Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Trong Scratch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Những Cách Vẽ Đường Tròn Trong Scratch

Có rất nhiều cách vẽ đường tròn trong Scratch mỗi cách vẽ có một vài ưu điểm và nhược điểm riêng, có cách vẽ đơn giản nhưng lại khó phát triển, ngược lại có cách vẽ phức tạp nhưng thuận lợi để mở rộng cho các bài toán khác, có cách lại mang đậm phong cách toán học chỉ phù hợp với học sinh lớp lớn lại có những cách học sinh tiểu học cũng hiểu và thực hiện được.

Cách 1: Vẽ đường tròn trong Scratch đơn giản nhất

Đây là cách vẽ đơn giản nhất mà các em học sinh tiểu học cũng có thể hiểu được, cách này chỉ đơn giản là dùng lệnh quay:

Ưu điểm: code ngắn dễ hiểu, dễ viết, chạy nhanh

Nhược điểm: Khó xác định tâm và bán kính.

Nên dùng khi nào: Cách vẽ đường tròn này nên dùng cho các bạn học sinh nhỏ, và sử dụng khi không cần quan tâm đến tâm và bán kính của đường tròn.

Cách 2: Vẽ đường tròn trong Scratch biết tâm và bán kính

Kĩ thuật này được dùng trong bài viết

Ưu điểm: Biết được tâm và bán kính

Nhược điểm: Code khá rắc rối, khó hiểu.

Nên dùng khi nào: Cách này phù hợp khi thực hiện các dự án về đường tròn cần biết được tâm và bán kính.

Cách 3: Vẽ đường tròn trong Scratch phong cách toán học

Đây là cách vẽ dựa vào tọa độ cực chỉ thích hợp cho các bạn đã biết sin, cos (HS từ lớp 9 trở lên), khi hiểu được công thức thì các bạn sẽ thấy được cái hay của cách vẽ này. Đường tròn vẽ kiểu này cũng thực chất cũng là đa giác có nhiều cạnh và cạnh nhỏ.

Ưu điểm: Xác định được tâm và bán kính đường tròn khi vẽ, hình trên là vẽ đường tròn tâm (10,10) bán kính 40

Nhược điểm: Code phức tạp, năng về toán học

Nên dùng khi nào: Cách này phù hợp cho các bạn có kiến thức toán vững, và rất tốt nếu thực hiện các dự án vẽ đường tròn cần kiểm soát được tâm và bán kính.

Vẽ 9 Cung Tròn Tạo Hình Hoa Văn Tuyệt Đẹp Trong Scratch

Áp dụng ngay cách vẽ đường tròn dựa vào công thức tính chu vi mà mình giới thiệu hôm trước để vẽ 9 cung tròn tạo hình hoa văn tuyệt đẹp trong Scratch nào

Xem video hướng dẫn vẽ 9 cung tròn tạo hình hoa văn

Phân tích cách vẽ 9 cung tròn liên tiếp khép kín

Trước khi giải quyết bài toán vẽ hình trong Scratch bạn phải quan sát thật kĩ xem hình đó được tạo thành như thế nào sau đó phân tích xem ta cần làm gì trước, làm gì sau.

Đầu tiên ta đếm xem hình vẽ tạo thành từ mấy cung tròn, rõ ràng là 9 cung đúng không các bạn, mỗi cung là một nửa đường tròn như vậy mình sẽ tiến hành như sau:

Bước 1: Tạo thủ tục con vẽ cung tròn, bạn xây dựng tổng quát hay cụ thể cung 180 độ thì tuỳ bạn

Bước 2: Tìm cách quay và tạo ra 9 cung như hình yêu cầu.

Ở bước 1 các bạn xây dựng mảnh ghép vẽ cung tròn nên dùng cách vẽ đường tròn theo chu vi bởi đơn giản là trong trường hợp này cách vẽ này theo mình là hiệu quả và đơn giản nhất

Sau khi tạo xong thủ tục vẽ cung tròn bây giờ bạn hãy để ý, muốn vẽ được hình 9 cung trên thì phải quay mấy vòng quanh tâm hoa tròn nhỉ? rõ ràng là 2 vòng đúng không nào! 2 vòng x 360 = 720 độ

Như vậy 720 độ chia cho 9 cung = 80 độ. Nhưng khi các bạn vẽ mỗi nửa đường tròn đã quay 180 độ (trong video mình quay ngược chiều kim đồng hồ) vì vậy sau mỗi lần vẽ 1 cung bạn phải quay ngược lại 100 độ (180 – 100 = 80) thì mới vừa đẹp nha.

Các bạn hãy suy nghĩ lại cho thật kĩ sao lại tính toán như trên, phải hiểu được bản chất thì sau này gặp bài toán vẽ hình khác các bạn mới phân tích đúng được.

Muốn thành thạo kỹ năng tính toán góc quay sao cho phù hợp thì mình nghĩ bạn nên xem bài viết và video hướng dẫn sau:

Vẽ Hình Vuông Trong Scratch Và Nhân Bản Thành Nhiều Hình Đẹp Khác

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ hình vuông trong Scratch đồng thời sử dụng kĩ thuật quay hợp lý để nhân bản tạo thành những hình vẽ đẹp đã ra trong các kì thi tin học trẻ phần vẽ hình bằng Scratch.

Thủ tục con vẽ hình vuông trong Scratch

Trước hết ta cùng xây dựng một mảnh ghép để vẽ hình vuông với tham số là cạnh của hình vuông như sau:

Chỉ cần một vòng lặp lại 4 lần việc vẽ một cạnh và xoay 90 độ là xong, quá đơn giản phải không nào

Vẽ các hình phức tạp hơn từ hình vuông

Bây giờ ta hãy phát triển để vẽ hai hình trong đề thi tin học trẻ Đông Triều năm 2019 nào

Nhìn hình ta thấy hình tạo thành từ 5 hình vuông vì vậy ta sẽ gọi 5 lần thủ tục vẽ hình vuông trên mà thôi

Mình vẽ 1 hình vuông trong lõi còn 4 hình vuông còn lại cho vào trong vòng lặp như hình trên, chỉ cần chọn góc quay và di chuyển phù hợp là vẽ được thôi.

Tiếp tục phát triển bài toán trên để vẽ hình sau

Mặc dù so với hình vừa vẽ xong chỉ vẽ thêm một hình vuông lớn nữa là xong nhưng đòi hỏi các bạn phải suy nghĩ làm thế nào để vẽ các đỉnh khớp nhau chính xác như vậy. Nếu là học sinh THCS thì có thể dùng công thức để tính chính xác cạnh hình vuông lớn theo hình vuông nhỏ.

Còn các em tiểu học thì sao, các em có thể dùng kỹ thuật lưu toạ độ để thực hiện điều đó. Các bạn thử suy nghĩ và tự code nha.

Bây giờ bạn hãy phát triển để hình sau xem thế nào

Nếu nhìn kĩ bạn sẽ phát hiện ra hình trên được tạo thành nhờ 8 hình vuông ghép lại, vì vậy chỉ cần sử dụng vòng lặp 8 lần là ra mà thôi

Bạn tự tìm hiểu vì sao lại xoay 45 độ sau mỗi lần vẽ một hình vuông nha.

Bây giờ hãy xem thử một bài trong đề thi tin học trẻ Thạch Hà 2019 nào

Ôi cũng lại chính là vẽ hình vuông đấy thôi, bạn đếm xem hình tạo thành gồm mấy hình vuông nha, mình thì đếm được 8 hình tất cả, vậy chỉ cần vòng lặp 8 lần và sau mỗi lần vẽ 1 hình vuông thì di chuyển và quay hợp lí là Ok thôi.

 

Bài 5: Lập Trình Hoạt Hình Trong Scratch

Mục tiêu

Học sinh sử dụng được các lệnh tạo hiệu ứng di chuyển.

Học sinh nắm được cách tạo một hoạt cảnh hoạt hình đơn giản.

Học sinh có khả năng hiện thực một chương trình cho sẵn.

Nội dung chi tiết

Sửa bài tập về nhà

Giáo viên cho học sinh trình bày bài tập về nhà nâng cao của học sinh (nếu có) và giải thích nguyên lý vẽ hình hoa văn trong đoạn chương trình mẫu ở bài trước:

Để giải thích nguyên lý của bài này, giáo viên cho thay đổi các thông số sau:

Đặt giá trị ban đầu của i là 10

Lập 20 lần

Mỗi lần lặp tăng giá trị của i lên 10 đơn vị

Chỉnh góc xoay lại thành 120 độ

Chương trình mới với kết quả như sau:

Như vậy, chúng ta đang vẽ từng cạnh của hình tam giác, tuy nhiên chiều dài của mỗi cạnh tăng dần lên. Khi đặt giá trị ban đầu cho i là 1 đơn vị, những hình tam giác ban đầu sẽ rất nhỏ. Mỗi lần lặp tăng I lên 1 đơn vị, các hình tam giác sẽ gần nhau hơn. Cuối cùng, thay vì xoay góc 120 độ để vẽ hình tam giác, chúng ta cho 1 giá trị khác đi, để tạo cảm giác là hình bị xoay và tạo ra hoa văn. Trong trường hợp vẽ hoa văn ở Hình 1, chúng ta cho xoay 122 độ sau mỗi lần vẽ.

Thay đổi cảnh nền

Để có thể tạo những hoạt cảnh hoạt hình đẹp, chúng ta có thể chọn một hình nền có sẵn do Scratch hỗ trợ. Các bước để thay đổi hình nền như sau:

Bước 1: Nhấp đôi vào biểu tượng Sân khấu (sẽ được tô viền màu xanh)

Bước 2: Nhấp chuột vào biểu tượng chọn phông nền từ thư viện.

Bước 3: Một cửa sổ với nhiều phông nền có sẵn sẽ hiện ra. Để thống nhất, giáo viên yêu cầu học sinh chọn hình nền có tên castle3

Bước 4: Nhấn nút OK, và hình nền mới sẽ được đưa vào chương trình như sau:

Giới thiệu lệnh tạo hiệu ứng di chuyển

Trong bài học này, chúng ta sẽ sử dụng các lệnh sau đây để tạo một hoạt cảnh hoạt hình trên Scratch.

Câu lệnh Chức năng

Mang nhân vật tới vị trí có tọa độ [x,y] trong sân khấu. Tọa độ [0,0] là vị trí trung tâm sân khấu.

Trượt nhân vật từ vị trí hiện tại tới vị trí [x,y], thời gian trượt mặc định là 1s và có thể thay đổi được.

Để bắt đầu lập trình, chúng ta cần nhấp đôi để chọn nhân vật là chú mèo Scratch:

Để sử dụng hiệu quả 2 câu lệnh trong bài này, chúng ta làm 3 bước như minh họa ở Hình 8:

Khi thực hiện theo trình tự trên, chúng ta không cần thay đổi các giá trị [x,y]. Thay vào đó, khi kéo thả nhân vật tới vị trí mong muốn, chương trình sẽ tự động cập nhật giá trị cho chúng. Ở Hình 8, chúng ta kéo thả nhân vật vào góc dưới bên trái của hoạt cảnh, và kéo câu lệnh (lúc này x và y đã được cập nhật) ra khung chương trình. Như vậy, khi chương trình chạy, nhân vật của chúng ta sẽ luôn bắt đầu từ vị trí ở góc cảnh nền.

Tương tự, chú ta kéo và thả nhân vật mèo tới vị trí mới, sau đó kéo câu lệnh ra màn hình (các giá trị [x,y] sẽ được cập nhật tương ứng). Chúng ta cũng thêm sự kiện chạy chương trình khi nhấn vào lá cờ. Chương trình sẽ như sau:

Bài tập trên lớp

Giáo viên cho học sinh hiện thực chương trình ở Hình 9. Sau đó yêu cầu các em làm thêm những đoạn di chuyển khác và cuối cùng dừng lại ở lâu đài. Chúng ta có thể cho nhân vật thông báo lên câu “Tới nơi rồi”. Học sinh lưu lại chương trình trong máy tính. Chương trình gợi ý như sau:

Bài tập về nhà

Học sinh chọn một hoạt cảnh khác, và cho nhân vật di chuyển trong hoạt cảnh theo kịch bản của riêng mình.

Tham khảo

Hướng dẫn lập trình Scratch