Top 13 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài Lão Hạc Tech 12 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Soạn Bài Lão Hạc (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó mới tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách lão Hạc. Lời giải chi tiết:

– Lão Hạc rất nghèo, lại già yếu, ốm đau, không thể làm thuê để kiếm ăn được nữa. Tuy có mảnh vườn và dành dụm được món tiền nhỏ từ việc bòn vườn nhưng lão quyết định dành cả cho đứa con trai, lão chỉ ăn củ khoai, chuối, … sống qua ngày.

– Trong hoàn cảnh ấy lão quyết định tự tử, một quyết định âm thầm và quyết liệt. Trước khi tự tự lão đã nhờ cậy ông giáo đứng tên trông nom mảnh vườn để không ai tơ tưởng, nhòm ngó, sau sẽ trao lại cho con trai,… Vậy là lão Hạc chết để bảo vệ mảnh vườn cho anh con trai mà lão tin sớm sẽ trở về. Đó là sự hi sinh cảm động của người cha.

– Vì rất tự trọng, lão dù có chết đói cũng không chịu nhận sự giúp đỡ của bất cứ ai. Khi quyết định tự tử, cũng với lòng tự trọng rất cao và nhân cách hết sức trong sạch, lão không muốn phải phiền lụy hàng xóm nên đã gửi ông giáo tiền làm ma chay sau khi ông chết.

⟹ Qua quyết định tự tử để rồi chết một cách đau đớn, có thể thấy những phẩm chất cao đẹp của lão: yêu thương con hết mực, lòng tự trọng hiếm có, thể hiện ý thức nhân phẩm cao.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Em thấy thái độ, tình cảm của “ông giáo” đối với lão Hạc như thế nào? Lời giải chi tiết:

– Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ

– Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ “muốn ôm choàng lấy lão mà khóc”, muốn giúp đỡ

– Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn

– Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị

⟹ “Ông giáo” trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc

Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Sau khi vợ nhận xét không hay về lão Hạc, ông giáo suy nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi… toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…”. Lời giải chi tiết:

– Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

+ Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

+ Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải “cố tìm hiểu”

+ Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

– Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

Tóm tắt

Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo – người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Bố cục Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu … “nó thế này ông giáo ạ”): Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

– Phần 2 (tiếp … “một thêm đáng buồn”): Lão Hạc gửi gắm tiền bạc, trông nom nhà cửa.

– Phần 3 (còn lại): Cái chết của lão Hạc.

ND chính

Tác phẩm tái hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất tiềm tàng của họ.

chúng tôi

Bài Soạn Siêu Ngắn: Lão Hạc

Tên thật: Trần Hữu Tri (1915 – 1951)

Quê: Hòa Hậu – Lí Nhân – Hà Nam

Là nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực thời kì (1940 – 1945)

2. Tác phẩm:

Truyện ngắn “Lão Hạc” là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân, đăng lên báo lần đầu năm 1943.

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Ngôi kể thứ nhất (nhân vật ông giáo)

Bố cục: 3 đoạn

Lão Hạc nhà nghèo, vợ đã mất. Lão sống cảnh gà trống nuôi con. Lão Hạc rất khổ tâm vì không đủ tiền cưới vợ cho con. Người con trai phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su biền biệt hơn một năm chẳng có tin tức gì. Lão sống lủi thủi một mình với “cậu vàng”. Lão cố làm thuê làm mướn kiếm ăn, còn tiền thu được từ hoa lợi của mảnh vườn lão dành dụm chờ con về để cưới vợ cho con. Sau trận ốm dài hai tháng, tiền dành dụm cạn kiệt. Rồi bão lại phá sạch hoa màu, lão Hạc lâm vào tình cảnh đói deo đói dắt. Lão Hạc đau lòng quyết định bán “cậu vàng” đi. Sau đó lão nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn khi nào con trai lão về trao lại cho nó. Lão Hạc lại gửi ông giáo 30 đồng bạc để khi chết có tiền ma chay. Từ đó lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Khi không còn kiếm được gì để ăn lão đã xin bả chó tự tử, lão chết thật đau đớn vật vã thê thảm. Lão ra đi để lại trong lòng ông giáo một nỗi ngậm ngùi xót xa.

Trả lời:

Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó:

Thứ nhất là tình cảm đối với “Cậu vàng”:

Gọi con chó là “Cậu vàng”

Bắt rận, đem ra ao tắm

Cho ăn cơm…cái bát như một nhà giàu.

Nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng

Chửi yêu nó, nói với nó…cháu bé về bố mó

To tiếng dọa, nắm lấy nó, ôm đầu nó….

Sau khi bán “cậu vàng”:

Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu

Đôi mắt lão ầng ậc nước

Mặt co rúm, vết nhăn xô lại, ép nước mắt…

Cái đầu ngoẹo miệng móm mém…mếu…

Lão hu hu khóc…

“Thì ra tôi già …lừa một con chó”.

Trả lời:

Muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho con, không muốn gây phiền hà cho hàng xóm láng giềng rồi đón nhận một cái chết dữ dội, bi thảm.

Trả lời:

Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông, thoáng buồn và nghi ngờ rồi kính trọng.

Trả lời:

Ý nghĩa của nhân vật “tôi” là:

Khi nói chuyện với Binh Tư:

“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”

Buồn vì: đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như Lão Hạc trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư.Buồn vì: một con người như Lão Hạc đành phải biến chất vì không còn tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu hàng ngày.

Khi chứng kiến lão Hạc chết:

“Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”

Vì không có gì hủy hoại được nhân phẩm của người lương thiện như Lão Hạc để ta có quyền hy vọng và tin tưởng ở con người.

“Hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”

Vì người tốt như Lão Hạc mà hoàn toàn vô vọng, phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ

Trả lời:

Cái hay của truyện: chân thực, thấm đượm cảm xúc trữ tình.

Cách xây dựng nhân vật đặc sắc

Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực

Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.

Trả lời:

Trả lời:

Nói về cuộc đời: những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến

Nói về tính cách: ta thấy được những phẩm chất đáng quý của con người nông dân thời bấy giờ: trong sạch, lương thiện, sẵn sàng chết và phản kháng lại với sức mạnh tiềm ẩn của mình.

Hướng Dẫn Soạn Bài Lão Hạc

I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM

Nhà văn Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).

– Khi còn nhỏ, Nam Cao ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu… Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hoá Nam Hà. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hi sinh. – Tác phẩm đã xuất bản: Đôi lứa xứng đôi (truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944); Cười (truyện ngắn, 1946); ở rừng (nhật kí, 1948); Chuyện biên giới (bút kí, 1951); Đôi mắt (truyện ngắn, 1948); Sống mòn(2) (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1941); Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960); Một đám cưới (3) (truyện ngắn, 1963); Tác phẩm Nam Cao (tuyển, 1964); Nam Cao tác phẩm (tập I: 1976, tập II: 1977); Tuyển tập Nam Cao (tập I: 1987, tập II: 1993); Những cánh hoa tàn (truyện ngắn, 1988); Nam Cao – truyện ngắn tuyển chọn (1995); Nam Cao – truyện ngắn chọn lọc (1996). Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch ( Đóng góp, 1951) và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân ( Địa dư các nước châu Âu (1948); Địa dư các nước châu á, châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (1951). – Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt I – năm 1996).2. Tác phẩm:

Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng – kỉ vật của con trai lão để lại. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

: Diễn biến tâm lý của lão Hạc : – Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán “cậu Vàng” với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lõa coi việc này rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỷ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương.

– Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì nỡ đánh lừa mọt con chó. Cả đời này, ông già nhân hậu đã nỡ lừa ai. : – Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. – Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người ham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu là đằng khác vì ông vẫn còn 30 đồng bạc và cả một mảnh vườn. Nhưng ông để 30 đồng bạc lại cho ông giáo để đề phòng sau này khi ông chết đi thì không phiền đến làng xóm, còn mảnh vườn thì ông nhất quyết để lại cho con trai. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng mà đáng kính. : Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc : thương lão vì lão thương con, không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Cho đến chết lão Hạc vẫn thể hiện là một con người chân chất, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng đáng quý. : – Trong truyện ngắn này, chỉ tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa “đánh lừa ” – chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. “Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn”, nghĩa là nó đã ẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa. – Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến cho ông giáo suy nghĩ về cuộc đời. Cuộc dời chưa hẳn đã đáng buồn bởi ngay cả ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa : con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đánh kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này. : câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ông giáo). Vì thế : – Làm câu chuyện gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật. – Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt. – Giúp truyện có nhiều giọng điệu : vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lý sâu sắc có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.

– Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. – Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo. – Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người : ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. : Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ là vô cùng khổ cực, nghèo nàn, khốn khố nhưng phẩm chất của họ thì lại lương thiên, chân chất, có lòng tự trọng cao và biết nghĩ đến người khác. Cuộc đời thật trớ trêu thay!

Soạn Bài Lão Hạc Ngữ Văn 8

(Soạn văn lớp 8) – Em hãy Soạn bài Lão Hạc Ngữ Văn 8 của Nam Cao (Bài làm của học sinh Đỗ Minh Hải)

Câu 1: Tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó

– Sau khi con trao lão Hạc đi làm đồn điền cao su, lão chỉ có cậu Vàng làm bầu bạn. Con chó vừa là kỉ vật cuối cùng mà người con trai để lại cho lão, là bạn của lão. Lão đã suy tính, đắn đo nhiều khi phải bán “cậu Vàng”. Bán nó là việc bất đắc dĩ vì lão nghèo, yếu sau trận ốm, không ai giúp đỡ. Cậu Vàng ăn rất khoẻ, lão không nuôi nổi.

Sau khi bán chó, lão Hạc sang nhà ông giáo và kể lại việc bán chó cho ông giáo nghe. Qua đoạn văn này, Nam Cao đã khắc họa tâm trạng của lão: “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước …Mặt lão đột nhiên co rúm lại , vết nhăn xô lại , ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít…hu hu khóc”. Những chi tiết miêu tả ngoại hình của lão Hạc, gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hôn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài đáng thương. Tác giả sử dụng một loạt từ láy: ầng ậng, móm mém, hu hu … lột tả sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, đang vỡ oà. Cách thể hiện chân thật cụ thể, chính xác diển biến tâm trạng nhân vật rất phù hợp với tâm lý, hình dáng của người già.

Sau khi bán chó, lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai !

b) Qua đó tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó, chúng ta có thể hình dung lão Hạc là người có tấm lòng nhân hậu. Và hơn hết, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Lão Hạc có lẽ đã mòn mỏi đợi chờ và ăn năn “mắc tội với con. Cảm giác day dứt vì không cho con bán vườn cưới vợ nên lão có tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy. Dù rất thương cậu Vàng nhưng cũng không thể phạm vào đồng tiền, mảnh vườn cho con.

Câu 2: Tinh cảnh khốn khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết. Lão tự chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn dành cho đứa con trai. Cái chết của lào xuất phát từ tấm lòng thương con của một người cha. Cái chết của lào còn như là một hành động tự giải thoát. Đó cũng chính là số phận đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.

– Nếu lão Hạc tham sống lão có thể sống lâu được vì lão còn 30 đồng, 3 sào vườn nhưng lão làm thế thì ăn vào tiền , vốn liếng cuối cùng để cho con

– Lão đã âm thám chuẩn bị chu đáo, thu xếp cẩn thận cái chết cho mình. Lão nhịn ăn sau khi bán chó, chứ không muốn gây phiền bà cho hàng xóm. Điểu này cho thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Qua đó, chúng ta thấy lão có lòng tự trọng đáng kính và rất mực thương yêu con. Lão thà nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão thà chết chứ không muốn sống và phạm vào những đồng tiền để dành cuối cùng cho con.

Câu 3: Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:

– Ông giáo là trí thức nghèo sống ở nông thôn, giàu tình thương, lòng tự trọng thân thiết, là người lão Hạc tâm sự để tìm nguồn an ủi; giúp đỡ lão Hạc.

– Lúc đầu, khi nghe lão Hạc nói về việc bán chó, ông giáo rất dửng dưng, vì nghĩ chỉ bán một con chó thôi thì làm sao mà lão lại phải suy nghĩ như thế. Và ông nghĩ rằng việc bán chó là việc hết sức bình thường.

– Nhưng sau đó, khi thấy lão Hạc rất đau đớn, ăn nặn, hối lỗi vì đã phải bán đi cậu Vàng, ông giáo “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”. Ông rất thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau của lão.

Câu 4: Khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ ngàng thấy cuộc đời đáng buồn nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại có cảm nhận khác: ” Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta…đáng buồn” và ” Không! cuộc đời chưa hẳn… một nghĩa khác”.

– Chi tiết xin bả chó là một chi tiết quan trọng, ông lão giàu tình thương và lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng “đánh lừa” ý nghĩ của mọi người từ tốt đẹp sang hướng khác đẩy những con người đáng kính đến bước đường cùng bị tha hoá như lời nói mỉa mai của Binh Tư. Và khi nghĩ lão Hạc xin bả chó của Binh Tư để giết thịt một con chó, ông giáo nghĩ rằng “con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”, vì vậy, ông thấy cuộc đời thật đáng buồn.

– Và khi thấy lão Hạc chết một cách vật vã, đau đớn, bằng chính cái bả chó mà ông đã xin. Ông giáo giật mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời, mình đã không đúng. Đáng buồn theo nghĩa khác: những con người tốt đẹp như lão Hạc mà không được sống phải tìm cái chết vật vã dữ dội.

– Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.

+ Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó

+ Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng

– Việc tạo dựng tình huống bất ngờ: lão Hạc tự tử bằng bả chó, có tác dụng làm cho truyện trở nên hấp dẫn.

– Cách xây dựng nhân vật có nét đặc sắc: cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng. Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực. Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm. Tác giả đã khắc hoạ nhân vật tài tình: bộ dạng,cử chỉ của lão Hạc khi kể chuyện với ông giáo , miêu tả cái chết lão Hạc ; suy nghĩ của ông giáo tâm lí nhân vật rất thành công.

– Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất:

+ Khiến câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, tác giả như người chứng kiến câu chuyện.

+ Cốt truyện linh hoạt dịch chuyển không gian, thời gian, kết hợp kể và tả với hồi tưởng bộc lộ trữ tình

+ Tác phẩm có nhiều giọng điệu: vừa tự sự vừa trữ tình, vừa triết lý sâu sắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình

Câu 6: Sau khi vợ nhận xét không hay về lão Hạc, ông giáo suy nghĩ: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi… toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương…”.

Câu nói này thể hiện triết lý của nhà văn về cách nhìn đời, nhìn cuộc sống, cách nhìn nhận và cách đánh giá người khác. Đối với những người ở xung quanh mình, chúng ta cần phải “cố gắng mà hiểu họ”, tức là chúng ta phải biết đồng cảm, thấu hiểu,… Nếu không, thì tất cả mọi người, đều chỉ là những người xấu mà thôi.

Câu 7: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc chúng ta hiểu hơn về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ:

– Tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bế tắc, bị bần cùng hoá trong xã hộ thực dân nửa phong kiến.

– Họ có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hi sinh vì người thân.

( Tức nước vỡ bờ sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng. Lão Hạc: ý thức về nhân cách, lòng tự trọng, yêu thương…)