Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Môn Mĩ Thuật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Thực ra ông không phải là người thực sự phát minh ra sơ đồ tư duy mà chỉ là người phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống nhằm tăng năng suất làm việc cũng như giúp não suy nghĩ nhanh và thông minh hơn.

1. Chuẩn bị

– Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau

– Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh.

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:

– Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật.

– Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.

– Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép. Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.

Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp:

– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh

– Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian

– Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.

– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm

– Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu

– Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. – Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.

– Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.

– Có thể vẽ 2 sơ đồ tư duy, một cái nháp và một cái hoàn thiện.

– Dùng “sự điên rồ” của mình để vẽ sơ đồ tư duy. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.

– Có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài, và người ta gọi nó là “học bài bằng cơ bắp”.

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Môn Văn Trên Phần Mềm

Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, học sinh có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau.

1. Sơ đồ tư duy có tác dụng gì trong môn Văn?

Sơ đồ tư duy là một tấm bản đồ tuyệt vời cho trí nhớ, cho phép con người tổ chức sự kiện và suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con người. Điều này đồng nghĩa với việc nhớ và gợi là thông tin một cách hiệu quả và dễ dàng.

Khi vẽ sơ đồ tư duy, học sinh được tự do thể hiện các kiến thức môn Văn theo ý hiểu của mỗi bạn, được tự do sáng tạo các ý tưởng, hình ảnh độc đáo. Do đó, việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát triển khả năng suy nghĩ logic, liên tưởng và sáng tạo.

Việc sử dụng màu sắc, hình ảnh và từ khóa trong khi vẽ bản đồ tư duy giúp tăng cường trí nhớ và khả năng lưu trữ thông tin. Học văn sẽ dễ dàng hơn với việc ghi nhớ hình ảnh và từ khóa chính so với những câu chữ dài ngoằng thường thấy. Việc sử dụng màu sắc, hình ảnh và từ khóa cũng giúp việc học trở nên thú vị và vui vẻ hơn để học sinh có thêm động lực để ghi nhớ các chi tiết quan trọng.

2. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn văn trên giấy

Bước 1: Ghi nhớ và phân loại từ khóa

Ở bước này, học sinh nên đọc lại toàn bộ những phần kiến thức cần trình bày trong sơ đồ tư duy. Đồng thời, nhanh chóng tìm và ghi nhớ các từ khóa chính của một phần kiến thức. Từ khóa là yếu tố quan trọng được ghi trên sơ đồ tư duy.

Bạn chỉ cần phân tích những ý chính đó thành những cành nhỏ hơn nối từ các nhánh lớn là bạn có 1 sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. Bạn chỉ cần học theo sơ đồ đó là không sợ quên ý hay lặp ý.

Bước 4 : Vẽ các nhánh phụ nhỏ hơn (nhánh phụ cấp 2, cấp 3,…)

Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra sự liên kết. Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ tư duy nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.

Lưu ý: Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng.

Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn. Giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

3. Những phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy Văn

Bên cạnh việc vẽ tay trên giấy, có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy giúp bạn trình bày và sắp xếp các ý dễ dàng và đẹp mắt hơn. Những phần mềm này có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, ai cũng có thể dùng được.

Edraw Mind Map

Đây là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí, có những template và ví dụ được tích hợp sẵn giúp cho Edraw Mind Map rất dễ sử dụng.

Coggle

Coggle là ứng dụng chạy trên nền tảng Web. Với phiên bản miễn phí Coggle cho phép Bạn tạo ra những sơ đồ vô cùng sinh động đầy màu sắc.

Các tính năng nổi bật của Coggle như sau:

Tạo sơ đồ tư duy với các nút và các nhánh màu sắc

Thêm các chú thích ở đầu các nút

Thêm hình ảnh từ máy tính, không giới hạn hình ảnh

Tương tác với các thành viên trong nhóm

Tải về máy tính với các định dạng như PDF, PND, TEXT hoặc .mm files (tập tin mindmap)

Xmind

Đây là ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy sử dụng được trên cả laptop và điện thoại. Xmind được thiết kế tối giản, trải nghiệm khá mượt mà với nhiều tính năng mạnh mẽ khi sử dụng. Ứng dụng này khi dùng trên iOS được tích hợp công cụ đồ họa Snow Brush, mang đến cho người dùng những trải nghiệm sử dụng nhanh và thoải mái nhất trên màn hình điện thoại di động.

Mindly

Mindly là ứng dụng bản đồ tư duy được xây dựng theo mô hình hệ mặt trời, nội dung chính sẽ đặt ở trung tâm, còn các vệ tinh sẽ nằm xung quanh. Dùng ứng dụng Mindly này, người dùng dễ dàng tạo nên một cấu trúc suy nghĩ mạch lạc, phù hợp và hợp lý.

Với Mindly, bạn có thể tổ chức các thông tin theo mô hình các hành tinh ngoài vũ trụ, tạo ra một sơ đồ tư duy, sau đó là chắt lọc các ý chính, rồi lên kế hoạch cho một bài phát biểu, một dự án hoặc đơn giản là bạn ghi chép các thông tin quan trọng một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Hiện tại, nếu sử dụng phiên bản miễn phí bạn sẽ bị giới hạn một vài tính năng hữu ích như: tìm kiếm, tùy chọn định dạng xuất file, chỉnh sửa file lưu đã xuất…

Sơ đồ tư duy có thể giúp việc ghi nhớ thông tin, ghi nhớ nội dung bài học, giúp việc học môn văn dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu các em cần một người hướng dẫn trực tiếp, giúp các em hiểu bài hơn thì có thể mời gia sư kèm riêng tại nhà. Với đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tình, chúng tôi sẽ giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, nắm chắc các kiến thức được học.

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Trong Powerpoint

Hướng dẫn vẽ sơ đồ cây trong Powerpoint

Cách vẽ sơ đồ tư duy trong Powerpoint

1. Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy trong Powerpoint

Bước 1: Tại giao diện của Powerpoint bạn có thể chọn Slide tùy thích theo các mẫu sẵn trên hình:

Bước 2: Trên giao diện Powerpoint, để ý phần Shapes.

Tạo thêm các gạch nối và sơ đồ tư duy bằng cách chọn trong phần Shapes, sau đó nhập Text tương ứng.

Có rất nhiều mẫu hình để tạo sơ đồ tư duy trong phần Shapes cho bạn lựa chọn.

2. Tạo sơ đồ hình cây trong PowerPoint bằng SmartArt

Bước 1: Mở một slide mới sau đó thêm tiêu đề cho sơ đồ tư duy (mind map) của bạn.

Bước 2: Chèn SmartArt. Các đồ hoạ này để tạo layout cho sơ đồ tư duy. Có nhiều layout SmartArt có sẵn, tuy nhiên Horizontal Hierarchy là layout tốt nhất cho sơ đồ tư duy.

Bước 4: Lúc này bạn bắt đầu nhập các dữ liệu cho các ô text ở sơ đồ sao cho phù hợp với sự phân chia của cây thư mục.

– Để thay đổi màu sắc của biểu đồ kích chọn Change Color:

– Ngoài ra bạn có thể hiệu chỉnh màu sắc, màu viền và hiệu ứng cho từng thành phần trong sơ đồ bằng cách kích chọn các biểu tượng:

+ Shape Fill: Tạo màu cho thành phần trong biểu đồ.

+ Shape Outline: Tạo màu viền cho thành phần trong biểu đồ.

+ Shape Effect: Tạo hiệu ứng cho thành phần trong biểu đồ.

– Hoặc bạn có thể thay đổi màu sắc chữ, hiệu ứng cho chữ thông qua các biểu tượng:

+ Text Fill: Tạo màu cho chữ.

+ Text Outline: Tạo màu viền cho chữ.

+ Text Effect: Tạo hiệu ứng cho chữ.

