Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bằng Cây Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bằng Visio

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio

Bài viết hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio, mời các bạn cùng theo dõi.

Bước 2: Chọn Brainstorming Diagram.

Tiếp theo chọn đơn vị đo lường Metric Units và chọn Create.

Bước 3: Xuất hiện giao diện làm việc, các bạn sẽ thấy Visio có giao diện trực quan giống với Word, Excel… nhưng lại khác một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khác. Phía bên trái phần Brainstorming Shapes (1) có một số hình hỗ trợ các bạn vẽ sơ đồ tư duy. Phần OutlineWindow (2) các bạn có thể theo dõi được toàn bộ sơ đồ tư duy một cách thu gọn, khi các bạn chỉnh sửa nội dung bên sơ đồ tư duy thì trong OutlineWindow cũng sẽ thay đổi theo. Tương tự các bạn thay đổi nội dung trong OutlineWindow thì nội dung bên sơ đồ tư duy cũng thay đổi theo.

Các bạn có thể thu nhỏ OutlineWindow bằng cách chọn biểu tượng ghim trái, như vậy khi các bạn bỏ con trỏ chuột khỏi OutlineWindow thì nó sẽ được thu nhỏ lại.

Để mở OutlineWindow thì các bạn nhấn chuột vào chữ OutlineWindow, nếu muốn ghim lại thì các bạn nhấn chuột vào biểu tượng ghim dọc như hình dưới.

Sau đó chọn nhiều màu sắc hơn trong phần Colors.

Sơ đồ tư duy của bạn sẽ được thay đổi theo kiểu bạn chọn:

Sơ đồ tư duy sẽ được sắp xếp theo bố cục mà bạn đã chọn, các bạn có thể sắp xếp cho vừa trang giấy.

Bước 7: Xuất dữ liệu 1. Sao chép sơ đồ (hình vẽ) sang Word

Các bạn có thể sao chép dữ liệu sang Word bằng cách nhấn giữ chuột và chọn sơ đồ tư duy, tiếp theo nhấn chuột phải chọn Copy (hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + C) để copy.

Mở Word, nhấn chuột phải chọn Paste hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + P để dán.

Để chỉnh sửa sơ đồ các bạn chỉ cần nhấp đúp chuột vào sơ đồ thì sẽ xuất hiện phần chỉnh sửa của Visio cho các bạn điều chỉnh.

Trang Word chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.

File Excel chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Thực ra ông không phải là người thực sự phát minh ra sơ đồ tư duy mà chỉ là người phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống nhằm tăng năng suất làm việc cũng như giúp não suy nghĩ nhanh và thông minh hơn.

1. Chuẩn bị

– Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau

– Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh.

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:

– Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật.

– Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.

– Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép. Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.

Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp:

– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh

– Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian

– Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.

– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm

– Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu

– Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. – Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.

– Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.

– Có thể vẽ 2 sơ đồ tư duy, một cái nháp và một cái hoàn thiện.

– Dùng “sự điên rồ” của mình để vẽ sơ đồ tư duy. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.

– Có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài, và người ta gọi nó là “học bài bằng cơ bắp”.

Mindmap Là Gì? Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bằng Tay

Mindmap (bản đồ tư duy) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Mindmap là gì?

Mindmap sơ đồ tư duy là một phương án tốt giúp tối ưu hóa khả năng ghi chép, khả năng thu thập và xử lý những thông tin mới một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy mindmap” này ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống từ việc nháp nhanh những dự định công việc hằng ngày, học thuộc các nội dung phức tạp hay liên kết những mảng thông tin rời rạc lại với nhau….

Bản đồ tư duy (Mindmap) là một phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, giúp người tư duy tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề cách tối ưu.

Có thể hiểu, mindmap là một phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp người tư duy nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết được những đối tượng đơn lẻ lại với nhau. Đây có thể coi là một trong những cách trình bày ý tưởng, nhưng được người tư duy vận dụng sáng tạo và làm độc đáo lên những thông tin giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn.

Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.

Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.

Đến giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.

Khi nào có thể áp dụng dùng sơ đồ tư duy mindmap?

– Đối với số lượng kiến thức lớn, bài tập nhiều, và cần gấp sự tổng hợp tổng quát nhất, bạn có thể chọn giải quyết bằng sơ đồ tư duy mindmap.

– Những lúc gặp vấn đề khó, bạn cần gấp một phương án để xử lý vấn đề, sơ đồ tư duy mindmap có thể giúp bạn tái hiện bức tranh chung, giúp bạn nhìn rõ và đề ra được hướng giải quyết cụ thể cho vấn đề.

– Hoặc khi bạn chuẩn bị thuyết trình, diễn thuyết cần coi lại và chuẩn bị trước cho bài thuyết trình, mindmap sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, kích thích khả năng diễn đạt, và ghi nhớ, giúp bạn tái hiện lại thông tin tốt hơn khi thuyết trình.

– Đặc biệt, nếu như trong lúc thuyết trình đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy mindmap sẽ giúp bạn tìm ra ngay vị trí thông tin cần hỏi mà không bị lạc bởi “mê cung” các thông tin.

– Hơn hết, sơ đồ tư duy mindmap còn sẽ giúp bạn tự đánh giá bản thân hay theo dõi, cập nhật sự hiểu biết của bản thân.

So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp mindmap có những điểm vượt trội như sau:

Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.

Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.

Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.

Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.

Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ.

Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.

Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.

Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

Lợi ích khi sử dụng mind map bản đồ tư duy

Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.

Tổng kết dữ liệu.

Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.

Động não về một vấn đề phức tạp.

Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng.

Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện…).

Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép).

Toàn bộ ý của giản đồ có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh – Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo

Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật.

Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện.

Với giản đồ ý, người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp này trở thành công cụ mạnh để soạn các bài viết và tường thuật, khi mà những ý kiến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau đó tùy theo các từ khóa (ý chính) thì các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra.

Một thí dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa học, thay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng giản đồ ý trong khi đọc mỗi lần nảy ra được vài ý hay hoặc ý quan trọng thì chỉ thêm chúng vào đúng vị trí trong cái giản đồ.

Sau khi đọc xong cuốn sách thì người đọc sẽ có được một trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và mấu chốt của cuốc sách đó. Có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách.

Nếu muốn nắm thật tường tận các dữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại cái giản đồ ý này bằng trí nhớ vài lần.

Cách tạo lập một sơ đồ tư duy mindmap cho riêng mình

Quy tắc chung của việc tạo sơ đồ tư duy mindmap chính là mường tượng, tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin.

Đầu tiên, bạn cần xác định ý bao hàm khái quát chung của sơ đồ tư duy đề cập đến vấn đề gì? Đối tượng chính là ai, và hãy dành trung tâm của tờ giấy để ghi keywords này. Bạn có thể biểu diễn keywords dưới dạng hình ảnh hoặc chữ viết, ký hiệu… để biểu thị nó.

Thứ hai, bạn thu nhỏ bức tranh và đi sâu hơn vào đối tượng chính. Bạn lưu ý là có rất nhiều cách để biểu thị một thông tin, một lời khuyên là bạn nên dùng xen kẽ các màu sắc khác nhau, các hình vẽ ngộ nghĩnh hoặc chèn thêmnhững ngôn ngữ khác… sao cho tiện với thói quen trí nhớ của mình.

Thứ ba, hãy chú ý sử dụng những mũi tên, những ký hiệu nối các ý với nhau. Việc dùng những ký hiệu hình ảnh để nối các ký tự chữ sẽ giúp bộ não nhớ dễ dàng hơn. Thay vì những mũi tên thẳng, bạn có thể chọn vẽ chúng theo đường con, theo hình dạng khác nhau để tránh tạo sự buồn tẻ cho sơ đồ tư duy mindmap.

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng công cụ vẽ mindmap trên mạng hoặc tiếp cận sơ đồ tư duy mindmap từ những bài giảng để thiết kế cho mình một sơ đồ tư duy mindmap tốt nhất. Bạn có thể ghi chúng lại nhanh chóng thông qua sổ tay ghi chép, sổ tay bỏ túi tiện dụng để có thể nắm bắt được những yếu tố quan trọng để có thể lên khái quá sơ đồ tư duy thông qua cuốn sổ tay chi chép bên mình.

Bạn hãy tưởng tượng gần nếu như bạn tiếp thu quá nhiều kiến thức cùng một lúc, những kiến thức hay, những trọng điểm quan trọng nhưng cùng lúc quá nhiều sẽ làm bạn rối và không thể nhớ hết tất cả chúng. Sổ tay ghi chép sẽ phát huy toàn bộ sức mạnh, bạn hãy ghi chép những trọng điểm, những kiến thức hay, giúp bạn sẽ không bao giờ quên.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0936 246 191

Email liên hệ: sotaygiare@gmail.com

Địa chỉ: Số 1306/5 đường Quang Trung, Phường 14 – Quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh

Sơ Đồ Tư Duy Và 3 Bước Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Hiệu Quả Ít Biết

Nếu ngồi trong một khóa học về sơ đồ tư duy và cách ghi nhớ siêu tốc của tôi ngày xưa, bạn sẽ thấy tôi hỏi, “Hãy giơ tay nếu bạn biết tới Sơ đồ tư duy?”

Khi thấy 100% giơ tay. Tôi hỏi tiếp, Ai dùng và thấy ghi nhớ tốt hơn?” Khoảng 20% giơ tay. Để cho chắc, tôi hỏi thử, “Ai dùng và kết quả vẫn thế, thậm chí tệ hơn?”

Lần này… 80% giơ tay. Tôi không ngạc nhiên vì… ngày xưa tôi cũng thế, tôi đã hiểu sai về sơ đồ tư duy, áp dụng một cách máy móc. Tôi đã không chỉ tốn hàng tiếng vẽ vời, mà kết quả nhận được còn tệ hơn lúc chưa biết tới sơ đồ tư duy.

Hãy nhớ: Áp dụng máy móc, kết quả… ngồi khóc ^^!

Một thứ gì đó mà ai bảo là cũng tốt, thì chưa chắc nó đã tốt với bạn, nếu bạn không hiểu nguyên lý đằng sau để có thể áp dụng linh hoạt. Blog này không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản chất sơ đồ tư duy, hóa giải các sai lầm ít biết, mà còn giúp bạn nâng cấp sức mạnh sơ đồ tư duy lên gấp đôi.

Lúc mới lên đại học tôi đã bị sốc bởi một nút giáo trình nặng như cục gạch. Tôi được thầy cô bạn bè giới thiệu cho một “cái phao” là Sơ đồ tư duy. Tôi như “phát cuồng” với nó, tôi lùng sục tất cả các sách về sơ đồ tư duy, và áp dụng cho mọi thứ, từ bài vở, đặt mục tiêu, cho tới cả.. kế hoạch cưa cẩm ai đó.

Sau một thời gian…

1 – Tôi cảm thấy vẽ Sơ đồ tư duy tốn gấp đôi thời gian so với cách cũ. 2 – Nhiều lúc vẽ xong cái Sơ đồ tư duy thật là đẹp, nhưng chỉ nhớ… mỗi hình trung tâm. 3 – Khi so sánh với những Sơ đồ tư duy đẹp của người khác, tôi thấy hoa tay của mình… chưa nở.

Và thế là tôi bỏ bẵng sơ đồ tư duy một thời gian. Cho tới một ngày đẹp trời, tôi đọc được cuốn sách Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế. Với cách viết đơn giản mà sinh động, Adam Khoo không chỉ tạo cảm hứng, mà còn giúp tôi hiểu hơn các nguyên lý trí nhớ. Nhờ đó, tôi tự tạo ra một loại sơ đồ tư duy cho riêng mình để vượt qua môn Triết Học với điểm số như mơ (so với bạn bè) là 8.5/10!

Ngay khi ra đời, Sơ đồ tư duy đã được PR một cách mạnh mẽ nhờ cha đẻ Tony Buzan, và đã trở thành một hiện tượng. Song hầu hết mọi người dùng nó một cách gượng ép, dẫn tới không hiệu quả. Suy cho cùng, bản chất của Sơ đồ tư duy là một cách sắp xếp lại thông tin, thay vì ghi chép theo từng dòng, thì bây giờ bạn viết từ… giữa tờ giấy ra!

Ban đầu dùng Sơ đồ tư duy, nếu bạn cảm thấy ghi nhớ tốt hơn thì thực ra là do:

1 – Do phương pháp mới, nên cảm giác hào hứng kích thích não bộ, góp phần tăng khả năng ghi nhớ. 2 – Khi vẽ bạn sử dụng màu sắc, kích thích thị giác và não bộ, làm tăng mạnh khả năng ghi nhớ. 3 – Sắp xếp hết thông tin lên một tờ giấy sẽ giúp bộ não có cái nhìn toàn cảnh, nên dễ nhớ hơn.

Tuy vậy, khi số lượng bài trở nên nhiều hơn, khi bạn phải vẽ nhiều sơ đồ tư duy hơn, yếu tố số 1 sẽ không còn hữu hiệu như trước nữa. Song yếu tố số 2 và 3 vẫn có thể bền vững, nếu bạn biết các bước vẽ hiệu quả.

HÒM KHO BÁU

Clip hướng dẫn chi tiết bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả từ Adam Khoo, Vietsub by Fususu

Nếu xem Clip trên, bạn sẽ nắm được cơ bản các bước vẽ Sơ đồ tư duy. Vậy còn 2 sai lầm làm giảm hiệu quả của Sơ đồ tư duy, cũng như 3 giải pháp để nhân đôi sức mạnh của nó là gì? Hãy tiếp tục khám phá.

Trông nó khá sặc sỡ, nhưng thực ra chỉ có 4 màu chủ đạo: Đỏ, Tím, Xanh lá, Xanh biển. Và bạn nên dùng bút nước thì tốt hơn là bút chì màu, và nét nhỏ hơn bút dạ nên dễ vẽ.

Với bài trên, sẽ càng rối hơn nếu bạn vẽ một sơ đồ tư duy với hình trung tâm là con cọp, và các nhánh tỏa ra xung quanh. Thật ra, bạn chỉ cần vẽ một sơ đồ đơn giản như bên dưới, là có thể hiểu và nhớ được toàn bộ. Thậm chí còn biết thêm là con cọp nào bị cắn hai lần ^^!

Đáp án là 9 con cọp. 5 con trong bài và 4 con ở background ^^!

Dạng sơ đồ đó Fususu gọi là sơ đồ quan hệ, biểu diễn mối quan hệ giữa các từ khóa. Và sai lầm thứ hai là mọi người thường áp dụng một dạng sơ đồ duy nhất với hình trung tâm ở chính giữa cho bất cứ đoạn văn bản nào. Nhưng sự thật là nếu dùng sai dạng sơ đồ, sẽ chỉ làm cho thông tin trở nên rối bời.

Vậy là bạn đã hiểu bản chất, cũng như biết được hai sai lầm phổ biến đang khiến nhiều người áp dụng sơ đồ tư duy không hiệu quả. Vậy giải pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả vẽ sơ đồ tư duy là gì?

Lọc từ khóa là bước quan trọng, nhưng lại hay bị bỏ qua nhất khi vẽ sơ đồ tư duy. Lợi ích đầu tiên, nó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn, từ đó xác định được dạng sơ đồ cần vẽ, cũng như các bố trí và phân vùng hợp lý.

Làm sao để lọc từ khóa trong sơ đồ tư duy?

Tôi thường coi đoạn văn bản là một bộ phim ngắn, và bắt đầu đi tìm các nhân vật chính, nhân vật phụ và khoanh tròn chúng lại. Khi xác định được chúng và hiểu sự kết nối giữa chúng, tôi mới bắt đầu vẽ. Ngoài ra còn có một cách khá đơn giản nữa để xác định từ khóa là bỏ đi các từ thừa, bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể về việc lọc khóa trong bài viết “Làm phao câu nghệ thuật”

Một lần nữa, bạn có ghi nhớ tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các hình ảnh trên sơ đồ tư duy. Nếu như bạn muốn nhớ tất cả nội dung trên sơ đồ tư duy, thì có một nguyên tắc cực kỳ quan trọng là: 1 từ – 1 hình. Tức là mỗi một từ phải có một hình ảnh đi kèm (hoặc thay thế bằng ký hiệu).

Khi thực hiện thí nghiệm “bí mật hình gợi nhớ” online và theo dõi kết quả, tôi thấy cũng tương tự như offline. Hầu hết mọi người đều nhớ được các từ như tư cách, tính cách, mối tình, v.v… bởi vì tôi đã sử dụng những hình ảnh gợi nhớ. Bản chất là nâng cấp game “đuổi hình bắt chữ” lên một tầm mới.

Để tạo ra hình gợi nhớ, bạn hãy chọn bất cứ một chữ nào dễ liên tưởng trong từ đó. Rồi vẽ ký hiệu cho nó, và giữ nguyên từ còn lại. Ví dụ “xích đạo”, hãy vẽ sợi xích và để nguyên chữ đạo. Hoặc nếu bạn tự tin, thì có thể chế biến luôn cả hai chữ. Ví dụ “thảo nguyên”, tôi vẽ một đám cỏ (thảo) và ký hiệu 100% (nguyên chất).

Với cách làm đó, bạn có thể nhớ được chính xác từng vị trí của từng từ trên sơ đồ. Còn với những con số như ngày tháng lịch sử, bạn có thể tham khảo cách nhớ số trong bài “Chinh phục đỉnh pi” hoặc cuốn sách Numagician, nơi tôi dành 5 năm để biến hóa những con số thành hình ảnh thú vị.

Với cách học truyền thống, thì để ôn lại bạn cứ đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhưng với sơ đồ tư duy, thì cách ôn lại hiệu quả nhất không phải là bạn đọc đi đọc lại sơ đồ đó, mà là vẽ đi vẽ lại nó nhiều lần. Chính vì thế, tôi mới khuyên bạn không nên vẽ quá đẹp, mà hãy luyện tập tạo ra những ký hiệu gợi nhớ như trên, để khi vẽ lại bạn sẽ vẽ rất nhanh!

Ngoài ra, nhiều bạn cũng gặp một tình trạng là vẽ sơ đồ tư duy hay bị lệch chứ không cân đối. Chẳng có gì là hoàn hảo trong lần đầu tiên, nên cách khắc phục hiệu quả nhất của những sơ đồ vẽ lệch này là bạn… vẽ lại một lần nữa. Cách này vừa giúp sơ đồ cân đối hơn, vừa giúp bạn thuộc luôn (thường vẽ khoảng 3 lần là thuộc).

Mi lần vẽ lại, bạn cũng nên vẽ trên một tờ giấy nhỏ hơn. Điều này không những giúp giảm thời gian vẽ, mà còn kích thích bộ não phải sáng tạo hơn khi: bỏ bớt những từ khóa không cần thiết; tạo ra những hình gợi nhớ đơn giản và gọn gàng hơn. Nhờ đó mà hiệu quả sẽ lại được nâng cao hơn nữa.

Tóm lại khi bạn áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học, bạn chớ bắt tay vào vẽ ngay, hãy thực hiện các bước theo đúng nguyên lý trí nhớ. Tìm từ khóa, xác định dạng sơ đồ và khi vẽ hãy sử dụng các hình gợi nhớ. Và sơ đồ bạn tạo ra không nhất thiết phải giống sơ đồ tư duy với hình trung tâm ở giữa, nhưng nó sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn!

Bonus: Một vài phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính miễn phí và hiệu quả

Với bạn nào thích các phần mềm sơ đồ tư duy dùng trên máy tính, bạn có thể tham khảo bên dưới. Dùng phần mềm có thể hạn chế khả năng ghi nhớ bài, nhưng nếu bạn ứng dụng trong công việc, phát triển ý tưởng, xây dựng mục tiêu, quản lý dự án… thì vô cùng tiện dụng.