Top 9 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Sinh Học 8 Ngắn Nhất Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da (Ngắn Gọn Nhất)

1. Bài 42: Vệ sinh da

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 134 – 1:

– Da bẩn có hại như thế nào?

– Da bị xây xát có tác hại như thế nào?

Trả lời:

– Da bẩn chỉ diệt được chừng 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa ngáy và có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể,

– Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 134 – 2:

– Đánh dấu vào bảng để chỉ những hình thức mà em cho là phù hợp với rèn luyện da.

Trả lời:

   + Tập chạy buổi sáng

   + Tham gia thể dục thể thao buổi chiều

   + Tắm nước lạnh

   + Xoa bóp

   + Lao động chân tay vừa sức

– Các nguyên tắc rèn luyện da là:

   + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.

   + Rèn luyện thích hợp với mức chịu đựng của mỗi người.

   + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để cơ thể tạo vitamin D chống còi xương.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 135: 

Em hãy điền vào bảng 42-2 các bệnh ngoài da, nêu tóm tắt biểu hiện và cách phòng tránh.

Trả lời:

1. Lang ben

→ Biểu hiện: Có những mảng trắng xuất hiện trên da

→ Cách phòng chống: Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh.

2. Hắc lào

→ Biểu hiện: Có những mảng sần đỏ, mụn nước

→ Cách phòng chống: Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh

3. Ghẻ nở

→ Biểu hiện: Da có nhiều mụn ghẻ, sưng lở gây ngứa

→ Cách phòng chống: Thường xuyên tắm rửa bằng xà phòng. Giữ cho quần áo sạch và khô.

4. Mụn trứng cá

→ Biểu hiện: Có mụn sưng viêm đỏ

→ Cách phòng chống: Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch, không tùy tiện nặn mụn.

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 136 sgk Sinh học 8) : 

Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Lời giải:

    – Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

    – Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

    – Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

    – Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Bài 2 (trang 136 sgk Sinh học 8) : 

Hãy rửa mặt, chân tay sau khi lao động, khi đi học về…, tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ nên tắm nắng chừng 30 phút, trước 8 giờ sáng.

Lời giải:

   – Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da.

   – Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao xuất hiện sẹo trên da?

   A. Nhiễm trùng

   B. Nọc độc của động vật gây ra

   C. Tế bào da tăng sinh quá mức để lấp đầy phần da bị tổn thương

   D. Tác dụng phụ của phản ứng trao đổi chất trong cơ thể

Chọn đáp án: C

Giải thích: Sẹo sinh ra trên bề mặt các vết thương của da, tùy theo cơ địa từng người mà có thể sinh ra sẹo lồi hay sẹo lõm hoặc không có sẹo.

Câu 2: Các thụ quan nằm dưới da có chức năng cảm nhận kích thích từ ngoài môi trường. Trong đó có thụ quan cảm nhận tiếp xúc. Giải thích vì sao đầu ngón tay có cảm nhận tốt hơn khuỷu tay?

   A. Do lớp mỡ ở khuỷu tay dày hơn

   B. Do đầu ngón tay có nhiều thụ quan tiếp xúc hơn

   C. Do khuỷu tay không có chức năng cảm nhận tiếp xúc

   D. Do khuỷu tay không có thụ quan tiếp xúc

Chọn đáp án: B

Giải thích: thụ quan cảm nhận tiếp xúc có ở khắp các bộ phận của cơ thể nhưng phân bố không đồng đều. Thường tập trung ở đầu ngón tay, môi…

Câu 3: Vì sao không nên nặn trứng cá?

   A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da

   B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da

   C. Tạo ra những vết thương hở ở da

   D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Chọn đáp án: C

Giải thích: Trứng cá là sản phẩn tiết của tuyến nhờn dưới da. Nặn đi khi mụn chưa chin rất có thể tạo vết hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Câu 4: Vì sao không nên tắm nước lạnh?

   A. Khiến lỗ chân lông đóng lại

   B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong

   C. Tế bào da nhanh bị lão hóa

   D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể

Chọn đáp án: A

Giải thích: Khi lạnh, các lỗ chân lông đóng lại sẽ giữ chất bẩn, kém trao đổi chất khiến cơ thể không được làm sạch.

Câu 5: Thói quen nào sau đây không tốt cho da?

   A. Tắm nắng lúc 6-7h

   B. Vận động để ra mồ hôi tích cực

   C. Vệ sinh thân thể mỗi ngày

   D. Uống ít nước

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nước là thành phần quan trọng của tế bào, khi thiếu nước, các tế bào da sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

Câu 6: Vì sao mùa đông da thường trắng hơn mùa hè?

   A. Sắc tố da tạo ra ít

   B. Da không bị cháy vì nắng

   C. Lớp mỡ dưới da dày lên

   D. Mạch máu co lại

Chọn đáp án: A

Giải thích: Sắc tố da tạo ra để bảo vệ da khỏi ánh nắng gay gắt, khi điều kiện môi trường thay đổi chúng sẽ tự mất đi.

Câu 7: Cần làm gì khi bị bỏng da tay?

   A. Rửa ngay dưới vỏi nước mát và sạch, bôi thuốc mỡ

   B. Đút tay vào lỗ tai

   C. Rửa tay bằng nước lạnh đã để trong tủ lạnh ngăn mát

   D. Thổi bằng miệng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Sơ cứu bỏng cần làm mát nhanh vùng da bị thương và tránh tế bào mất nước (không được dùng nước lạnh để tránh bị sốc nhiệt ở da)

Câu 8: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn?

   A. Tế bào da tăng sinh mạnh

   B. Vi khuẩn dễ xâm nhập

   C. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài

   D. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều

Chọn đáp án: B

Giải thích: Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, khi có tổn thương lớn, các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào cơ thể với số lượng lớn, gây viêm.

Câu 9: Nếu da bị nấm cần làm gì?

   A. Tắm nhiều hơn 1 lần mỗi ngày

   B. Phơi vùng da bị nấm dưới ánh nắng gắt để diệt nấm

   C. Che kín vùng da bị nấm tiếp xúc thêm với môi trường

   D. Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nấm là một tác nhân gây tổn thương da rất nguy hiểm, không thể tự chữa ở nhà hay sử dụng các biện pháp phòng tổn thương da được.

Câu 10: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy?

   A. Lớp tế bào chết tăng lên

   B. Vi khuẩn trên da rất nhiều

   C. Sản phẩm của tuyến nhờn tạo ra nhiều

   D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Chọn đáp án: B

Giải thích: Da sạch có thể diệt đến 85% vi khuẩn trên da nhưng da bẩn chỉ có thể diệt 5% số đó, vì vậy gây cảm giác ngứa ngáy.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

I. Bảo vệ da :

II. Rèn luyện da :

III. Phòng chống bệnh ngoài da:

– Để phòng bệnh:

   + Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên.

   + Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng.

   + Vệ sinh nguồn nước, nơi ở và nơi công cộng.

– Để chữa bệnh:

   + Chữa trị kịp thời và đúng cách.

   + Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Soạn Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da (ngắn gọn nhất) file DOC

Soạn Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da (ngắn gọn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Soạn Sinh Học 8 Bài 39: Bài Tiết Nước Tiểu (Ngắn Gọn Nhất)

1. Bài 39: Bài tiết nước tiểu

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 126:

– Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

– Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?

– Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?

Trả lời:

– Sự tạo thành nước tiểu gồm quá trình lọc máu, quá trình hấp thụ lại và quá trình bài tiết tiếp.

– Thành phần nước tiểu đầu: không có prôtêin và tế bào máu; máu: chứa tế bào máu và prôtêin.

– Sự khác nhau của nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:

*) Nước tiểu đầu

– Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn

– Nồng độ các chất độc và chất cặn bã ít hơn

– Chứa nhiều chất dinh dưỡng

*) Nước tiểu chính thức:

– Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn

– Đậm đặc chất cặn bã và chất độc

– Ít hoặc gần như không có chat dinh dưỡng

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 127: 

Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

Trả lời:

– Do nước tiểu chính thức sẽ được dẫn dần xuống bóng đái và chứa tại đó, ở vị trí bóng đái thông với ống đái có 2 cơ bịt chặt lại (ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn). Khi bóng đái đầy thì ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu → khi đi tiểu cơ vòng mở ra, cơ vân theo ý muốn dãn ra → nước tiểu thoát ra ngoài.

– Với lượng nước tiểu chính thức là khoảng 1,5 lít mỗi ngày và 300 ml nước tiểu trong bóng đái thì mới có cảm giác buồn tiểu thì trung bình mỗi ngày ta sẽ đi tiểu 4-5 lần.

1.2. Giải Bài tập SGK

Câu 1 trang 127 Sinh học 8: 

Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu đầu ở các đơn vị chức năng của thận.

Trả lời:

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :

– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Å) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Câu 2 trang 127 Sinh học 8: 

Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

Trả lời:

Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc và các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì sự ổn định của môi trường trong.

