Vẽ tranh chân dung có lẽ là bài học thú vị và khó khăn nhất đối với những người học vẽ. Tranh chân dung khó ở chỗ phải làm sao thể hiện được thần thái, diện mạo của mẫu. Vẽ chân dung khó, vẽ chân dung đẹp còn khó hơn…
Vẽ tranh chân dung có lẽ là bài học thú vị và khó khăn nhất đối với những người học vẽ. Tranh chân dung khó ở chỗ phải làm sao thể hiện được thần thái, diện mạo của mẫu. Vẽ chân dung khó, còn khó hơn. Không những chỉ tập trung vào việc phác họa hình dáng mà còn phải biết cách lột tả và thể hiện được trọn vẹn những sắc thái, biểu cảm của một người nào đó. Bài viết ngày hôm nay, ARC Hà Nội sẽ cùng các bạn tìm hiểu những kĩ thuật vẽ tranh chân dung cơ bản dành cho người mới bắt đầu . Các bạn đừng vội, nắm được những kĩ thuật này, việc vẽ chân dung đẹp sẽ không còn là trở ngại nữa.
Đầu tiên phái hiểu tranh chân dung là gì?
Tranh chân dung là một tác phẩm thể hiện đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng của một người nào đó. Có bức chân dung vẽ một người, có bức chân dung đôi, có bức chân dung tập thể. Có bức chân dung bán thân trong phòng, có bức chân dung cả người trong khung cảnh thiên nhiên… Tuy khác nhau về đối tượng, về không gian, về cách thể hiện nhưng những bức chân dung này đều mô tả hình dáng bên ngoài cũng như trạng thái tâm lý của nhân vật. Đặc biệt khi thể hiện tác phẩm, người họa sĩ và người mẫu như có sự giao thoa, vì vậy khi tiếp xúc với những tác phẩm này, người xem như được giao lưu, đối thoại với nhân vật trong tranh.
Chia đường cong , cách chia này sẽ tạo ra các phân đoạn nhỏ, nó có thể là nửa đường cong, một đoạn thẳng hay một gấp khúc vô cùng dễ vẽ. Cũng nhờ đó mà bạn có được khung định hình theo tỉ lệ tốt nhất, chính xác nhất. Khi đã làm được điều đó thì bạn nối chúng thành đường cong sẽ không còn gì khó khăn nữa, mọi nét vẽ trở nên cân đối, mềm mại. Đây là một mẹo hay mà các họa sĩ chia sẻ với các bạn khi mới chập chững bước vào nghề. Lưu ý rằng, ở bước 1 chúng ta chỉ nên vẽ nhẹ tay thôi vì ở bước thứ hai khi chúng ta vẽ sẽ đè lên các nét vẽ ở bước thứ nhất. Nếu bạn vẽ bước thứ nhất quá đậm sẽ gây ra khó khăn và khi tẩy xóa sẽ rất mất công. Chỉ cần khi vẽ bạn đừng ấn mút quá mạnh thì nét vẽ chì sẽ trở nên mờ hơn, đồng thời sử dụng đầu bút hơi nghiêng trên mặt giấy của mình. Muốn vẽ tranh chân dung hay bất cứ loại bức tranh nào được đẹp thì bạn đừng quên để cho đầu óc được thư thái, có chút phiêu phiêu trong tác phẩm của mình. Các khớp cổ tay, cổ, khớp vai, khủy tay thả lỏng để nét vẽ được mềm mại tự nhiên. Hạn chế tối đa việc vẽ sai và tẩy giấy vẽ vì nó làm cho bức tranh của bạn trở nên thô, màu sắc kém đẹp đi rất nhiều.
Sau đó là bước phân tích hình khối, lúc này người vẽ thể hiện hết những nhận thức của mình về hình thể lên giấy vẽ, chắc chắn nó sẽ khá thô cứng và không được đẹp, rõ nét. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phác thảo nên bạn đừng quá lo lắng. Riêng đối với bước này bạn cần lưu ý làm sao để khi bên mảng tối các nét phác thảo có độ xốp và dày hơn, ngược lại với nó là ở bên mảng sáng các nét phác thảo phải thưa, mỏng, nhạt màu hơn một chút. Nhờ vào đó thì chúng ta mới dễ dàng phân chia ranh giới giữa mảng tối sáng với nhau được. Khi đã hoàn thành công việc đó thì bạn chỉ cần ngồi phác họa lại những mảng đậm nhạt theo đúng khung hình đã dựng. Nên nhớ không được thay đổi bố cục ở bước này nữa nếu như không muốn bức tranh chân dung của mình trở nên thảm hại. Một kinh nghiệm vô cùng quý báu từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ tranh chân dung thì người vẽ nên phân chia mảng sáng tối ở khu vực có phân vùng lớn trước rồi mới bổ sung các phân vùng nhỏ hơn.
Công việc cuối cùng trong cách vẽ tranh chân dung bằng bút chì cơ bản nhất đó là đổ bóng. Đây là bước bạn tô điểm, hoàn thiện cho bức tranh có hồn, có cảm xúc. Công đoạn này giữ vai trò rất quan trọng và đòi hỏi người vẽ phải có sự khéo léo của đôi bàn tay, có khả năng tư duy hình thể tốt, đặc biệt là phải có đức tính tỉ mỉ, cần mẫn. Khi đầu chỉ nên vẽ tranh với hai sắc độ mà thôi, tiếp theo nối các vùng tối lại để phân vùng rõ ràng hơn hai mảng sáng tối. Việc làm này tạo ra sự tương quan của bức tranh để người vẽ dễ dàng hơn trong việc quan sát, kiểm soát bức tranh của mình. Ở vùng tối thêm đậm bằng cách vẽ chồng lên các đường nét bút chì khác, lưu ý tới hướng của khối vẽ tại mảng đó. Muốn có độ chính xác cao hãy nheo mắt khi vẽ, vẽ được một phần nào đó thì nên đứng ở khoảng cách xa hơn để quan sát cho rõ độ tương quan. Quá trình đổ bóng tuyệt đối chúng ta hạn chế việc dùng tẩy, nó làm mất đi đường nét ban đầu và mất hẳn đi thần thái của nhân vật. Đôi khi những đường nét tự nhiên đó lại làm cho bức tranh củ bạn có thêm giá trị, có được sự thoải mái nhất. Vẽ chân dung bạn cần chú ý tới độ tương phản giữa các mảng màu, nếu như có sự chênh lệch quá cao thì điều đó làm cho bức tranh không còn được tự nhiên nữa.
Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình bạn có thể có hoặc không tiến hành bước đóng khung cho bức tranh này. Nếu muốn lưu giữ làm kỷ niệm thì bạn nên đóng khung lại, bảo vệ nó khỏi sự hư hỏng. Việc đóng khung đòi hỏi sau khi xong tranh phải phăng, có độ căng vừa phải, khung chắc chắn. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không còn đóng khung tranh một cách thủ công nữa mà tất cả đều nhờ vào dịch vụ đóng khung có sẵn, vừa nhanh chóng, tiện lợi lại không tốn thời gian của bạn.
Như vậy, ARC đã cung cấp cho các bạn những kĩ thuật để có thể . Tuy nhiên, kĩ thuật chỉ là một phần, phần còn lại các bạn phải làm sao tạo ra được cái hồn của bức tranh. có nghĩa là nhìn vào bức tranh, người xem có thể cảm nhận được sự tương tác, liên kết giữa mình và bức tranh. ARC tin rằng, với hơn 10 năm đào tạo luyện thi đại học khối V và khối H, chúng tôi cam kết sẽ giúp các bạn trở thành những họa sĩ tài ba trong tương lai.
Hãy đến với ARC Hà Nội để trải nghiệm không gian học lý tưởng và vui vẻ nhất. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay TẠI ĐÂY.