Top 12 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Tự Tình Theo Đề Thực Luận Kết Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Phân Tích Hai Câu Luận Và Hai Câu Kết Bài Thơ Tự Tình 2

Với đề bài phân tích hai câu luận và hai câu kết bài thơ Tự tình 2, Đọc tài liệu đã tổng hợp và biên soạn phầndàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu phân tích 2 câu luận và 2 câu kết của bài thơcho các em học sinh tham khảo.

Dàn ý phân tích hai câu luận và hai câu kết bài thơ Tự tình 2

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ Tự tình 2

– Giới thiệu vị trí của đoạn trích (2 câu luận và 2 câu kết bài Tự tình)

II. Thân bài

– Tổng hợp nội dung của toàn bài Tự tình 2

– Nêu nội dung chính của 4 câu cuối bài thơ Tự tình 2

1. Hai câu luận “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

– Thể hiện cảnh thiên nhiên sôi động, tươi đẹp

– Thể hiện sự kháng cự dữ dội, mãnh liệt của tác giả

2. Hai câu kết “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!”

– Ngán ngẫm trước sự trở lại của mùa xuân, khi mùa xuân đến cũng là lúc tuổi xuân ra đi

– Chán chường trước sự chia sẻ tình yêu

III. Kết bài

– Nêu cảm nhận của em về bài thơ Tự tình 2 nói chung và hai cầu luận, hai câu kết bài thơ Tự tình 2 nói riêng.

Với những ý chính trong phần dàn ý phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự tình 2, các em học sinh đã có thể thử hình dung được những ý chính trong bài. Ngoài ra, Đọc tài liệu cũng tổng hợp những bài văn mẫu phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự tình 2 hay nhất cho các em tham khảo về cấu tứ và ngôn từ trong cách hành văn phân tích.

Văn mẫu phân tích hai câu luận và hai câu kết bài thơ Tự tình 2

Phân tích 4 câu cuối bài Tự tình 2 tóm tắt

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

1. Hai câu luận là hình ảnh của tâm tư dậy sóng:

Giơ tay với thử trời cao thấp, Xoạc cẳng do xem đất vắn dài.

Tác giả đã dùng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc để miêu tả một thiên nhiên đầy sức sống. Biện pháp đảo ngừ đã nhấn mạnh hành động dữ dội trong nỗi bi phẫn sâu xa. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi khao khát bứt phá cái giới hạn của người phụ nữ và muôn xé toạc cái thành kiến đóng váng cả ngàn năm phong kiến để tự khẳng định mình, để tìm đến chân trời dân chủ và hạnh phúc. Cái “tôi” không chịu an phận, chủ động đi tìm hạnh phúc thật là mới mẻ. Tính cách này còn được thể hiện ở bài thơ khác:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con.

2. Khát khao cũng chỉ là khao khát, nhà thơ quay về thực tại để đối diện với thân phận:

Ngày xuân tuổi hạc càng cao Non xanh nước biếc càng ngao ngán lòng

Những người có ý thức về giá trị sự sống thường rất sợ thời gian. Thời gian qua mau mà cuộc đời mãi quạnh hiu chẳng có thay đổi gì, cơ hội tìm kiếm hạnh phúc càng khó. Từ xuân có hai nghĩa: mùa xuân và tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời tuần hoàn lặp lại còn tuổi xuân sẽ mãi ra đi. Trong tình cảnh này, lòng người càng thêm chán ngán:

(Nguyễn Khuyến)

Phân tích 2 câu luận và 2 câu kết bài thơ Tự tình 2 chi tiết

“Kính chào chị Hồ Xuân Hương Ôi một tài thơ cỡ khác thường “Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn “Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương Không chịu cam tâm làm phận gái Chế giễu nam nhi cả một phường “Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp Ra ngoài lề lối của văn chương”

Có lần khi đọc thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhà thơ Tế Hanh đã viết một bài thơ để ca ngợi bà có tựa đề Hồ Xuân Hương như sau:

