thơ Hồ Chí Minh : sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng .– Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công .2. Kĩ năng: – Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh .– Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .CHUẨN BỊ:– Giáo viên: giáo án– Học sinh: soạn bàiTỔ CHỨC DẠY HỌC:I. KIỂM TRA:(5p) Đọc bài “Khi con tu hú” và cho biết nội dung bài thơ?II. TÔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:THẦYTRÒNỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1(2′): Giới thiệu bàiMùa xuân T2/1941, sau 30 năm trời buôn ba họat động cách mạng cứu nước khắp bốn biển năm châu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước để tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc trong hang Pác Bó . Cuộc sống vô cùng thiếu thốn, gian khổ. Mặc dù vậy, Bác vẫn rất vui. Những lúc thảnh thơi người lại làm thơ. Bên cạnh những bài ca tuyên truyền, kêu gọi đồng bào là một số bài thơ tức cảnh, tâm tình rất đặc sắc trong đó có bài “Tức cảnh Pác Bó”. Vậy nội dung bài thơ như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG 2(32′):Hình thành kiến thức mới:

– Nêu vài nét sơ lược về tác giả?

– Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm?

– Giới thiệu thể thơ?

– Tì PTBĐ?

Tên: Hồ Chí Minh (1890 – 1969).– Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.– Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

– Hoàn cảnh: 2/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người sống và làm việc ở Pác Bó – Cao Bằng.– Thể thơ: Tứ tuyệt– PTBĐ: Trữ tình

I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả:– Tên: – Quê: – Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

– Thể thơ:

– Hướng dẫn đọc và đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, biểu lộ cảm xúc theo tình tiết.– Cho HS đọc tiếp.

Nêu PTBĐ của VB?

? Bài giới thiệu hoạt động hằng ngày của Bác bằng câu thơ nào.? Cấu tạo câu thơ này có gì đặc biệt.? Chỉ ra biện pháp đối đó.? Diễn tả hoạt động của Bác ở đây là hoạt động ntn?? Thông qua những hoạt động trên, em cảm nhận gì về hình ảnh Bác?

? Nêu đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài.

Xác định