Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Sơ Đồ Cây Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Sơ Đồ Cây (Tree Diagram) Là Gì? Minh Họa Sơ Đồ Cây

Định nghĩa

Sơ đồ cây trong tiếng Anh là Tree Diagram.

Sơ đồ cây là một sơ đồ được sử dụng trong việc ra quyết định chiến lược, định giá hoặc tính toán xác suất.

Sơ đồ cây bắt đầu tại một nút duy nhất, với các nhánh tỏa ra các nút bổ sung, đại diện cho các quyết định hoặc sự kiện loại trừ lẫn nhau.

* Loại trừ lẫn nhau là một thuật ngữ thống kê mô tả hai hoặc nhiều sự kiện không thể trùng khớp. Loại trừ lẫn nhau thường được sử dụng để mô tả một tình huống trong đó sự xuất hiện của một kết quả thay thế cho kết quả khác.

Minh họa sơ đồ cây

Ý nghĩa của sơ đồ cây

– Sơ đồ cây cho phép người dùng bắt đầu tại một điểm duy nhất và đưa ra các quyết định loại trừ lẫn nhau hoặc trải nghiệm các sự kiện loại trừ lẫn nhau để đi theo một đường dẫn xuống các nhánh của cây.

– Sử dụng sơ đồ cây rất đơn giản khi bạn gán các giá trị phù hợp cho mỗi nút. Các nút cơ hội, đại diện cho một kết quả có thể xảy ra, phải được chỉ rõ xác suất. Các nút câu hỏi phải được theo sau bởi các nút trả lời, chẳng hạn như “có” hoặc “không.”

– Thông thường, một giá trị sẽ được liên kết với một nút, chẳng hạn như chi phí hoặc mức chi trả.

– Sơ đồ cây kết hợp xác suất, quyết định, chi phí và mức chi trả của một quyết định và đưa ra câu trả lời chiến lược. Giá của một quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán có thể được mô hình hóa bằng cách sử dụng cây quyết định với giá của chứng khoán cơ bản tại một thời điểm nhất định.

*Cây quyết định (Decision Tree) là một sơ đồ hoặc biểu đồ mà mọi người sử dụng để xác định quá trình hành động hoặc hiển thị xác suất thống kê. Mỗi nhánh của cây quyết định đại diện cho một quyết định, kết quả hoặc các phản ứng có thể xảy ra. Các nhánh xa nhất trên cây đại diện cho kết quả cuối cùng.

Sơ Đồ Hình Cây Trong Powerpoint, Sơ Đồ Mindmap Trong Powerpoint

Bản đồ tư duy – mindmap chắc còn khá xa lạ với mọi người. Việc sử dụng dạng bản đồ này sẽ giúp chúng t ghi nhớ một các dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vậy cách vẽ sơ đồ hình cây trong Powerpoint như thế nào? Hãy theo dõi bài hướng dẫn bên dưới.

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ hình cây trong PowerPoint.

1. Sơ đồ tư duy mindmap là gì?

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

2. Cách vẽ sơ đồ tư duy trong PowerPoint.

Bước 1: Mở một slide mới và thêm tiêu đề cho sơ đồ tư duy của bạn.

Bước 2: Chèn SmartArt. Những đồ họa này sẽ tạo thành bố cục của bản đồ tư duy. Có rất nhiều bố cục SmartArt có sẵn, nhưng bố cục Horizontal Hierarchy gần giống với bản đồ tư duy nhất.

Bước 7: Bạn cũng có thể sử dụng SmartArt Text box ở bên trái để thêm thông tin chi tiết và thêm hoặc bớt các hình của SmartArt.

Bước 9: Thanh công cụ SmartArt Design and Format giúp bản đồ tư duy đẹp hơn và thu hút khán giả.

Trong quá trình tạo bản đồ tư duy, bất cứ khi nào xảy ra lỗi, bạn có thể nhấn Reset Graphic (trên thanh công cụ SmartArt Design) để trở lại trạng thái ban đầu.

3. 7 cách sử dụng bản đồ tư duy Mindmap để ghi chú với PowerPoint.

3.1. Cách làm mindmap trên PowerPoint để ghi chú trong cuộc họp.

Cách tuyệt vời để ghi chú (take note) trong các cuộc họp là sử dụng mindmap. Bởi lẽ, hiếm có một buổi họp nào sẽ bám sát 100% lịch trình đã thiết lập – thay vào đó, thường sẽ xuất hiện các ý tưởng, feedback và quan điểm “bất ngờ” mà bạn có thể “bắt” lấy và ghi chép lại.

3.2. Sơ đồ hình cây trong PowerPoint – Tóm tắt nội dung sách.

3.3. Cách vẽ sơ đồ trong PowerPoint Quản lý dự án.

Có hàng loạt ứng dụng và phần mềm hỗ trợ quản lý dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án nhỏ thì thay vì sử dụng những công cụ này, bạn có thể khai thác bản đồ tư duy để lập kế hoạch hiệu quả hơn và dễ dàng nắm bắt được tổng thể dự án.

Có rất nhiều yếu tố cơ bản của từng dự án mà bạn có thể bổ sung vào mindmap như ngân sách, tài nguyên, con người, quy mô và hạn chót (Deadline). Tất cả những gì bạn cần làm là tạo nhánh và thường xuyên xem lại chúng để cập nhật tiến độ.

3.4. Ghi chép trong học tập.

Mindmap là một trong những công cụ take note mà rất nhiều học sinh – sinh viên hiện nay sử dụng. Việc tối ưu hóa bản đồ tư duy không những giúp bạn ghi nhớ bài học dễ dàng hơn mà còn có thể nắm được tổng thể vấn đề một cách toàn diện nhất. Đặc biệt, đây còn là lựa chọn hàng đầu của những người không thích ghi chép dài dòng mà chỉ muốn “note” lại các ý quan trọng.

Ghi ra giấy là cách truyền thống để xác định mục tiêu được sử dụng phổ biến qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, cái cần nhấn mạnh ở đây là bạn không viết theo lối thông thường mà là sử dụng mindmap.

Tại sao? Bởi vì lúc này, các nội dung đã được hình ảnh hóa nên bộ não bị “kích thích” để “nhìn thấy” kết quả của vấn đề thay vì bị rối trong một “ma trận” chỉ toàn chữ là chữ.

3.6. Giải quyết vấn đề.

Có nhiều cách tiếp cận khi giải quyết vấn đề nhưng phương pháp phổ biến là lập dàn bài theo công thức 5W + 1H với 5W là: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), Why (tại sao) và How (như thế nào).

Công thức này rất phù hợp khi được mô tả dưới dạng mind map do bạn có thể mở rộng từng “W” bằng cách thêm nhánh và sử dụng các mũi tên, đường để biểu diễn mỗi mối quan hệ. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, nhiều mặt hơn và đánh giá được tổng thể vấn đề đang cần giải quyết.

3.7. Brainstorming.

4. Bí quyết lập bản đồ tư duy trong PowerPoint.

Bắt đầu với trung tâm của bản đồ (Centre topic), nên sử dụng hình ảnh đi kèm.Chủ đề trung tâm càng thú vị thì bạn càng tập trung và não của bạn càng sáng tạo hơn.

Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau, giúp bạn đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. Bạn không cần phải sử dụng quá nhiều màu, chỉ cần một vài màu là đủ.

Tạo các nhánh cong thay vì các nhánh thẳng vì các đường thẳng sẽ khiến bộ não cảm thấy “nhàm chán”.

Sử dụng một từ khóa trên mỗi dòng vì nó sẽ giúp bản đồ trở nên linh hoạt và có sức thuyết phục hơn.

Bạn có thể truy cập vào một số trang web sau để tải về các phần mềm hỗ trợ lập mindmap như: XMind, Wisemapping, Mind42, LucidChart, MindMeister, Magpul, Coggle hay Popplet.

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Thực ra ông không phải là người thực sự phát minh ra sơ đồ tư duy mà chỉ là người phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống nhằm tăng năng suất làm việc cũng như giúp não suy nghĩ nhanh và thông minh hơn.

1. Chuẩn bị

– Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau

– Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh.

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:

– Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật.

– Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.

– Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép. Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.

Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp:

– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh

– Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian

– Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.

– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm

– Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu

– Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. – Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.

– Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.

– Có thể vẽ 2 sơ đồ tư duy, một cái nháp và một cái hoàn thiện.

– Dùng “sự điên rồ” của mình để vẽ sơ đồ tư duy. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.

– Có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài, và người ta gọi nó là “học bài bằng cơ bắp”.

Bản Vẽ Sơ Đồ Lớp

Class Diagram là một trong những bản vẽ quan trọng nhất của thiết kế phần mềm, nó cho thấy cấu trúc và quan hệ giữa các thành phần tạo nên phần mềm. Trong quá trình xây dựng Class Diagram chúng ta sẽ phải quyết định rất nhiều yếu tố về thiết kế nên nó là bản vẽ khó xây dựng nhất. Bản vẽ này sẽ cho thấy cấu trúc tĩnh của phần mềm, tương tự như bản vẽ mặt bằng trong thiết kế của ngành xây dựng.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các thành phần tạo nên bản vẽ, cách xây dựng và sử dụng class diagram để giúp các bạn hiểu và áp dụng bản vẽ này trong thiết kế. Ở đây, mặc định các bạn đã có kiến thức về lập trình hướng đối tượng và không nhắc lại các khái niệm trong lập trình hướng đối tượng.

1. Các thành phần trong bản vẽ Class

Trước tiên, chúng ta xem một bản vẽ Class.

Classes (Các lớp)

Class là thành phần chính của bản vẽ Class Diagram. Class mô tả về một nhóm đối tượng có cùng tính chất, hành động trong hệ thống. Ví dụ mô tả về khách hàng chúng ta dùng lớp “Customer”. Class được mô tả gồm tên Class, thuộc tính và phương thức.

Hình 2. Ký hiệu về Class

Trong đó,

– Class Name: là tên của lớp.

– Attributes (thuộc tính): mô tả tính chất của các đối tượng. Ví dụ như khách hàng có Mã khách hàng, Tên khách hàng, Địa chỉ, Ngày sinh v.v…

– Method (Phương thức): chỉ các hành động mà đối tượng này có thể thực hiện trong hệ thống. Nó thể hiện hành vi của các đối tượng do lớp này tạo ra.

2. Relationship (Quan hệ)

Relationship thể hiện mối quan hệ giữa các Class với nhau. Trong UML 2.0 có các quan hệ thường sử dụng như sau:

– Association

– Aggregation

– Composition

– Generalization

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về chúng.

Hình 4. Ví dụ về Association

Ví dụ quan hệ trên thể hiện Khách hàng nắm giữ Tài khoản và Tài khoản được sở hữu bởi Khách hàng.

+ Aggregation

Aggregation là một loại của quan hệ Association nhưng mạnh hơn. Nó có thể cùng thời gian sống (cùng sinh ra hoặc cùng chết đi)

+ Composition

Composition là một loại mạnh hơn của Aggregation thể hiện quan hệ class này là một phần của class kia nên dẫn đến cùng tạo ra hoặc cùng chết đi.

Hình 5. Ví dụ về Composition

Ví dụ trên class Mailing Address là một phần của class Customer nên chỉ khi nào có đối tượng Customer thì mới phát sinh đối tượng Mailing Address.

+Generalization

Generalization là quan hệ thừa kế được sử dụng rộng rãi trong lập trình hướng đối tượng.

Các lớp trên như Account, Term Based, Transaction Based là những lớp trừu tượng (Abstract Class), những lớp này không tạo ra đối tượng.

Ngoài ra, còn một số quan hệ như khác như dependence, realization nhưng ít được sử dụng nên chúng ta không bàn ở đây.

3. Cách xây dựng bản vẽ Class

Class Diagram là bản vẽ khó xây dựng nhất so với các bản vẽ khác trong OOAD và UML. Bạn phải hiểu được hệ thống một cách rõ ràng và có kinh nghiệm về lập trình hướng đối tượng mới có thể xây dựng thành công bản vẽ này.

Thực hiện theo các bước sau đây để xây dựng Class Diagram.

Bước 1: Tìm các Classes dự kiến

Entity Classes(các lớp thực thể) là các thực thể có thật và hoạt động trong hệ thống, bạn dựa vào các nguồn sau để xác định chúng.

– Use Cases: Phân tích các Use Case sẽ cung cấp thêm các Classes dự kiến.

– Previous và Similar System: có thể sẽ cung cấp thêm cho bạn các lớp dự kiến.

– Application Experts: các chuyên gia ứng dụng cũng có thể giúp bạn.

Xem xét, ví dụ ATM ở trên chúng ta có thể thấy các đối tượng là Entity Class như sau:

– Customers: khách hàng giao dịch là một thực thể có thật và quản lý trong hệ thống.

– Accounts: Tài khoản của khách hàng cũng là một đối tượng thực tế.

– ATM Cards: Thẻ dùng để truy cập ATM cũng được quản lý trong hệ thống.

– ATM Transactions: Các giao dịch được lưu giữ lại, nó cũng là một đối tượng có thật.

– Banks: Thông tin ngân hàng bạn đang giao dịch, nếu có nhiều nhà Bank tham gia vào hệ thống bạn phải quản lý nó. Lúc đó Bank trở thành đối tượng bạn phải quản lý.

– ATM: Thông tin ATM bạn sẽ giao dịch. Nó cũng được quản lý tương tự như Banks.

Lưu ý: Chỉ các thực thể bên trong hệ thống được xem xét, các thực thế bên ngoài hệ thống không được xem xét. Ví dụ Customers là những người khách hàng được quản lý trong hệ thống chứ không phải người dùng máy ATM bên ngoài. Bạn phải lưu ý điều này để phân biệt Class và Actor.

Bước 2: Tìm các thuộc tính và phương thức cho lớp

– Tìm thuộc tính: phân tích thông tin từ các form mẫu có sẵn, bạn sẽ tìm ra thuộc tính cho các đối tượng của lớp. Ví dụ các thuộc tính của lớp Customer sẽ thể hiện trên Form đăng ký thông tin khách hàng.

– Tìm phương thức: phương thức là các hoạt động mà các đối tượng của lớp này có thể thực hiện. Chúng ta sẽ bổ sung phương thức đầy đủ cho các lớp khi phân tích Sequence Diagram sau này.

Bước 3: Xây dựng các quan hệ giữa các lớp và phát hiện các lớp phát sinh

– Phân tích các quan hệ giữa các lớp và định nghĩa các lớp phát sinh do các quan hệ sinh ra. Chúng ta phân tích các thực thể ở trên và nhận thấy.

Lớp Accounts có thể chia thành nhiều loại tài khoản như Current Accounts và Saving Accounts và có quan hệ thừa kế với nhau.

Lớp ATM Transactions cũng có thể chia thành nhiều loại giao dịch như Deposit, Withdraw, Transfer v.v.. và chúng cũng có quan hệ thừa kế với nhau.

– Tách chúng ta và vẽ chúng lên bản vẽ chúng ta sẽ có Class Diagram cho hệ thống ATM như sau:

Nhìn vào Class Diagram chúng ta có thể thấy cấu trúc của hệ thống gồm những lớp nào nhưng để cài đặt chúng, chúng ta phải đặc tả chi tiết hơn nữa. Trong đó, cần mô tả:

– Các thuộc tính: Tên, kiểu dữ liệu, kích thước

– Các phương thức:

+ Tên

+ Mô tả

+ Tham số đầu vào: Tên, kiểu dữ liệu, kích thươcs

+ Kết quả đầu ra: Tên, kiểu dữ liệu, kích thước

+ Luồng xử lý

+ Điều kiện bắt đầu

+ Điều kiện kết thúc

Tuy nhiên, việc này cũng mất khá nhiều thời gian. Nếu phát triển theo mô hình Agile thì bạn không phải làm việc này mà các thành viên phát triển phải nắm điều này để cài đặt.

5. Sử dụng bản vẽ Class

Có thể tóm tắt một số ứng dụng của bản vẽ Class Diagram như sau:

– Hiểu cấu trúc của hệ thống

– Thiết kế hệ thống

– Sử dụng để phân tích chi tiết các chức năng (Sequence Diagram, State Diagram v.v…)

– Sử dụng để cài đặt (coding)

6. Kết luận

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về Class Diagram, các bạn cần thực hành nhiều để hiểu về bản vẽ quan trọng này.

Để giúp các bạn nắm rõ hơn về Class Diagram, trong bài tiếp theo chúng ta sẽ thực hành xây dựng Class Diagram cho hệ thống eCommerce đã mô tả trong Case Study ở bài 3.

Bài tiếp: Thực hành xây dựng Class Diagram

Bài trước: Thực hành xây dựng bản vẽ Use Case