Câu 3 trang 127 Sinh học 8: 

Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

Trả lời:

– Nước tiểu chính thức sẽ được dẫn dần xuống bóng đái và chứa tại đó, ở vị trí bóng đái thông với ống đái có 2 cơ bịt chặt lại (ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn). Khi bóng đái đầy thì ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu → khi đi tiểu cơ vòng mở ra, cơ vân theo ý muốn dãn ra → nước tiểu thoát ra ngoài.

– Với lượng nước tiểu chính thức là khoảng 1,5 lít mỗi ngày và 300 ml nước tiểu trong bóng đái thì mới có cảm giác buồn tiểu thì trung bình mỗi ngày ta sẽ đi tiểu 4-5 lần.

1.3. Lý thuyết trọng tâm

I. Tạo thành nước tiểu

– Gồm 3 quá trình :

   + Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận

   + Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận

⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức.

* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:

– Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin.

– Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin.

*) Nước tiểu đầu:

– Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn

– Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn

– Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

*) Nước tiểu chính thức:

– Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn

– Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn

– Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng

II. Thải nước tiểu

1.4. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

A. Cơ vòng ống đái

B. Cơ lưng xô

C. Cơ bóng đái

D. Cơ bụng

A. Bài tiết tiếp

B. Hấp thụ lại

C. Lọc máu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?

A. 1,5 lít      B. 2 lít

C. 1 lít      D. 0,5 lít

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Bể thận

C. Ống thận

D. Nang cầu thận

Câu 5. Có bao nhiêu cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái ?

A. 2      B. 1

C. 3      D. 4

A. Hồng cầu

B. Nước

C. Ion khoáng

D. Tất cả các phương án còn lại

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Crêatin

C. Axit uric

D. Nước

Câu 8. Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ

A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.

B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.

C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.

D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

Câu 9. Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ?

A. 50 ml      B. 1000 ml

C. 200 ml      D. 600 ml

Câu 10. Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?

A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết

B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu

C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn

D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng

Đáp án:

1. B    2. C    3. A    4. B    5. A 6. A    7. D    8. B    9. C    10. C

Soạn sinh 8 bài 39: Bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file DOC

Soạn sinh 8 bài 39: Bài tiết nước tiểu (ngắn gọn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Soạn Sinh 8 Bài 10 Ngắn Nhất: Hoạt Động Của Cơ

Mục tiêu bài học

– Chứng minh được cơ co sinh công, công của cơ sử dụng cho lao động và di chuyển

– Giải thích được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được biện pháp chống mỏi cơ

– Trình bày được ích lợi của việc tập cơ, từ đó vận dụng vào tập luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức

Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 10 ngắn gọn

– Khi co cơ tạo ra một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công

– Công sử dụng để vận động và lao động

– Cách tính công: A = F.S

+ A: công (J)

+ F: lực tác động (N)

+ S: quãng đường (m)

+ Trạng thái thần kinh

+ Nhịp độ lao động

+ Khối lượng của vật

– Nguyên nhân:

+ Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu

+ Năng lượng cung cấp ít

+ Sản phẩm tạo ra là acid lactic gây đầu độc cơ

– Biện pháp:

+ Hoạt động thể thao lành mạnh

+ Làm việc nhịp nhàng, điều độ

+ Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu, xoa bóp cho máu lưu thông.

III. Luyện tập để bảo vệ cơ

– Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào các yếu tố

+ Thể tích của cơ: bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh

+ Lực co cơ

+ Khả năng dẻo, dai

– Thường xuyên luyện tập thể thao vừa sức có tác dụng:

+ Tăng thể tích cơ bắp

+ Tăng lực co cơ, cơ phát triển cân đối

+ Xương cứng chắc, hoạt động của các hệ cơ quan hiệu quả

+ Tinh thần sảng khoái, làm việc hiệu quả cao

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 10 ngắn nhất

Câu hỏi trang 34 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Hãy chọn từ thích hợp trong khung bên và điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– Khi cơ ………… tạo ra một lực.

– Cầu thủ đá bóng tác động một …………. vào quả bóng.

– Kéo gầu nước, tay ta tác động một…………… vào gầu nước.

– Khi cơ co tạo ra một lực.

– Cầu thủ đá bóng tác động một lực đẩy vào quả bóng.

– Kéo gầu nước, tay ta tác động một lực kéo vào gầu nước.

Câu hỏi trang 34 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Làm thí nghiệm như hình 10.

– Khi khối lượng quả cân thay đổi, nhận thấy biên độ co cơ ngón tay cũng thay đổi.

