Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Tư Thế Người Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Vẽ Tư Thế Chuyển Động Của Người

Cách vẽ tư thế chuyển động của người

Cách vẽ tư thế chuyển động của người

Vẽ nhân vật đứng hay ngồi yên là một chuyện, vẽ nhân vật trong trạng thái chuyển động lại là một chuyện khác. Cho dù bạn đã nắm vững cấu trúc giải phẫu, bạn vẫn gặp không ít khó khăn khi diễn tả dáng động của nhân vật, với mục đích tạo ra cảm giác sống động như thực tế cuộc sống. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn vẽ tư thế chuyển động của người.

Để vẽ nhân vật chuyển động, bước đầu tiên là phác thảo hình người que (stick figure) giống như khi bạn vẽ nhân vật trong tư thế đứng/ngồi yên. Như thường lệ, bạn cần kiên trì thực hành. Tham khảo tài liệu hướng dẫn vẽ manga để xem vẽ như thế nào là tự nhiên. Quan sát trong cuộc sống đời thường bằng cách tham dự các trận thi đấu thể thao hoặc đến công viên, nơi có nhiều người tụ tập ở đó. Xem phim võ thuật và chiếu chậm cảnh phim nếu cần. Bạn sẽ sớm nắm vững những chuyển động tinh tế của con người, chẳng hạn như họ đặt tay chân ở đâu, xoay vặn thân người như thế nào,…

Chúng ta hãy xem ba bản phác thảo đầu tiên ở trên, cho thấy người nông dân đang đi bộ. Chú ý trước tiên đến cách hành động được thực hiện bởi hình người que đơn giản (A), sau đó đến bản phác thảo (B) và cuối cùng là bản vẽ đã hoàn thành bằng bút vẽ (C). Bất cứ khi nào một người đang đi hoặc chạy hoặc đá chân, hai cánh tay có xu hướng đánh lên phía trước và đánh ra phía sau – cánh tay phải cùng nhịp bước với chân trái và ngược lại. Hãy nhớ điều này là quan trọng và cần thiết nếu bạn muốn vẽ tư thế chuyển động của các nhân vật trông tự nhiên.

Trong hình D, E và F, chúng ta thấy hai phần ba cơ thể người đàn ông là đang chạy. Chú ý ở đây một lần nữa cánh tay và chân nào cùng nhịp với nhau, cánh tay phải cùng nhịp với chân trái, và cánh tay trái cùng nhịp với chân phải. Cũng cần lưu ý cái đuôi áo bay ra phía sau cũng chỉ trạng thái động. Đây là một điểm khác cần phải nhớ.

Rất nhiều bạn dường như bỏ qua một thực tế rằng bất cứ một người nào cũng phải vận động khi đó sức nặng cơ thể người sẽ được cân bằng. Trong hình G cho thấy người hình que đi bộ về phía chúng ta, chúng ta thấy rằng trọng lượng cơ thể của anh ta nằm trên chân trái, và cũng là trọng tâm của cơ thể. Cũng xin lưu ý rằng khi một người đang đi thì hông bên nào sẽ phải cùng bên với chân bên đó và sẽ mang trọng lượng cơ thể cao hơn so với hông bên kia, trong khi vai bên đó sẽ thấp hơn so với vai đối diện. Hình H là hình vẽ người que đã hoàn trong đường chấm.

Trong hình vẽ cậu bé đang trượt băng chúng ta lại thấy được là làm thế nào để giữ cân bằng của cả cơ thể bằng cách chỉ đặt một chân. Đó là, trong bản phác thảo đặc thù này, phần trên của cơ thể và cánh tay phải ở một bên đường chấm thấp hơn phần cơ thể và cánh tay trái ở phía bên kia. Một giải pháp tốt là bạn quan sát cậu bé để vẽ và xem các vị trí tự nhiên của cơ thể, chân và cánh tay đang hoạt động như thế nào.

Ví dụ, trong bản vẽ phác thảo tiếp theo (J) thông qua những hoạt động của hình và thấy rằng cánh tay đang trong tư thế khá tự nhiên giúp cân bằng cơ thể.

