Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Môi Nghiêng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Vẽ Chân Dung Nam Góc Nghiêng 90

Cách vẽ chân dung nam Góc nghiêng 90 độ

Với các bài hướng dẫn trước, hầu hết các bạn đã làm quen với cách vẽ chân dung người góc chính diện; nhờ đó, các bạn có thể nắm rõ cấu trúc ngũ quan; tỷ lệ gương mặt người. Bài hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với cách vẽ mặt người nghiêng: cách vẽ chân dung nam góc nghiêng 90 độ.

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT ART LAND

Bước 1: Bắt đầu với một hình Oval

Như các bạn đã làm quen với việc chia đoạn ở bài Vẽ chân dung mẹ; ở bài này ta cũng dùng chung công thức như vậy; cũng chia đầu người thành 8 phần bằng nhau; với các điểm Center Line A, B, C, 1,2 ,3.

Ta bắt đầu bằng một hình oval như hình vẽ; vẽ một điểm dấu bên dưới cách hình oval bằng một khoảng ngắn hơn một chút so với đường kính của hình oval.

Vẽ đường thẳng chính giữa chia đôi hình oval làm hai nữa.

Bước 2: Chia tỷ lệ.

Dùng thước vẽ đoạn chia bên cạnh làm mốc với cách chia như đã nói ở trên.

Bước 3: Vẽ tai.

Vẽ tai nằm ở phần bên trái của đường kẻ dọc. Khối tai sẽ nằm từ phía trên một chút của Center Line đến vừa chớm đường kẻ số 2. Tùy vào thực tế mà bạn điều chỉnh dáng tai cho phù hợp.

Bước 4: Đường viền khuôn mặt

Vẽ một đường thẳng từ Center Line để đường số 2; tiếp đó vẽ con vào một chút để tạo dáng cằm.

Bước 5: Tỷ lệ ngang khuôn mặt nghiêng

Vẽ một đường ngang phía dưới của khuôn mặt để làm thước đo. Đoạn thẳng đó độ dài bằng bán kính ngang của hình oval.

Chia đoạn thẳng thành 6 phần bằng nhau và ký D, E, F, G, H.

Hãy để tỷ lệ này lại, và ta sẽ quay lại dùng các đoạn chia này sau.

Bước 6: Vẽ đường chân mày.

Vẽ một chữ C nhẹ ở Centerline để làm vị trí ấn đường. Từ đây vẽ một đường con giống như hình kéo dài qua trán và lên đỉnh đầu.

Bước 7: Vẽ mũi

Vẽ hai hình tròn nhỏ để tạo đầu mũi và cánh mũi. Đường tròn đầu mũi nằm ngay dứoi đường số 1. Đường tròn cánh mũi nằng giữa đường số 1 và số 2.

Bước 8: Vẽ môi và cằm.

Vẽ một đường gióng thẳng đứng từ H để làm mốc cho mép môi. Khối môi sẽ nằm giữa đường 2 và đường 3.

Ấn đường nằm ở đường số 2; vẽ môi trên bên dưới đường số 2. Môi dưới kéo dài đến gần đường số 3. Môi dày hay mỏng phụ thuộc vào mẫu của bạn. Bạn có thể điều chỉnh dáng môi dày hay mỏng; môi rộng hay nhỏ tùy theo ý thích. Các kích thước trong hướng dẫn là kích thước tiêu chuẩn.

Tiếp theo đó là vẽ cằm ở đoạn cuối cùng.

Bước 9: Mắt và lông mày

Vẽ đường gióng G thẳng đứng. Khối con ngươi nằm trong đoạn từ đường G đến H. Độ to của mặt phụ thuộc vào mẫu, và tùy theo ý thích của bạn.

Cách vẽ chân dung Nam: Mắt được đặt ở đường Center Line.

Vẽ chân mày phái dưới đường hình dáng chân mày phụ thuộc vào mẫu.

Bước 10: Phía sau đầu và cổ.

Vẽ phần trên và phần sau của đầu bằng cách bám theo hình oval. Phần góc ót thường nằm ở Center Line, đừng vẽ quá xa so với Center line.

Vẽ đường dáng tóc cơ bản để tạo mái tóc cho chân dung. Mai tóc được đặt ở chính giữa đầu. Cách vẽ chân dung Nam giới có phần trán rộng và cao. Hãy tùy theo mẫu để điều chỉnh phần tóc cho phù hợp.

NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND

Bài Viết Liên Quan: KHÓA HỌC VẼ CHÂN DUNG

Cách Vẽ Đầu Tượng Góc Nghiêng Và Góc 3/4

So với các vẽ đầu tượng góc ¾ thì cách vẽ đầu tượng góc nghiêng có độ khó cao hơn bởi vì đây là góc vẽ không có đối xứng trục. Đồng thời để làm nổi khối của góc nghiêng, người vẽ phải thật sự vững cấu trúc cũng như hiểu khối mới có thể làm tốt bài vẽ này.

Bước 1

– Áp dụng tỉ lệ chuẩn như ở phương pháp vẽ góc chính diện để phân chia tỷ lệ và dựng hình ở đầu tượng góc nghiêng, sau đó so sánh tỉ lệ chuẩn với tỉ lệ của mẫu để phác họa ra chân dung.

– Khi vẽ phải đặc biệt chú ý đến phần tỉ lệ của tai, mang tai và vị trí quai hàm. Sử dụng phương pháp gióng trục ngang các phần đó qua các ngũ quan còn lại để xác định các vị trí được chính xác.

– Khi vẽ phải chú ý đến từng tiểu tiết của ngũ quan và đặc biệt là tóc, bởi ở góc nghiêng chỉ thấy có nửa mặt nên càng phải tìm và vẽ ra nhiều đặc điểm đặc trưng của mẫu càng nhiều càng tốt.

Bước 2

– Khi lên sáng tối nên lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng.

– Tranh thủ vẽ không gian nền ngay từ ban đầu để tăng thêm độ tương phản cho bài vẽ.

– Để bài vẽ có hồn cần tập trung vào đôi mắt, tóc và những cử chỉ nho nhỏ đặc trưng của nhân vật.

Bước 3

– Cần nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối sau đó buông mờ ra vùng không gian phía sau để bài vẽ trở nên chắc chắn về khối.

– Dựa vào nguồn sáng để xác định diện tối của góc chính diện.

– Dùng chì nhạt độ tập trung đánh ở những vùng lõm của khối trước rồi mới đánh những vùng lồi ra sau.

– Để làm nổi gương mặt của nhân vật, bạn có thể vẽ không gian nền thật đậm ở phía trước mặt mẫu. Không gian nền phía sau gáy của mẫu chỉ cần vẽ sắc độ vừa phải là đủ.

Bước 4

– Dùng chì 4b để nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên gương mặt như lông mày, tóc…

– Lưu ý vẽ kĩ những phần trong tối như cánh mũi, tai, yết hầu, tóc…

– Diện sáng của khối ta nên lên độ đậm vừa phải để đừng tranh chấp với diện tối.

Bài vẽ đầu tượng góc nghiêng của học viên

2. Cách vẽ đầu tượng góc 3/4

Bước 1

Xác định tỉ lệ của đầu tượng để vẽ phác họa chân dung. Mẹo nhỏ là bạn có thể vẽ một hình e-líp, sau đó kẻ một đường trục vào chính giữa nó.

Bước 2

Sau khi đã hoàn thành bước 1 bạn sẽ phân vùng và vẽ đường trục mới. Bạn vẽ một đường kẻ ngang vào chính giữa nửa hình e-líp bên sau đó chia mỗi nửa thành 3 phần bằng nhau.

Bước 3

Vẽ mũi và đường phân mảng trên khuôn mặt bằng cách lấy dòng bên dưới của mắt rồi vẽ một vòng tròn nhỏ. Kích thước của vòng tròn này sẽ tương ứng với kích thước của cánh mũi.

Vẽ đường thẳng từ trán xuống, phần đường mắt sẽ tạo thành một hình tam giác nhỏ. Ngay phía dưới bên phải sẽ là phần gò má và phần này sẽ được vẽ trước khi vẽ đầu cánh mũi. Tiếp tục kéo dài đường thẳng đi xuống cho đến khi nó chạm vào nơi đường trục mới và chạm vào hình e-líp.

Bước 4

Vẽ phân mảng hàm dưới. Ở bước này, bạn cần chú ý cằm sẽ là khoảng giữa của hai đường trục và sau đó đường sẽ theo hướng đi lên. Khi vẽ không được vẽ đường nét cứng quá vì sẽ làm cho khuôn mặt trông nặng trịch và mỏng, nếu đường nét quá mềm thì mẫu hình khuôn mặt của bạn sẽ trở nên hơi mũm mĩm.

Bước 5

Đánh dấu mắt và miệng bằng cách dùng bút chì chạm nhẹ vào giấy đánh dấu điểm vẽ mắt và miệng. Khi vẽ cần chú ý đôi mắt sẽ nằm bên trên đường vẽ mắt và phần bên trái sẽ bị che bởi chiếc mũi nên nó sẽ nhỏ hơn bình thường. Và không nên phác thảo mắt quá gần mũi.

Khi vẽ, kích cỡ của mắt chỉ cần vẽ bằng ¼ chiều rộng của mắt bình thường là được.

Bước 6

Vẽ đặc điểm khuôn mặt hãy chú ý đến hình dáng của miệng. Nửa miệng bên phải sẽ trông ngắn hơn bởi vì chúng xuất phát từ một điểm. Sử dụng đường trục giữa mới để tìm ra điểm giữa của miệng.

Bước 7

Vẽ các chi tiết còn lại như đôi lông mày, đánh dấu xương gò má và hộp sọ… Vẽ đôi lông mày cần chú ý bên trái sẽ nhỏ hơn và phần bên ngoài nó không nhìn thấy được. Vẽ đường hộp sọ sẽ kết thúc trước khi nó chạm vào đường viền hàm dưới.

Bước 8

Vẽ cổ và tai. Phần vẽ cổ rất quan trọng, bởi nếu vẽ không chính xác hoặc xấu sẽ làm hỏng toàn bộ khuôn mặt xinh đã vẽ. Khi vẽ tai, cần chú ý về hình dạng của tai không phải là một nửa vầng trăng, mà phần trên tai sẽ rộng hơn phần dưới.

Bước 9

Cuối cùng là tùy chỉnh theo mẫu. Quan sát và so sánh với vật mẫu để điều chỉnh và bổ sung cho hợp lý và chính xác.

Chat với chúng tôi tại Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthivekhoihv

Gọi điện hỏi trực tiếp cô Đỗ Quyên – 0938378363

Đến Xưởng Vẽ Queen Art để được tư vấn và học một buổi hoàn toàn miễn phí, địa chỉ: 01 đường số 11, Khu Phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, Q Thủ Đức

Tổng hợp: Luyện thi Khối H & Khối V

Cách Vẽ Môi Đẹp Đơn Giản Phù Hợp Với Từng Dáng Môi

Tại sao nên dùng chì kẻ môi?

Giống như kem lót nền, chì kẻ môi tuy không quan trọng nhưng giúp đôi môi bạn được sắc nét, đẹp và giữ màu lâu hơn. Những ưu điểm sau đây chắc chắn bạn nên sắm cho mình một chiếc bút chì kẻ môi.

1. Giữ son môi không bị chảy và lâu trôi

Khi không kẻ viền môi, son dễ bị lem quanh miệng hơn, đặc biệt nếu bạn thoa nhiều son dưỡng ẩm. Cùng với đó, kẻ viền môi tạo nên ảo giác màu môi vẫn luôn tươi rói cho dù son môi bị mờ. Do đó, hãy bỏ ra 1-2 phút mỗi ngày để học cách vẽ môi đẹp, tránh những “tai nạn” xấu xí xảy ra trong cả ngày dài.

Sử dụng chì kẻ viền môi có ưu điểm lớn nhất đó là giúp bạn định dạng đôi môi không đường viền thành có hình dáng rõ nét và gợi cảm hơn.

Cách vẽ môi đẹp theo từng khuôn môi

Với từng kiểu môi, bạn nên có cách vẽ môi đẹp sao cho phù hợp nhất với khuôn mặt của mình.

1. Cách vẽ môi đẹp nhất cho dáng môi mỏng

Với đôi môi kiểu này bạn nên sử dụng bút chì màu tối và vẽ đường môi hơi rộng ra bên ngoài một chút. Chú ý đừng để quá rộng sẽ gây cảm giác phản cảm và nhìn viền môi hơi giả.

2. Cách vẽ môi đẹp nhất cho môi không đều

Nếu bạn chẳng may sở hữu đôi môi không đều thì cách vẽ môi đẹp đơn giản nhất đó là chú ý vẽ phần đường viền hơi rộng ra bên ngoài một chút để định hình lại dáng môi.

3. Cách vẽ môi đẹp nhất cho môi không đường viền

Tưởng chừng những cô nàng sở hữu đôi môi không có đường viền là điểm yếu nhưng không phải vậy, bạn sẽ dễ dàng thỏa sức sáng tạo các cách vẽ môi đẹp hơn.

Bạn nên chọn cách vẽ khuôn môi đẹp kiểu dáng môi trái tim có đường viền nhấn nổi bật ở giữa môi trên, để tạo phần nối của hình trái tim trông môi sẽ dày và quyến rũ.

4. Cách vẽ môi đẹp nhất cho môi dày

Để tạo cảm giác môi mỏng manh và sexy hơn bạn nên vẽ đường viền môi hơi hẹp vào một chút. Chú ý nên thoa lớp kem dưỡng nhạt trước trông môi sẽ bóng, căng mọng.

5. Cách vẽ môi đẹp nhất cho môi nhỏ

Với cô nàng sở hữu đôi môi nhỏ thường có phần xương hàm trông bị thấp. Do đó, cách vẽ môi đẹp bằng bút chì với kiểu dáng này bạn nên vẽ đường bao quanh ở môi trên và môi dưới, tất cả các góc phải được mở rộng, sẽ tạo cảm giác môi bạn lớn hơn.

Nếu bạn không phải là cô nàng khéo tay và không có nhiều thời gian vẽ môi thì công nghệ phun môi là gợi ý không thể bỏ qua để có đôi môi đẹp, căng mọng và sắc nét như mong đợi.

Viện thẩm mỹ DIVA được biết đến là địa chỉ giúp các chị em sở hữu đôi môi tươi tắn, rạng rỡ và sắc nét nhờ công nghệ phun môi hiện đại.

Phun môi tại DIVA Spa có các ưu điểm vượt trội hơn hẳn các phương pháp khác

Do Art: Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Góc Nghiêng

( 31-05-2017 – 11:54 AM ) – Lượt xem: 39511

– Nên dựng hình thật kĩ bằng cách dựa vào tỉ lệ chuẩn đã học ở góc chính diện để áp dụng vào góc 1/2, sau đó so sánh tỉ lệ chuẩn với tỉ lệ của người mẫu để phác họa ra chân dung của họ.

– Do đang vẽ góc nghiêng nên chúng ta phải chú ý phần tỉ lệ tai, mang tai và vị trí quai hàm. Nên gióng trục ngang các phần đó qua các ngũ quan còn lại để xác định các vị trí được chính xác hơn.

– Cố gắng quan sát kĩ đặc điểm của người mẫu để vẽ cho giống vì chúng ta chỉ vẽ có nửa gương mặt của họ nên nếu vẽ theo kiểu thuộc lòng sẽ dễ sa vào tình trạng “vẽ 10 như 1”.

– Chú ý từng tiểu tiết của ngũ quan nhân vật như hình dạng mắt, hình dạng mũi, miệng, tai, đặc biệt là tóc, bởi ở góc 1/2 chỉ thấy có nửa mặt như thế này càng phải tìm và vẽ ra nhiều đặc điểm đặc trưng của người mẫu càng nhiều càng tốt.

– Phân diện cho kĩ theo cấu trúc đã được học ở góc chính diện, ngay cả tóc cũng cần được phân diện.

– Chuốt chì nhọn để đan nét sáng tối lớn rõ ràng trên bài vẽ.

– Nên lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng. Những phần như tóc, lông mày, mắt, áo nên cho đậm hơn da người một chút.

– Tranh thủ vẽ không gian nền ngay từ ban đầu vì bài vẽ có không gian sẽ tăng thêm độ tương phản sẽ làm cho bài vẽ hoàn thiện hơn, đồng thời làm cho bức tranh nhìn thêm tình cảm.

– Để vẽ chân dung có hồn chúng ta nên tập trung công lực vào đôi mắt, tóc và những cử chỉ nho nhỏ đặc trưng của nhân vật nhiều 1 chút.

– Tăng đậm diện tối của bức vẽ sao cho độ tương phản càng rõ càng tốt. Chỉ cần nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối sau đó buông mờ ra vùng không gian phía sau cũng đủ để bài vẽ trở nên chắc chắn về khối.

– Lưu ý nên chuốt chì nhọn để đan nét rõ ràng, không nên để chì quá cùn vì sẽ dễ bị bết bài vẽ.

– Tăng đậm tóc, tóc được vẽ theo quy luật khối cầu là đủ để thể hiện độ cong mềm mại.

– Diện tối của góc chính diện nhiều hay ít tùy thuộc vào hướng của nguồn sáng. Ở đây, do nguồn sáng chiếu từ góc đối diện với gương mặt nhân vật, đồng thời tôi cũng đang vẽ góc 1/2 nên diện tích của mặt tối trên gương mặt người mẫu nhiều và gắt tuy nhiên độ phản quang lại không được sáng cho lắm.

– Đối với ánh sáng như thế này, để tả khối và chiều sâu của diện sáng cho tốt chúng ta cần phải nắm vững về quy luật khối. Dùng chì nhạt độ tập trung đánh ở những vùng lõm của khối trước rồi mới đánh những vùng lồi ra sau.

– Đặc biệt do đặc trưng của góc độ vẽ mà ta phải vẽ không gian nền thật đậm ở phía trước mặt người mẫu, như vậy mới tạo được cảm giác làm nổi gương mặt nhân vật bật lên khỏi tờ giấy. Không gian nền phía sau gáy của người mẫu ta chỉ cần vẽ sắc độ vừa phải là đủ.

– Sử dụng chì 4b để nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên gương mặt, lông mày, tóc…

– Vẽ kĩ những phần trong tối như cánh mũi, tai, yết hầu, tóc mà bước 3 chưa thực hiện. Lưu ý giữ tương quan sáng tối đã thực hiện ngay từ bước 1 đến bước 4. Phần áo của người mẫu có sắc độ đậm hơn với da người nên cần phải diễn tả nhiều hơn 1 chút.

– Do tóc của người mẫu có nhiều lọn nên tôi xử lý bằng cách chia lọn ra trước rồi sau đó đan nét tăng đậm những phần gần chân tóc, chuốt nhọn chì liên tục để đan nét tỉa từng sợi tóc dựng lên bo tròn theo khối đầu sau đó dùng tẩy lấy sáng nhẹ ở những chỗ tóc bắt sáng.

– Diện sáng của khối ta nên lên độ đậm vừa phải để đừng tranh chấp với diện tối, chú ý vẽ lông mày và con ngươi cho đủ độ để tương quan bài vẽ có điểm nhấn, đồng thời tách độ đậm của người mẫu ra khỏi độ đậm của không gian nền.