– Hãy tính công co cơ và điền vào ô trống bảng 10.

Bảng 10. Kết quả thực nghiệm về biên độ cơ ngón tay

– Qua kết quả trên, em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?

– Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài?

– Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?- Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì?

– Khối lượng thích hợp với khả năng co cơ của cơ thể sẽ sinh ra công lớn nhất.

– Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, biên độ co cơ giảm dần khi quá trình thí nghiệm kéo dài.

– Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác mệt và mỏi chân. Do phải sinh ra công trong khoảng thời gian dài, cơ không được cung cấp ôxi nên tích tụ axit lactic → cơ bị đầu độc.

– Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là sự mỏi cơ.

Câu hỏi trang 35 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi?

– Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?

– Khi bị mỏi cơ cần nghỉ ngơi, xoa bóp cơ để cơ hết mỏi.

– Biện pháp để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao: lao động nhịp nhàng, vừa sức đồng thời có thời gian nghỉ ngơi hợp lí cùng tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Câu hỏi trang 35 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?

– Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?

– Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào thần kinh (tinh thần thoải mái, ý chí cố gắng); lực co cơ; khả năng dẻo dai.

– Những hoạt động được coi là sự luyện tập cơ là tất cả các hoạt động thể dục thể theo.

– Luyện tập thường xuyên giúp tăng thể tích cơ bắp, tăng lực co cơ, tinh thần sảng khoái → tăng năng suất lao động.

– Phương pháp luyện tập: hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.

Câu hỏi trang 35 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?

– Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?

– Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào thần kinh (tinh thần thoải mái, ý chí cố gắng); lực co cơ; khả năng dẻo dai.

– Những hoạt động được coi là sự luyện tập cơ là tất cả các hoạt động thể dục thể theo.

– Luyện tập thường xuyên giúp tăng thể tích cơ bắp, tăng lực co cơ, tinh thần sảng khoái → tăng năng suất lao động.

– Phương pháp luyện tập: Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.

Bài 1 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển t quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là: A = F.s.

Bài 2 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.

Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.

Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

Bài 3 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của các biện pháp chống mỏi cơ.

– Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.

– Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

– Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Bài 4 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Hằng ngày lập thể dục buổi sáng đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao. Chú ý đừng vui chơi quá sức, ảnh hưởng đến lao động và học tập. Hãy theo dõi sự phát triển của cơ sau 3 tháng.

Rèn luyện cơ và thân thể theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, theo dõi sự phát triển của cơ thể và rút kinh nghiệm để điều chỉnh sự rèn luyện tiếp theo sao cho phù hợp. Chắc chắn hiệu quả sẽ rõ rệt.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 10 hay nhất

Câu 1: Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi Cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ.

Biện pháp luyện tập cơ?

– Công của cơ

Khi cơ co tạo 1 lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 công có 2 dạng công: Công tính được và công không tính được (ví dụ: mang 1 vật nặng đứng yên 1 chỗ).

– Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Trạng thái thần kinh.

+ Nhịp độ lao động

+ Khối lượng của vật

+ Lứa tuổi, giới tính.

– Mục đích của công cơ : Công của cơ được sử dụng vào mục đích hoạt động, lao động

– Nguyên nhân của sự mỏi cơ

Làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần rồi ngừng hẳn, dẫn tới sự mỏi cơ. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxi (đặc biệt khi bị thiếu ôxi) nên đã tích tụ Axit lactic trong cơ bắp, tác động lên hệ thống thần kinh, gây cảm giác mỏi cơ.

– Ý nghĩa của việc luyện tập cơ:

Luyện tập cơ sẽ làm tăng thể tích bắp cơ, tăng lực co cơ, đồng thời tăng cường sự hoạt động của các hệ cơ quan như: Tuần hoàn, hô hấp, bài tiết… làm cho thần kinh hưng phấn tinh thần sảng khoái khỏe mạnh.

– Biện pháp luyện tập cơ:

+ Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, khoa học.

+ Trong lao động cần đảm bảo tính vừa sức và phù hợp lứa tuổi.

+ Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và khoa học

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 10 tuyển chọn

Câu 1: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu ?

A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng

B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ

C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Lao động vừa sức

A. Điện

B. Nhiệt

C. Công

D. Cả ba ý trên

Câu 4: Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:

A. Trạng thái thần kinh

B. Nhịp độ lao động

C. Khối lượng của vật

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Nguyên nhân của sự mỏi cơ là:

A. Do làm việc quá sức, oxi cung cấp thiếu, lượng axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ

B. Do lượng chất thải khí cacbonic quá cao

C. Cả A, B đều đúng

D. Do cơ lâu ngày không tập luyện

Câu 6: Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì ?