Đây cũng là toàn bộ hướng dẫn của về cách vẽ sơ đồ tư duy trên Powerpoint. Đọc xong bài viết này chắc hẳn bạn đã biết cách vẽ sơ đồ tư duy để trình chiếu slide trên công cụ văn phòng này rồi đúng không? Bạn hoàn toàn có thể làm tương tự trên các bản Powerpoint 2007, 2010, 2013.

Sơ Đồ Tư Duy Và 3 Bước Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Hiệu Quả Ít Biết

Nếu ngồi trong một khóa học về sơ đồ tư duy và cách ghi nhớ siêu tốc của tôi ngày xưa, bạn sẽ thấy tôi hỏi, “Hãy giơ tay nếu bạn biết tới Sơ đồ tư duy?”

Khi thấy 100% giơ tay. Tôi hỏi tiếp, Ai dùng và thấy ghi nhớ tốt hơn?” Khoảng 20% giơ tay. Để cho chắc, tôi hỏi thử, “Ai dùng và kết quả vẫn thế, thậm chí tệ hơn?”

Lần này… 80% giơ tay. Tôi không ngạc nhiên vì… ngày xưa tôi cũng thế, tôi đã hiểu sai về sơ đồ tư duy, áp dụng một cách máy móc. Tôi đã không chỉ tốn hàng tiếng vẽ vời, mà kết quả nhận được còn tệ hơn lúc chưa biết tới sơ đồ tư duy.

Hãy nhớ: Áp dụng máy móc, kết quả… ngồi khóc ^^!

Một thứ gì đó mà ai bảo là cũng tốt, thì chưa chắc nó đã tốt với bạn, nếu bạn không hiểu nguyên lý đằng sau để có thể áp dụng linh hoạt. Blog này không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản chất sơ đồ tư duy, hóa giải các sai lầm ít biết, mà còn giúp bạn nâng cấp sức mạnh sơ đồ tư duy lên gấp đôi.

Lúc mới lên đại học tôi đã bị sốc bởi một nút giáo trình nặng như cục gạch. Tôi được thầy cô bạn bè giới thiệu cho một “cái phao” là Sơ đồ tư duy. Tôi như “phát cuồng” với nó, tôi lùng sục tất cả các sách về sơ đồ tư duy, và áp dụng cho mọi thứ, từ bài vở, đặt mục tiêu, cho tới cả.. kế hoạch cưa cẩm ai đó.

Sau một thời gian…

1 – Tôi cảm thấy vẽ Sơ đồ tư duy tốn gấp đôi thời gian so với cách cũ. 2 – Nhiều lúc vẽ xong cái Sơ đồ tư duy thật là đẹp, nhưng chỉ nhớ… mỗi hình trung tâm. 3 – Khi so sánh với những Sơ đồ tư duy đẹp của người khác, tôi thấy hoa tay của mình… chưa nở.

Và thế là tôi bỏ bẵng sơ đồ tư duy một thời gian. Cho tới một ngày đẹp trời, tôi đọc được cuốn sách Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế. Với cách viết đơn giản mà sinh động, Adam Khoo không chỉ tạo cảm hứng, mà còn giúp tôi hiểu hơn các nguyên lý trí nhớ. Nhờ đó, tôi tự tạo ra một loại sơ đồ tư duy cho riêng mình để vượt qua môn Triết Học với điểm số như mơ (so với bạn bè) là 8.5/10!

Ngay khi ra đời, Sơ đồ tư duy đã được PR một cách mạnh mẽ nhờ cha đẻ Tony Buzan, và đã trở thành một hiện tượng. Song hầu hết mọi người dùng nó một cách gượng ép, dẫn tới không hiệu quả. Suy cho cùng, bản chất của Sơ đồ tư duy là một cách sắp xếp lại thông tin, thay vì ghi chép theo từng dòng, thì bây giờ bạn viết từ… giữa tờ giấy ra!

Ban đầu dùng Sơ đồ tư duy, nếu bạn cảm thấy ghi nhớ tốt hơn thì thực ra là do:

1 – Do phương pháp mới, nên cảm giác hào hứng kích thích não bộ, góp phần tăng khả năng ghi nhớ. 2 – Khi vẽ bạn sử dụng màu sắc, kích thích thị giác và não bộ, làm tăng mạnh khả năng ghi nhớ. 3 – Sắp xếp hết thông tin lên một tờ giấy sẽ giúp bộ não có cái nhìn toàn cảnh, nên dễ nhớ hơn.

Tuy vậy, khi số lượng bài trở nên nhiều hơn, khi bạn phải vẽ nhiều sơ đồ tư duy hơn, yếu tố số 1 sẽ không còn hữu hiệu như trước nữa. Song yếu tố số 2 và 3 vẫn có thể bền vững, nếu bạn biết các bước vẽ hiệu quả.

HÒM KHO BÁU

Clip hướng dẫn chi tiết bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả từ Adam Khoo, Vietsub by Fususu

Nếu xem Clip trên, bạn sẽ nắm được cơ bản các bước vẽ Sơ đồ tư duy. Vậy còn 2 sai lầm làm giảm hiệu quả của Sơ đồ tư duy, cũng như 3 giải pháp để nhân đôi sức mạnh của nó là gì? Hãy tiếp tục khám phá.

Trông nó khá sặc sỡ, nhưng thực ra chỉ có 4 màu chủ đạo: Đỏ, Tím, Xanh lá, Xanh biển. Và bạn nên dùng bút nước thì tốt hơn là bút chì màu, và nét nhỏ hơn bút dạ nên dễ vẽ.

Với bài trên, sẽ càng rối hơn nếu bạn vẽ một sơ đồ tư duy với hình trung tâm là con cọp, và các nhánh tỏa ra xung quanh. Thật ra, bạn chỉ cần vẽ một sơ đồ đơn giản như bên dưới, là có thể hiểu và nhớ được toàn bộ. Thậm chí còn biết thêm là con cọp nào bị cắn hai lần ^^!

Đáp án là 9 con cọp. 5 con trong bài và 4 con ở background ^^!

Dạng sơ đồ đó Fususu gọi là sơ đồ quan hệ, biểu diễn mối quan hệ giữa các từ khóa. Và sai lầm thứ hai là mọi người thường áp dụng một dạng sơ đồ duy nhất với hình trung tâm ở chính giữa cho bất cứ đoạn văn bản nào. Nhưng sự thật là nếu dùng sai dạng sơ đồ, sẽ chỉ làm cho thông tin trở nên rối bời.

Vậy là bạn đã hiểu bản chất, cũng như biết được hai sai lầm phổ biến đang khiến nhiều người áp dụng sơ đồ tư duy không hiệu quả. Vậy giải pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả vẽ sơ đồ tư duy là gì?

Lọc từ khóa là bước quan trọng, nhưng lại hay bị bỏ qua nhất khi vẽ sơ đồ tư duy. Lợi ích đầu tiên, nó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn, từ đó xác định được dạng sơ đồ cần vẽ, cũng như các bố trí và phân vùng hợp lý.

Làm sao để lọc từ khóa trong sơ đồ tư duy?

Tôi thường coi đoạn văn bản là một bộ phim ngắn, và bắt đầu đi tìm các nhân vật chính, nhân vật phụ và khoanh tròn chúng lại. Khi xác định được chúng và hiểu sự kết nối giữa chúng, tôi mới bắt đầu vẽ. Ngoài ra còn có một cách khá đơn giản nữa để xác định từ khóa là bỏ đi các từ thừa, bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể về việc lọc khóa trong bài viết “Làm phao câu nghệ thuật”

Một lần nữa, bạn có ghi nhớ tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các hình ảnh trên sơ đồ tư duy. Nếu như bạn muốn nhớ tất cả nội dung trên sơ đồ tư duy, thì có một nguyên tắc cực kỳ quan trọng là: 1 từ – 1 hình. Tức là mỗi một từ phải có một hình ảnh đi kèm (hoặc thay thế bằng ký hiệu).

Khi thực hiện thí nghiệm “bí mật hình gợi nhớ” online và theo dõi kết quả, tôi thấy cũng tương tự như offline. Hầu hết mọi người đều nhớ được các từ như tư cách, tính cách, mối tình, v.v… bởi vì tôi đã sử dụng những hình ảnh gợi nhớ. Bản chất là nâng cấp game “đuổi hình bắt chữ” lên một tầm mới.

Để tạo ra hình gợi nhớ, bạn hãy chọn bất cứ một chữ nào dễ liên tưởng trong từ đó. Rồi vẽ ký hiệu cho nó, và giữ nguyên từ còn lại. Ví dụ “xích đạo”, hãy vẽ sợi xích và để nguyên chữ đạo. Hoặc nếu bạn tự tin, thì có thể chế biến luôn cả hai chữ. Ví dụ “thảo nguyên”, tôi vẽ một đám cỏ (thảo) và ký hiệu 100% (nguyên chất).

Với cách làm đó, bạn có thể nhớ được chính xác từng vị trí của từng từ trên sơ đồ. Còn với những con số như ngày tháng lịch sử, bạn có thể tham khảo cách nhớ số trong bài “Chinh phục đỉnh pi” hoặc cuốn sách Numagician, nơi tôi dành 5 năm để biến hóa những con số thành hình ảnh thú vị.

Với cách học truyền thống, thì để ôn lại bạn cứ đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhưng với sơ đồ tư duy, thì cách ôn lại hiệu quả nhất không phải là bạn đọc đi đọc lại sơ đồ đó, mà là vẽ đi vẽ lại nó nhiều lần. Chính vì thế, tôi mới khuyên bạn không nên vẽ quá đẹp, mà hãy luyện tập tạo ra những ký hiệu gợi nhớ như trên, để khi vẽ lại bạn sẽ vẽ rất nhanh!

Ngoài ra, nhiều bạn cũng gặp một tình trạng là vẽ sơ đồ tư duy hay bị lệch chứ không cân đối. Chẳng có gì là hoàn hảo trong lần đầu tiên, nên cách khắc phục hiệu quả nhất của những sơ đồ vẽ lệch này là bạn… vẽ lại một lần nữa. Cách này vừa giúp sơ đồ cân đối hơn, vừa giúp bạn thuộc luôn (thường vẽ khoảng 3 lần là thuộc).

Mi lần vẽ lại, bạn cũng nên vẽ trên một tờ giấy nhỏ hơn. Điều này không những giúp giảm thời gian vẽ, mà còn kích thích bộ não phải sáng tạo hơn khi: bỏ bớt những từ khóa không cần thiết; tạo ra những hình gợi nhớ đơn giản và gọn gàng hơn. Nhờ đó mà hiệu quả sẽ lại được nâng cao hơn nữa.

Tóm lại khi bạn áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học, bạn chớ bắt tay vào vẽ ngay, hãy thực hiện các bước theo đúng nguyên lý trí nhớ. Tìm từ khóa, xác định dạng sơ đồ và khi vẽ hãy sử dụng các hình gợi nhớ. Và sơ đồ bạn tạo ra không nhất thiết phải giống sơ đồ tư duy với hình trung tâm ở giữa, nhưng nó sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn!

Bonus: Một vài phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính miễn phí và hiệu quả

Với bạn nào thích các phần mềm sơ đồ tư duy dùng trên máy tính, bạn có thể tham khảo bên dưới. Dùng phần mềm có thể hạn chế khả năng ghi nhớ bài, nhưng nếu bạn ứng dụng trong công việc, phát triển ý tưởng, xây dựng mục tiêu, quản lý dự án… thì vô cùng tiện dụng.