Top 7 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Sinh Học 11 Bài 17 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 17

Sinh học 11 – Lý thuyết Hô hấp ở động vật

I. Hô hấp là gì

– Hô hấp là tập họp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Hô hấp bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong

II. Bề mặt trao đổi khí

– Bề mặt trao đổi khí là nơi tiếp xúc và trao đổi khí giữa môi trường và tế bào của cơ thể

– Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải có 4 đặc điểm sau:

Diện tích lớn

Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng

Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng

III. Các hình thức hô hấp

Căn cứ vào bề mặt hô hấp có thể chia thành 4 hình thức hô hấp:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

– Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể

Ví dụ: giun đất, con đĩa… (hô hấp qua da)

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

– Gặp ở côn trùng. Bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra ngoài nhờ các lỗ thở.

3. Hô hấp bằng mang

– Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp

Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang

Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang

4. Hô hấp bằng phổi

– Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.

Thú: khoang mũi à hầu à khí quản à phế quản

Lưỡng cư: hô hấp bằng da và phổi

Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí

Sinh Học 11/Chương 1/Bài 11

QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

I. QUANG HỢP QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng, phần còn lại là 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng. – Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

– Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người (hạt, quả, củ,. . )

Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng, phần còn lại là 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.- Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người (hạt, quả, củ,. . )

II. TĂNG NĂNG SUẤT NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG THÔNG QUA SỰ ĐIỀU KHIỂN QUANG HƠP 1. Tăng diện tích bộ lá

Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.

Điều khiển tăng diện tích bộ lá bằng các biện pháp: Bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp đối với loài và giống cây trồng.

2. Tăng cường độ quang hợp

Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.

Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với loài và giống cây trồng tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với loài và giống cây trồng tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

3. Tăng hệ số kinh tế

Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao (hạt, quả, củ…) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

Các biện pháp nông sinh: Bón phân hợp lí.

Giáo Án Môn Sinh Học Lớp 8 Bài 17

GV yêu cầu HS quan sát H.17.1 SGK: Mô tả cấu tạo ngoài của tim?

GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 17.1.

+ Hãy dự đoán xem ngăn tim nào dày nhất và ngăn tim nào mỏng nhất?

+ Giữa các ngăn tim và trong mạch máu có cấu tạo như thế nào để máu chỉ chảy theo một chiều?

GV hướng dẫn HS tháo rời mô hình tim, quan sát, so sánh với dự đoán của mình và rút ra kết luận đúng.

GV chữa bảng 17.1. Yêu cầu HS trình bày cấu tạo trong của tim?

HS quan sát H.17.2 SGK: Chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu? Vì sao có sự khác nhau đó?

Cấu tạo từng loại mạch máu có phù hợp với chức năng của chúng hay không?

Nhịp tim của các em lúc bình thường là bao nhiêu lần/phút?

GV: yêu cầu HS quan sát H 17-3 hoàn thành bài tập lệnh trang 55 – 56 SGK.

HS quan sát tranh, hoàn thành bài tập, trình bày, HS khác bổ sung, tự rút ra kết luận.

GV mở rộng: Một chu kỳ tim kéo dài trong bao lâu? Hãy tính xem trong một phút có bao nhiêu chu kỳ tim (Bao nhiêu nhịp đập/phút)?

– Màng tim bao bọc bên ngoài.

– Tâm thất lớn tạo thành đỉnh tim.

– Đỉnh tim hướng xuống dưới, đáy hướng lên trên

– Tim nằm giữa hai lá phổi, hơi lệch về bên trái.

– Tim có 4 ngăn, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, nửa bên trái dày hơn nửa bên phải.

– Giữa TN với TT và giữa TT với các mạch máu có các van tim cho phép máu chỉ chảy theo một chiều.

– ĐM: gồm mô liên kết, cơ trơn và biểu bì, thành dày, lòng trong hẹp.

– TM: cũng gồm các thành phần như ĐM nhưng có thành mỏng và lòng trong rộng.

– MM: chỉ gồm một lớp tế bào biểu bì mỏng, lòng trong hẹp nhất, phân nhánh nhiều.

+ ĐM: Đẩy máu từ tim đi đến các cơ quan, có vận tốc và áp lực lớn.

– TM: Dẫn máu từ các cơ quan về tim, có vận tốc và áp lực nhỏ.

– MM: Là nơi trao đổi chất với tế bào, có vận tốc và áp lực nhỏ nhất.

Mỗi chu kỳ tim gồm 3 pha:

– Pha nhĩ co (0,1s): Máu từ TN đổ xuống TT.

– Pha thất co (0,3s): Máu từ TT đổ vào ĐM.

– Pha giãn chung (0,4s): Máu được hút về TN.

Kết luận chung: SGK

Sinh Học Lớp 6 Bài 17 Vận Chuyển Các Chất Trong Thân

Sinh học lớp 6 bài 17 Vận chuyển các chất trong thân được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn sinh đảm bảo tính chính xác và ngắn gọn, giúp các em học tốt môn sinh học lớp 6. Được cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất tại Soanbaitap.com.

thuộc phần: CHƯƠNG III. THÂN

Đề bài

– Sau một thời gian, quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của hoa?

– Nhận xét nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển theo phần nào của thân?

Lời giải chi tiết

– Sau một thời gian cành hoa trong cốc nước màu, cánh hoa chuyển màu theo màu của mực.

– Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ mạch gỗ.

Đề bài

– Giải thích vì sao mép vỏ phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra?

– Mạch rây có chức năng gì?

– Nhân dân ta thường làm như thể nào để nhân giống nhanh cây ăn quả như: cam bưởi, nhãn vải, hồng xiêm…?

Lời giải chi tiết

– Mép phía trên chỗ cắt bị phình do các chất dinh dưỡng tổng hợp được vận chuyển từ trên xuống dưới, đến vết cắt bị ngừng lại nên các chất dinh dưỡng bị tích tụ làm phình to ra.

– Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng do lá tổng hợp đến các bộ phận khác của cây.

– Người ta thường chiết cành để nhân nhanh giống cây ăn quả.

Giải bài 1 trang 56 SGK Sinh học 6. Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.

Đề bài

Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.

Lời giải chi tiết

+ Chuẩn bị hai cành hoa hồng trắng và hai cốc nước, một cốc nước bình thường và một cốc nước nhỏ thêm mực (đỏ/ xanh) để tạo màu. Cắm mỗi cành hồng trắng vào một cốc nước. Sau khoảng 2 giờ, ta sẽ thấy cành hồng trắng trong cốc nước màu sẽ dần đổi màu gần như màu cốc nước (hơi đỏ hoặc hơi xanh), cành hồng trong cốc còn lại vẫn giữ nguyên màu trắng.

+ Dùng dao nhọn cắt ngang cành hoa bị đổi màu, ta sẽ thấy có các chấm có màu đậm (đỏ/ xanh). Quan sát vị trí và hình dang của chấm đó dưới kính lúp sẽ nhận thấy chúng là lát cắt ngang của mạch gỗ. Kết luận: mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.

Giải bài 2 trang 56 SGK Sinh học 6. Mạch rây có chức năng gì?

Đề bài

Mạch rây có chức năng gì?

Lời giải chi tiết

Mạch rây chuyển các chất hữu cơ qua lớp gỗ dác.

Giải bài tập 1 trang 56 SGK Sinh học 6. Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ: tế bào có vách dày hóa gỗ, tế bào sống, vách mỏng, chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, …

Đề bài

Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ: tế bào có vách dày hóa gỗ, tế bào sống, vách mỏng, chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, vận chuyển nước và muối khoáng điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Mạch gỗ gồm những….., không có chất tế bào, có chức năng…..

Mạch rây gồm những…., có chức năng…..

Lời giải chi tiết

Mạch gỗ gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

Mạch rây gồm những tế bào sống vách mỏng, có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất