VirtualDJlà phần mềm mix MP3 phổ biến nhất, hướng đến mọi DJ từ các DJ phòng trà cho tới những siêu sao chuyên nghiệp như Carl Cox. Với cơ chế BeatLock đột phá, những bản nhạc của bạn sẽ luôn giữ đúng nhịp, và bạn có thể tiến hành mix nhanh hơn các DJ khác rất nhiều.
Cơ chế lặp tự động và bộ sampler đồng bộ mới cho phép bạn thực hiện các bản remix trực tiếp mà không cần phải chuẩn bị trước.
Hiển thị trực quan cùng các cues cho phép bạn thấy rõ ràng cấu trúc bài hát, cũng như không bị bất ngờ ngắt quãng nữa.
Các điều khiển vinyl cho phép bạn scratch như trên một bàn xoay thật, ngoại trừ việc với cơ chế beatlock, các scratch của bạn sẽ chẳng bao giờ bị lệch nhịp.
Khi nghe 1 DJ mix, bạn có tự hỏi làm sao 1 người DJ có thể chuyển từ bài này sang bài khác mà thấy nó ” êm ru ” chưa? Kĩ thuật gì cần thiết để làm được điều đó? Nhờ vào beatmatching cả đấy bạn ạ.
Beatmaching là nền tảng của mọi thể loại DJing từ Trance, Retro , Electro House, 80s, 90s, old skul, new skul hay thậm chí là universial mix ( vd: từ punk chuyển qua old skul rồi lại nhảy qua alternative rock). Cho nên, nắm vững beatchmatching là yếu tố sống còn nếu bạn thực sự muốn thành 1 DJ giỏi.
Beatmatching đơn giản được hiểu là nối 2 bài với nhau bằng việc ráp khớp BMP ( viết tắt từ cụm từ beat per minute – nhịp điệu mỗi phút )của chúng. Cũng có lúc, DJ trộn chung 2 bài với nhau rồi output hết ra master. Cái này dân giang hồ nó gọi là mixing hay đến lúc hoàn tất khâu beatmatching/mixing sẽ gọi là “mix” hoặc là “set“.
Thế, beatmatching có gì đặc biệt nào? beatmatching dùng để chuyển bài êm hơn, phê hơn là chỉ chơi 1 bài từ đầu đến cuối xong rồi vặn fader cho nó nhỏ dần để qua bài khác. Vậy thì cắm mẹ nó radio vào speaker, khỏi đứng bàn mix chi cho nó mệt. phải ko ạh
Mix (hòa trộn)làm con người ta cảm thấy hợp gu và máu nhảy sẽ bốc lên. Chơi 1 bài rồi lại đến 1 bài khác thật sự là ko đủ. Beatmatching khấy động đưộc đám đông và làm họ thấy vui là cái cần thiết. Nhạc sẽ ko còn hay nếu DJ ko chịu beatmatch, bài này chồng lên bài kia, tiếng này véo qua tiếng nọ, bass đập tùm lum. Làm như thế chỉ tổ bị khán giả chọi chai vào đầu thôi
nhịp điệu mỗi phút – BPM được dùng để đo tốc độ của bài hát. Nói văn vẻ 1 chút là ” số lượng nhịp xuất hiện trong vòng chu kì 1 phút của bài hát “. Cho những ai học nhạc rồi thì BPM chính là tempo đó. BPM càng cao thì tốc độ càng nhanh , BPM thấp thì tốc độ bà già. Ví dụ 135 BPM Breakbeats thì tất nhiên sẽ nhanh hơn 102 BPM nhạc hiphop.
Còn về beat, nôm na dễ hiểu beat là ” điểm nhấn” trong bài nhạc. Beat của nhạc ko phải âm thanh cũng ko hẳn là im lặng. Nó đơn giản là 1 chỗ trong bản nhạc để báo nhạc sĩ chơi nhạc chỗ nào , ngừng nghỉ chỗ nào. Nhạc công có thể chơi 8 nốt trong 1 beats và ngừng trong 2 beat. Xin chú ý rằng, beat ko nhât thiết phải có âm thanh hoặc im lặng, nó chỉ là hướng dẫn để biết nhạc khi nào được chơi. Và cũng mong quí vị đọc giả cũng đừng nhầm nó với tiếng trống thường. Bởi khi mình mới học DJ mình cũng tưởng tiếng trống chính là tiếng beat. Nên cứ nghĩ beat này lại là nhịp điệu thông thường, cứ thấy nhạc trống âm thanh lại tính là beat. Nếu bạn cũng bị như mình hồi đó, thì sẽ tính sai BPM đó, lúc đó chẳng biết đâu mà lần.
Đếm beat khá dễ khi mà bạn đã hiểu beat là gì, và chịu khó kiên nhẫn… ngồi đếm. Bạn có thể nghĩ là beat ” dễ ẹc đếm đéo gì chả được”, nhưng thật đấy, đếm beat dễ bị trật lắm, giữ muôn ngàn thứ tiếng bass, trouble , fx , instrument dễ làm sáo trộn thính giác, bạn phải phân biệt beat chỗ nào, đâu là fx, trouble để còn biết sau này vặn ( nếu chơi techno), đâu là bass nếu chơi scratching.
Đếm beat là cốt yếu của beatmatching. DJ đếm beat để tìm được BPM của bài nhạc. Phải nhớ trong đầu BPM của bài nhạc nhanh bao nhiêu chậm bao nhiêu. Đếm xong rồi, xác định BPM được rồi thì xem có “tương thích” với BPM bài sau ko. Cũng cần phải giải thích thêm về chữ tương thích, ở đây BPM sẽ ở trong khoảng nhất định, có thể tăng hoặc giảm để khớp với bài kia, nhưng nên tăng giảm ( pitch adjusment) trong khoảng +/- 3% của cột pitch adjusment trên máy thôi ( Nếu tăng/giảm hơn thì cũng ok, nhưng sẽ làm cái tiếng nghe khác, lúc nhão , lúc ồm ồm hoặc nhịp điệu sẽ khác hẳn đi).
Bây giờ thì bạn đã hiểu beat và BPM rồi phải ko. Chúng ta có thể bắt đầu học cách đếm beat. Đầu tiên, chọn vinyl/ cd có bài nhạc ko những bạn thích mà còn phải dễ. ( ko nhanh quá , ít tiết tấu ). Bật bài hát và đợi beat đầu tiên ( phách đầu tiên). Khi phách đầu tiên đập xuống, giũ tay bạn trên cd/ vinyls và để nguyên đó. Để làm quen với phách đầu tiên, di tới , di lui cái phách đó . Thường thì phách đầu tiên sẽ là 1 tiếng trống bass.Nếu di tới di lui, sẽ nghe ( bụp , bụp bụp). Sau đó, di cái dĩa lại, để về cái vị trí nguyên thủy của phách đầu tiên, rồi lần này, nếu phách đập, đếm lớn lên là 1.
– Àh, bạn còn có thể Cue cả những beat khác nhau nữa đấy. Trong hướng dẫn của mình, mình có nói là cue thì phải cue ở beat 1 đúng ko? thường thì beat 1 sẽ là tiếng trống (bùm). Hầu hết các thể loại tiếng thứ 2 là tiếng chát và đối với 1 số người thường sẽ dễ hơn và tự nhiên hơn nếu cue dùng tiếng chát thay thế cho tiếng bùm. Cứ thử đi và rút kinh nghiệm và lối cue cho bản thân