Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Mẹ Bầu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Techcombanktower.com

Cách Nấu Cháo Giải Cảm Cho Bà Bầu: 7 Gợi Ý Cho Mẹ Bầu

Mẹ bầu mắc cúm không chỉ hại bản thân mà còn hại cho cả em bé, khiến trẻ có nguy cơ sinh non hoặc nhẹ cân, dị tật. Trong trường hợp nặng, thai có thể chết lưu.

Mẹ bầu bị cúm có thể biến chứng thành viêm phế quản, viêm phổi, bị nhiễm trùng máu hoặc tai, có thể dẫn tới sốc nhiễm trùng, viêm màng não hoặc viêm não.

Do đó, bạn nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai. Sau khi phát hiện có thai, bạn vẫn có thể tiêm phòng. Kháng thể sẽ theo nhau thai tăng cường miễn dịch cho cả em bé.

Có rất nhiều chủng cúm khác nhau, do đó sau khi tiêm phòng, mẹ bầu vẫn có thể bị mắc cúm nhưng nguy cơ thấp hơn. Trong trường hợp này, mẹ có thể nấu các món cháo sau để ăn giải cảm:

Cách nấu cháo giải cảm với tía tô, trứng gà

Nguyên liệu Cách nấu cháo giải cảm cho bà bầu

Gạo ngâm trước cho nở ra, nấu nhanh chín. Vo gạo, cho nước vào nồi nấu cháo.

Bạn giữ nước vo gạo để rửa rau tía tô.

Khi cháo sôi, bạn vặn nhỏ lửa, mở hé vung để cháo không trào ra.

Thái nhỏ hành và lá tía tô.

Khi cháo nhừ, bạn cho 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa súp mắm cho thơm. Đập 2 quả trứng gà so vào nồi cháo, khuấy cho trứng chín.

Múc cháo nóng ra bát, cho hành lá và tía tô vào ăn nóng để giải cảm.

Cách nấu cháo gà tía tô giải cảm

Nguyên liệu

Nửa con gà, nếu không thích cháo nhiều mỡ thì bạn bỏ bớt phần da gà

200g gạo nếp

Vài củ hành tím

Lá tía tô, húng quế, hành, ngò (rau mùi)

2 quả trứng gà

Gạo nếp ngâm sẵn, sau đó vo sạch, cho vào máy xay nát một chút (như gạo tấm) để nấu cháo nhanh nhừ.

Đập 2 quả trứng gà vào bát, cho thêm 1 thìa canh nước lọc vào đánh trứng đều, nêm thêm ít muối.

Hành lá thái nhỏ, phần đầu cọng hành bạn dành riêng để cho vào nồi cháo.

Băm nhỏ rau tía tô, húng quế, ngò.

Bắc nồi nước lên bếp, cho gà vào luộc, thêm vài củ hành tím vào luộc chung với gà. Hành tím bạn chỉ lột vỏ và để nguyên củ, không băm nhỏ. Cho thêm vài lát gừng và nửa thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê hạt nêm.

Nước luộc gà sôi thì bạn vớt bọt bỏ đi.

Gà chín, bạn tắt bếp, đậy nắp lại.

Chuẩn bị một tô nước đá, vớt gà bỏ vào tô đá.

Cho gạo nếp vào nồi nước luộc gà để nấu cháo, thỉnh thoảng khuấy đều cháo.

Thịt gà bạn lóc thịt, xương bỏ lại vào nồi cháo.

Thịt gà xé phay, cho 1/4 thìa cà phê đường, 1 nhúm muối, thêm tiêu, cho 3 thìa cà phê dầu ăn và 1 ít hành phi. Trộn đều.

Nêm nếm cháo cho hợp khẩu vị, thêm chút mắm cho có mùi thơm, thêm tí đường. Cho đầu hành lá vào. Cho trứng vào khuấy đều.

Múc cháo ra tô, rắc hành, rau mùi, rau tía tô, húng quế và tiêu vào. Ăn nóng cùng với gỏi gà.

Cách nấu cháo thịt bằm, tía tô trị cảm cúm

Nguyên liệu

1 bát gạo tẻ, 1 ít gạo nếp cho cháo sánh

200g thịt lợn băm nhuyễn

1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây, hành lá

1 nắm lá tía tô

Cách nấu cháo giải cảm

Vo gạo, sau đó chắt nước cho ráo rồi đem gạo đi rang (không cho dầu ăn). Việc rang gạo giúp cháo có hương thơm và hạt gạo không bị nát. Rang sơ đến khi gạo chuyển màu trắng ngà là được.

Cho vào nồi 1,5 lít nước lọc và đun sôi. Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa và ninh thêm 25-30 phút. Thỉnh thoảng dùng thìa đảo để cháo không bị bám dưới đáy nồi.

Ướp thịt xay với 1/2 thìa súp hạt nêm, 1 ít muối, tiêu xay, trộn đều để trong 15 phút.

Cà rốt và khoai tây cắt hạt lựu. Thái nhỏ tía tô và hành lá.

Nấu cháo được 20 phút, bạn cho cà rốt và khoai tây vào nấu chung.

10 phút sau, cho thịt vào cháo đánh tơi.

Nêm muối, hạt nêm, nước mắm.

Thịt chín thì cho lá tía tô vào, trộn đều và tắt bếp.

Múc cháo ra tô, cho ít hành lá, tiêu xay, gừng và tía tô vào ăn nóng.

Cách nấu cháo sườn giải cảm

Nguyên liệu

300g sườn lợn

Hành tím, hành lá, rau mùi (ngò rí)

Nửa bát gạo

Gạo vo sạch, đổ nước vào ngâm 3 tiếng cho mềm rồi chắt nước, để ráo.

Sườn chặt khúc vừa ăn.

Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho sườn vào trụng trong 2 phút. Vớt sườn ra, rửa sơ với nước nguội.

Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước, đun sôi. Cho sườn vào hầm trên lửa vừa.

Cho gạo vào cối xay, xay nát một chút (như gạo tấm) để nấu cháo nhanh nhừ.

Nồi thịt hầm được 30 phút thì bạn mở nắp ra, hớt bọt rồi cho gạo vào nấu chung.

Sau đó 15 phút bạn gắp thịt sườn ra để nguội, cháo vẫn để nấu thêm cho nhừ.

Thái mỏng hành tím, thái nhuyễn rau mùi và hành lá. Phần đầu hành lá bạn thái khúc.

Bạn lấy kéo cắt thịt ra, bỏ phần xương.

Thịt bạn cho lại vào nồi cháo. Thêm muối, hạt nêm cho vừa ăn. Cho đầu hành lá vào. Tắt bếp.

Bạn có thể bắc chảo, phi hành tím để ăn chung với cháo cho thơm.

Múc cháo ra tô, cho rau mùi và hành lá, hành phi, tiêu vào ăn nóng.

Cách nấu cháo đậu xanh, tía tô giải cảm

1/4 bát gạo tẻ

50g đậu xanh

1 nhúm rau tía tô rửa sạch

Đổ nước vào gạo tẻ, ngâm 30 phút. Đậu xanh ngâm tương tự.

Bắc nồi nước lên bếp, cho gạo vào ninh trong 30 phút. Vặn nhỏ lửa.

Cho đậu xanh vào nồi cháo.

Nêm 1 thìa cà phê muối, đun cho đến khi đậu xanh nhuyễn.

Múc cháo ra bát, cho tía tô vào trộn đều lên và thưởng thức.

Cách nấu cháo lươn, khoai lang tím giải cảm

Nguyên liệu

100g lươn

70g khoai lang tím

50g gạo tẻ + 50g gạo nếp

Cách nấu cháo giải cảm

Bạn ngâm gạo 30 phút trước khi nấu.

Khoai tím thái hạt lựu.

Lóc thịt lươn, phần xương đem xay nhuyễn.

Bắc nồi nước lên bếp, cho thịt lươn thái khúc vào đun sôi trong 5 phút.

Vớt thịt lươn ra, ướp với 1 thìa cà phê nước mắm trong 5 phút.

Cho gạo lên bếp, đổ nước vào nấu cháo trong 30 phút thì cho khoai tím vào.

Đổ nước xương lươn vào.

Sau đó cho thịt lươn vào.

Đun thêm cho cháo, lươn và khoai đều nhừ.

Múc cháo lươn khoai lang ra tô, dùng nóng giải cảm.

Cách nấu cháo bò, nấm rơm giải cảm

Nguyên liệu

1 bát gạo tẻ + nửa bát gạo nếp

500g thịt bò xay nhuyễn

1 nhánh gừng, 1 củ hành tím

200g nấm rơm

Hành, rau mùi (ngò rí)

Ướp thịt bò với 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường, 1 ít tiêu.

Bắc chảo lên bếp, cho gạo vào rang sơ ngả vàng.

Bắc 1 nồi nước lên bếp nấu, đập gừng cho vào. Nếu thích bạn có thể cho vào nửa bát đậu xanh (bỏ vỏ) để nấu cùng.

Đổ gạo vào. Nêm chút muối và đường vào nồi cháo. Ninh cháo trong 30 phút. Nếu cháo đặc quá thì bạn cho thêm nước sôi vào.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng, cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, thêm tỏi bằm và vài lát gừng vào xào cho thơm.

Cho thịt bò vào xào. Thịt sắp chín thì cho 2 thìa súp nước mắm vào.

Cho nấm vào xào chung với thịt bò. Rắc tiêu vào cho thơm.

Cho thịt bò và nấm rơm vào nồi cháo.

Bạn múc cháo ra bát, cho hành, rau mùi băm nhỏ, gừng băm, tiêu vào ăn nóng để giải cảm.

Xuân Thảo

Cách Loại Bỏ Stress Khi Mang Thai Cho Mẹ Bầu

Mang thai là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng đối với người mẹ cả về mặt thể chất lẫn tâm lý, tinh thần. Nguyên nhân không chỉ là sự thay đổi về hoócmôn trong cơ thể mà còn cả bởi vì bao sự lo lắng, vui buồn chuyện gia đình, công ty, xã hội…cùng ập đến, hoặc bạn sẽ bị bao vây bởi các thắc mắc: “Mình có thể làm mẹ tốt hay không?”, “Làm sao để đủ tiền nuôi con?”, “Con mình có được khỏe mạnh không?”, “Phải chuẩn bị những gì để chào đón con ra đời?”…

Tâm trạng thay đổi trong khi mang thai có thể được gây ra bởi căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone (thay đổi hàm lượng hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng).

Tâm trạng thất thường (stress) chủ yếu xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên (cao nhất là từ 6 đến 10 tuần đầu). Và sau đó, sự khó chịu này trở lại trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.

Đối với phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với không mang thai. Có nhiều biểu hiện khác nhau như: buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp, .. Có rất nhiều phản ứng phụ tiêu cực của stress trong quá trình mang thai.

Stress khi mang thai khiến thai phụ nữ gặp một số vấn đề sau

Dọa sảy thai hoặc sẩy thai.

Tăng nguy cơ sinh non.

Tăng nhịp tim.

Tăng huyết áp trên thai phụ, khiến thai phụ dễ mắc phải những hội chứng của nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, sản giật rất nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Ngay ở giai đoạn hậu sản, người phụ nữ mang thai mà hay bị stress cũng dễ bị trầm cảm sau sinh.

Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ.

Ảnh hưởng của stress đến thai nhi

Một bà mẹ đang mang thai rất cần môi trường sống và làm việc bình yên, không stress. Khi tâm lý và sức khoẻ bà mẹ ổn định thì sự phát triển của thai nhi sẽ tốt hơn nhiều.

Ở những phụ nữ mang thai bị stress, người ta tìm thất chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu tăng cao; chất này cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi.

Những thai phụ bị stress sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi của thai phụ từ đó nó có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi khiến thai nhi chậm phát triển hơn.

Cách giảm stress trong thời gian mang thai

Chăm sóc tốt cho bản thân

Bạn cần ăn uống đều đặn và đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều, tập luyện vừa phải và tránh uống rượu, hút thuốc, ma túy hay bất kì chất gây nghiện nào.

Đối với phụ nữ mang thai, điều quan trọng nhất là giữ cho cơ bắp được thư giãn để tăng khả năng chịu được những thay đổi trong cơ thể. Bạn nên thư giãn nhiều hơn, giữ cho mình vui vẻ, cải thiện giấc ngủ và thường xuyên trò chuyện với thai nhi trong bụng.

Đừng quá lo lắng về stress

Chẳng có gì lạ nếu bạn cảm thấy căng thẳng trong thời kỳ bất ổn này. Hãy nhìn vào những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy căng thẳng và tìm cách giải quyết chúng.

Khi bạn cảm thấy buồn, bạn thường có tâm lí xa lánh mọi người, tìm đến giấc ngủ để thoát khỏi vấn đề, bỏ bữa hoặc ăn vặt. Thậm chí, có người tìm đến rượu và thuốc lá. Đó là những cách sai lầm và có hại cho cả bạn lẫn thai nhi.

Nếu bạn khó ngủ, chán ăn, buồn bã, khóc lóc, không còn hứng thú với các hoạt động ngày thường hoặc tự cảm thấy tội lỗi và các triệu chứng này xảy ra hầu như mỗi ngày trong hơn hai tuần, bạn nên nói chuyện với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Sắp xếp thời gian cho bản thân

Nhiều chị em thường hay cảm thấy khó khăn khi nói không với yêu cầu của người khác. Giờ là lúc bạn phải ích kỷ cho bản thân mình rồi đấy! Bạn nên lên kế hoạch, sắp xếp thời gian giải trí thường xuyên như tập thể dục, thiền, mát-xa trị liệu, tập thở sâu, thậm chí đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn.

Thiền là một cách rất hay giúp bạn gia tăng hạnh phúc và thư giãn khi mang thai.

Bạn cũng nên quan tâm đến lợi ích của việc mát-xa. Các bác sĩ đã nhận thấy rằng trong khi mát-xa, thai nhi sẽ ít di chuyển chung quanh hơn và giúp cơ thể người mẹ được yên tĩnh trong giây lát. Mát-xa còn giúp giải toả những vùng cơ thể bị áp lực và khó chịu, đặc biệt là vùng lưng dưới.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân

Xung quanh bạn luôn có những người yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ bạn. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân trong gia đình hỗ trợ trong những ngày tháng khó khăn này như giúp đỡ công việc nhà.

Ngủ đúng giờ

Mẹ bầu cũng nên đi ngủ sớm hơn bình thường và duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ. Quá trình ngủ thất thường sẽ chỉ khiến tình trạng stress của bạn căng thẳng hơn.

Chia sẻ với bạn bè

Đọc sách

Bạn có thể tìm một không gian thoáng đãng như quán cà phê đọc sách hoặc ngoài ban công nhà bạn để đọc những trang sách bạn yêu thích. Đó có thể là một cuốn tiểu thuyết, những trang truyện cười hay một cuốn sách về thai kỳ. Chắc chắn khi đầu óc cuốn theo những trang sách, bạn sẽ không còn cảm thấy căng thẳng nữa.

Giữ bình tĩnh

Khi mang thai, bất kỳ một thông tin nhạy cảm về sức khỏe của bé cũng khiến người mẹ hoang mang. Việc tìm hiểu kiến thức để chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn là điều cần thiết với bạn. Bạn nên bình tĩnh đọc các loại sách, báo, tham khảo các trang web về sức khỏe thai kỳ. Nếu có bất kỳ một thông tin nào về sức khỏe mà bạn băn khoăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lo lắng thái quá.

Tập thể dục

Những lúc xuất hiện ý nghĩ bi quan, bạn nên thử tạm quên điều đó bằng cách hít một hơi thật sâu rồi thở ra từ từ. Sau đó, bạn suy ngẫm lại chuyện buồn theo cách lạc quan, kèm lời động viên tinh thần rằng hãy cười lên vì con yêu. Bạn cũng có thể tập yoga để giải tỏa stress.

Đi bộ

Hãy đeo tai nghe cho cả hai mẹ con, cùng thưởng thức những bản nhạc nhẹ nhàng và đi bộ. Bạn cũng có thể rủ thêm anh xã đi bộ mỗi buổi sáng tối. Đây là cách giảm stress rất hữu hiệu. Ngoài ra, cách này còn rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu nữa.

Nghe nhạc

Nghe một bản nhạc cổ điển hoặc bài hát bạn yêu thích cũng có tác dụng trấn an tinh thần. Nếu biết chơi một loại nhạc cụ nào đó thì điều này thực sự sẽ giúp ích cho bạn. Hơn nữa, âm nhạc còn tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Đây là tất cả những gì người mẹ cần nên thực hiện nếu muốn con của mình có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ và cũng để bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân mình. Theo Meohay

Cách Giải Nhiệt Mùa Hè Cho Bà Bầu Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Cách giải nhiệt mùa hè cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua

Một số cách giúp bạn giải nhiệt mùa hè như:

1. Chọn trang phục thoáng mát

Nguyên tắc đầu tiên giúp bà bầu giảm nóng trong ngày hè là lựa chọn trang phục thoáng mát. Điều này rất cần thiết, bởi nó không chỉ giúp bà bầu bớt nóng, mà còn mang lại sự dễ chịu cho thai nhi Bạn nên chọn những bộ trang phục rộng rãi, chất vải mềm, mỏng và thấm hút mồ hôi tốt như cotton, linen.

Cách giải nhiệt mùa hè cho bà bầu bằng những trang phục thoáng mát

Ngoài ra, bà bầu nên mặc những bộ đầu có màu sắc nhã nhặn, thoáng da để thải nhiệt tốt, và mang đến cảm giác mát mẻ hơn.

2. Hạn chế ra nắng

Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời gay gắt, rất dễ khiến bà bầu bị mất nước và say nắng Do đó, bạn cần hạn chế ra nắng trong mùa hè, đặc biệt là thời điểm từ 10 – 15 giờ.

Nếu buộc phải ra nắng, bà bầu cần mặc áo chống nắng và đội mũ rộng vành và bôi những loại kem chống nắng không gây kích ứng da được phép dùng cho phụ nữ có thai. Khi cảm thấy mệt, cần tìm ngay bóng râm để nghỉ ngơi, uống nhiều nước.

3. Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý

Việc thư giãn và nghỉ ngơi rất cần thiết cho bà bầu, đặc biệt là trong mùa hè. Bà bầu nên thường xuyên xoa bóp massage chân để tránh phù nề tăng lưu thông máu, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tắm vòi sen để làm dịu mát cơ thể và cũng là cách thư giãn hiệu quả. Tuy nhiên, không nên tắm quá lâu để tránh nhiễm lạnh Bên cạnh đó, bà bầu cần ngủ đủ giấc, thường xuyên có giấc ngủ ngắn để cơ thể được nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn trong thời tiết nắng kéo dài.

4. Uống thật nhiều nước

Dù bất cứ mùa nào thì bà bầu vẫn cần uống đủ nước, nhưng vào mùa hè thì việc uống nhiều nước càng cần thiết. Bởi mùa hè, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên rất dễ mất nước.

Do đó, bà bầu cần bù đắp lượng nước thiếu hụt cho cơ thể. Điều này còn giúp làm mát và giảm nóng cho bà bầu. Tốt nhất, bạn nên uống nước có bù điện giải, tức các loại khoáng như natri kali canxi magiê, đặc biệt là khi bị thoát mồ hôi quá nhiều.

Uống nhiều nước giúp bà bầu giải nhiệt hiệu quả

Khi ra ngoài, hoặc chỉ cần đi dạo, bạn cũng nên mang theo nước khoáng để cung cấp nước kịp thời mỗi khi cơ thể cảm thấy bức bối. Cần hạn chế đưa muối vào cơ thể ở mức tối đa để tránh tình trạng phù do cơ thể trữ nước.

5. Thay đổi các thói quen làm bạn khó chịu

Bạn có thể trò chuyện và nhờ đến sự giúp đỡ của người thân nếu cảm thấy công việc nhà gây khó chịu cho mình, nhất là khi lúc nào bạn cũng có cảm giác nóng bức, nặng nề. Đừng ngại thay đổi những thói quen hàng ngày nếu chúng làm bạn mệt mỏi

Tan Chảy Cùng Bộ Tranh Vẽ Mẹ Bầu Siêu Đáng Yêu Qua Góc Nhìn Của Một Ông Chồng

Bị chồng chụp lén nhưng kết quả lại có một bộ tranh vẽ mẹ bầu siêu đáng yêu như thế này

Tô Linh Nghi, bà xã họa sĩ Hoàng Anh Đức, hào hứng khoe những bức tranh được chồng vẽ tặng. Dù bị chụp lén nhiều khoảnh khắc ‘khó đỡ’, cô vẫn luôn được anh khen dễ thương.

Chị cũng chia sẻ thêm:

“Hình này lúc mình sắp sinh em bé thứ 2. Bầu bì, luôn buồn miệng, thèm ăn đủ thứ nên mình lúc nào cũng cầm đồ ăn trên tay. Bởi nếu không ăn kịp sẽ buồn nôn hoặc mệt”.

“Mình còn rất nhiều hình được chồng chụp và vẽ cho. Dù nhiều lúc bị ‘chộp’ mấy khoảnh khắc xấu xí, bù xù không tả được nhưng chồng luôn miệng bảo ‘Anh thấy dễ thương mà’ nên mình cũng vui vui”.

Chịu khó làm tranh vẽ mẹ bầu cho vợ lại còn chăm vợ, chăm con cực giỏi

Họa sĩ Hoàng Anh Đức (sinh năm 1988) không những được dân mạng biết tới với biệt danh Painter Man với loạt tranh hài hước mà còn là một người chồng tận tụy, luôn yêu thương vợ con. Dù đã có 2 con nhưng những khoảnh khắc anh dành cho vợ vẫn luôn lãng mạn.

Chồng là họa sĩ, có máu nghệ thuật và lắm ý tưởng sáng tạo, Linh Nghi cảm thấy mình cũng trở thành người vợ đặc biệt. Cô cảm thấy Anh Đức có tâm hồn nghệ sĩ, nhiều năng lượng tích cực, luôn truyền động lực cho cả người xung quanh.

Bà mẹ bỉm sữa hạnh phúc vì trở thành người vợ bầu bí đáng yêu trong mắt chồng

Vốn là người dễ bị cảm xúc tiêu cực chi phối, chị Nghi biết mình đã gặp đúng người khi họa sĩ Anh Đức luôn hướng cô tới những điều vui vẻ, lạc quan.

Hiện Linh Nghi đã là mẹ của 2 con, bé Xoài 20 tháng tuổi và Bánh Bao mới 6 tháng tuổi.

Theo Zingnews.vn

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!