Top 9 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài 4 Sinh Học Lớp 8 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Sinh Học 8 Bài 4: Mô

Tóm tắt lý thuyết

Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để tạo thành các cơ quan khác nhau thực hiện những chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc và hình dạng khác nhau. Một tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhân chức năng nhất định gọi là mô.

Hay nói cách khác: Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.

1.2.1. Mô biểu bì

Gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

Có hai loại mô biểu bì:

Biểu bì bao phủ: thường có một hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hoặc khác nhau. Nó thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.

Biểu bì tuyến: nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết) hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi).

1.2.2. Mô liên kết

1.2.3. Mô cơ

Là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn.

Có ba loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.

Mô cơ vân là phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ (bắp cơ thường bám vào hai đầu xương, dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).

Mô cơ trơn là những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu. Trong tế bào cơ trơn có chất tế bào, một nhân hình que và nhiều tơ cơ xếp dọc theo chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.

Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.

1.2.4. Mô thần kinh

Gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

Soạn Sinh Học 8 Bài 4 Mô Chi Tiết Nhất

Soạn sinh học 8 bài 4 Mô được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn sinh học trên toàn quốc. Đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nhanh chóng hiểu rõ kiến thức vận dụng giải bài tập SGK sinh học 8 bài 4 Mô.

thuộc: CHƯƠNG I Sinh Học 8: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Hướng dẫn soạn câu hỏi SGK sinh học 8 bài 4

– Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.

– Tên những tế bào có kích thước và hình dạng khác nhau:

+ Tế bào trứng: Hình cầu

+ Tế bào thần kinh, tế bào xương: Hình sao

+ Tế bào cơ trơn: Hình sợi dài, …

– Các tế bào có kích thước, hình dạng khác nhau vì chúng có chức năng khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra ngay từ giai đoạn phôi.

Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày bao phủ mặt ngoài cùng như mặt trong của cơ thể, có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích.

Mô biểu bì bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hoá học, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô.

– Máu gồm tế bào máu và huyết tương và là mô liên kết

– Máu là mô liên kết là vì: các tế bào máu nằm rải rác trong huyết tương (chất nền).

– Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

– Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?

– Giống nhau giữa cơ vân và cơ tim: Tế bào dài, có vân.

– Khác nhau:

– Tế bào không phân nhánh, có nhiều nhân

– Gắn với xương

– Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.

– Tế bào phân nhánh , có 1 nhân

– Cấu tạo thành tim và làm cho tim co liên tục

– Tế bào cơ trơn có hình thoi, đầu nhọn và có 1 nhân. Tế bào không có vân ngang.

– Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái…

Hướng dẫn giải bài tập SGK sinh học 8 bài 4 Mô

Giải bài 1 trang 17 SGK Sinh học 8. Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó Đề bài

Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.

Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da… có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.

So sánh mô biểu bì và mô liên kết

Mô biểu bì

Bao bọc phần ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng: ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái…

Tế bào xếp xít nhau

Bảo vệ, hấp thụ, tiết

Mô liên kết

Nằm rải rác trong chất nền: ở dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương.

Tế bào liên kết nằm rải rác.

Nâng đỡ, liên kết các cơ quan tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Giải Bài Tập Sgk Sinh Học 8 Bài 4: Mô

Giải bài tập Sinh học rút gọn lớp 8 bài 4

Giải bài tập SGK Sinh học 8: Mô

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 4: Mô được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 14:

– Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết.

– Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.

Trả lời:

– Kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau:

+ Tế bào máu (hồng cầu) hình đĩa lõm hai mặt

+ Tế bào cơ hình sợi

+ Tế bào thần kinh hình sao

– Tế bào có hình dạng khác nhau vì mỗi tế bào có một vị trí, chức năng khác nhau nên chúng có hình dạng cũng như kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng đó.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 14: Quan sát hình 4-1, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì?

Trả lời:

– Mô biểu bì có dạng hình chữ nhật đứng xếp sát nhau, chúng phủ ngoài cơ thể.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 15: Máu (gồm huyết tương và các tế bào máu) thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Trả lời:

– Máu (gồm huyết tương và các tế bào máu) thuộc loại mô liên kết

– Lí do: Chúng phân bố khắp cơ thể, nằm rải rác trong dịch vận chuyển là huyết tương ⇒ cấu tạo giống mô liên kết.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 15: Quan sát hình 4-3, hãy cho biết:

– Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

– Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

– Cơ vân và cơ tim:

+ Giống nhau: Đều có dạng hình dài.

+ Khác nhau:

– Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và có cấu tạo 1 nhân.

Câu 1 trang 17 Sinh học 8: So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.

Trả lời:

– Giống nhau: Đều cấu tạo từ tế bào

– Khác nhau:

Câu 2 trang 17 Sinh học 8: Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn?

Trả lời:

Câu 3 trang 17 Sinh học 8: So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng 4.

Trả lời:

Soạn Sinh Học 8 Bài 50 Vệ Sinh Mắt

Soạn Sinh học 8 Bài 50 Vệ sinh mắt thuộc: CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Lý thuyết:

I. Các tật của mắt

1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

Ở người bị cận thị, khi nhìn như người bình thường, ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới, muốn cho ảnh rơi đúng trên màng lưới để nhìn rõ phải đưa vật lại gần hơn. Nguyên nhân cận thị có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn (hình 50-1).

Cách khắc phục trong những trường hợp này : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm – kính phân kì) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới (hình 50-2).

Phổ biến nhất là bệnh đau mắt hột do một loại virut gây nên, thường có trong dử mắt. Bệnh dễ lây lan do dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm. Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lòng mi quặp vào trong (lòng quặm), cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa. Thấy mắt ngứa, không được dụi tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt. Ngoài đau mắt hột còn có thể bị đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời.

Câu hỏi cuối bài:

1. Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ?

– Cận thị là do:

+ Bẩm sinh cầu mắt dài.

+ Không giữ vệ sinh khi dọc sách.

– Muôn nhìn rõ, người cận thị phải đeo kính mặt lõm.

2. Tại sao người già thường phải đeo kính lão?

Người già thường phải đeo kính lão.

Người già phải đeo kính lão (kính hội tụ) do thủy tinh thể bị lão hóa mất khả năng điều tiết. Kính hội tụ giúp kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới để mắt nhìn rõ vật.

3. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?

Không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách.

– Không nên đọc sách ờ nơi thiếu ánh sáng để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt.

– Không nên nằm đọc sách vì khoảng cách giữa sách và mắt không ổn định, không phù hợp, làm cho mắt phải điều tiết nhiều, lâu dần cũng gây tật cho mắt.

– Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều vì tầm nhìn không ổn định và bị chao đảo sẽ dễ gây ra tật cận thị hoặc viễn thị.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học