Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Sơ Đồ Cấu Tạo Nguyên Tử Lớp 8 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Nguyên Tử Là Gì? Lớp Electron Là Gì? Cấu Tạo Hạt Nhân Nguyên Tử

* Nguyên tử gồm:

– Hạt nhân mang điện tích dương

– Vỏ tạo bởi một hay nhiều eletron mang điện tích âm.

Electron ký hiệu là e, điện tích âm (-), kích thước rất nhỏ cỡ 10-8 cm .

* Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

– Hạt Proton: Ký hiệu là p có điện tích dương (+)

– Hạt Nơtron: Ký hiệu là n không mang điện.

* Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân

* Trong một nguyên tử: số p = số e

– Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng 0,0005 lần khối lượng proton), không đáng kể. Nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

– Trong nguyên tử các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định.

– Số lớp electron của nguyên tử:

H 2: 1 (1e) → 1e ngoài cùng

O 2: 8 (1e) → 6e ngoài cùng

Na: 3 (1e) → 1e ngoài cùng

– Số electron tối đa ở lớp 1 là 2e; ở lớp 2 là 8e.

“…..là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ ….. tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm ….. mang điện tích dương và vỏ tạo bởi …..”

” Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.

b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích những loại hạt mang điện?

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại nhỏ hơn nữa là: proton, electron và nơtron.

b) Tên, kí hiệu, điện tích những loại hạt mang điện

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

– Khối lượng nguyên tử gồm khối lượng hạt nhân và khối lượng các electron, nhưng khối lượng electron quá nhỏ (không đáng kể) so với khối lượng hạt nhân, nên có thể bỏ qua. Do đó, có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử.

– Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

– Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Năng Lượng Của Các Electron Trong Nguyên Tử. Cấu Hình Electron Nguyên Tử

I- NĂNG LƯỢNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ 3. Quy tắc Hun1- Mức năng lượng obitan nguyên tử Trong nguyên tử, các electron trên mỗi obitan có một mức năng lượng xác định. Người ta gọi mức năng lượng này là mức năng lượng obitan nguyên tử (mức năng lượng $AO$)Các electron trên các obitan khác nhau của cùng một phân lớp có năng lượng như nhau. Thí dụ : Ứng với $n=2$, ta có 2 phân lớp là $2s$ và $2p$. Phân lớp $2s$ chỉ có một obitan $2s$, còn phân lớp $2p$ có $3$ obitan : $2p_x, 2p_y, 2p_z$. Các electron của các obitan p trong phân lớp này tuy có sự định hướng trong không gian khác nhau, nhưng chúng có cùng mức năng lượng $AO$.2. Trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử Thực nghiệm và lí thuyết cho thấy khi số hiệu nguyên tử Z tăng, các mức năng lượng $AO$ tăng dần theo trình tự sau : $1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d….$ Từ trình tự mức năng lượng $AO$ trên cho thấy khi điện tích hạt nhân tăng có sự chèn mức năng lượng, mức $4s$ trở nên thấp hơn $3d$, mức $5s$ thấp hơn $4d, 6s$ thấp hơn $4f, 5d,…$Sự phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo nguyên lí Pau-li, nguyên lí vững bền và quy tắc Hun (F.Hund).II- CÁC NGUYÊN LÍ VÀ QUY TẮC PHÂN BỐ ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ 1. Nguyên lí Pau-li a) Ô lượng tử Để biểu diễn obitan nguyên tử một cách đơn giản, người ta còn dùng ô vuông nhỏ, được gọi là ô lượng tử. Một ô lượng tử ứng với một $AO$. Thí dụ : Ứng với $n=1$ chỉ có một onitan $1s$, ta vẽ một ô vuông. Ứng với $n=2$ có một obitan $2s$ và ba obitan $2p (2p_x, 2p_y, 2p_z),$ ta vẽ một ô vuông thuộc phân lớp $2s$ và ba ô vuông này được vẽ liền nhau, để chỉ rằng các obitan $2p$ có cùng mức năng lượng $AO$, nhưng cao hơn $AO-2s$ như hình vẽ sau :

b) Nguyên lí Pau-li Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron. Người ta biểu thị chiều tự quay khác nhau quanh trục riêng của hai electron bằng 2 mũi tên nhỏ : Một mũi tên có chiều đi lên, một mũi tên có chiều đi xuống. Trong một obitan đã có 2 electron, thì 2 electron đó gọi là electron ghép đôi. Khi obitan chỉ có một electron thì electron đó gọi là electron độc thân.

c) Số electron tối đa trong một lớp và trong một phân lớp – Số electron tối đa trong một lớp electron : Ta đã biết lớp $n^2$ obitan. Mỗi obitan theo nguyên lí Pau-li có tối đa $2$ electron. Do đó : Lớp $n$ có tối đa $2$ $n^2$ electron.– Số electron tối đa trong một phân lớp electron. Cũng theo nguyên lí Pau-li, ta có thể biết được số electron tối đa trong một phân lớp. Phân lớp $s$ chỉ có một obitan, vậy chỉ có tối đa $2$ electron. Phân lớp $p$ có $3$ obitan nên có tối đa $6$ electron, tương tự phân lớp $d$ có tối đa $10$ electron, phân lớp $f$ có tối đa $14$ electron. Ta có thể biểu diễn số electron tối đa trong các phân lớp bằng các ô lượng tử như hình vẽ dưới

Một cách khác, để biểu diễn trạng thái electron của obitan $1s$ chứa 2 electron ta dùng kí hiệu : $1s^2$. Ở đây, số 1 đứng bên trái chỉ lớp $n=1$, chữ s chỉ obitan s, số 2 ở phía trên bên phải chỉ số electron có chứa trong obitan $1s$. Giả sử phân lớp $2p$ có 6 electron, ta viết : $2p^6.$ Các phân lớp : $s^2, p^6, d^{10}, f^{14}$ có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp bão hoà. Còn phân lớp chưa đủ số electron tối đa gọi phân lớp chưa bão hoà. Thí dụ các phân lớp $s^1, p^3, d^7, f^{12}….$2. Nguyên lí vững bền Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.Thí dụ :Nguyên tử hiđro $(Z=1)$ có 1 electron, electron này sẽ chiếm obitan $1s(AO-1s)$ có mức năng lượng thấp. Do đó có thể biểu diễn sự phân bố electron của nguyên tử hiđro là $1s^1$; Biểu diễn bằng ô lượng tử là : Nguyên tử heli $(Z=2)$ có 2 electron. Theo nguyên lí Pau-li, hai electron này cùng chiếm obitan $1s$ có mức năng lượng thấp nhất. Bởi vậy sự phân bố electron trên obitan của heli là $1s^2rightarrow $Nguyên tử liti $(Z=3)$ có 3 electron, 2 electron trước chiếm obitan $1s$ và đã bão hoà, electron còn lại chiếm obitan $2s$ tiếp theo có mức năng lượng cao hơn. Do đó sự phân bố electron trên các obitan của liti là :

Một cách tương tự, ta có thể viết được sự phân bố electron trên các obitan của các nguyên tố tiếp theo. Thí dụ :

Tuy nhiên, không nhất thiết lúc nào cũng phải biểu diễn các $AO-2p$ phải cao hơn $AO-2s,…$ vì sẽ cồng kềnh. Người ta chỉ biểu diễn sự cao, thấp của các ô lượng tử khi cần thể hiện mức năng lượng khác nhau của từng phân lớp electron.

Phương Pháp Giải Nhanh Các Bài Toán Về Cấu Tạo Nguyên Tử (Chi Tiết)

Nhằm giúp các em học sinh giải nhanh các bài trắc nghiệm hóa học trong thời gian ngắn,bài viết đưa ra một số phương pháp giải nhanh các bài toán về cấu tạo nguyên tử và giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử, luyện thi đại học, cao đẳng môn Hóa hiệu quả.

Gọi tổng số hạt mang điện là S, hiệu là a, ta dễ dàng có công thức sau: Z = (S + A) : 4

Căn cứ vào Z các em sẽ xác định được nguyên tử đó là thuộc nguyên tố hóa học nào (công thức rất dễ chứng minh, các em viết hệ ra là thấy).

Ví dụ 1: Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Vậy X là

Ví dụ 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là

Với công thức trên ta hoàn toàn có thể áp dụng cho phân tử, hỗn hợp các nguyên tử Nếu là MxYy thì có thể coi có x nguyên tử M và y nguyên tử Y.

Ví dụ 3: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M 2 O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là

Trong X có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O.

Áp dụng mở rộng công thức trên trong giải ion

➢ Nếu ion là X x+ thì Z X = (S + A+ 2x) : 4

➢ Nếu ion Y y- thì ZY = (S + A – 2y) : 4

Vậy khác biệt của công thức này với công thức ban đầu đó là thêm giá trị của điện ion (cách nhớ: nếu ion dương thì đem + 2 lần giá trị điện ion dương, nếu âm thì – 2 lần giá trị điện ion âm)

Ví dụ 5: Tổng số hạt cơ bản của ion M 3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. M là

Với dạng này thì ta phải kết hợp thêm bất đẳng thức:

(thường với 1 số nguyên tố đầu độ chênh lệch giữa p, n, không nhiều thường là 1 hoặc 2, nên sau khi chia S cho 3 ta thường chon luôn giá trị nguyên gần nhất, ngoài ra các em có thể kết hợp công thức:

S = 2Z + N = Z + (Z + N) hay là S =Z + A để chọn nhanh đáp án)

Ví dụ 7: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 52, X thuộc nhóm VIIA. X là

Ví dụ 8: Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số nơtron của M nhiều hơn số khối của X là 12 đơn vị. Số hạt trong M lớn hơn số hạt trong X là 36 hạt.MX là hợp chất nào

Ở ví dụ này các em thường lựa chọn giải hệ 4 phươ ng trình, như vậy bài toán sẽ tương đối phức tạp và mất thời gian, do đó nếu chịu khó tư duy 1 chút các em có thể đưa bài toán về hệ phương trình với ẩn là tổng số hạt.

Nếu quan sát nhanh chỉ cẩn kết hợp dữ kiện đầu và cuối là ta có hệ phương trình với S (tổng số hạt) Có: S M + S X = 84

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là

Câu 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là

Câu 3: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron của nguyên tử X là

Câu 4: Tổng số hạt cơ bản trong M 2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 M là

Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong X 3- là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 X là

Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31 M là

Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong X 2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số hiệu nguyên tử của X là

Câu 8: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số electron trong X 3+ và X 2O 3 lần lượt là

Câu 9: Một ion X 2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X 2+ lần lượt là

Câu 10: Tổng số hạt cơ bản trong X 3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 17. Số electron của X là

2 Cách Học Thuộc Nguyên Tử Khối Hóa 8 Bằng Bảng Nguyên Tử Khối

1, cách học thuộc nguyên tử khối bằng bảng nguyên tử khối

Trước hết, ta cần nắm được định nghĩa nguyên tử là gì?

Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử. Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử

Hãy hình dung nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, đường kính chỉ khoảng 10 -8 cm. Nguyên tử gồm có phần vỏ và phần hạt nhân. Trong đó, hạt nhân chứa proton mang điện tích dương và vỏ thì được tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm

Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu âm (-)

Nguyên tử khối và bảng nguyên tử khối

Nguyên tử khối có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ, rất không tiện sử dụng. Thí dụ, khối lượng của nguyên tử magie bằng:

0,000 000 000 000 000 000 000 039852 g = 3, 9852.10 – 23 g

Vì lẽ đó, trong khoa học dùng 1 cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử. Cụ thể, người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đvC, kí hiệu quốc tế là u. Ta sẽ dựa theo đơn vị này để tính khối lượng của nguyên tử

Thí dụ, khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của một số nguyên tử

C = 12 đvC, Na = 23 đvC, Kali = 39 đvC, Fe = 56 đvC

Có thể nói: Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối và định nghĩa như sau:

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử và được tính bằng đvC (đơn vị cacbon)

Đây là cách để học thuộc nguyên tử khối một cách thuận tiện và dễ dàng hơn so với cách đo lường bằng đơn vị gam (g). Bởi thế nó được sử dụng nhiều trong các các bài tập môn Hóa, đặc biệt là các bài tập tính toán sau này.

Thường thì ta có thể bỏ bớt các chữ đvC ở đằng sau số trị nguyên tử khối

Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối đứng riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tố nào.

2, cách học thuộc nguyên tử khối bằng bài ca nguyên tử khối lớp 8

bài ca nguyên tử khối 8 dành cho một số nguyên tố cơ bản thường gặp:

23 Natri, nhớ ghi cho rõ (Na = 23)

Kali chẳng khó, 39 dễ dàng (K = 39)

Khi nhắc đến Vàng, 197 (Au = 197)

Oxi gây cháy, chỉ 16 thôi (O = 16)

Còn Bạc dễ rồi, 108 (Ag = 108)

Sắt màu trắng xám, 56 có gì (Fe = 56)

Nghĩ tới Beri, nhớ ngay là 9 (Be = 9)

Ba chín hai bảy, là của anh Nhôm (Al = 27)

Của Đồng đã rõ, là 64 (Cu = 64)

Photpho không dư, là 31 (P = 31)

201, là của Thủy Ngân (Hg = 201)

Chẳng phải ngại ngần, Nitơ mười bốn (N = 14)

Hai lần 14, Silic phi kim (Si = 28)

Can xi dễ tìm, 40 vừa chẵn (Ca = 40)

Phải nhớ cho kỹ, Kẽm là 65 (Zn = 65)

Phát nổ khi cháy, cẩn thận vẫn hơn

Khối lượng giản đơn, Hiđrô là 1 (H = 1)

Brôm nhớ ghi, Tám mươi đã tỏ (Br = 80)

Nhưng vẫn còn đó, Ma gie 24 (Mg = 24)

Chẳng phải chần chừ, Flo 19 (F = 19).