Top 14 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Thực Hành Công Nghệ 8 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Giáo Án Công Nghệ 11 Bài 10: Thực Hành

Giáo án điện tử Công nghệ 11

Giáo án Công nghệ 11 bài 10

Giáo án Công nghệ 11 bài 10: Thực hành – Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Bài 10: THỰC HÀNH

LẬP BẢN VẼ CHI TIẾT CỦA SẢN PHẨM CƠ KHÍ ĐƠN GIẢN

I. Mục tiêu:

Qua bài thực hành này, GV phải làm cho HS:

Lập được bản vẽ chi tiết từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp của sản phẩm cơ khí đơn giản.

Hình thành kĩ năng lập bản vẽ kĩ thuật và tác phong làm việc theo quy trình.

Lập được bản vẽ chi tiết theo sự hướng dẫn của GV.

II. Chuẩn bị: 1 – Nội dung:

Nghiên cứu bài 10 SGK Công nghệ 11.

2 – Phương tiện dạy học:

GV: các đề bài cho trong hình 10.1, 10.2 trang 53, 54 SGK.

HS: chuẩn bị vật liệu và dụng cụ vẽ để thực hành.

III. Các hoạt động dạy và học: 1 – Phân bố thời gian:

Bài thực hành gồm hai phần được tiến hành trong 2 tiết:

Phần 1: GV giới thiệu bài (khoảng 20 phút).

Phần 2: HS làm bài tập tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV (khoảng 70 phút).

2 – Các hoạt động dạy thực hành:

a, Ổn định lớp:

b, Nội dung:

Bài thực hành gồm các nội dung sau:

+ Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản từ vật mẫu hoặc từ bản vẽ lắp.

+ Trong thiết kế cơ khí thường dùng vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp của sản phẩm để lập bản vẽ chi tiết.

I. Chuẩn bị:

Dụng cụ vẽ.

Giấy vẽ: A4

II. Nội dung thực hành:

Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp hoặc từ mẫu vật.

Giao đề bài cho HS:

+ Bản vẽ nắm cửa (hình 10.1).

+ Bản vẽ tay quay (hình 10.2).

III. Các bước tiến hành:

– Bước 1: Chuẩn bị

+ Đọc và phân tích bản vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước, công dụng của chi tiết.

– Bước 2: Lập bản vẽ chi tiết

+ Phân tích kết cấu và hình dạng chi tiết, chọn phương án biểu diễn.

+ Chọn hình chiếu chính, thể hiện hình dạng đặc trưng của chi tiết.

+ Chọn hình cắt, mặt cắt sao cho phù hợp diễn tả được hình dạng cấu tạo chi tiết.

+ Ghi kích thước.

– GV nhận xét giờ thực hành:

+ Sự chuẩn bị của HS.

+ Kĩ năng làm bài của HS.

+ Thái độ hoc tập của HS.

– GV thu bài để chẩm điểm.

– GV nhắc nhở HS đọc trước bài 11 SGK.

Công Nghệ 11 Bài 6: Thực Hành Biểu Diễn Vật Thể

Tóm tắt lý thuyết

Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,…), bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy,…

Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li

Tài liệu: Sách giáo khoa

Từ 2 hình chiếu vẽ hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo của vật thể.

Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu

Hình 1. Hai hình chiếu của ổ trục

Hình chiếu đứng gồm 2 phần, có kích thước khác nhau:

Phần trên có chiều cao 28, đường kính 30

Phần dưới có chiều cao 12, chiều dài là 60

Ở giữa là lỗ khoét hình trụ có Φ14, cao 40

Ở đế có hai rãnh khoét

Bước 2. Vẽ hình chiếu thứ 3 bên phải hình chiếu đứng

Lần lượt vẽ từng bộ phận như cách vẽ giá chữ L ở Bài 3: Thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản

Hình 2. Hình dạng của ổ trụ Hình 3. Vẽ hình chiếu thứ ba

Bước 3. Vẽ hình cắt

Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng

Đối với ổ trục, hình chiếu đứng là hình đối xứng, nên chọn mặt phẳng cắt đi qua rãnh trên để quan lỗ chính giữa của ổ trục và song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Hình cắt một nửa ổ trục thể hiện rõ hơn lỗ, chiều dày của ống rãnh và chiều dày của đế

Hình 5. Hình cắt của ổ trục

Bước 4. Vẽ hình chiếu trục đo

Hình 6. Chọn trục đo và mặt phẳng cơ sở

Tiến hành vẽ theo các bước

Hình 7. Vẽ hình chiếu trục đo của ổ trục

Tẩy xóa nét thừa, tô đậm hình

Hình 8. Hình dạng của vật thể sau khi đã tiến hành các bước vẽ ​ Hình 9. Bản vẽ của ổ trục

Công Nghệ 9 Bài 8: Thực Hành Lắp Mạch Điện Hai Công Tắc Hai Cực Điều Khiển Hai Đèn

Tóm tắt lý thuyết

I – DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ

1. Dụng cụ

2. Vật liệu và thiết bị

II – NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Vẽ sơ đồ lắp đặt

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn

Hai mạch điện của hai đèn mắc song song nhau

Hai công tắc độc lập với nhau

Công tắc nào đóng thì đèn của mạch đó sáng; ngược lại, ngắt mạch thì đèn đó tắt

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt

Hình 2. Sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn theo cách 1 Hình 3. Sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn theo cách 2

2. Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ

Bảng 1. Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ

3. Lắp đặt mạch điện

Hình 4. Qui trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn

Qui trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn gồm 5 bước:

Bước 1. Vạch dấu

Lỗ luồn dây, lỗ vít, thiết bị điện, bảng điện, đường đi dây, đèn…

Kí hiệu riêng biệt cho lỗ luồn dây và lỗ bắt vít

Bước 2. Khoan lỗ

Chọn mũi khoan, lắp mũi khoan vào bầu khoan

Tiến hành khoan: Khoan lỗ bắt vít trước (Ø2), lỗ luồn dây sau (Ø5)

Bước 3. Lắp thiết bị điện vào bảng điện

Cắt 5 đoạn dây 15 – 20cm, thực hiện nội dung nối dây

Xác định cực của công tắc

Nối dây thiết bị đóng cắt và bảo vệ của bảng điện

Lắp thiết bị điện vào bảng điện

Bước 4. Nối dây mạch điện

Nối dây từ thiết bị điện ở bảng điện ra đèn, nối dây vào đui đèn

Cho dây vào ống luồn dây, đậy nắp lại,…

Bước 5. Kiểm tra

Kiểm tra sản phẩm đạt chuẩn

Lắp đặt đúng theo sơ đồ

Các mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc và đẹp

Mạch điện đảm bảo thông mạch

Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử

Giáo Án Công Nghệ 8 Tiết 7 Bài 7: Thực Hành Đọc Bản Vẽ Các Khối Tròn Xoay

– HS đọc nội dung các bước tiến hành.

– Quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Hình 1 và 2 gồm hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.

+ Hình 3 và 4 gồm hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.

– Hình 1thể hiện hình chiếu của vật thể D.

– Hình 2thể hiện hình chiếu của vật thể B.

– Hình 3thể hiện hình chiếu của vật thể A.

– Hình 4thể hiện hình chiếu của vật thể C.

– HS: Tự hoàn thành bảng 7.1

Ngày soạn: ngày/tháng/năm Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........ TIẾT: 7 BÀI 7: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh biết đọc bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn xoay. - Phát huy trí tưởng tượng không gian của học sinh. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ các vật thể có dạng khối tròn xoay đơn giản. 3. Thái độ - HS học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động cá nhân. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - SGK, giáo án, mô hình các vật thể hình 7.2 SGK và các vật mẫu, tranh hình 7.1 và các bảng 7.1; 7.2 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, giấy vẽ, dụng cụ: Thước, êke, compa III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Khối tròn xoay được tạo thành như thế nào? - Kể các khối tròn xoay mà em biết? Đáp án: - Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình. - Khối hình trụ, khối hình nón, khối hình cầu 3. Bài mới * Vào bài Để rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ các vật thể có dạng khối tròn xoay ta tìm hiểu trong bài học hôm nay Hoạt động 1: Chuẩn bị Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS nêu những dụng cụ đã yêu cầu chuẩn bị? - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS I. Chuẩn bị - Thước, ê ke, compa, bút chì, tẩy - SGK, vở ghi. Hoạt động 2: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung bài thực hành. - GV nêu lại nôi dung bài thực hành. II. Nội dung - HS: Tìm hiểu nội dung bài thực hành và trả lời. Hoạt động 3: Các bước tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu HS đọc phần nội dung các bước tiến hành SGK. - Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 và 7.2 trả lời câu hỏi: ? Bản vẽ 1, 2, 3, 4 gồm những hình chiếu nào? ? Các hình chiếu đó thể hiện hình chiếu của vật thể nào? - GV: Yêu cầu HS chỉ rõ sự tương quan giữa các bảnvẽ với cá vật thể bằng cách đánh dấu (x) vào bảng 7.1. Vât thể Bản vẽ A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x - GV: Cho HS quan sát hình 7.2 và mô hình thật (nếu có). ? Các vật thể A, B, C, D được tạo ra từ những khối hình học nào? - GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 7.2 bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống sao cho thích hợp. Vật thể Khối hình học A B C D Hình trụ x x Hình nón cụt x x Hình hộp x x x x Hình chỏm cầu x III. Các bước tiến hành - HS đọc nội dung các bước tiến hành. - Quan sát và trả lời câu hỏi: + Hình 1 và 2 gồm hình chiếu đứng và hình chiếu bằng. + Hình 3 và 4 gồm hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh. - Hình 1thể hiện hình chiếu của vật thể D. - Hình 2thể hiện hình chiếu của vật thể B. - Hình 3thể hiện hình chiếu của vật thể A. - Hình 4thể hiện hình chiếu của vật thể C. - HS: Tự hoàn thành bảng 7.1 - Ghi nhận thông tin. - HS: Quan sát hình vẽ và mô hình - HS: Phân tích hình dạng của từng vật thể để nhận biết. - HS: Tự hoàn thành bảng 7.2. - Ghi nhận thông tin. Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV nhận xét giờ làm bài thực hành: Sự chuẩn bị của HS, cách thực hiện, thái độ học tập. - GV thu bài tập thực hành và nhận xét qua kết quả. IV. Nhận xét và đánh giá - Lắng nghe. 4. Củng cố - GV: Yêu cầu HS đọc nội dung phần có thể em chưa biết. - HS: Đọc. - GV: Hướng dẫn. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới.