Top 3 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Sinh Học Bài 14 Lớp 8 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Sinh Học 8 Bài 14: Bạch Cầu

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

a. Cấu tạo của bạch cầu

Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn: đường kính 8-18 µm, số lượng ít hơn rất nhiều so với hồng cầu( 7000 – 8000mm3), không có hình dạng nhất định.

Bạch cầu trung tính, có kính thước 10 µm, các hạt bắt màu đỏ nâu.

Bạch cầu ưa acid, có kính thước khoảng 8-12 µm, hạt bắt màu hồng đỏ.

Bạch cầu ưa kiềm, có kích thước 8-12 µm, hạt bắt màu xanh tím

b. Cấu trúc của kháng nguyên kháng thể

Kháng nguyên: Là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. Như nọc độc của ong, rắn, chất có trên bề mặt của vi khuẩn, virút…

Kháng thể: là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống kháng nguyên.

Cơ Chế: Chìa khóa và ổ khoá

c. Hoạt động chủ yếu của bạch cầu

Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

Phản ứng kháng viêm:

Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi.

Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể làm mất hoạt tính của kháng nguyên.

Phản ứng miễn dịch:

Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virút bằng cách nhận diện, tiếp xúc và tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.

1.2. Miễn dịch

Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.

Có hai loại miễn dịch: là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể).

Miễn bẩm sinh

Miễn dịch tập nhiễm

Miễn dịch nhân tạo: là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văc xin.

Hệ miễn dịch trên cơ thể người

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 6 Bài 14

Tóm tắt lý thuyết Thân dài ra do đâu?

BÀI 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?

A. Tóm tắt lý thuyết Sinh học 6 bài 14 1. Sự dài ra của thân

Thí nghiệm:

– Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất

– Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật)

– Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn

* Kết quả:

– Nhóm cây ngắt ngọn: thân cây không dài ra

– Nhóm cây không ngắt ngọn: thân cây dài ra

→ Cây không bị ngắt ngọn cao hơn cây bị ngắt ngọn

* Kết luận:

– Thân cây dài ra do sự phân chia và lớn lên của các tế bào mô phân sinh ngọn

– Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau:

+ Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí…) dài ra rất nhanh

+ Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, to như: bạch đàn, chò, lim…

+ Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả, còn khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiều cao

2. Giải thích những hiện tượng thực tế

* Một số hiện tượng thực tế

– Khi trồng đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn vì: khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, cho năng suất cao

– Trồng cây lấy gỗ (lim, bạch đàn), lấy sợi (đay, gai), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngộn vì: tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng tập trung cho thân chính, giúp thân phát triển chiều cao.

– Khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân để cây ra nhiều ngọn non, tăng năng suất

* Kết luận: Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà người ta bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp: bấm ngọn đối với những cây lấy hạt, quả, thân, lá: mướp, đậu tương, ray muống, mồng tơi….; tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, sợi, như bạch đàn, lim, đay, lanh…

B. Bài tập Sinh học 6 bài 14 Câu 1: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào. Hướng dẫn trả lời:

Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 – 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.

Câu 2: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ. Hướng dẫn trả lời:

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau… cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông… được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan… thì không bấm ngọn.

* Tỉa cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan… tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.

Bài Soạn Môn Sinh Học 8

Ngµy gi¶ng: 27/4(8A, 8B) TiÕt 64 – Bµi : 61 CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. Mơc tiªu: 1. KiÕn thøc: – HS kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ – Nêu được chức năng cơ bản của từng bộ phận – Nêu rõ đặc điểm của trứng 2. Kü n¨ng sèng : – Kĩ năng giao tiếp: tự tin nói với các bạn trong nhóm, lớp tên gọi các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của chúng. – Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ. – Kĩ năng lắng nghe tích cực. 3. Th¸i ®é: – Cã ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục II.§å dïng d¹y häc: 1. Gi¸o viªn: – Tranh phóng to hình 61.1,61.2 – Tranh quá trình sinh sản ra trứng, phôtô bài tập tr.192 III.Ph­¬ng Ph¸p: – Vấn đáp tìm tòi, thuyÕt tr×nh, d¹y häc nhãm. IV. Tỉ chøc giê häc: 1. ỉn ®Þnh tỉ chøc: 2. Khëi ®éng: ( 05 phĩt) – KiĨm tra bµi cị: ? Nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nam? 3. Bµi míi: Ho¹t ®éng 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của từng bộ phận: (20 phĩt) Mơc tiªu: – HS kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ – Nêu được chức năng cơ bản của từng bộ phận §å dïng: Tranh phóng to hình 61.1. C¸ch tiÕn hµnh: Ho¹t ®éng cđa GV vµ HS Néi dung B­íc 1: – GV nêu câu hỏi: ? Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?Chức năng của từng bộ phận? – Hoàn thành bài tập tr.190 B­íc 2: – HS tự nghiên cứu thông tin ghi nhớ kiến thức ” trao đổi nhóm thống nhất ý kiến – Đại diện nhóm trình bày “nhóm khác bổ sung B­íc 3: – GV đánh giá phần kết quả của các nhóm – GV giáo dục ý thức giữ vệ sinh ở nữ ” tránh viêm nhiễm ảnh hưởng tới chức năng. I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của từng bộ phận: *. Cơ quan sinh dục nữ gồm: – Buồng trứng : nơi sản sinh trứng – èng dẫn, phiểu: thu và dẫn trứng – Tử cung: đón nhân và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh – ¢m đạo: thông với tử cung – Tuyến tiền đình: tiết dịch nhên ®Ĩ b«i tr¬n ©m ®¹o Ho¹t ®éng 2: Sự sinh trứng và đặc điểm sống của trứng: (12 phĩt) Mơc tiªu: – Nêu rõ đặc điểm của trứng. §å dïng: – Tranh phóng to hình 61.2 C¸ch tiÕn hµnh: B­íc 1: – GV nêu vấn đề: ? Trứng đựơc sinh ra khi nào? Từ đâu ? như thế nào? ? Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống? B­íc 2: – HS tự nghiên cứu thông tin và tranh ảnh. – GV đánh giá kết quả các nhóm B­íc 3: – GV giảng giải thêm về quá trình giảm phân hình thành trứng + Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh + Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ ? Tại sao nói trứng di chuiyển trong ống dẫn? ? Tại sao trứng chỉ có 1 loại mang X còn tinh trùng có hai loại X và Y ? ? Trứng rụng làm thế nào vào được ống dẫn trứng? II. Sự sinh trứng và đặc điểm sống của trứng: – Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì – Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng và không di chuyển – Trứng có 1 loại mang X – Trứng sống được 2-3 ngày và nếu đựơc thụ tinh sẽ phát triển thành thai 4. Củng cố: (5 phút) – Yêu cầu HS hoàn thành bài tập sgk 5.Hướng dẫn học ở nhà:(2 phút) – Đọc mục “ em có biết” – Đọc trước bài 62.

Soạn Địa 8 Bài 14 Ngắn Nhất: Đông Nam Á

Mục tiêu bài học

Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí, giới hạn và các tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 14 ngắn gọn

1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á

– Gồm hai bộ phận:

+ Phần đất liền: mang tên bán đảo Trung Ấn, nằm giữa hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ.

+ Phần hải đảo: có tên là Mã Lai với hơn 1 vạn đảo lớn nhỏ.

– Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương là Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giữa hai châu lục là châu Á với châu Đại Dương.

a) Địa hình

– Phần đất liền:

+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xe mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.

– Phần hải đảo:

+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

– Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…

b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan

– Khí hậu: mang tính chất gió mùa

+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm mang mưa nhiều cho khu vực.

+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh khô.

– Vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn vè người và tài sản.

+ Phần đất liền: có một số sông lớn như Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…

+ Phần hải đảo sông nhỏ ngắn và dốc.

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 14 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 47

Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

– Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

– Đông Nam Á gồm phần đất liền và hải đảo.

– Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.

– Là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giữa châu Á và châu Úc.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 47

Quan sát hình 15.1, cho biết:

– Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

– Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương và hai châu lục nào?

– Điểm cực Bắc thuộc Mi-an-ma.

– Điểm cực Nam thuộc In-đô-nê-si-a.

– Điểm cực Tây thuộc Mi-an-ma.

– Điểm cực Đông thuộc In-đô-nê-si-a.

– Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 47

Dựa vào hình 14.1 nhận xét sự phân bố các núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của khu vực Đông Nam Á.

– Phần đất liền: các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng bắc nam bao bọc những khối cao nguyên thấp, đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu sông và ven biển.

– Phần hải đảo: chủ yếu là đồi núi và núi lửa; các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp bị cắt xẻ mạnh.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 48

Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông.

– Mùa hạ: Gió thổi từ áp cao bán cầu nam qua xích đạo đổi hướng đông nam gây mưa ẩm.

– Mùa đông: Gió thổi từ áp cao Xi – bia theo hướng đông bắc xuống vùng xích đạo có tinh chất khô và lạnh.

Giải bài tập Địa Lí 8 Bài 14 trang 49

Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm tại hình 14.2, cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí các địa điểm đó trên hình 14.1.

– Pa-đăng: Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt rất nhỏ, lượng mưa lớn, mưa đều quanh năm. Địa điểm này thuộc kiểu khí hậu xích đạo ẩm và thuộc In-đô-nê-si-a.

– Y-an-gun: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt năm lớn. Lượng mưa tập trung vào mùa hè. Địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và thuộc Mi-an-ma.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 49

Xác định vị trí năm sông lớn trên hình 14.1: nơi bắt nguồn, hướng chảy của sông; các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào.

– Các sông lớn là: Sông Hồng, sông Mê Công, sông Mê Nam, sông Xa-lu-en, sông I-ra-oa-đi.

– Các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc và Trung Quốc.

– Hướng chảy: bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

– Sông Hồng và sông Mê Công đổ vào Biển Đông, sông Mê Nam đổ vào vịnh Thái Lan, sông Xa-lu-en, I-ra-oa-đi đổ vào biển An-đa-man.

Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

– Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là đồi núi, các dãy núi có hướng tây bắc-đông nam hoặc bắc nam bao quanh các khối cao nguyên thấp, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các thung lũng sâu và rộng.

– Các đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn ở hạ lưu sông và ven biển.

– Ở hải đảo có nhiều núi lửa.

– Các đồng bằng châu thổ rộng lớn là vùng trồng lúa nước, tập trung dân cư và kinh tế phát triển.

Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?

– Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ áp cao bán cầu nam thổi theo hướng tây nam, vượt qua xích đạo đổi hướng đông nam mang theo hơi nóng ẩm, nhiều mưa.

– Gió mùa mùa đông: xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi theo hướng đông bắc về xích đạo với tính chất khô lạnh.

– Hai loại gió mùa có tính chất khác nhau bởi chúng có nguồn gốc xuất phát khác nhau, hướng thổi khác nhau.

Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

– Sông Mê Công chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam.

– Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam và đổ ra Biển Đông.

– Chế độ nước sông thay đổi theo mùa bởi phần lớn sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chế độ nước phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khu vực.

Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á?

Cảnh quan rừng phụ thuộc vào khí hậu. Ở Đông Nam Á khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 14 hay nhất

Câu 1. Nêu đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Câu 2. Kể tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

– Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông; cửa sông thuộc địa phận Việt Nam. – Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

Câu 3. Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?

Do hướng của địa hình Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam nên việc phát triển giao thông theo hướng đông – tây gặp nhiều trở ngại như: phải làm cầu nhiều, hầm đường bộ để vượt qua sông, núi (chủ yếu có hướng Bắc – Nam). Tuy nhiên việc phát triển giao thông là hết sức cần thiết – đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc – nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông – tây để tạo sự thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.

Câu 4. Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông ở Đông Nam Á. Gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu khu vực Đông Nam Á?

– Đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông: + Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. + Gió mùa mùa đông: xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thâ’p Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. – Ảnh hưởng: Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước cùng vĩ độ ở châu Phi, Tây Nam Á. Song khu vực này lại ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của.

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 14 tuyển chọn

Câu 1: Các sông lớn nhất của Đông Nam Á là

A. Hồng Hà, Mê Công

B. Mê Công, Xa-lu-en

C. Mê Nam, I-ra-oa-đi

D. Mê Nam, Hồng Hà

Câu 2: Phần đất liền của Đông Nam Á là

A. Nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ

B. Bán đảo Trung Ấn.

C. Gắn liền với lục địa của châu Á,

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Đông Nam Á gồm mấy bộ phận

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Phần đất liền Đông Nam Á có tên là

A. Bán đảo Ấn Độ

B. Đông Dương

C. Bán đảo Trung Ấn

D. Mã-lai

Câu 5: Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 6: Đông Nam Á là cầu nối của hai châu lục nào?

A. Châu Á và châu Phi.

B. Châu Á và châu Âu.

C. Châu Á và châu Mĩ.

D. Châu Á và Châu Đại Dương.

Câu 7: Các dải núi ở bán đảo Trung Ấn có hướng chủ yếu là

A. Bắc- nam và tây bắc-đông nam.

B. Tây-đông và bắc- nam.

C. Tây – đông hoặc gần tây-đông.

D. Bắc- nam hoặc gần bắc-nam

Câu 8: Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu những thiên tai nào?

A. Bão tuyết

B. Động đất, núi lửa

C. Lốc xoáy

D. Hạn hán kéo dài

Câu 9: Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?

A. Khí hậu gió mùa

B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

C. Khí hậu lục địa

D. Khí hậu núi cao

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á

A. Địa hình

B. Gió mùa

C. Giáp biển

D. Dòng biển

Câu 11: Đông Nam Á chịu thiên tai nào?

A. Bão tuyết

B. Hạn hán kéo dài

C. Lốc xoáy

D. Bão nhiệt đới

Câu 12: Cảnh quan chủ yếu của Đông Nam Á

A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

B. Rừng lá kim

C. Xavan cây bụi

D. Hoang mạc và bán hoang mạc

Câu 13: Đảo nào lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới?

A. Xu-ma-tơ-ra

B. Gia-va

C. Ca-li-man-tan

D. Xu-la-vê-di

Câu 14: Đông Nam Á là “cầu nối” giữa

A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Châu Á và châu Đại Dương.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Các biển nào sau đây không nằm trong khu vực Đông Nam Á?

A. Biển Đông.

B. Biển A-rap

C. Biển Gia-va.

D. Biển Xu-lu.

Câu 16: Dựa vào lược đồ hình 14.1, cho biết các dãy núi nào sau đây có hướng bắc nam?

A. Luông Pha-băng.

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Các-đa-môn.

D. Đăng-rếch.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 14. Đông Nam Á – đất liền và hải đảo trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.