Top 10 # Xem Nhiều Nhất Soạn Bài 15 Sinh Học Lớp 8 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Giáo Án Môn Sinh Học Lớp 8 Bài 15

GV chiếu sơ đồ quá trình đông máu, phân tích sơ đồ.

GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận.

? Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục?

– Máu không chảy ra khỏi mạch vì trên thành mạch có một loại enzim có tác dụng chống đông máu. Mặt khác thành mạch trơn và nhắn nên tiểu cầu va vào thành mạch không bị vỡ nên không giải phóng enzim gây đông máu.

– Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể? Trong thực tế người ta đã ứng dụng hiện tượng đông máu như thế nào?

– Ứng dụng: Biết cách giữ máu không đông. Biết cách xử lí khi gặp các vết thương nhỏ chảy máu. Biết cách xử lí khi máu khó đông. Biết cách phòng tránh để không bị đông máu trong mạch. Hiểu và biết cách bảo vệ bản thân và những người khác khi bị máu khó đông.

– GV nói thêm ý nghĩa trong y học.

Hoạt động 2:

GV yêu cầu HS tự nghiên cứu thí nghiệm SGK của Karl Lansteiner và cho biết:

+ Trong hồng cầu của người có những loại kháng nguyên nào?

+ Trong huyết tương có những loại kháng thể nào?

+ Loại kháng thể nào khi gặp kháng nguyên nào thì gây phản ứng kết dính.

Lưu ý HS: Trong thực tế truyền máu, người ta chỉ chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho có bị kết dính trong mạch máu người nhận không mà không chú ý đến huyết tương người cho.

Nhóm khác bổ sung. GV treo sơ đồ thí nghiệm của K. Lansteiner phân tích sơ đồ, yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bài tập lệnh trang 49 SGK

GV hỏi: Nhóm máu O, AB cho và nhận được những nhóm máu nào? Gọi tên cho hai nhóm máu này?

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập lệnh trang 49 -50 SGK.

HS tự vận dụng kiến thức ở vấn đề 1 và kiến thức thực tế để giải quyết bài tập.

Vậy, khi truyền máu cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc nào?

I. Đông máu

– Khái niệm: Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông hàn kín vết thương.

– Cơ chế:

Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương.

– Ý nghĩa: Giúp cơ thể tự bảo vệ, chống mất máu khi bị thương.

II. Các nguyên tắc truyền máu

– Có 4 nhóm máu: O, A, B, AB

– Nhóm máu A: có kháng nguyên A và kháng thể β.

– Nhóm máu B có kháng nguyên B và kháng thể α.

– Nhóm máu AB có kháng nguyên A, B nhưng không có kháng thể.

– Nhóm máu O không có kháng nguyên, có cả kháng thể α, β.

Kháng thể β gây kết dính kháng nguyên B

Kháng thể α gây kết dính kháng nguyên A

– Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhóm máu:

– Nhóm máu O: Nhóm máu chuyên cho.

– Nhóm máu AB: Nhóm máu chuyên nhận.

2. Các nguyên tắc truyền máu

+ Lựa chọn nhóm máu phù hợp.

+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu.

+ Truyền từ từ

Kết luận chung: SGK

Giáo Án Môn Sinh Học Lớp 7 Bài 15

♦ Mục tiêu: Biết được hình dạng ngoài, đai sinh dục, vòng tơ, cách di chuyển.

Làm thế nào để q/sát được vòng tơ? – Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng và mặt bụng? – Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?

Gv cho Hs làm bài tập: chú thích vào hình 16.1(ghi vào vở)

Gv thông báo đáp án: 1. Lỗ miệng, 2. Đai sinh dục, 3. Lỗ hậu môn.

Hình B: 4. Đai sinh dục, 3. Lỗ cái, 5. Lỗ đực.

Hình C: 2. Vòng tơ quanh đốt.

– Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất ntn?

Gv mở rộng thêm: Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy → da trơn.

HS để giun đất trên khay và quan sát di chuyển giun đất. – Đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất?

Gv thông báo đáp án đúng 2,1,4,3 → giun đất di chuyển từ trái qua phải.

Gv lưu ý Hs: giun đất chun dãn được cơ thể là do sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang trong các phần khác nhau của cơ thể.

Rút kinh nghiệm:………………………..

…………………………………………….

……………………………………………

♦ Mục tiêu:Phát hiện được cơ quan mới xuất hiện ở giun đất và đặc điểm tiến hoá của các cơ quan.

Gv treo tranh 15.4, 15.5 sgk và y/cầu Hs quan sát, n/cứu thông tin.

– So sánh với giun tròn, tìm ra cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất? – Hệ cơ quan mới ở giun đất có cấu tạo ntn?

Gv ghi ý kiến của các nhóm lên bảng và phần bổ sung.

Gv giảng thêm

– Khoang cơ thể chứa dịch → cơ thể căng.

– Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn.

– Hệ thần kinh: tập trung, chuỗi hạch (hạch là nơi tập trung TB thần kinh)

– Hệ tuần hoàn: mạch kín.

– Giun đất sinh sản ntn?

♦ Mục tiêu: Nêu được đặc điểm sinh sản ghép đôi, tạo kén chứa trứng của giun đất.

– Tại sao giun đất lưỡng tính, khi sinh sản lại ghép đôi?

Gv treo tranh 15.6, y/c Hs n/cứu thông tin

Gv y/cầu Hs tự rút ra kết luận :

Câu 1: Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đ/sống chui rúc trong đất?

Câu 2: Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hoá so với ngành ĐV trước.

Quan sát hình dạng ngoài và di chuyển của giun đất.

Hs q/sát tranh, kết hợp kiến thức cũ & mẫu vật thật, sử dụng kính lúp để q/sát → thống nhất đáp án.

+ Quan sát vòng tơ → kéo giun trên giấy nghe thấy lạo xạo.

+ Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng.

+ Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, màu nhạt hơn.

Các nhóm dựa vào đặc điểm mới q/sát thống nhất đáp án.

Đại diện nhóm trính bày → nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

Hs tự q/sát hình sgk, kết hợp với thông tin à ghi nhớ kiến thức:

Yêu cầu nêu được:

– Hình dạng cơ thể.

– Vòng tơ ở mỗi đốt.

Đại diện nhóm chỉ vào mẫu vật giun đất → nhóm khác bổ sung ý kiến.

Đại diện nhóm trình bày → nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

HS thấy được cách di chuyển giun đất: cơ thể phình duỗi, xen kẽ và vòng tơ làm chỗ tựa → kéo cơ thể về một phía.

Rút kinh nghiệm:………………………..

…………………………………………….

……………………………………………

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

Hs đọc thông tin, q/sát tranh → ghi nhớ kiến thức.

Trao đổi nhóm hoàn thành câu hỏi:

Yêu cầu:

+ Q/tr tiêu hoá: sự hoạt động của dạ dày và vai trò của enzim.

+ nước ngập giun đất không hô hấp đc.

+ Chất lỏng đó là máu do sắc tố sắt.

Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung.

Yêu cầu

– Miêu tả hiện tượng ghép đôi.

– Tạo kén.

Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung.

HS nhớ thêm: – Giun đất lưỡng tính. – Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục. – Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng. HS trả lời dựa theo các hoạt động Câu 1 Hoạt động 1

Sinh Học 9 Bài 15: Adn

Tóm tắt lý thuyết

Đơn phân của ADN – Nuclêôtit

Cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P

Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.

Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin

Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.

Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.

A – T = 2 liên kết hyđrô

G – X = 3 liên kết hyđrô

Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN.

Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.

Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.

Theo mô hình Wat-son và Crick:

Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.

Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.

Đường kính vòng xoắn 2nm (20 A), 1 chu kì cao 3.4nm (34 A) gồm 10 cặp nuclêôtit.

Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng

Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.

Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia

Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:

A = T; G = X

A+ G = T + X

(A+ G): (T + X) = 1.

N= A + T + G + X = 2X + 2T = 2G + 2A

Giải Sinh Học 9 Bài 15: Adn

Bài làm:

ADN (axit deoxiribonucleic) là một loại axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P

ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Mỗi phân tử gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân

Đơn phân là các nucleotit: A, T, G, X

Tính chất của ADN:

Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN

Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit

Tính chất của ADN:

Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN

Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit

Mô tả cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.

Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:

Tính chất bổ sung của hai mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân cùa một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.

A-T-G-X-T-A-G-T-X

Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

Đoạn mạch đơn bổ sung là: T-A-X-G-A-T-X-A-G

a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp cùa các nuclêôtit trong phân tử

b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

c. Tỉ lệ A+T/G+X trong phân tử

d. Cả b và c

a. A + G = T + X

b. A + T = G + X

c. A = T; G = X

d. A + T + G = A + X + T