A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể

B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu

C. Cả A và B

D. Uống nhiều nước lọc

A. axit axetic

B. axit malic

C. axit acrylic

D. axit lactic

Câu 8: Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ?

A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ

B. Lao động nặng trong gian dài

C. Tập luyện thể thao quá sức

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển ?

A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác

B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển

C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển

D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 10: Biện pháp làm tăng cường khả năng làm việc của cơ là:

A. Tập thể dục thường xuyên

B. Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng

C. Nên làm việc nhẹ để không bị hao phí năng lượng

D. Phải tạo môi trường đủ axit

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 10. Hoạt động của cơ trong SGK Sinh học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Soạn Sinh 8 Bài 25 Ngắn Nhất: Tiêu Hóa Ở Khoang Miệng

Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 25 ngắn gọn

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản

Câu hỏi trang 81 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

– Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?

– Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25.

Bảng 25. Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng

– Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì hoạt động của enzim amilaza ở miệng đã làm biến đổi một phần tinh bột ở dạng chín trong thức ăn thành đường mantôzơ nên ta thấy có vịt ngọt của đường mantôzơ.

Câu hỏi trang 82 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

– Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

– Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

– Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?

– Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

– Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sư co bóp nhịp nhàng của cơ thực quản.

– Thức ăn qua thực quản rất nhanh (2-4 giây) nên coi như không có sự biến đổi về lí học và hóa học, và nó là cơ quản có vai trò đưa thức ăn tới dạ dày.

Bài 1 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?

– Tiết nước bọt → Làm ướt và mềm thức ăn

– Nhai → Làm nhuyễn thức ăn, thấm đều nước bọt

– Tạo viên thức ăn đẩy xuống thực quản

Bài 2 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”.

– Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc của dịch tiêu hóa với thức ăn.

– Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn: tinh bột → đường.

Bài 3 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần được tiêu hóa tiếp là: gluxit, lipit, prôtêin, tinh bột.

Bài 4 trang 83 Sinh 8 Bài 25 ngắn nhất:

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

– Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

– Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 25 hay nhất

– Vì sao nói, khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng?

– Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

– Hãy giải thích nghĩa về mặt sinh học của Câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”

– Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng?

* Khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng cắn xé, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt và tạo viên thức ăn.

Răng được phân hóa thành 3 loại phù hợp với các hoạt động của nó.

Răng cửa: cắn, cắt thức ăn.

Răng nanh: Xé thức ăn.

Răng hàm: Nhai, nghiền nát thức ăn.

+ Lưỡi: Được cấu tạo bởi hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn.

+ Má, môi: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng.

+ Các tuyến nước bọt: Lượng nước bọt tiết ra nhiều khi ăn để thấm đều thức ăn (đặc biệt thức ăn khô). Trong nước bọt còn có enzim amilaza tham gia biến đổi tinh bột chín thành đường đôi.

* Với một khẩu phần ăn có đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp là:

+ Tinh bột, đường đôi.

+ Prôtêin.

+ Lipit.

+ Axit Nuclêic.

Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”

Trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng là vì:

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 25 tuyển chọn

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Khẩu cái mềm hạ xuống

C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá

D. Lưỡi nâng lên

Câu 2: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là:

A. Tiết nước bọt

B. Nhai và đảo trộn thức ăn

C. Tạo viên thức ăn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Loại răng nào có vai trò chính là nghiền nát thức ăn?

A. Răng cửa

B. Răng hàm

C. Răng nanh

D. Tất cả các phương án trên

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Cơ dọc

C. Cơ vòng

D. Cơ chéo

Câu 5: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn:

A. Làm ướt, mềm thức ăn

B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

C. Thấm nước bọt

D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Câu 6: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?

A. Hai bên mang tai

B. Dưới lưỡi

C. Dưới hàm

D. Vòm họng

Câu 7: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?

A. 1000 – 1500 ml

B. 800 – 1200 ml

C. 400 – 600 ml

D. 500 – 800 ml

Câu 8: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của:

A. Các cơ ở thực quản

B. Sự co bóp của dạ dày

C. Sụn nắp thanh quản

D. Sự tiết nước bọt

Câu 9: Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt ?

A. Họng

B. Thực quản

C. Lưỡi

D. Khí quản

A. Cơ chéo

B. Cơ dọc

C. Cơ vòng

D. Tất cả các phương án trên

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng trong SGK Sinh học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao