Top 12 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Ngữ Văn 12 Trang 66 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Bài Thạch Sanh Trang 66 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Thạch Sanh là nhân vật dũng sĩ điển hình trong truyện cổ tích Việt Nam, cùng soạn bài Thạch Sanh trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1 để hiểu hơn về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và ước mơ, sự tin tưởng của nhân dân về công bằng, đạo đức xã hội và tinh thần ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta gửi gắm qua tác phẩm.

SOẠN BÀI THẠCH SANH, ngắn 1

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh là sự trưởng thành khác thường. Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai. Cậu mồ côi cha và mẹ khi còn rất nhỏ. Được thần tiên phái đến dạy cậu võ nghệ

Qua đó, nhân dân muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh, lòng nhân ái và công bằng cho mọi người

Thạch Sanh trải qua ba lần thử thách: Mẹ con Lý Thông lừa, Lý Thông hạ mưu bị lấp dưới hang, hồn đại bàng chằn tinh báo thù

Qua những lần thử thách, Thạch Sanh bộc lộ được phần phẩm chất của riêng mình. Luôn thật thà, dũng cảm, tin tưởng vào người tốt, lòng tốt của mọi người.

Hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông có sự đối lập nhau từ phẩm chất đến tính cách: Thạch Sanh ( thiện, thật thà, cao thượng, giúp người, anh hùng) đối lập Lý Thông ( ác độc, dối trá, thấp hèn, hại người tốt)

Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm của quân sĩ mười tám nước chư hầu là một chi tiết nghệ thuật gửi gắm nhiều quan niệm của nhân dân

Tiếng đàn là là sợi dây đưa công chúa nói lại, là âm thanh khiến quân thù xin đầu hàng

Niêu cơm là biểu trưng cho sự thần kỳ và tài năng của Thạch Sanh khiến mọi người thán phục và cũng là chi tiết cho thấy lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân

Qua kết thúc Thạch Sanh được lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt là cái kết thích đáng, gửi gắm tư tưởng công bằng của nhân dân

Kết thúc ấy phổ biến trong truyện cổ tích như: Tấm Cám, Cây khế, ….

Em sẽ chọn bức tranh hình ảnh niêu cơm và tiếng đàn của Thạch Sanh . vì đó là chi tiết cuối tác phẩm, cho thấy sự tài năng, công bằng của nhân dân

Tên bức hoạ: Công lý nhân dân

SOẠN BÀI THẠCH SANH, ngắn 2

Đọc chú thích và phân tích các từ Hán – Việt về mặt cấu tạo: Ngọc Hoàng, Thái tử, Thiên thần, tứ cố vô thần, Quận công, Thủy tề, chư hầu.Ngọc Hoàng: Ngọc: thứ đá quí, Hoàng: sắc vàng. Đạo giáo xưng thần Trời là Ngọc Hoàng. Từ ghép chính phụ, từ chính đứng sau.Thái tử: tử: con, Thái: chỗ tuyệt cao. Con trai trưởng của vua. Từ ghép chính phụ, từ chính đứng sau.Thiên thần: Thiên: trời, thần: người được tôn sùng, có sự linh thiêng. Thần ở trên trời. Từ ghép chính phụ, từ chính đứng sau.Từ cố vô thân: tứ: bốn, cố: ngoái nhìn, cô: không, thân: thân thiết. Nghĩa chung: nhìn bốn phía không có người thân. Thành ngữ. Từ thuần Việt tương đương với: “không có một nơi nương tựa nào”.Quân công: công: tước nhà vua phong, Quận: một khu vực của đất nước. Nghĩa chung: chức nhà vua ban sau Quốc công. Từ ghép chính phụ, từ chính đứng sau.Thủy tề: Thủy: nước, tề: xếp đặt gọn gàng. Nghĩa chung: trị vì dưới nước. Từ Thuần Việt tương đương : vua nước.Chư hầu: chư: chỉ số nhiều, hầu: một bậc do Hoàng đế phân phong. Có năm bậc: Công, hầu, bá, tử, nam. (Công tước, hầu tước, bá tước, tử tước, nam tước).

Đọc – hiểu bài văn: Trả lời câu hỏi (trang 66, 67 SGK)

1. Sự ra đời của Thạch Sanh bình thường ở chỗ có mẹ, có cha, từ thai nhi mà ra nhưng không bình thường ở chỗ : thai do Thái tử đầu thai, có mang mấy năm mà không sinh được. Đến khi cha chết, Thạch Sanh mới được ra đời. Bình thường còn ở chỗ sau khi ra đời, Thạch Sanh sống lao động bằng chiếc búa đốn gỗ nhưng không bình thường ở chỗ lớn lên được thiên thần truyền phép lạ. .Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy là do nhân dân muốn đem lại điều may cho một gia đình nghèo nhưng sống nhân hậu, hơn nữa đó cũng là mơ ước có một thiên tài xuất thân từ người lao động để giúp nước, trừ yêu tinh đem lại yên bình cho nhân dân.

Có tài năng đặc biệt.

Dũng cảm trong chiến đấu.

Có lòng nhân hậu, muốn cứu giúp người bị nạn.

Có khả năng chữa bệnh bằng tiếng đàn.

Có khả năng thuyết phục giác bằng tiếng đàn.

2. Trước khi được lấy công chúa, Thạch Sanh phải trải qua các thử thách lớn: giết chằn tinh ăn thịt người hàng năm, giết đại bàng cắp con vua, cứu công chúa khỏi bệnh câm, cứu con vua Thủy tề ra khỏi hang đại bàng, dùng tiếng đàn đánh đuổi ngoại xâm. Qua các thử thách đó, Thạch Sanh đã bộc lộ các phẩm chất và khả năng sau đây:

Nói khái quát, Thạch Sanh là người vừa có tài, có đức, có tâm hồn nhân hậu, có sự rung động thẩm mỹ.

3. Trong truyện, Thạch Sanh và Lý Thông là hai nhân vật đối lập về nhiều mặt:Về tính cách, Lý Thông là người buôn bán, Thạch Sanh là người lao động, Lý Thông là gian xảo, Thạch Sanh là người thật thà.Về hành động, Lý Thông làm việc bất nhân: bắt em thế mạng rồi cướp công em, thậm chí còn giết em một cách tàn nhẫn, còn Thạch Sanh thì dùng tài sức làm việc cứu người cứu nước.Về thân phận thì Lý Thông bị trừng phạt: trời đánh chết (chú ý là Thạch Sanh chỉ cho về quê làm ăn nhưng trời thấy xử như vậy là chưa xứng tội) còn Thạch Sanh thì được vua cho nối ngôi và làm phò mã. Sự xây dựng nhân vật đối lập như vậy là sự phản ánh thực tế xã hội thời phong kiến và là sự thể hiện thái độ yêu ghét của nhân dân, thể hiện công lý nhân dân.

4. (Câu khó) Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn: Tại sao Thủy tề cho nhiều thứ mà Thạch Sanh chỉ xin cây đàn ? Là vì Thạch Sanh đã có búa (sức mạnh lao động), đã có cung vàng (sức mạnh chiến đấu) nên Thạch Sanh muốn có sức mạnh nghệ thuật. Tiếng đàn là biểu tượng của sức mạnh âm nhạc, sức mạnh của tâm hồn, của trái tim, của lòng nhân hậu.Âm nhạc làm tan bệnh tật (ngày nay vẫn có chữa bệnh bằng âm nhạc), âm nhạc còn thuyết phục lòng người, ngay cả với giặc ngoại xâm khi âm nhạc vang lên âm thanh chính nghĩa.– Niêu cơm đãi quân sĩ cho 18 nước: niêu cơm đãi kẻ thù đã đầu hàng là sự thể hiện lòng nhân hậu của con người, đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chay lại, chính niêu cơm đó lại càng thuyết phục thêm quân thù không chỉ chịu thua mà còn kính nể tôn sùng vợ chồng Thạch Sanh (lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh). Đó là một niêu cơm đặc biệt, bé mà ăn mãi chẳng hết. Hình tượng niêu cơm thần kỳ đó thể hiện tấm lòng nhân hậu rộng lớn của vợ chồng Thạch Sanh đối với quân sĩ đã đầu hàng, những người mà Thạch Sanh biết chỉ là những người lao động bị bọn phong kiến bắt phải đi xâm chiếm nước khác.

5. Kết thúc câu chuyện bằng cách cho Lý Thông chết (trời đánh) và Thạch Sanh làm phò mã và lên ngôi vua là hai cách thưởng phạt ở cực điểm thời bấy giờ. Nhân dân ta thời xưa thể hiện một thái độ dứt khoát với kẻ xấu và với người tốt, thái độ ấy cũng là ý Trời, ý vua. Sự kết thúc đối lập cực điểm như vậy rất phổ biến trong chuyện cổ tích : Cây khế Công anh tham gian thì chết, người em thật thà thì có hạnh phúc), Tấm Cám (con dì ghẻ ác thì chết nhăn răng vì nước sôi, mẹ ghẻ ác thì chết vì ăn phải mắm thịt con, Tấm thật thà nhưng đấu tranh quyết liệt thì cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu). Đó là cách xây dựng tuyến nhân vật hai phe trong truyện cổ tích : phe chính nghĩa và phe gian tà.Hình tượng Thạch Sanh tiêu biểu cho phẩm chất trung thực, nhân hậu của người lao động và phẩm chất quyết chiến nhưng cũng rất độ lượng của dân tộc Việt nam đối với quân thù.

Luyện tập:Theo sự hướng dẫn của giáo viên để vẽ minh họa.– Đặt tên và kể diễn cảm, tóm tắt truyện.

Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 24 SGK Ngữ Văn 6 tập 1

– Soạn bài Chữa lỗi dùng từ– Soạn bài Em bé thông minh

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Động từ là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thach-sanh-37723n.aspx

Soạn Bài Sóng Trang 154 Sgk Ngữ Văn 12

1. Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:

– Câu thơ ngắn, đều (5 chữ)

– Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sóng biển:

Dữ dội/và dịu êm (2/3)

Ồn ào/ và lặng lẽ (2/3 Sóng/ không hiểu nổi mình (1/4)

Sóng/ tìm ra tận bể (1/4)

– Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

2. Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

– Hình tượng sóng được gợi lên từ âm hưởng sóng biển – dạt dào, nhàng của thể thơ 5 chữ. Song song cùng hình tượng “sóng” là “em” hình tượng đẹp đẽ để diễn tả tình yêu.

– Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Dường như sóng không chấp nhận được sự nhỏ hẹp của lòng sông mà toả ra với cái rộng dài : biển cả. Bước đi của sóng cũng là hành trình tìm đến khát vọng – khát vọng tự nhiên, chân chính, vươn tới cái đẹp, cái vĩnh hằng, trường tồn và bất tử. Khát vọng vươn ra tận bể của con sóng chính là khát vọng của tình yêu, của em, khát vọng muôn đời của con người.

– Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình – Tình yêu sánh ngang biển lớn, sáng ngang cuộc đời:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực. Hai câu thơ cuối là lời thú tội hồn nhiên nhưng sâu sắc. Đó chính là quy luật của tình yêu.

– Khổ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị:

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

– Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt:

Lúc nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn ngàn cách trở

Trong nỗi nhớ da diết này, nhà thơ thể hiện sự thuỷ chung tuyệt đối niềm tin son sắt vào tình yêu – cuộc sống: Tình yêu nào rồi cũng đến bến bờ hạnh phúc.

– Khổ 8: Câu thơ mang màu sắc triết lí, thể hiện sự lo âu, trăn trở:

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Niềm lo âu, sự nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian thể hiện niềm khao khát nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại – ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền của chặt của tình tình yêu, hạnh phúc.

– Khổ 9: ước nguyện chân thành được hoà mình vào biển lớn, vào tình yêu cuộc đời:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ…

Giữa biển tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

3. Giữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh chị có nhận xét gì vể kêt cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

Khát vọng sông hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.

Giữa sóng và em có quan hệ tương đồng, vì các chi tiết về sóng chính là những chi tiết ẩn dụ cho tình yêu và tâm hồn nhân vật “em”. HS có thể chỉ ra sự tương đồng ấy qua các biểu hiện:

– Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩa và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng giống như sóng biển, đa dạng và hiến hoá, mạnh mẽ và thuỷ chung. Rồi cô ước ao hoá thành con sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng “biển lớn tình yêu”. Đây là kết cấu của một bài thơ trữ tình khó phân thành đoạn rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu cần phải chia thành mấy đoạn, có thể chia như sau:

+ Đoạn 1: 4 câu đầu (ngẫu hứng về con sóng và tình yêu).

+ Đoạn 2: khổ 2, 3 (lí do, nguyên cớ của cảm hứng về sóng biển và tình yêu). + Đoạn 3: từ khổ 5 đến khổ 8 (Nối tiếp cảm hứng về sóng biển và tình yêu).

– Những biểu hiện muôn vẻ của sóng biển – tình yêu và khát vọng mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong việc chinh phục tình yêu).

+ Đoạn 4: khổ cuối (Kết thúc bài thơ bằng ước vọng tình yêu vĩnh hằng).

– Người phục nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn với những con sóng. Sự tương đồng đó là:

+ Đa dạng, muôn hình muôn vẻ:

“Dữ dội và dịu êm Ôn ào và lặng lẽ”

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước”

+ Không rõ cội nguồn, không thể cắt nghĩa:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

+ Mãnh liệt, sâu sắc:

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

+ Thủy chung:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Cứ như thế, sóng và em xoắn xuýt, sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập với nhau, hoà tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển Lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng sóng của Xuân Quỳnh.

4. Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/ chị tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

– Với nghệ thuật xây dựng hình tượng sóng đôi: sóng và em – âm điệu dào dạt... bài thơ là bản tình ca ca ngợi tình yêu chân thành, mãnh liệt, thủy chung, thể hiện tâm hồn đôn hậu mà trẻ trung, sôi nổi trong khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

Bài 1 Trang 156 Sgk Ngữ Văn 12

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 156 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sóng ngữ văn 12 của Xuân Quỳnh.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 156 sách giáo khoa Ngữ văn 12 phần soạn bài Sóng chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài: Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời bài 1 trang 156 SGK văn 12 tập 1

Cách trả lời 1:

– Âm điệu, nhịp điệu bài thơ: nhịp thơ là nhịp sóng lúc dạt dào sôi nổi, lúc thì thầm sâu lắng.

– Âm hưởng nhịp nhàng đó được tạo nên bằng thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ thường là không ngắt nhịp và được nối vần qua các khổ thơ liên kết. Tả nhịp điệu bên ngoài của sóng cũng là để tả nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn sôi nổi, thiết tha, khát khao.

Cách trả lời 2:

Với thể thơ năm chữ rất thành công, với tính nhạc dìu dặt, nhịp nhàng, bài thơ như một khúc hát âm vang vẫn ngân nga những giai điệu đắm say của nó trong những trái tim đang yêu. Tình yêu chính là bài ca muôn đời của cuộc sống mà ở đó cái tôi trữ tình – cái tôi đang yêu được bộc lộ chân thực là mình. Xuân Quỳnh đã sống đắm say, đã yêu hết mình, đã khao khát rất mực chân thành trong những dòng thơ tình yêu đầy mê mải, thiết tha của mình.

Cách trả lời 3:

Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:

– Những câu thơ năm chữ ngắn gọn

– Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập

– Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.

Cách trả lời 4:

– Về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ:

+ Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập

+ Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.

+ Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…

– Những âm điệu, nhịp điệu ấy được tạo thành bởi các yếu tố:

+ Những câu thơ liền mạch, không ngắt nhịp

+ Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần

+ Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển.

Tham khảo: Các đề nghị luận văn học về bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

-/-

Chúc các em học tốt !

Bài 2 Trang 12 Sgk Ngữ Văn 9

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp ngữ văn 9.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp chi tiết nhất.

Đề bài: Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

Trả lời bài 2 trang 12 SGK văn 9 tập 2

Cách trả lời 1:

* Bản chất của lối học đối phó:

– Học đối phó là học cốt để ứng phó với kiểm tra, thi cử.

– Học đối phó không xem việc học là mục đích, không chủ động học, thường xuyên hãng ngày không học mà chỉ đến thi, sắp kiểm tra mới học.

– Học đối phó dễ dẫn đến nghe ngóng, đoán đề, học tủ.

* Tác hại:

– Học vấn không đầy đủ, không chắc chắn, nhiều lổ hổng

– Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, có thói học hành làm việc tắc trách.

Cách trả lời 2:

– Bản chất của học đối phó:

+ Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.

+ Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một ít nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống.

+ Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.

+ Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.

+ Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng.

– Tác hại của việc học đối phó

+ Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống,…

+ Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập và do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp.

Cách trả lời 3:

Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó:

– Học đối phó là học không có đầu cuối, cái gì cũng biết một ít, không có kiến thức cơ bản.

– Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử và cha mẹ.

– Kiến thức nông cạn, phiến diện, có bằng cấp nhưng thực chất đầu óc rỗng tuếch, chỉ là lừa mình dối người.

-/-

Chúc các em học tốt !

Tâm Phương (Tổng hợp)