Quả thật, thơ của Hồ Xuân Hương đúng như những gì mà Tế Hanh đã hết lòng ca ngợi, mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là chùm thơ Tự tình, với bài Tự tình 2 là được biết nhiều hơn cả. Nếu như hai câu luận và hai câu thực là nỗi cô đơn, buồn tủi, sự ê chề bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước nghịch cảnh tình duyên không vẹn tựa một lời than vãn, chán chường. Thì đến hai câu luận và hai câu kết ta lại thấy được trong đó cái cá tính mạnh mẽ, sự phản kháng của nhà thơ với cái éo le của số phận người phụ nữ, sợ quãng đời xuân sắc qua mau, mà tình duyên không tới đủ.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Đọc hai câu thơ luận:

Ta dường như cảm nhận được sự phẫn uất, bực bội của nhân vật trữ tình thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên vốn bình thường, thế mà nay lại mang cả một nỗi niềm đè nén của nhà thơ. Lối nói đảo ngược cấu trúc càng thể hiện được cái lòng chán ghét, uất ức của Hồ Xuân Hương được đẩy lên cao trào. Đó dường như là sự phẫn nộ và sự phẫn nộ ấy lan vào cả cảnh vật, cả đất trời. Thiên nhiên cũng như đang phẫn nộ cùng con người, còn con người vốn đã mang cái lòng tức giận thì nhìn đâu cũng thấy cảnh phản kháng, sự vùng lên thật mạnh mẽ tựa núi lửa phun trào. Và vì vậy, người đọc có cảm giác cả con người lẫn thiên nhiên đều hợp lực mà thách thức tất thảy mọi thứ xung quanh mình.

Giọng thơ thì ngang ngạnh, bướng bỉnh thể hiện qua các từ như “Xiên ngang”, “Đâm toạc”, vốn vị trí của chúng là vị ngữ nhưng lại được tác giả đảo lên trên đầu càng nhấn mạnh cái sự mạnh mẽ của thiên nhiên sẵn sàng phá vỡ tất cả những gì ngăn trở chúng. Xét lại nhân vật trữ tình, nếu trong mắt nhà thơ có thể mường tượng ra những cảnh vốn bình thường, rêu mọc, đá núi xiên qua mây mù trong một cái khí tức bất mãn, bực bội đến vậy thì chắc hẳn tâm trạng của tác giả phải nổi dông, nổi bão chứ chẳng thường.

Rêu thì vốn mềm yếu, lại nhỏ bé, còn đá muôn đời vẫn tĩnh tại, dường như chẳng mấy ai để ý đến sự tồn tại của chúng, đó cũng chính là đại diện cho cái thân phận tội nghiệp của người phụ nữ khi xưa. Nhưng giờ đây rêu lại trở nên thật mạnh mẽ cứng cáp, đá cũng thôi im lặng mà đâm toạc cả chân mây, trong một cái không gian rộng lớn như vậy đá và rêu bỗng trở nên mạnh mẽ, phi thường, như thoát khỏi cái xác yếu ớt, hèn kém để bước vào một tầm cao mới. Đây chính là cái khao khát của Hồ Xuân Hương, hai câu thơ tưởng đơn giản, nhưng lại chính là những câu thơ tả cảnh ngụ tình, trước là nỗi tức giận, phẫn uất, sau là cái khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi sự đè ép của chế độ phong kiến, trở nên mạnh mẽ chống lại xã hội, chống lại trời đất, để được tự do thể hiện cái cá tính, được tự do sống là chính mình.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con”

Sau tất cả nỗi uất giận, tưởng như dông bão thì Hồ Xuân Hương lại quay về với cái thực tại chán ngán của bản thân mình trong hai câu thơ kết, trong một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, trong cái nỗi sầu của phận đàn bà.

Hồ Xuân Hương đã “ngán” lắm rồi cái thói đời éo le, bạc bẽo, cái sự tuần hoàn lặp lại của mùa xuân tạo hóa. Ta có thể tinh tế nhận ra rằng ở đây Hồ Xuân Hương cũng có một cái ý nghĩ thật tân tiến, mà về sau Xuân Diệu cũng có những quan điểm rất tương đồng. Ấy là quy luật của thời gian, của tuổi trẻ. Mùa xuân của thiên nhiên, của trời đất đi rồi lại trở về, nhưng tuổi xuân của con người thì khác, đặc biệt là tuổi xuân, sắc đẹp của người phụ nữ đã qua đi rồi thì nào có trở lại, rồi con người ta sẽ già, sẽ mất đi. Hỏi thế thì làm sao mà Hồ Xuân Hương không “ngán” cho được.

Nghịch cảnh ấy càng trở nên éo le hơn trong câu thơ cuối: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Vốn “mảnh tình” nó đã bé nhỏ lắm rồi thế mà lại còn bị “san sẻ” thành từng “tí con con”, nó ít ỏi đến đáng thương, đáng hận. Điều đó ít nhiều gợi nhắc đến cuộc đời làm lẽ của Hồ Xuân Hương, bà lấy chồng hai lần và lần nào cũng làm lẽ cho người ta, thường xuyên phải chịu cảnh phòng không gối chiếc, nhìn chồng vui vẻ với phụ nữ khác. Hơn thế nữa bà còn phải chịu cảnh sớm tang chồng, khi duyên tình chưa bén bao lâu.

Tất cả đã để lại trong lòng nhà thơ một nỗi đau xót, nỗi tủi hờn cho thân phận phụ nữ trái ngang, tài hoa bạc mệnh của mình. Đồng thời cũng là tấm lòng xót xa chung cho những thân phận phụ nữ đầy rẫy khổ đau, thiệt thòi trong cái xã hội phong kiến bất công, lạc hậu và tù túng.

Tóm lại, nói riêng và chùm thơ Tự tình nói chung là tiếng nói thật ấn tượng của Hồ Xuân Hương về nỗi đau thân phận, về nỗi niềm tủi hờn của người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa. Đồng thời qua đó nhà thơ càng khẳng định, nhấn mạnh được những vẻ đẹp tiềm ẩm trong phẩm chất, tâm hồn của họ. Đó là sự tài năng, cá tính mạnh mẽ, muốn vượt qua số phận éo le, lòng khát khao hạnh phúc, tình yêu thật nồng nàn.

Bài Văn Mẫu Phân Tích Hai Câu Đề Và Hai Câu Thực Bài Tự Tình 2

Đề bài: Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2

Văn mẫu phân tích phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2 hay, chọn lọc

Bài làm Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, bố cục chặt chẽ

Giai đoạn vào giữ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là khoảng thời gian phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Thời điểm đó xuất hiện những câu bút rất nổi tiếng và người ta hay nhắc đến nhất là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều, cùng bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đó là bài thơ Tự tình 2. Qua bài thơ, ta mới hiểu tại sao Hồ Xuân Hương lại được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, là nhà thơ của phụ nữ, chuyên viết về phụ nữ.

Hồ Xuân Hương sống vào giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động. Quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long. Cuộc đời của Xuân Hương rất truân chuyên, là con vợ lẽ, bản thân cũng đi làm lẽ cho người ta, rồi sớm góa chồng, thậm chí bà góa chồng tận 2 lần. Bà là người có tài lại có sắc, vừa thông minh vừa bản lĩnh. Về sự nghiệp sáng tác, đến nay chỉ còn lưu lại được 40 bài thơ Nôm, và một số bài thơ chữ Hán chép chung trong tập Lưu Hương ký. Nội dung nổi bật là thể hiện sự cảm thông thương xót đối với thân phận éo le, thiệt thòi của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời trân trọng, khẳng định, đề cao, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn cùng ngoại hình, thể hiện cái khát khao được vươn lên trong cuộc sống, được hạnh phúc sâu sắc của người phụ nữ. Về nghệ thuật, bà luôn tìm cách Việt hóa thơ Đường trong các khía cạnh đề tài, hình ảnh, ngôn ngữ.

Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình, với âm điệu gần giống những câu ca dao than thân xưa. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nên gồm 4 phần, đề, thực, luận, kết. Nội dung chính là mạch tâm trạng của người phụ nữ khi giãi bày tâm tư tình cảm của mình. Trong đó, hai câu đề là nỗi buồn tủi, chán chường số phận, hai câu thực là sự cố gắng trốn chạy, cố quên nhưng lại phải đối mặt với thực cảnh và thực tình của mình để thấm thía hơn.

Hai câu thơ đề đã gợi ra nỗi chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình bằng việc tái hiện lại bối cảnh thời gian và không gian trong câu khai đề:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.

Thời gian vào lúc “đêm khuya” khi vạn vật đã chìm vào nghỉ ngơi, con người còn thức đến khuya thì có nghĩa đây là khoảng thời gian để đối diện với chính mình, chìm đắm vào nỗi suy tư, nỗi buồn tẻ, thao thức. Tiếng “trống canh dồn” gợi ra bước đi rất vội vã gấp gáp của thời gian. Từ đó, ta có thể đọc được tâm trạng con người trong bối cảnh thời gian ấy, đang chất chứa nhiều nỗi niềm, đó là sự bất an, lo lắng, rối bời, hoảng hốt. Bút pháp lấy động tả tĩnh trong từ “văng vẳng”, cho ta cảm nhận được âm thanh từ rất xa vọng lại, chính tỏ đây là một không gian rộng lớn, tĩnh vắng đến lạ thường. Trong không gian ấy, con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng, trơ trọi.

Nỗi niềm buồn tủi chán chường không chỉ được gợi ra trong không gian và thời gian, mà còn được diễn tả một cách rất trực tiếp trong câu thừa đề bằng cách sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh.

“Trơ cái hồng nhan với nước non”

Tác giả nhấn mạnh từ “Trơ” bằng hai biện pháp nghệ thuật kết hợp, đó là nghệ thuật đảo cấu trúc phối hợp với cái nhịp ngắt đầy phá cách 1/3/3. Thông qua đó, tác giả diễn tả nỗi đau và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. “Trơ” có nghĩa là trơ trọi, lạc lõng, tủi hổ, bẽ bàng. “Trơ” cũng còn có nghĩa là trơ lì, chai sạn, ngẩng cao đầu thách thức. Cuối cùng, bà nhấn mạnh khắc sâu hai vế đối lập “cái hồng nhan/nước non”, là cá nhân người phụ nữ với xã hội phong kiến rộng lớn. Từ đó, ta thấy rõ hơn cái bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, nhỏ bé, yếu đuối thế mà phải đối mặt với cái xã hội to lớn, đầy rẫy bất công, tưởng chẳng thể ngóc đầu lên được. Cụm từ “cái hồng nhan” là một kết hợp từ rất độc đáo, “hồng nhan” vốn là từ hán việt mang sắc thái trang trọng, thể hiện sự trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ thế mà lại kết hợp với từ “cái”, một lượng từ thường kết hợp với những từ chỉ đồ vật bé nhỏ, vô tri, vô giác, tầm thường. Gợi ra sự rẻ rúng, coi thường với giá trị của người phụ nữ, thật xót xa, buồn tủi. Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng than cho những thân phận má đào ở xã hội xưa, góp thêm một tiếng nói trong trào lưu nhân đạo của văn học cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Đến hai câu thực đó là nỗi đau thân phận nổi trôi giữa say và tỉnh, dường như Hồ Xuân Hương đã ngồi nhẫn tàn canh, ngồi một mình trong nỗi cô đơn, để làm bạn với chén rượu cay nồng, để đối mặt với đêm khuya lẻ bóng với vầng trăng lạnh đang soi.

“Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”

Câu thơ chứa đựng biết bao nỗi niềm ngao ngán, nhà thơ uống rượu để cho say, cho quên đi nỗi sầu khổ nhân thế, nhưng trái ngang sao cứ “say lại tỉnh”, gợi cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, lặp đi lặp lại. Bà muốn say nhưng rượu cũng chẳng khiến bà say mãi, rồi cũng có lúc phải tỉnh lại. Bà lại phải đối mặt với nỗi cô đơn, với cái nỗi lẻ loi, phải đối diện với đêm khuya mịt mù, thứ mà bà muốn say để trốn tránh. Và khi tỉnh ra rồi lại càng thấm thía hơn cái nỗi cô đơn, trơ trọi mà mình phải gánh chịu.

Câu “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn” trước hết là ngoại cảnh, sau cũng tâm cảnh. Bởi nó bộc lộ được cảm xúc của nhà thơ, tạo nên cái sự đồng nhất giữa trăng và người. Ta nhận thấy hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” có nghĩa là trăng đêm đã sắp tàn, tuổi xuân đã sắp trôi qua hết, nhưng trái ngang sao vẫn “khuyết chưa tròn”, tình duyên của nhà thơ vẫn chưa trọn vẹn, còn lắm lận đận, truân chuyên nhiều bề.

Hai câu thơ thực mang dáng dấp của một lời than vãn, nghe đâu đây có tiếng thở dài. Nhà thơ như than cho số phận éo le và cũng là than thay cho những người phụ nữ khác có cùng chung cảnh ngộ với bà. Lời than ấy vừa đau đớn, vừa xót xa, như châm kim vào lòng người đọc, một nỗi đau thấu tâm can.

Như vậy chỉ qua hai câu thơ đề và hai câu thơ luận của Tự tình 2 ta đã thấy được phần nào nỗi cô đơn, lẻ loi, nỗi xót xa, đau đớn trước cái số phận nghiệt ngã lắm truân chuyên của Hồ Xuân Hương, đồng thời cũng là của những người phụ nữ thời bấy giờ. Những dòng thơ ngắn ngủi còn cho thấy cái bản lĩnh mạnh mẽ của một người phụ nữ tuy cuộc đời lắm nhiêu khê, nhưng vẫn dám thách thức với xã hội, đồng thời còn thể hiện cái tài năng thơ văn tuyệt diệu, thâm sâu của mình.

Soạn Bài Tự Tình Ii

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Thời gian: Đêm khuya.

– Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

– Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

– Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

– Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn.

Câu 2 Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:

+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.

+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình

Câu 3 Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Hai câu kết chính là tâm trạng của tác giả về duyên phận, về tình yêu.

+ Câu 1: Một khi đã ra đi thì sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.

+ Câu 2: Một cuộc tình duyên không trọn vẹn của người phụ nữ hoặc Hồ Xuân Hương cũng ám chỉ hoàn cảnh éo le của những người phụ nữ phải chịu cảnh làm thê thiếp nhỏ bé, phải tranh giành, sẻ chia tình yêu của mình cho người phụ nữ khác.

Câu 4 Câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Bi kịch:

+ Chi tiết: đưa say lại tỉnh, trăng bóng xế khuyết chưa tròn, xuân đi xuân lại lại, mảnh tình san sẻ tí con con

– Khát vọng: thể hiện qua hai câu luận. Đó dù là sự sự cô đơn, dù là hoàn cảnh không được tốt đẹp, duyên phận hẩm hiu những ở tác giả vẫn luôn là khát khao được sống, được hạnh phúc, không cam chịu số phận.

Luyện tập Câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Giống nhau: Sử dụng thơ Nôm đường luật, mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng Cả hai bài đều là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương.

+ Khác nhau:

– Bài I: nỗi oán hận, nỗi sầu thảm bởi đến duyên mà chẳng gặp duyên. Dẫu vậy, vẫn còn niềm tin và sự ngạo nghễ để khẳng định “thân này đâu đã chịu gì tom”.

– Bài II: Nỗi chán ngán, chua chát bẽ bàng vì có cũng như không. Kết bài thơ, có bản lĩnh mấy Hồ Xuân Hương cũng không thể dấu được nỗi chán ngán vô cùng.

Bố cục Bố cục : 4 phần

– Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng

– Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng

– Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất

– Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi

ND chính

Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng của “Bà Chúa Thơ Nôm”.

chúng tôi

Soạn Bài Tự Tình Lớp 11

Soạn bài: Tự Tình

I. Tác giả- tác phẩm.

1. Hồ Xuân Hương.

– Sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. – Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học.

– Là người đa tài đa tình, phóng túng, giao thiệp với những nhà văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi. Đường tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái (hai lần lấy chồng đều làm lẽ). – Sáng tác của Hồ Xuân Hương bao gồm thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam.

2. Tác phẩm.

– Tự tình là bày tỏ lòng mình: có 3 bài tự tình, văn bản là bài tự tình II. – Thể thơ: Đường luật thất ngôn bát cú. – Chủ đề: “Bài thơ nêu lên một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi tác giả cứ lạnh lùng trôi qua. Nghịch đối này dẫn đến tâm trạng vừa buồn vừa tủi vừa phẫn uất nhưng cuối cùng vẫn đọng lại.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Hai câu thơ đầu:

Đêm khuya văng vẳng bóng canh dồn, Trơ cái hông nhan với nước non. – Thời gian: Đêm khuya – Không gian: Tĩnh vắng. Nghệ thuật lấy động nói tĩnh qua âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống cầm canh – Chủ thể trữ tình là người phụ nữ một mình trơ trọi, đơn độc trước không gian rộng lớn (nước non) giữa đêm khuya, nghe tiếng trống canh dồn dập mà xót xa, cho “cái hồng nhan” bẽ bàng. – Hình ảnh tương phản: “cái hồng nhan nước non” càng làm nổi bật sự cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ.  Hai câu cho thấy tác giả rất cô đơn, tâm trạng buồn đau bẽ bàng.

2. Câu 3, 4 (Hai câu thực)

3. Câu 5,6 (2 câu luận)

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm tọac chân mây, đá mấy hòn. Hồ Xuân Hương tiếp tục hướng về ngoại cảnh, lấy thiên nhiên nói thay tâm trạng và thái độ của mình số phận – Rêu và đá là những vật mềm yếu không cam chịu, không chấp nhận thấp yếu, bằng mọi cách chúng cố vươn lên, vượt những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình. – Đó cũng chính là niềm phẫn uất, sự phản kháng của tác giả cá tính của Hồ Xuân Hương (bướng bỉnh ngang ngạnh), chứa đựng trong đó sự mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách để vượt lên số phận. Hai câu luận cho thấy Hồ Xuân Hương với sức sống mãnh liệt cả khi đau buồn nhất.

4. Câu 7 và 8.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con ! Hồ Xuân Hương trực tiếp bộc lộ tâm trạng – Khai thác cách dùng từ của Hồ Xuân Hương + Xuân “Mùa xuân, tuổi xuân” + Ngán: “Chán ngán ngán ngẩm” + Hai từ “lại” nghĩa là trở lại

“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Đem chi xuân đến gợi thêm sầu Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa đau khổ”.

– Cuối bài thơ là sự bộc bạch nỗi buồn chán của Hồ Xuân Hương Bằng nghệ thuật dùng từ thuần Việt theo cấp độ, tăng tiến của tác giả cho thấy nghịch cảnh éo le. Một người đa tài, đa tình như mà không được đón nhận khối tình tràn đầy mà chỉ được mảnh tình nhỏ bé, ít ỏi, đã vậy còn bị san sẻ để cuối cùng còn “tí con con”. Thật xót xa tội nghiệp. Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy bản lĩnh khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.