Tôi cũng muốn bạn thực hành một số bài về hình người que của riêng bạn trong những tư thế khác nhau. Bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều điều thú vị giúp bạn vẽ tư thế chuyển động tốt hơn vào bản phác thảo cuối cùng của mình. Nếu bạn muốn luyện tập thêm, hãy cố gắng vẽ ba hình sau đó tăng dần kích thước. Không đánh bóng những hình này.

1. Một nông dân hói đầu mặc áo khoác và đi ủng, đang nhìn về phía trước với một vẻ mặt sợ hãi. Hãy sử dụng hình người que ký hiệu là hình (M).

2. Sử dụng hình người que (N) như đã hướng dẫn, vẽ một người trẻ tuổi mặc vest và áo sơ mi, tay trái để trên khuôn mặt với tâm trạng buồn.

3. Vẽ hai phần ba cơ thể của người béo đang ngồi trên một chiếc ghế. Hãy sử dụng hình người que (O) như hướng dẫn. Tay trái được giấu phía bên trong cơ thể của anh ấy.

Nhờ sử dụng đường trục dáng, bạn tạo vẻ tự nhiên, sinh động hơn cho nhân vật chuyển động. Sử dụng kết hợp đường trục dáng với người que (stick figure) để phác thảo khung xương, rồi sau đó “đắp” thịt và cơ bắp cho nhân vật, khiến cho nhân vật như đang bước ra khỏi trang giấy hay màn hình.

Cách Vẽ Tư Thế Đứng Trong Ký Họa

Cách vẽ tư thế đứng trong ký họa

Cách vẽ tư thế đứng trong ký họa

Sau khi hiểu về ký họa, chúng ta có thể quy nạp cơ bản của động thái ký họa thành ba loại lớn, tư thế đứng, tư thế ngồi và ngồi xổm. Chúng ta phải hiểu quy luật vẽ vật thực của ba loại ký họa này, để làm tốt nền tảng cho việc học sau này.

Khi nhân vật ở tư thế đứng, động tác đơn giản hơn, trước tiên phải xem xét động thái nhân vật, quan sát đường nối ở vai, góc độ nghiêng lệch của đường nối xương chậu phần eo, như vậy mới có thể vẽ đúng trọng tâm của nhân vật; kế đến là việc quy nạp đường nét, đường nét tư thế đứng thông thướng tập trung ở khớp khuỷu tay cũng như phần ngực, phần eo, chỗ nối tiếp của chân và xương chậu, khớp gối, lai quần, khi khắc họa nếu chú ý nắm bắt đúng những trọng điểm này, rất dễ cho ra hiệu quả.

1. Quan sát hình thể, tìm đúng vị trí của chân, lai áo, đầu, và từ đó vẽ ra đường khung ngoài của nhân vật.

2. Khắc họa mặt mũi phải vẽ đúng đường thấu thị, để chuyển ngoặt của mặt mũi với phần đầu phải nhịp nhàng.

3. Khắc họa của tóc phải xem cùng với so sánh mặt mũi, chỗ nối tiếp của mặt mũi vẽ khít, các chỗ khác có thể vẽ trống hơn, khắc họa cổ áo phải xem xét đến việc xử lý áo, đường nét thưa hơn.

5. Phần eo của nữ thì nhỏ, đường nét từ phần eo trở xuống phải khoa trương hơn, để biểu hiện đường cong của phần eo với phần mông, đây là một trong những đặc trưng của nữ.

7. Chân ở xa có thể ít xem xét hơn, trước tiên phải nắm bắt đúng đường viền ngoài của nó.

– Gia Bảo – Anh Tuấn – Đoàn Loan –

3 Tư Thế Ngồi Thiền Đúng Cách Cho Người Mới Bắt Đầu

Tư thế ngồi thiền đúng – Bài này Chap sẽ hướng dẫn bạn ngồi thiền đúng cách với tư thế xếp bằng, bán và kiết già, cùng những lưu ý quan trọng khi ngồi.

Với người mới bắt đầu “bước chân vào cửa thiền” thì việc thiền sao cho đúng là điều luôn được quan tâm đến. Rất nhiều điều bạn sẽ phải tìm hiểu và thực hành để từng bước tiến sâu hơn trên con đường thiền tập. Nhưng trước tiên, hãy bắt đầu bằng những bước cơ bản qua việc tìm hiểu các tư thế giúp bạn ngồi thiền đúng cách tùy theo khả năng và điều kiện của mình.

Ngồi bán già là cách ngồi gác một chân lên bắp vế chân kia. Cụ thể là lấy bàn chân trái gác lên bắp vế phải, bàn chân phải ở dưới bắp vế trái. Hoặc lấy bàn chân phải gác lên bắp vế trái, bàn chân trái ở dưới bắp vế phải. Tùy theo cơ thể, bạn sẽ cảm thấy có chút khác biệt khi đổi giữa hai chân ở tư thế này.

Tư thế này cũng khá dễ thực hành nếu chân bạn chưa quá cứng. Trước khi ngồi, bạn nên tập một vài động tác khởi động nhẹ cho cơ đùi, háng và cổ chân là có thể vào tư thế thoải mái hơn.

Tư thế kiết già (hay còn gọi là tư thế hoa sen) là tư thế đúng nhất, thích hợp nhất cho việc ngồi thiền.

Để ngồi được kiết già đúng cách, ban đầu bạn ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời.

Kế tiếp, các bạn dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.

Đọc vậy thôi nhưng vì xương khớp ở chân của những người trưởng thành cứng rồi nên rất khó khăn để có thể ngồi được tư thế này. Nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì tập luyện, vượt qua những đau đớn ban đầu để có thể thực hiện tư thế một cách thuần thục. Như Zen ‘tuổi cao sức yếu’ rồi nên phải mất 3 tháng tập luyện thường xuyên mới vắt kiết già được ngon nghẻ.

Tập yoga thường xuyên là một phương pháp giúp cho các cơ và khớp trong cơ thể chúng ta trở nên linh hoạt, khiến quá trình tập luyện ngồi theo tư thế kiết già cũng được rút ngắn lại. Hơn nữa, yoga không những làm chúng ta có được thể chất khỏe mạnh mà cũng làm cho tinh thần của chúng ta trở nên tỉnh thức. Do đó, kếp hợp thiền và yoga sẽ giúp bạn có được sức khỏe toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài.

Những lưu ý để ngồi thiền đúng

Bởi khi thiền sẽ có một dòng năng lượng đi từ cột sống tới não, nếu ta gục xuống hay ủ rũ với lưng cong sẽ ngăn cản dòng năng lượng này, làm suy giảm hơi thở và giảm sự tập trung, tỉnh thức của tâm trí. Khi ngồi thẳng được, lưỡi bạn để chạm nhẹ lên nóc hàm trên. Mắt nhắm nhẹ nhàng (không quá chặt).

Tư thế kiết già là tư thế khó thực hành nhất nhưng lại đem đến lợi ích to lớn nhất. Bài viết ” Lợi ích của tư thế kiết già ” sẽ cho bạn biết những điều kì diệu mà tư thế này mang đến cho con người.

Little Chap

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Thực ra ông không phải là người thực sự phát minh ra sơ đồ tư duy mà chỉ là người phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống nhằm tăng năng suất làm việc cũng như giúp não suy nghĩ nhanh và thông minh hơn.

1. Chuẩn bị

– Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau

– Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh.

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:

– Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật.

– Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.

– Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép. Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.

Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp:

– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh

– Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian

– Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.

– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm

– Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu

– Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. – Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.

– Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.

– Có thể vẽ 2 sơ đồ tư duy, một cái nháp và một cái hoàn thiện.

– Dùng “sự điên rồ” của mình để vẽ sơ đồ tư duy. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.

– Có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài, và người ta gọi nó là “học bài bằng cơ bắp”.